Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Một số giải pliáp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thị xã bỉm sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.6 KB, 87 trang )

21
nhập quốc tế, trong đó đôiMỞ
mớiĐÀU
cơ chế quản lý giáo dục toàn diện, phát triển
đội ngũ1.giáo
và cán
Lýviên
do chọn
đềbộ
tàiquản lý ỉà khâu then chốt
Nhiệm bối
vụ của
hiện học
nay -làcông
đổi mói
cả
Trong
cảnhngành
hiện GD-ĐT
nay, toàntrong
cầu giai
hóa đoạn
và khoa
nghệtấtphát
các bậc
học,các
ngành
đó đang
đổi mới
đượcnhanh
xem trên


là quan
triển
mạnh,
nướchọc;
trên trong
thế giới
xây giáo
dựngdục
và THCS
phát triển
nền
trọngtribởi:
“Giáo
dụcphát
THCS
giúp
và phát
triến
những
tảng
thức,
với sự
triênnhằm
như vũ
bãohọc
củasinh
côngcủng
nghệcổthông
tin và
khoa

học
kết
quả
của
giảo
dục
tiếu
học;
cỏ
học
vẩn
phô
thông
trình
độ

sở

những
kỹ thuật.
hiểu biết
banđịnh
đầuđược
về kỹtình
thuật
để học
bậc Đảng
THPT,vàtrung
Nhận
hìnhvàvàhướng

xu thếnghiệp
phát triển
của tiếp
thế giói;
nhà
cấp hoặc
hoặctiêu
đi tổng
vào cuộc
lao động”[
Đêhội
đáplà;ứng
yêunước
cầu
nước
ta đãhọc
đưanghề,
ra mục
quát song
phát triển
kinh tế1].
- xã
Đưa
đốiramới
sự trạng
nghiệpkém
giáophát
dụctriển;
nói chung,
đổi rõ

mớirệtgiáo
nói
ta
khỏicủatình
nâng cao
đời dục
songbậc
vật THCS
chất, vãn
riêng tinh
cần thần
thiết của
phảinhãn
nângdân,
caotạochất
độiđến
ngũnăm
Cán2020
bộ nước
quản ta
lý cơ
trường
hoá,
nềnlượng
tảng đế
bản
THCS.
chất
lượng
dụctheo

củahướng
một hiện
trường
trở
thànhVìmột
nước
cônggiáo
nghiệp
đại.THCS chủ yếu phụ thuộc vào
năng lực

kinh
nghiệm
quản

của
người
quản
lý mà

Thực tiễn cho thấy chỉ có đầu tư thỏa Cán
đángbộvào
chiến
lượcđứng
con đầu
người,
Hiệu
trưởng
bởi
họ


vai
trò

vị
trí
quan
trọng
điều
hành
toàn
bộ
hoạt
tạo ra nguồn lực có chất lượng cao thì mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
động và
giảng
dục thế
củagiới
nhà hiện
trường
định chất
nước
hòa dạy
nhịpvàxugiáo
thế của
nay;điVìđúng
vậy, hướng,
Chỉ thị quyết
40- CT/TƯ
của

lượng,
hiệuhành
quả Trung
và sự phát
nhà15
trường
tiêu rõ
giáo
dục
Ban
Chấp
ươngtriển
Đảngcủa
ngày
thángđể6 đạt
nămđược
2004mục
đã nêu
“Phát
đề ra. giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động
triến
Thời
gianthúc
quađây
nhiều
quản
lý giáo
dụchoá,
đã hiện
nghiên

chất
lượng
lực quan
trọng
sự nhà
nghiệp
công
nghiệp
đạicứu
hoávềđất
nước,

đội
ngũ
Cán
bộ
quản

các
trường
THCS,
quan
tâm
đến
việc
nâng
cao
trình
điều kiện đế phát hĩty nguồn nhân lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn
độ chuyên

vụ nhà
quảngiảo
lý của
Cán bộ
quản dục
lý vàlà đưa
các
Đảng,
toàn môn
dân, nghiệp
trong dó
và đội
cán ngũ
bộ quản
lý giáo
lực ra
lượng
giải pháp
lượng đội ngũ Cán bộ quản lý các trường
nòng
cốt, cỏnhằm
vai trònâng
quan cao
trọngchất
\
THCS Trước
nhưng tình
chỉ dừng
lại ở Đảng
mức ta

độ nhận
chung;
đê cần
đápphải
ứng tăng
cho cường
từng vùng
miền
hình trên,
định
xây đựng
cần phải
nghiên
cơ sởlý
lý giáo
luận và
chotoàn
phù diện.
họp. Đây là nhiệm
đội
ngũ có
nhàsựgiáo
và cứu
cán trên
bộ quản
dụcthực
mộttiễn
cách
Bỉmứng
Sơnyêulà cầu

mộttrước
Thịmắt,
xã vừa
thuộc
Tỉnhtính
Thanh
trong
vụ vừa đáp
mang
chiến Hóa;
lược lâu
dài. những năm gần
đây độiChiến
ngũ Cán
quản
lý kinh
ở cáctế trường
THCS
địa trong
bàn đãVăn
đảmkiện
bảoĐại
về
lược bộ
phát
triển
- xã hội
2011trên
-2020


cấu

chất
lượng
nhưng
vẫn
còn
một
số
bất
cập
như:
Chất
lượng
đội
ngũ
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khắng định “Đoi mới cơ bản toàn diện nền
khôngdụcđồng
đáp ứng
yêuhỏa,
cầuhiện
caođại
trong
của và
sự hội
nghiệp giáo
giáo
Việt đều,
Nam chưa
theo hướng

chuân
hỏa,đổi
dãnmới
chủ hóa
dục, quản lý nhà trường còn dựa nhiều vào kinh nghiệm cá nhân chưa xuất


