Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Phương hướng và giải pháp của việc “giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh cho học sinh THCS thông qua dạy học môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.03 KB, 110 trang )

1
BỌ GIAO DỤC VA ĐAO TẠO
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỎ THỊ HẢI
HÒ THỊ HẢI

GIÁO DỤC Tư TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
GIÁO DỤC Tư TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH TRUNG
HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC Cơ SỞ THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN
HỌC Cơ SỞ THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN

(Qua khảo sát ở trường Trung học cơ sở Diễn Phú,
huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An)

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Giáo dục chính trị

Người hướng dàn khoa học:


2

NGHỆ AN - 2013
LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, ngoài sự cổ
gắng và nỗ lực của bản thân, tác giả luận văn đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
và động viên.

Xin trân trọng cảm on và gửi những lời tri ân sâu sắc của bản thân
đến:

Phòng Sau Đại Học, Khoa Giáo dục Chính Trị trường Đại học Vinh

Các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, tham gia quản lý và giúp đỡ tôi
trong quả trình học tập tại trường Đại học Vinh.

Tôi cũng xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Nguyễn Lương Bằng - thầy giáo hướng dẫn trực tiếp trong suốt quả trình
thực hiện đề tài. Chỉnh nhờ sự tận tâm, nhiệt tình của thầy đã giúp tôi hoàn
thiện để tài nghiên cứu.

Nghệ An, thảng 10 năm 2013
Học viên


3

MỤC LỤC
Trang

A. MỞ ĐẦU..............................................................................................6
B. NỘI DƯNG........................................................................................12

Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO

DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HÒ CHÍ MINH CHO HỌC
SINH TRƯNG HỌC cơ SỞ THÔNG QƯA DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN..........................................................12
1.1.

Cơ sở lý luận của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cho học sinh Trung học cơ sở thông qua dạy học môn Giáo dục
công dân......................................................................................12

1.2.

Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cho học sinh bậc Trung học cơ sở thông qua môn Giáo dục công
dân (Qua khảo sát ở trường Trung học cơ sở Diễn Phú, huyện
Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An).........................................................33

1.3.

Những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được đưa vào vận dụng
giáo dục cho học sinh bậc Trung học cơ sở thông qua môn Giáo
dục công dân.........................................................................................46

Chương 2. THƯC NGHIỆM SƯ PHẠM CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƯ
TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HÒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH TRƯNG
HỌC Cơ SỞ THÔNG QƯA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC
CÔNG DÂN....................................................................................59
2.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm..........................................................59


45

DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TƯ
TƯỞNG DẠO ĐỨC HÒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC Cơ SỞ THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN
GIẢO DỤC CÔNG DÂN..........................................................84
3.1.

Phương hướng giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học

sinh Trung học co sở thông qua dạy học môn Giáo dục công dân.......84
3.2.

Một số giải pháp của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh Trung học co sở thông qua dạy học môn Giáo

E. PHU LUC


6
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Cả
cuộc đời của Người đã hiến trợn cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất
nước. Người để lại cho thế hệ sau những di sản to lớn đến hôm nay vẫn còn
nguyên giá trị, trong đó phải kê đến tư tưởng đạo đức, là những giá trị nhân
văn hết sức to lớn mà chúng ta tự hào được học và lĩnh hội. Do đó việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nội dung thiết thực cho
toàn Đảng, toàn dân, cho cả mọi tầng lớp trong xã hội trong đó đặc biệt là thế
hệ thanh thiếu niên nhi đồng.


Đạo đức mà Người đề cập đến rất toàn diện. Bác nêu yêu cầu đạo đức
đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt
động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ: với
mình, với người và với công việc.

Với ý nghĩa trên nên trong quá trình dạy học, dễ lồng ghép tư tưởng của
Người. Đặc biệt là đối với môn GDCD. Làm thế nào để những “mầm xanh”
được “phát triển tốt và khoẻ” thì đất nước sẽ có sự biến chuyển nhanh, mạnh
tiến kịp với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng mong muốn?

Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục, trong đó đề cập
đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường phổ thông nói
chung. Công tác giáo dục đạo đức trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, là
chiến lược hàng đầu vì sự phát triến của con người và của xã hội. Đẻ công tác
giáo dục đạo đức đem lại hiệu quả thiết thực, rất cần sự phối hợp một cách


7
thực hiện những chuẩn mực cũng như biến các chuẩn mực được học thành
hành động, suy nghĩ thì đưa tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh
trong dạy học là vô cùng hiệu quả.

Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước thực hiện cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có tác dụng hết
sức mạnh mẽ. Tác động đó không chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực, một độ
tuổi, một môi trường chật hẹp mà sức lan toả của nó hết sức lớn lao. Chủ
trương đó của Đảng và nhà nước trong thời kì hiện nay là rất đúng đắn và
hiệu quả. Bởi khi nền kinh tế thị trường phát triển, kéo theo những tác động
tích cực thì những hiện tượng tiêu cực xảy ra không phải là ít. Khi đạo đức,

lương tâm được đưa lên bàn cân thì mối quan hệ giữa con người và con
người chỉ còn là mối quan hệ của đồng tiền ngự trị. Bên cạnh đó thực trạng
đạo đức của học sinh trong nhà trường nói chung có những sự thay đổi theo
hướng tiêu cực. Nhiều học sinh sớm sa vào các tệ nạn xã hội, chểnh mạng
trong học tập, say mê những thú vui không phù hợp lứa tuổi. Chính cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã làm thức
tỉnh tất cả, tác động hết sức to lớn.

Thực hiện cuộc vận động của Đảng: "Học tập và làm theo tấm gương
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh", nhận thấy trách nhiệm của người dạy học
môn GDCD, ở mỗi nhà trường đã đưa cuộc vận động này vào quá trình dạy
học vói phương pháp lồng ghép, tích hợp. Trong quá trình giáo dục đạo đức
qua môn học GDCD, đưa tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vào
vừa giúp các em học sinh hiểu được những giá trị, chuẩn mực đạo đức nói
chung, vừa làm cho các em hiểu những đạo đức mà Bác dạy rất gần gũi, đời
thường. Qua đó các em có cơ hội được hiểu hơn vị lãnh tụ kính yêu nhưng
cũng thật đời thường, giản dị. Do vậy chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục tư


8
Nghệ An) làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn góp một
phần nhỏ bé của mình trong công tác dạy học và giáo dục đạo đức cho học
sinh THCS.

2. Lịch sử nghiên cún vấn đề

Tu tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đề tài được nghiên cứu trong nhiều
năm gần đây với nhiều thể loại phong phú và đa dạng của nhiều tác giả: TS
Nguyễn Lương Bằng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp truyền thong và hiện
đại trong giáo dục và đào tạo, In trong sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự

nghiệp đôi mới ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Văn Thị
Thanh Mai, Góp phần tìm hiếu tư tưởng và đạo đức Hồ Chỉ Minh, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội 2007. Thành Dung Tư tưởng Hồ Chỉ Minh về đạo đức,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Phạm Ngọc Liên - Nguyễn An, Hồ
Chí Minh với Giáo dục - đào tạo (tập 1), Nxb Từ điến Bách khoa, Hà Nội,
2003. Hoàng Bình Quân “Tuôi trẻ học tập và hành dộng theo tư tưởng Hồ
Chỉ Minh”, tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 07, tr. 13 - 17; Hoàng Trung, “Vì
sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức”, tạp chí Triết
học, Số 04, tr. 19-20, 2000;... Những công trình nghiên cứu đó đều tập trung
đề cập đến tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó chú trọng đến việc
giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.

Có thể nói có rất nhiều đề tài thạc sỹ nghiên cứu về giáo dục tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh, như: Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chỉ Minh vào giảo
dục
đạo đức cho học sinh trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật công nghệ l riệt Hàn
(Nghệ An) của Hồ Thị Bích Ngọc; Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng trong dạy học phần: “Công dân vói đạo đức” GDCD 10 của


9
thành phổ Bến Tre của Huỳnh Thị Như Quỳnh; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
THCS COLÊTT, Quận 3, TP Hồ Chí Minh của Lê Kim Giang; Vận dụng tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đế nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học
sinh Trung học phô thông trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát ở tnròng
Trung học pho thông Long Phirớc, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) của
Nguyễn Thị Ngọc Anh; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đế nâng cao hiệu quả
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các Trường Trung học cơ
sở Quận 3, Thành pho Hồ Chỉ Minh của Đoàn Hữu Khánh.. .Tuy vậy vẫn chưa

có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục đạo đức thông qua dạy học môn Giáo dục công dân cho đối
tượng là học sinh bậc THCS. Thiết nghĩ đây là đề tài thiết thực, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn của Đảng và Nhà nước cũng như của ngành giáo dục phát động.
Đe tài được xây dựng trên cơ sở giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
thông
qua dạy học môn GDCD và kết quả khảo sát ở trường THCS Diễn Phú, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi mong muốn góp một hướng giáo dục đạo
đức cho học sinh bậc THCS thông qua dạy học môn GDCD với việc lồng ghép
tư tưởng tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu

Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THCS thông qua
dạy học môn GDCD (Qua khảo sát ở trường THCS Diễn Phú, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An)

3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của quá trình giáo dục tư


10
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư

tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh THCS thông qua dạy học môn GDCD.

4. Phương pháp nghiên cứu


Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, đề tài chủ yếu sử dụng phương
pháp nghiên cứu khoa học sau đây:

- Phương pháp phân tích và tổng họp

- Phương pháp khảo sát và điều tra xã hội học

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đổi tượng nghiên cứu

Đe tài tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và việc vận
dụng vào trong quá trình dạy học môn GDCD bậc THCS ở trường THCS
Diễn Phú, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

Đe tài luận văn nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh tập
trung ở 4 nội dung lớn sau:

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về:


11
THCS trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong giai
đoạn hiện nay.

7. Ý nghĩa đề tài
- Góp phần làm cho học sinh hứng thú và yêu thích bộ môn hơn bởi


tính thời đại, khi mà cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” đang lan tỏa hết sức sâu rộng.

- Thông qua các tiết học của bộ môn, học sinh lại có dịp được tiếp

xúc, hiểu hơn về vị lãnh tụ kính yêu bằng những mẫu chuyện phong phú, sinh
động bằng ngôn ngữ kể chuyện, bằng những hình ảnh sống động hay thông
qua những bức thư, những câu thơ khắc họa về Hồ Chí Minh.

- Báo cáo của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh

bậc THCS nói chung trong quá trình dạy và học môn GDCD.

8. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm
3 chương:




12
B. NỘI DUNG
Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG
ĐẠO ĐỨC HÒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH TRƯNG HỌC cơ SỞ
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
1.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh


chơ học sinh Trung học cơ sở thông qua dạy học môn Giáo dục công dân
1.1.1 Khái niệm về đạo đức và giáo dục đạo đức

1.1.1.1 Khái niệm về đạo đức

Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã
hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội. Đạo đức ra đời cùng với sự
xuất hiện của con người. Do vậy đây là một trong những vấn đề xuyên suốt
được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Danh từ “Đạo đức” bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris)- lề thói,
(moralis là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lí” thường xem
đồng nghĩa với đạo đức thì gốc của chữ Hi lạp là Êthicos nghĩa là lề thói, tập
tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng khi ta nói đến vấn đề đạo đức là nói tới lề
thói, tập tục và biếu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong
quan hệ giao tiếp.

Ở phương đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ
đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức. Đạo là một trong những phạm trù
quan trọng nhất của triết học Trung Quốc. Đạo có nghĩa là con đường, đường
đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của
tự nhiên. Đạo còn có nghĩa đê chỉ con đường sống của con người trong xã


13
chuẩn mực về đạo đức là tiêu chí để mỗi cá nhân dùng để tu dưỡng, rèn luyện
và làm thước đo để đánh giá nhân cách con người. Đối với giai cấp thống trị,
các giá trị chuẩn mực đạo đức được xem là một trong những những công cụ
đắc lực và hữu hiệu nhất để cai trị đất nước, giữ vững nền thống trị của giai

cấp mình và nó trở thành nền tảng, cơ sở vững chắc cho việc xây dựng, phát
triển đất nước.