3
phát từ cơ sở lý luận khoa học nên chất lượng giáo dục chưa tạo được sự đột
phá so với các bậc học khác trên địa bàn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pliáp nâng
cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS Thị xã Bỉm Sơn,
Tỉnh Thanh Hóa” đê nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh
Thanh Hóa.
3. Khách thế và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thế nghiên cứu
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS trong
giai đoạn hiện nay.
3.2. Đoi tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường
THCS Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. (Trong khuôn khổ đề tài này,
nghiên cứu đội ngũ Cán bộ quản lý gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
trường THCS)
4. Giả thuyết khoa học
Neu xây dựng được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi
thì sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS Thị xã
Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao được chất lượng đội
ngũ Cán bộ quản lý trường THCS.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ
Cán bộ quản lý trường THCS Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.


4
5.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý
trường THCS Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phư ơng pháp nghiên cún lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận đê xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
6.2. Nhóm phư ơng pháp nghiên cứu thực tiên
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn đê xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tống kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
6.3. Phư ơng pháp thong kê toán học
7. Đóng góp của luận văn
7.1. về mặt lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng
đội ngũ Cán bộ quản lý giáo dục nói chung, Cán bộ quản lý trường THCS nói
riêng, đáp ímg yêu cầu đối mới giáo dục phố thông hiện nay.
7.2. về mặt thực tiễn


5
Luận văn đã khảo sát toàn diện thực trạng chất lượng đội ngũ Cán bộ
quản lý trường THCS Thị xã Bim Sơn, Tỉnh Thanh Hóa: từ đó đề xuất các
giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS Thị xã
Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục nghiên cứu,
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ Cán
bộ quản lý trường THCS
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ Cán
bộ quản lý trường THCS Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý trường THCS Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa.


6
Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN DÈ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN Bộ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRƯNG HỌC cơ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cúu vấn đề
Từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng được hình
thành. Quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân
công lao động đòi hỏi phải có người chỉ huy, điều hành, kiểm tra chinh lý các

thành viên trong nhóm, trong tổ chức, trong cộng đồng đê đạt được mục tiêu
đề ra; đó chính là nguồn gốc ra đòi của hoạt động quản lý. Xã hội phát triển
thì trình độ tố chức, điều hành cũng được nâng lên và phát triển theo. Trong
tất cả các lĩnh vực của xã hội, quản lý luôn giữ một vai trò quan trọng trong
việc vận hành và phát triển, ơ lĩnh vực giáo dục, quản lý là nhân tố giữ vai trò
then chốt trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi vậy trên
thế giới và trong nước ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý
giáo dục có giá trị.
1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước
- M.I.Kônđacốp. Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục. Trường
cán bộ quản lý Trung ương I - Hà Nội, 1984.
- v.zimin, M.I.Kônđacốp, N.I. Xaxerđôtốp.Mzũwg- vẩn đề quản lý
trường học. Trường cán bộ quản lý trường học, Bộ giáo dục, 1985.
- Pam Robbins, Harvey B. Alvy. Câm nang dành cho hiệu trưởng.
Chiến lược và lời khuyên thực tế giúp công việc hiệu quả hơn. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
- K.B. Everard, Geokírey Morris, lan Wilson. Quản trị hiệu quả trường
học. Nhà xuất bản Hà Nội - 2009; Với những nội dung đề cập trong công
trình nghiên cứu của tác giả về quản lý con người; quản lý to chức; quản lý sự
thay đoi,... được dự án SREM (Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục) do


7
cộng đồng châu Âu tài trợ đã triển khai đến tất cả hiệu trưởng các trường
THCS trong những năm vừa qua.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
ơ nước ta, từ năm 1990 trở về trước đã có nhiều tác giả như Nguyễn
Ngọc Quang, Hà Sĩ Hồ,... đã có những công trình bàn về lý luận quản lý
trường học, nhiều tập bài giảng về quản lý giáo dục tại trường Cán bộ quản lý
giáo dục Trung ương I.

Từ sau 1990 cho đến nay đã xuất hiện nhiều công trinh nghiên cứu có
giá trị: “Giáo trình khoa học quản lý” của Phạm Trọng Mạnh (NXBĐHQG Hà
Nội - Năm 2001), “Khoa học tổ chức và quản lý - Một vấn đề lý luận và thực
tiễn” của trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (NXB Thống kê Hà
Nội năm 1999), “Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường” của tác giả Thái Văn
Thành (NXB Đại học Huế - Năm 2004).
Đi sâu vào nghiên cứu về cán bộ quản lý và chất lượng cán bộ giáo dục
gần đây có các công trình nghiên cứu “Cán bộ quản lý GD-ĐT trước yêu cầu
của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” của cố Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Vũ
Hùng đăng trên tạp chí số 60 tháng 6/2003, “Đánh giá người Hiệu trưởng nhà
trường phố thông theo hướng chuẩn hóa” của tác giả Đặng Xuân Hải đăng
trên tạp chí Giáo dục số 119 tháng 8 năm 2005, “Xây dựng đội ngũ lãnh đạo,
quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” của tác
giả Chu Văn Khánh đăng trên báo điện tử Đảng Cộng Sản ngày 7/5/2007, tài
liệu hội thảo của dự án phát triển quản lý giáo dục do cộng đồng Châu Âu tải
trợ,...
Trên đây là những công trình khoa học nghiên cứu rất công phu, có tính
lý luận và thực tiễn cao, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục. Ngày
nay, khi đất nước đang trong thời kỳ đổi mới vấn đề về quản lý nói chung và