Khái niệm về đạo đức xuất hiện đầu tiên ở thời nhà Chu và từ đó trở đi
được người Trung Quốc sử dụng nhiều. Đức dùng đé nói đến nhân đức, đức
tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân
lí. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại có nghĩa là
những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải noi
theo.

Ờ phương Tây, từ thời cổ đại con người đã đưa ra những tiêu chí đế đánh
giá người có đạo đức. Một cá nhân được cộng đồng thừa nhận hoặc đánh giá
người có đạo đức dựa vào các biểu hiện hành vi cúa họ như tuân thủ đúng
những lề lối, tập tục của tập thế, xã hội và ngược lại những người không tuân
thủ theo đó là những người không có đạo đức.

Ngày nay đạo đức được định nghĩa như sau: “Đạo đức là một hình thái
ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm
điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với
nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi
sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”[37, 1].

Từ định nghĩa trên chúng ta có thê hiểu:


14
người,...chứ không xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, từ
quan niệm xã hội hiện thực để suy ra các toàn bộ lĩnh vực tư tưởng trong đó
có tư tưởng đạo đức.


Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Loài
người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của con người:
phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức...Đối với đạo đức, sự đánh
giá hành vi của con người theo khuôn phép chuấn mực và quy tắc đạo đức
biểu hiện thành những khái niệm thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi
nghĩa. Bất ki trong thời đại lịch sử nào, người ta cũng đều được đánh giá như
vậy. Các khái niệm thiện ác, khuôn phép, quy tắc hành vi của con người được
thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác. Và
trong xã hội có giai cấp thì bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp
nhất định. Những khuôn phép (chuẩn mực) và quy tắc đạo đức là yêu cầu của
xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra hành vi cho mỗi cá nhân. Nó bao
gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội (đối với tổ quốc, đối với nhà nước,
giai cấp mình và giai cấp đối địch...) và đối với người khác. Những chuấn
mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay một giai
cấp, dân tộc thừa nhận. Ở đây quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình
đối vói xã hội và đối vói người khác (khuôn phép hành vi) là tiền đề của hành
vi đạo đức của cá nhân. Đã là một thành viên của xã hội, con người phải chịu
sự giáo dục nhất định về ý thức đạo đức, sự đánh giá đối với hành vi của mình
và trong hoàn cảnh nào đó còn chịu sự khiển trách của lương tâm...

Từ sự lí giải trên cho thấy khi đề cập đến vấn đề đạo đức, cho thấy đạo
đức có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo đức phản ánh
tồn tại xã hội biểu hiện bằng hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, quy tắc và
là phương thức điêu chỉnh hành vi cá nhân phù hợp chuấn mực xã hội. Nêu hệ


15
hội phát triển. Ngược lại các hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, quy tắc
chuẩn mực đạo đức lỗi thời, lạc hậu sẽ cản trở và có tác động tiêu cực đến xã
hội nên đạo đức là một hiện tượng xã hội. Đạo đức phản ánh các mối quan hệ

hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người. Trong cuộc sống,
đạo đức luôn thống nhất của ba mặt ý thức, tình cảm và hành động thực tiễn
tạo thành năng lực phục vụ một cách tự giác tích cực, tự giác của cá nhân đối
với lợi ích của người khác và lợi ích của cộng đồng. Như vậy đạo đức là một
hình thái của ý thức xã hội, cùng biến đổi vói tồn tại xã hội, nhờ nó con người
tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc
của con người và tiến bộ xã hội. Đạo đức giúp con người không những tạo ra
hạnh phúc, nâng cao phẩm giá của mỗi cá nhân mà góp phần xây dựng, giữ
gìn và bảo vệ cho xã hội có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nói cách khác,
“Đạo đức đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp
phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang
tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa'’ [36,1], chúng được thực hiện bởi niềm
tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội trên tất cả các lĩnh
vực, thì mối quan hệ của con người cũng được mở rộng. Người sống có đạo
đức không chỉ có trong phạm vi các mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa cá nhân với xã hội mà được mở rộng phạm vi giữa con người với
tất cả môi trường sống, vói thiên nhiên xung quanh bằng một tinh thần lành
mạnh để giải quyết các mâu thuẫn đang tồn tại và thường phát sinh của con
người. Do đó đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lí, là những quy định, những
chuẩn mực ímg xử trong quan hệ của con người. Theo nghĩa rộng, đạo đức
liên
quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống. Đạo đức là thành
phần


16
toàn bộ quan hệ của con người trên mọi phưong diện trong đó con người giữa
vai trò chủ thể từ quan hệ với bản thân, với mọi người, với cộng đồng, công

việc, môi trường và quan hệ với cả với lý tưởng sống của dân tộc và góp phần
giữ vững, ốn định chính trị để từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

1.1.1.2

Khải niệm về giảo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong giáo dục nhân
cách con người, giúp con người phát triển toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn nhắc mọi người phải có đức, có tài mới đóng góp được nhiều
lợi ích cho xã hội. Mỗi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội có mục tiêu, nội
dung chương trình, phương pháp giáo dục cụ thê nhằm xây dựng nhân
cách toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi phát
triển của xã hội.

Bất kỳ mỗi cá nhân từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều chịu sự
ảnh hưởng và tác động từ những môi trường khác nhau trong cuộc sống bao
gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Muốn cá nhân được phát triển toàn diện thì
cần phải được giáo dục bởi vì bản chất của hoạt động giáo dục là quá trình
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ nhằm duy trì
và phát triển cộng đồng xã hội. Thông qua các kênh giáo dục khác nhau như
giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội để chăm lo giáo dục cho các thế hệ
trẻ. Mỗi con đường giáo dục đều có nội dung, hình thức riêng nhưng tất cả
đều hướng đến mục tiêu hình thành nhân cách, bồi dưỡng và giáo dục nhân
cách cho con người. Trong đó, giáo dục đạo đức là một hoạt động có mục
đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm biến những nguyên tắc, chuẩn mực, giá trị
đạo đức đã được xã hội thừa nhận thành những phâm chất, giá trị đạo đức của
cá nhân. Mục đích của giáo dục đạo đức là nhằm góp phần phát triển nhân
cách của môi cá nhân, định hướng đúng những hành vi đạo đức và thúc đấy



17
Giáo dục đạo đức không những hình thành những quan niệm, cung cấp
và trang bị các giá trị, chuẩn mực đạo đức cho cá nhân mà còn có khả năng
đánh giá các biếu hiện, hành vi của người khác trong cộng đồng. Bản thân
mỗi người ngoài việc tự đánh giá các suy nghĩ, hành vi của mình đồng thời
chuyên hóa các văn hóa đạo đức của xã hội đến với mỗi cá nhân và trở thành
văn hóa của cá nhân đó. Nói một cách cụ thể hơn, giáo dục đạo đức là phương
thức và là quá trình chuyển hóa các nguyên tắc, chuẩn mực, những giá trị
chuán mực, những quan điếm hoặc lý tưởng đạo đức của xã hội thành những
phấm chất đạo đức của từng cá thể. Trên cơ sở đó mỗi cá nhân hình thành chơ
riêng mình những nhu cầu, tình cảm, niềm tin và tri thức, trách nhiệm gắn liền
với nghĩa vụ, ý chí và động cơ cá nhân, thành năng lực sáng tạo và đánh giá
đạo đức của mỗi người.

Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo
dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Le” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội
và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, phương châm “ Dạy
người, dạy chữ, dạy nghề “ cũng thê hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy : “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả
tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu
đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã
hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”[30, 331].

Ngày nay giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối
với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần
cù liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức XHCN, là đạo đức của cá nhân, tập
thẻ và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị
kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng, chính
trị, giáo dục truyên thông và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp



18
tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống
lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống.

Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên
và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình
phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách.

Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục đặc biệt được
coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ
được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.

Đế thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
trong trường THCS thì vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng
có tính quyết định. Vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn giáo
dục công dân cũng góp phần không nhỏ đối với công tác này.

Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm
tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện
thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.

Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp, còn
quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể
hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường .

Đối với học sinh THCS, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn
phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ
tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em .



19
Như vậy có thể nói giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách của mỗi học sinh
có ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, cá
nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân
với chính mình.