8
quản lý giáo dục nói riêng đang được sự quan tâm và thu hút của đông đảo
các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý.
Ngoài việc nêu lên các vấn đề về lý luận quản lý giáo dục và quản lý
nhà trường, phần lớn các tác giả trên cũng đã chỉ ra sự cần thiết và tính tất yếu
phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý giáo dục có
bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm và trình độ
chuyên môn, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu đối mới đất nước hiện nay, để
giáo dục Việt Nam tiến kịp sự phát triên của các nước trên thế giới.

Như vậy từ trước đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về quản lý Giáo dục, quản lý nhà trường hết sức công phu, có tính lý luận và
thực tiễn cao, đã đóng góp vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý
giáo dục. Song vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường
THCS chưa được đề cập sâu rộng, chưa mang tính toàn diện để có thể ứng
dụng vào điều kiện thực tế ở từng địa phương. Trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn
cũng chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ
Cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS;
những người giữ vai trò chủ đạo điều hành mọi hoạt động giáo dục của nhà
trường. Chính vì lẽ đó, việc đề ra các giải pháp khoa học đê nâng cao chất
lượng quản lý của đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS trên địa bàn Thị xã
Bỉm Sơn là những nội dung nghiên cứu cần được quan tâm.
1.2. Một số khái niêm cơ bản
1.2.1. Quản lý, Cán bộ và Cán bộ quản lý:
1.2.1.1. Quản lý:
- Tác giả Nguyễn Minh Đạo định nghĩa: “Quản lý là sự tác động liên
tục có tô chức, cỏ định hướng của chủ thế quản lý lên khách thế quản lý về
các mặt văn hoả, kinh tế, chính trị, xã hội bằng hệ thong luật lệ, các chỉnh
sách, các nguyên tắc, các phưong pháp và các biện pháp cụ thế nhằm tạo ra
môi trường và điều kiện cho sự phát triến của đổi tượng’’ [10, tr.28].


9
1.2.1.2. Cán bộ:
Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà
nước, tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương, ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung ương, ở Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước [19].
1.2.1.3. Cán bộ quản lý: Có hai định nghĩa cán bộ quản lý như sau:

+ Định nghĩa 1: Cán bộ quản lý là những người thực hiện những mục
tiêu nhất định thông qua những người khác.
+ Định nghĩa 2: Cán bộ quản lý là những người có thẩm quyền ra quyết
định dù là được phân quyền hay uỷ quyền.
1.2.2. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và đội ngủ Cán bộ quản lý
1.2.2.1. Hiệu trưởng
- Theo Từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học: “Hiệu trưởng là
người đứng đầu lãnh đạo một trường học” [35; tr.425].
Hiệu trưởng là người đại diện cho nhà nước về mặt pháp lý, có trách
nhiệm và thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệm
trước cơ quan quản lý cấp trên về tố chức và các hoạt động giáo dục của nhà
trường. Có vai trò ra quyết định quản lý, tác động điều khiến các thành tố
trong các hệ thống nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ giáo dục.
Hiệu trưởng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bố nhiệm, công nhận. Hiệu
trưởng được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học. Tiêu chuẩn,
nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục bố nhiệm do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định.
1.2.2.2. Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng là người trợ giúp Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị, cơ quan quản lý cấp trên và trước Hiệu trưởng về công
việc của mình.


10
1.2.2.3. Đội ngũ Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng)
i) Đội ngũ
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Đội ngũ là tập hợp gồm số đông người cùng
chức năng hoặc nghề nghiệp tạo thành một lực lượng'’ [35; tr.328].
Trong lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ đội ngũ được sử dụng đê chỉ những
tập họp ngưừi được phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống giáo dục.
Ví dụ: Đội ngũ giáo viên, đội ngũ giảng viên, đội ngũ Cán bộ quản lý.

ii) Đội ngũ Cản bộ quản lý
Đội ngũ Cán bộ quản lý là tập họp những người lãnh đạo, quản lý
trường học, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường được tổ
chức thành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu
giáo dục đã đề ra cho tập họp đó, tố chức đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn
bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khố quy
định của pháp luật.
1.2.3. Chat lượng và chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS
1.2.3.1 Chat lượng là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, “chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị
của một con người, một sự vật” [35; tr.144].
Phạm Thành Nghị cho rằng, chất lượng là “cái làm hài lòng, vượt
những nhu cầu và mong muốn cúa người tiêu dùng” [33; tr.34].
Còn theo Nguyễn Cảnh Hoàn thì, “chất lượng là tập họp các đặc tính
của một thực thể tạo ra cho thực thể đó khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu
hoặc còn tiềm ẩn [tr.101].
Như vậy, chất lượng là giá trị sự vật, hiện tượng, con người phù hợp
với mục tiêu, đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.
1.2.3.2. Chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý


11
Chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý là tổ hợp các phẩm chất và năng lực
mà đội ngũ đó cần có để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Được
thể hiện thông qua các đặc trưng sau:
- Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp;
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm;
- Năng lực quản lý nhà trường;
- Năng lực phối họp với gia đình học sinh và cộng đồng xã hội...
1.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

1.2.4.1. Nâng cao
Theo Từ điên Tiếng Việt: Nâng cao có nghĩa là đưa lên mức cao;
Vì vậy có thể hiểu đó là sự biến đổi làm cho số lượng, cơ cấu và chất
lượng vận động theo hướng đi lên.
1.2.4.2. Nâng cao chất lưọng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS
Đó là quá trình làm biến đổi về chất lượng, nhằm làm cho đội ngũ Cán
bộ quản lý trường THCS có những năng lực, phẩm chất mới và cao hơn.
1.2.5. Giải pháp và giải pháp nàng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ
quản lý trường THCS
1.2.5.1. Giải pháp
Theo từ điển Tiếng Việt, “Giải pháp được xem là phương pháp giải
quyết một công việc, một vấn đề cụ thể” [35.tr.387].
Còn theo Nguyễn Văn Đạm, “Giải pháp là toàn bộ những ý nghĩa có hệ
thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục
một khó khăn” [8. tr 325].
Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt với một
số khái niệm tương tự như: Phương pháp, biện pháp. Điểm giống nhau của
các khái niệm này đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một
công việc, một vấn đề. Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn


12
mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn
mạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công
việc có mục đích.
Theo Nguyễn Văn Đạm, “Phương pháp được hiểu là trình tự cần theo
trong các hước cỏ quan hệ vói nhau khi tiến hành một công việc có mục đích
nhất định’’ [tr.325].
Còn theo Hoàng Phê, “Phương pháp là hệ thong các cách sử dụng đế
tiến hành một công việc nào đó ” [29. tr.30].

về khái niệm biện pháp, theo Từ điển Tiếng Việt, đó là “Cách làm,
cách giải qĩiyết một vấn đề cụ thế ” [35. tr.64].
Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điếm chung vói các khái
niệm trên nhưng nó cũng có điểm riêng. Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này
là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó
khăn nhất định. Trong một giải pháp có thể có nhiều biện pháp.
1.2.5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường
THCS
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS là
hệ thống các cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đối về chất
lượng nhằm làm cho đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS có những năng
lực, phẩm chất mới và cao hơn.
1.3. Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Vị trí của trường THCS
Điều 4 - Luật giáo dục 2005 nêu rõ:
‘T. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục
thường xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao


13
a)
b)
c)
d)
học) đào
sĩ’ [tr.2].

Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
Giáo dục phổ thông có TH, THCS, THPT;

Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
Giáo dục đại học và sau đại học (Sau đây gọi chung là giáo dục đại
tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến
Sơ đồ 1.1. Vị trí trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

Tuổi

Có thể nói nhà trường là tế bào căn bản chủ yếu, là đơn vị cấu trúc cơ
sở của hệ thống giáo dục quốc dân, là tấm gương phản ánh bộ mặt của nền
giáo dục. Vì các quan điểm, đường lối, chính sách giáo dục đều được thực
hiện hoá bởi nhà trường.


14
Nhà trường là nơi kiểm nghiêm, thử thách tính đúng đắn các chủ
trương, chính sách giáo dục của các cấp quản lý.
Những cơ sở nhân cách người học được hình thành trong nhà trường
bởi đội ngũ người thầy giáo được xã hội trao sứ mệnh nặng nề và vẻ vang:
Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.
Xét theo khía cạnh tổ chức học thì nhà trường là một tổ chức: Tổ chức
giáo dục.
Theo tác giả Trần Kiểm:
“Nhà trường là một thiết kế chuyên biệt của xã hội, nơi tô chức, thực
hiện và quản lý quả trình giáo dục. Ouá trình này được thực hiện bỏi hai chủ
thế: Người được giáo dục (người học) và người giáo dục (người dạy). Trong
quá trình giảo dục, hoạt động của người học và hoạt động của người dạy
luôn luôn gắn bỏ, tương tác, hỗ trợ nhau, tựa vào nhau đế thực hiện mục tiêu
giảo dục theo yêu cầu của xã hội.
Nhà trường là một cộng đong học tập” [17; tr. 14].
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục THCS

Mục tiêu của giáo dục được ghi trong Điều 2 - Luật giáo dục 2005:
“.Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát, triến toàn diện,
cỏ dạo đức, tri thức, sức khoẻ, thấm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phâm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tô quốc” [1].
Mục tiêu của giáo dục THCS được ghi trong Điều 27 - Luật giáo
dục 2005:
“Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng co và phát triển
những kết quả của giáo dục tiếu học; có học vấn phô thông ở trình độ cơ sở