1.1.2.

Nguồn gổc tư tưởng đạo đức HÒ Chỉ Minh

1.1.2.1. Gia đình và quê hương
Giáo dục gia đình có một vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát
triển nhân cách đầu tiên của con người. Gia đình và quê hương là nền tảng
của nhân cách, tính tinh, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ánh hưởng trực tiếp đầu tiên đến cậu bé Nguyễn Sinh Cung là bà
Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Người, bà là tấm gương điến hình của người
phụ nữ Việt Nam, đảm đang, đôn hậu, sống chan hoà, yêu mến mọi người.
Suốt cuộc đời bà đã dồn hết sức lực, tình thương của mình đế chăm sóc
chồng, nuôi dạy con cái. Với một chiếc võng được mắc cạnh giường nằm và
khung dệt vải, biết bao nhiêu bài hát, bài ca, bài vè, điệu ru con mang nặng
nghĩa nước, tình nhà và đạo lý làm người đã in sâu vào tâm hồn non trẻ của
chị em Nguyễn Sinh Cung.

Thân phụ của Nguyễn Sinh Cung là ông Nguyễn Sinh sắc, một nông
dân cần cù, chất phác, ở xã Chung Cự, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc
thiếu thời ông Nguyễn Sinh sắc là tấm gương tiêu biếu của tinh thần cần cù,

tự học. Khi đã đỗ phó bảng, ông vẫn rất khiêm nhường. Tuy được hưởng một
ít bông lộc cúa làng nước, nhưng trong sinh hoạt ông phó bảng không hề xa


20
Khi tầm mắt vượt ra khỏi gia đình thì truyền thống tốt đẹp của quê
hương có tác dụng lớn trong việc hình thành nhân cách con người. Quê hương
của Hồ Chí Minh được coi là bảo tàng lịch sử. Núi Chung, giếng Cốc, ao làng
Sen vừa là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân, vừa gắn liền với tên
tuổi liệt sỹ Vương Thúc Mậu và nghĩa quân theo chiếu cần Vương kháng
Pháp. Phía Tây núi Chung cách 7 cây số, gọi là núi Đụn, nơi đó Mai Hắc Đe
xây thành Vạn An, sau khi đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường. Phía Tây núi
Chung là dãy núi Thiên Nhẫn, nơi Lê Lợi xây thành Lục Miên, đằng sau dãy
núi Thiên Nhẫn là thung lũng Ngàn Chương căn cứ kháng Pháp của nghĩa
quân Phan Đình Phùng. Phía Đông núi Chung cách 3 cây số là làng Thái Xá,
huyện Hưng Nguyên quê hương của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn
Huệ. Phía Đông Nam núi Chung là núi Lam Thành nơi Nguyễn Biểu “ăn cổ
đầu người” nêu cao tinh thần bất khuất, quyết không khuất phục quân thù.
Sinh ra ở một vùng quê có truyền thống yêu nước, nhiều di tích lịch sử, nhiều
tấm gương anh hùng xả thân vì nước như vậy, đã sớm hun đúc lòng yêu nước,
tinh thần chống giặc ngoại xâm của cậu bé Nguyễn Tất Thành.

Sinh ra và lớn lên ở miền quê như vậy, với trí thông minh tuyệt vời
Nguyễn Tất Thành đã sớm mang trong mình tinh thần yêu nước, thương
người.

1.1.2.2. Truyền thong đạo đức dân tộc

Tinh thần tập thế cộng đồng là nét nổi bật trong đạo đức truyền thống
của

dân tộc Việt Nam. Nó là nguồn gốc của nhiều thuần phong mỹ tục của nhân
dân

ta.

Tinh thần này biếu hiện ở sự gắn bó thường xuyên và bền vững, sự quan tâm
sâu
sắc của cá nhân đối vói cộng đồng. Trong quan hệ vói cộng đồng, người ta


21
văn, những tỉnh cảm mang đậm dấu ấn bản sắc truyền thống dân tộc này
định hướng nội dung cũng như phương châm hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã
phát huy cao độ tinh thần đoàn kết kiểu gia tộc trong cộng đồng. Ham muốn
tột bậc của Người là “Làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta
hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có com ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành” [22, 161].

“Một đặc điếm nổi bật của đạo đức truyền thống và người Việt Nam
sống nhân văn, chân tình, trọng nghĩa lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử”
[26, 309]. Trên tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của người Việt Nam là sống có
nhân. Người Việt Nam quan niệm tình thương và lòng nhân ái có giá trị vượt
thời gian, là nguyên nhân tạo ra kết quả cho đời sau “trồng cây đức đế đời con
ăn”. Họ nhắc nhở nhau sống phải coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời, trong
gia đình thì “Vợ chồng là nghĩa ỏ đời, ai ơi đừng nói những lời thiệt hơn”,
ngoài ra xã hội thì khuyên bảo sống yêu thương, đùm bọc nhau.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống đạo đức dân tộc, lòng
nhân ái, lòng yêu thương quý mến con người và nâng nó lên thành chủ nghĩa
nhân văn cách mạng.

Trong quá trình phát triển, người Việt Nam luôn luôn đứng trên lập
trường dân tộc tiếp thu tinh hoa đạo đức của các nguồn tư tưởng lớn của nhân
loại, đế làm giàu thêm nền đạo đức của dân tộc. Một điếm đáng chú ý nữa là
các giá trị văn hoá bên ngoài du nhập vào Việt Nam đều bị Việt hoá một cách


22
tưởng nhân nghĩa của Nho giáo, đưa lên thành một chủ nghĩa nhân đạo cao cả
và toàn diện. Tư tưởng từ bi, hỷ, xả của đạo Phật khi vào Việt Nam được hoà
nhập vào cuộc sống thực tiễn đê cứu dân, cứu nước. Quá trình tiếp biến văn
hoá này diễn ra một cách tự nhiên theo lương tri hơn là bằng tri thức, bởi vì
người Việt tiếp cận sự vật, hiện tượng bằng lương tri đế phân biệt đúng sai, tốt
xấu, phù hợp và không phù hợp để có phương thức ímg xử cho thấu tình đạt
lý.
Có thế nói, Phật giáo với những khía cạnh tích cực của nó về mặt giáo lí khi
du
nhập vào Việt Nam, trải qua nhiều thế kỷ đã được bản địa hóa, dân gian hóa,
góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa nhân đạo, truyền thống nhân ái của
dân tộc Việt Nam, cứu nhân độ thế.

Có thể nói tinh hoa về lòng nhân ái của Phật giáo là một trong những bộ
phận quan trọng trong cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Nhưng
cũng cần thấy rằng nhờ có truyền thống nhân ái của dân tộc, nhờ có trí tuệ
uyên
bác và lí tưởng cao cả một đòi vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của con

người bị áp bức mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc
các
giá trị văn hóa của nhân loại nói chung và đạo đức nói riêng.

1.1.2.3. Tư tưởng đạo đức Nho giáo

Xuất thân từ một gia đình thi lễ xứ Nghệ, được nuôi dưỡng và rèn
luyện khá chỉnh chu trong môi trường Nho giáo, dù lúc này uy thế của nền
Hán học và Nho giáo ở nước ta đã suy vi, bởi thế lực của thực dân. Nhưng Hồ
Chí Minh với trí tuệ tuyệt vời của mình đã tiếp thu, học hỏi, kế thừa một cách


23
nhà nho chân chính đưong thời. Người cũng đã từng sinh sống ở Huế, nơi ngự
trị của vua chúa phong kiến vốn tôn sùng đạo Nho. Những nguyên tắc tiến bộ
của Nho giáo đã ảnh hưởng rất lớn trong suốt cuộc đời của Người.

Với một tầm trí tuệ sâu sắc, Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta tấm
gương sáng về thái độ tiếp thu đối với di sản văn hoá truyền thống, trong đó
có Nho giáo, một thứ Nho giáo không còn ở dạng thuần khiết nguyên sơ mà
là thứ Nho giáo sống động trong thực tế của một vùng quê hương Nghệ Tình
hiếu học. Hồ Chí Minh luôn luôn khai thác những yếu tố tích cực của Nho gia
để phục vụ cho việc xây dựng nền đạo đức mới.