15
và những hiếu biết ban đầu về kỹ thuật và hưởng nghiệp đế tiếp tục học trung
học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc song lao động” [1].
1.3.3. Nhiệm vụ của trường THCS
Trường THCS nói riêng và nhà trường nói chung có nhiệm vụ và quyền
hạn được quy định bởi Điều 58 - Luật giáo dục 2005, đó là:
1. Tô chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục
tiêu, chưong trình giáo dục,Xác nhận hoặc cấp vãn bằng, chímg chỉ theo
thâm quyền;
2. Tuyến dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; Tham gia vào quả
trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thâm qiỉyển đoi vói nhà
giảo, cán bộ, nhân viên;
3. Tuyến sinh và quản lý người học;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của
pháp luật;
5. Xây dimg cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện
đại hoá;
6. Phổi hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động

giảo dục;
7. Tô chức cho nhà giảo, cản bộ, nhân viên và người học tham gia các
hoạt động xã hội;
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiếm định chất lượng
giảo dục của cơ quan cỏ thâm quyền kiếm định chất lượng giáo dục;
9. Các nhiệm vụ và qĩiyền hạn khác theo qui định của pháp luật [tr.2].
1.4. Cán bộ quản lý trường THCS
1.4.1. Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trong trường THCS
Điều 54-Luật giáo dục 2005: “Hiệu trưỏng là người chịu trách nhiệm
quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thâm quyền


16
bô nhiệm, công nhận; phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý
trường học” [1].
Trong trường THCS, hiệu trưởng là người cao nhất chịu trách nhiệm
trước Đảng, trước nhà nước và trước cấp trên về mọi mặt hoạt động và chất
lượng giáo dục của nhà trường. Với mục tiêu quản lý và nhiệm vụ quyền hạn
của mình, người Hiệu trưởng trong giai đoạn hiện nay phải thể hiện được các
năng lực của mình với các chức năng cơ bản sau:
- Với vai trò nhà chính trị.
Hiệu trưởng phải đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục, thực
hiện các chính sách xã hội như vấn đề công bằng xã hội, thực hiện dân chủ
trong giáo dục.
- Với vai trò là người đại diện chính quyền.
Hiệu trưởng là người quản lý hành chính nhà nước ở nhà trường, đó
là việc tổ chức thực hiện đúng - đủ các nhiệm vụ quyền hạn của mình theo
điều lệ, đưa ra các quyết định quản lý một cách kịp thời, đúng đắn và có
tính khả thi.
- Với vai trò về chủ sự tài lực - vật lực.

Hiệu trưởng phải là một nhà hoạt động xã hội giàu kinh nghiệm, biết
kết họp mối quan hệ của cộng đồng, của xã hội đế huy động và sử dụng
nguồn lực phục vụ cho nhà trường một cách có hiệu quả.
Với vai trò là hạt nhân tổ chức và điều hành: Hiệu trưởng phải là người
có nhạy cảm về tổ chức, biết tổ chức lao động của tập thể nhà trường một
cách hợp lý, khoa học, biết phát triển năng lực cá nhân đê bố trí, phân công
vào vị trí thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực và sự sáng tạo của mỗi cá
nhân. Người hiệu trưởng phải có khả năng cảm hóa được người khác bằng
vốn hiểu biết, sự nêu gương, tình cảm chân thành cũng như ý chí và nghị lực
của người đứng đầu.


17
- Với vai trò là tác nhản thúc đây phát triển nhà trường.
Sự nghiệp giáo dục luôn phát triển cho kịp sự phát triển kinh tế - xã
hội, đòi hỏi Hiệu trưởng phải là tác nhân thúc đây nhà trường phát triển theo
kịp sự phát triển chung đó. Muốn vậy Hiệu trưởng phải có tầm nhìn và năng
lực dự báo, phân tích tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục, biết nghiên cứu
truyền đạt, áp dụng những kinh nghiệm bản thân với những thành tựu mới về
khoa học giáo dục đế năng cao chất lượng giáo dục, định hướng sự phát triển
nhà trường đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Các vai trò trên thường đan xen vào nhau và được thể hiện trong các
nhiệm vụ của người Hiệu trưởng. Đe thực hiện đầy đủ vai trò trên năng lực và
phẩm chất của người Hiệu trưởng phải được phát triển tương xứng.
1.4.2. ơiức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng tnrờng THCS
về mặt chức năng, tiếp cận theo hoạt động quản lý thì chức năng của
Hiệu trưởng trường THCS là thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý theo
một chu trình quản lý, đó là.
- Xây dựng các loại kế hoạch hoạt động của nhà trường;
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch;

- Chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch;
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch;
về mặt nhiệm vụ, quyền hạn, điều 19 - Điều lệ trường THCS, nêu rõ
nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng:
“7. Xây dựng, tô chức bộ máy nhà trường sao cho hoạt động cỏ chất
hrọng và hiệu quả.
2. Thực hiện các Nghị quyết, Ouyết nghị do Hội đồng trường đề ra.
3. Xây dựng kế hoạch và tô chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
4. Ouản ỉý giáo viên, nhân viên; Quản lý chuyên môn;Phân công công
tác, kiếm tra, đánh giả xếp loại giáo viên, nhân viên; Thực hiện công tác khen


18
thưởng, kỷ luật đổi với giảo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
Quản lý ho sơ tuyến dụng giáo viên, nhân viên.
5. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tô
chức; Xét duyệt kết quả, đánh giá, xếp loại học sinh; Quyết định khen thưởng,
kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ GD- ĐT.
6. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.
7. Thực hiện các chế độ chỉnh sách của Nhà nước đoi với giáo viên,
nhân viên, học sinh; Tô chức thực hiện quy ché dãn chủ trong hoạt động của
nhà trường; Thực hiện cồng tác xã hội hoả giảo dục của nhà trường.
8. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưõng chiỉyên môn, nghiệp vụ
cho giảo viên, nhân viên và hưỏng các chế độ, chính sách theo quy định của
pháp luật.
9. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ đã nêu trên
đâý\
1.4.3. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
trường THCS
Điều lệ trường THCS quy định tiêu chuấn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu

trưởng trường THCS như sau:
“a) về trình độ đào tạo và thời gian công tác: Phải đạt trình độ chuẩn
được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học,
đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông
có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi,
hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
b) Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường
THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng


19
phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tưong ứng và đủ
năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công”.
Phâm chất được xem là linh hồn của người cán bộ, người cán bộ quản
lý thành công ở vị thế của mình phần lớn dựa vào phẩm chất, nhân cách lãnh
đạo. Tư tưởng Hồ chí Minh về phẩm chất người cán bộ là:
- Trung với nước, hiếu với dân;
- Yêu thương con người;
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
- Tinh thần quốc tế trong sáng.
Năng lực chính là phương diện tài của người lãnh đạo, năng lực không
phải là kiến thức và kinh nghiệm nhưng giữa năng lực và kiến thức có mối
quan hệ khăng khít hỗ trợ cho nhau. Năng lực quản lý được thể hiện qua kết
quả việc thực hiện các chức năng quản lý. Năng lực quản lý được hợp thành
bởi sáu năng lực cụ thể sau:
- Tầm nhìn chiến lược;
- Năng lực thiết kế;
- Óc thực tiễn;
- Năng lực tổ chức;

- Khả năng điều hành;
- Khả năng đồng cảm;
Từ những vấn đề nêu trên, ta thấy phẩm chất và năng lực của người
Cán bộ quản lý giáo dục nói chung, người Cán bộ quản lý trường THCS nói
riêng phải có phẩm chất chính trị vững vàng, tác phong đạo đức lối sống
chuẩn mực, có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý tốt.
Từ những yêu cầu nêu trên, ta thấy sự thống nhất giữa phẩm chất và
năng lực tạo nên nhân cách người Cán bộ quản lý, đó cũng chính là những
yếu tố nâng cao chất lượng Cán bộ quản lý trường THCS trong giai đoạn đẩy


20
mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay. Cán bộ quản lý trường THCS phải là
những người có phẩm chất và năng lực vững vàng, có trình độ tư duy tổng
hợp, có khả năng nhìn xa trông rộng, tập hợp được quần chúng đê phát huy
tốt nhất hiệu suất của mỗi cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực nêu trên là cơ sở đê tác giả
nghiên cứu thực trạng, đánh giá đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS, đồng
thời đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý
trường THCS Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4.4. Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS
Trong tình hình yêu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện nay, quản lý
trường THCS vừa mang tính đặc thù của quản lý giáo dục, thể hiện đầy đủ
bản chất của hoạt động quản lý, mang tính xã hội, tính khoa học, tính kỹ thuật
và nghệ thuật của hoạt động quản lý vừa có những nét mang tính đặc thù
riêng do bản chất của hoạt động dạy và học THCS quy định đòi hỏi người
Cán bộ quản lý phải nắm vững để tác động đúng hướng và có hiệu quả.
Quản lý trường THCS chủ yếu là quản lý các mặt: Quản lý quá trình
dạy học, giáo dục, quản lý trường lớp - csvc - Thiết bị giáo dục, quản lý
hành chính, tài chính, quản lý nhân sự, quản lý môi trường dạy và học. Trong

đó quản lý quá trình dạy và học là cơ bản, bởi hoạt động dạy và học là hoạt
động trung tâm đặc trưng nhất của nhà trường.
Hoạt động quản lý được thể hiện qua mô hình:


21
Trong các trường THCS hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý và các mối
quan hệ, phối hợp các lực lượng trong quản lý bao gồm:
+ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng do nhà nước bổ nhiệm, chịu trách
nhiệm quản lý các hoạt động cúa nhà trường. Thời gian bổ nhiệm theo nhiệm
kỳ 5 năm một lần. Quản lý các hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ
trưởng.
I Tố chức Đảng trong trường THCS là Chi bộ trực thuộc Đảng bộ cấp
phường, xã ở địa phương.
+ Công đoàn nhà trường, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và các tổ
chức xã hội khác hoạt động trong trường theo quy định của pháp luật giúp nhà
trường thực hiện mục tiêu giáo dục.
Sự phối hợp giữa chính quyền và các đoàn thể trong nhà trường tạo nên
một sức mạnh tống hợp trong việc quản lý trường học. Mỗi trường THCS
chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, hành chính của Phòng GD-ĐT và cơ
quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi trường đóng.
Qua việc tìm hiểu đặc điểm quản lý trường THCS ở trên ta thấy muốn
nâng cao chất lượng giáo dục THCS cần làm tốt vấn đề nâng cao chất lượng
đội ngũ Cán bộ quản lý nhà trường, giúp họ có đủ phâm chất và năng lực đê
giải quyết tốt các tình huống quản lý, các mối quan hệ nảy sinh trong thực
tiễn quản lý.
1.5. Đánh giá chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS
1.5.1. Mục tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS
Trước hết ta hiểu hai khái niệm “Mục tiêu” và “Đánh giá”
Khái niệm “Mục tiêu” theo từ điển Tiếng Việt: Mục tiêu là đích cần đạt

tới để thực hiện nhiệm vụ [tr.627].
Có nhiều định nghĩa về “Đánh giá”, theo từ điển Tiếng Việt thì đánh
giá là nhận xét bình phẩm về giá trị [tr.46]


22
Mục tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS là
tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý của người Cán bộ
quản lý đế họ tự hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý, làm căn cứ đế cơ
quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại Cán bộ quản lý, phục vụ công tác sử
dụng, bố nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đối
mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.
Đe đánh giá chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS xác
định mức độ đạt được của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng về mục tiêu đã
định. Bộ GD-ĐT đã ban hành “Quy định chuân hiệu trưởng trường THCS
theo thông tư 29/2009/TT-BGD-ĐT ngày 22/10/2009 ”
1.5.2. Nội dung đánh giá chất lượng đội ngũ Cán hộ quản lý trường THCS
Nội dung đánh giá chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS là
toàn bộ những lĩnh vực, những yêu cầu, tiêu chí quy định nhằm giúp người
Cán bộ quản lý thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà trường.
Mỗi cán bộ quản lý trường THCS vừa là một nhà sư phạm, một nhà
quản lý đồng thời cũng là một nhà hoạt động xã hội. Vì vậy đòi hỏi người
Cán bộ quản lý phải có kiến thức, có kỹ năng sư phạm, kỹ năng quản lý giáo
dục, quản lý nhà trường mới có thê đáp ứng được yêu cầu đề ra. Người Cán
bộ quản lý trường THCS phải có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị, tư
tưởng vững vàng. Các yếu tố trên giúp cho người Cán bộ quản lý trở thành
người lãnh đạo giỏi.
Trên cơ sở những quy định hiện hành về “chuân hiệu trưởng’’ trường
THCS do Bộ GD-ĐT ban hành theo Thông tư 29/2009/TT-BGD - ĐT nội
dung đánh giá chất lượng Hiệu trưởng trường THCS cần tập trung vào những

lĩnh vực sau: Phấm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường, năng lực phối hợp với
gia đình học sinh và cộng đồng xã hội.


23
1.5.3. Quy trình đánh giá chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS
Nếu hiểu đơn thuần về khái niệm quy trình thì theo từ điến Tiếng Việt,
“Quy trình là các bước, trình tự phải tuân theo khi tiến hành một công việc
nào đó” [tr.46].
Như vậy, quy trình đánh giá sẽ bao gồm các bước cần phải thực hiện
khi tiến hành đánh giá một sự vật, hiện tượng hay con người.
Quy trình đánh giá chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS ở
Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay đang dựa vào các tiêu chí cụ thê
của Bộ GD-ĐT đã ban hành “Qui định chuân hiệu trưởng trường THCS theo
Thông tư 29/2009/TT-BGD-ĐT ngày 22/10/2009Luật Công chức, Luật viên
chức cũng như các yếu tốt khác có liên quan.
Ket luận chương 1
Chương 1 đã đề cập, tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài như tống quan
vấn đề nghiên cứu, một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: Quản lý,
quản lý giáo dục, quản lý trường học, vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của trường
THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt là nhiệm vụ, quyền hạn của
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THCS, ý nghĩa của việc nâng cao chất
lượng đội ngũ Cán bộ quản lý trường THCS.
Nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ Cán bộ quản lý là vấn đề cần
thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của đối mới và
phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Muốn nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ Cán bộ quản lý các
trường THCS trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn; ngoài việc nắm bắt cơ sở lý luận
nêu trên, cần tìm hiếu, nhận biết và đánh giá chính xác thực trạng công tác

quản lý của Cán bộ quản lý các trường THCS trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Vấn đề này được đề cập tiếp theo ở chương 2.


24
Chương 2
Cơ SỞ THựC TIỄN CỦA VẤN DÈ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN Bộ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRƯNG HỌC cơ SỞ
THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HOÁ
2.1. Khái quát về thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị xã Bim Sơn, của ngõ phía Bắc tỉnh Thanh Hóa và của cả Miền
trung, cách Thành phố Thanh Hóa 34 km về phía Bắc, cách Thủ đô Hà Nội
120 km về phía Nam dọc theo tuyến Quốc lộ 1A. Là Thị xã công nghiệp,
Bỉm Sơn nằm ở tọa độ địa lý là 20°02 đến 20°09 vĩ Bắc và 105°47 đến
105°56 kinh đông; phía Bắc giáp Thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình, phía
Nam giáp huyện Hà Trung, phía Đông giáp huyện Nga Sơn, phía Tây giáp
huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.
Tuy diện tích không rộng nhung Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng,
vùng núi đá, vùng đồi và sông suối: Vùng đồi núi với diện tích 5.097,12ha,
vùng đồng bằng có diện tích 1.518,98ha sẽ là tiềm năng to lớn đẻ phát triển
toàn diện, đặc biệt là tiềm năng khoáng sản phục vụ công nghiệp xây dựng.
Thị xã Bỉm Sơn có 08 đơn vị hành chính, gồm 6 phường và 2 xã.
- Diện tích tự nhiên: 67,0 lkm2;
- Dân số: 54.971 người;
- Mật độ dân số 820 ngưòi/km2;
- Tỷ lệ tăng dân số bình quân 3,0%/năm, trong đó tăng bình quân tự
nhiên là: 0,9%/năm;
- Thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 30 triệu đồng/người/năm.
2.1.2. Tinh hình kinh tế- xã hội

Là một trong số những vùng kinh tế trọng diêm của tỉnh Thanh Hóa,
nhìn chung tình hình kinh tế của Thị xã Bỉm Sơn có nhiều chuyển biến tích


25
cực, đặc biệt là trong những năm gần đây; Đời sống của nhân dân tương đối
ốn định và không ngừng nâng cao.
Thành phần dân cư có xấp xỉ 30% số dân cư sống bằng nghề sản xuất
nông nghiệp tại xã Hà Lan, xã Quang Trung; số còn lại chủ yếu là công nhân
sản xuất công nghiệp tại các doanh nghiệp như: Công ty xi măng Bỉm Sơn,
Công ty sản xuất và lắp ráp ô tô VEAM, Công ty xây dựng số 5, Công ty lắp
máy LILAMA5, Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Trung, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại khu A, khu B, khu công nghiệp Bỉm Sơn (với diện tích
gần 600 ha), công chức, viên chức, nhân lực của những hộ kinh doanh, làm
dịch vụ, kinh tế vườn đồi, tiểu thủ công nghiệp.về Tôn giáo và tín ngưỡng:
Thị xã Bỉm Sơn có một bộ phận đồng bào theo đạo thiên chúa giáo (tập trung
tại xã Hà Lan), một bộ phận theo đạo Phật giáo; Hệ thống Đen, Chùa trên địa
bàn luôn đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập
phương. Dù có sự đan xen về mặt tôn giáo, nhưng nhân dân trong Thị xã đều
có quan hệ gắn bó đoàn kết, đây là điều kiện thuận lợi cho Thị xã Bỉm Sơn
phát triển về mọi mặt, trong đó có giáo dục.
Thị xã Bỉm Sơn là một thị xã trẻ, hiện tại là một địa phương có phong
trào tốt về công tác giáo dục, hàng năm đều có những học sinh đạt giải quốc
gia, nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, tỷ lệ đỗ vào các trường đại
học trong những 5 năm trở lại đây trên 50% mỗi năm.
2.1.3. Truyền tliong lịch sử, văn hóa
Bỉm Sơn với vị trí chiến lược trọng yếu, đã chímg kiến biết bao sự kiện
oai hùng trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc. Nơi đây,
năm 1789, Nguyễn Huệ đã cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở đã dừng chân
để tập kết quân lương, chiêu mộ binh lính trước khi tiến quân ra bắc đánh bại

29 vạn quân Thanh và đã nhiều lần được chọn là địa bàn chiến lược ngăn
chặn và tiến công quân xâm lược. Mảnh đất huyền thoại với truyền thuyết


26
Liễu Hạnh tiên nữ giáng trần lần thứ ba cùng với hai thị nữ là Quế Nương và
Thị Nương vào thời vua Lê Hiển Tông (1663-1671) và hiển thánh tại Sùng
Sơn.
Trên vùng đất có bề dầy lịch sử và huyền thoại văn hoá này còn chứa
đựng những tiềm năng to lớn, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên,
khoáng sản phục vụ sản xuất công nghiệp và xây dựng. Để đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế của khu vực và đảm bảo cho công tác quản lý hành chính
của khu công nghiệp phía Bắc Thanh Hoá; ngày 18 tháng 12 năm 1981, Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 157/HĐBT thành lập
Thị xã Bỉm Sơn. Đây là mốc son đánh dấu bước trưởng thành của Bỉm Sơn
trên chặng đường phát triển thành đô thị công nghiệp trong tương lai, gắn liền
với sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa và của đất nước trên con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngay sau khi thành lập, Bỉm Sơn đã nhanh chóng
hình thành, ổn định và đi vào hoạt động của cả hệ thống chính trị với cơ cấu
hoàn thiện và hợp lý, đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được
giao. Đó là nền tảng vững chắc đế xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật
ban đầu cho một Thị xã công nghiệp.
Sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo được đầu tư phát triển cả về cơ sở vật chất
và quy mô cấp học, chất lượng giáo dục toàn diện cũng như chất lượng mũi
nhọn được giữ vững, hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các
trường Đại học, Cao đẳng luôn đạt trên 50%, tiêu biếu là trường THPT Bỉm
Sơn luôn duy trì ở tốp 100 trường trên tổng số hơn 4000 trường THPT trên
toàn quốc, nhiều năm nay luôn là một trong ba trường dẫn đầu về chất lượng
giáo dục của Tỉnh; Giáo dục Bỉm Sơn luôn được đánh giá là một trong những
đơn vị dẫn đầu của ngành Giáo dục Thanh Hoá.



×