Trong khi khai thác những yếu tố họp lý của Nho giáo, Người cũng phê
phán những quan điểm sai lầm, phản tiến bộ của học thuyết này. Trong lĩnh
vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các
truyền
thống đạo đức đã có từ trước, nhất là đạo đức Nho gia. Hồ Chí Minh hay nói
đến

cần, kiệm, liêm, chính. Đây là những khái niệm của Khổng giáo. Đạo Khồng
đề
cao Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Hồ Chí Minh cũng từ đó đưa ra 5 tiêu chuẩn về
đạo
đức người cách mạng: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.

Qua việc sử dụng nhiều mệnh đề, thuật ngữ cả đạo đức Nho giáo thể
hiện rõ đạo đức Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến Hồ Chí Minh. Nhưng người
đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, của dân tộc để tiếp cận học
thuyết này, khai thác những mặt tích cực, tiến bộ, loại bỏ những yếu tố tiêu
cực, không phù hợp, bố sung những yếu tố mới tạo nên một hệ thống đạo đức


24
cuộc sống của con ngưừi. Ngày ngày, tiếp xúc với các tầng lóp nhân dân ở các
nước đó, những người vẫn còn mang hoài bão về tự do, bình đắng, bác ái với
những tư tưởng của các nhà triết học nêu cao vị trí của con người trên trái đất,
với
những tác phẩm văn học phản ánh nỗi khổ đau của quần chúng, những khát
vọng
về một xã hội tiến bộ, trong đó có con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột.

Đời sống tinh thần và trí tuệ của phương Tây, của châu Âu chịu ảnh
hưởng lâu dài và sâu sắc của cơ đốc giáo. Do nhận thức đúng đắn, khách quan
về tôn giáo này, nhận thấy mặt tích cực của nó, Hồ Chí Minh không vơ đũa cả
nắm, chưa hề bao giờ mạt sát các tôn giáo, luôn luôn yêu thương mọi người,
luôn có những tư tưởng đạo đức giàu lòng vị tha, nhân ái cao cả đối với các
tín đồ của các tôn giáo cũng như những người không theo tôn giáo.

Bên cạnh những tư tưởng đạo đức mang đậm tính nhân văn cao cả của

các tôn giáo mà đặc biệt là của Cơ đốc giáo, điều hấp dẫn nhất đối với Hồ Chí
Minh ngay khi còn ở trong nước là khẩu hiệu: Tự do - Bình đẳng - Bác ái của
cách mạng tư sản Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Hồ Chí Minh đã có điều kiện
đọc những tác phấm của các nhà tư tưởng, các nhà triết học lớn châu Au, đặc
biệt là các tác phẩm của các nhà tư tưởng thời kỳ khai sáng như Vonter,
Montesquier, Rousso...Điêm chung của các tác giả mà Người chú ý nhất là
tình thương người bị áp bức, bóc lột và bị đoạ đày đau khổ.

Với một trí tuệ tuyệt vời, Hồ Chí Minh đã phân biệt rõ tư tưởng nhân
ái của những người sáng lập ra tôn giáo như đức chúa Giê su, Mô ha mét
với những hành vi lợi dụng tôn giáo chống lại nhân dân lao động. Từ nhận
thức đúng đắn đó, Người đi đến kết luận “Cách mạng Pháp cũng như cách


25
đạo đức nhân văn cao cả là giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, xây
dựng một xã hội công bằng trong đó “bốn bể đều là anh em”.

1.1.2.5. Tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin

Trước khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, nhân loại đã trải qua hàng chục
thế kỷ suy nghĩ và bàn bạc về đạo đức. Những nhà triết học phương Đông và
phương Tây, những vị tông đồ của mọi tôn giáo, những hoạt động giáo dục
văn hoá đã đế lại không biết bao nhiêu sách vở về đạo đức. Những phạm trù
khái niệm đạo đức được lưu truyền từ đời này sang đời khác, tiếp tục đi vào
ngôn ngữ và cuộc sống thực tiễn hàng ngày của mỗi một chúng ta. Các Mác,
Ăngghen và Lênin đã xem xét một cách có hệ thống những di sản đạo đức cũ,
vứt bỏ những yếu tố không phù hợp, sử dụng những yếu tố hợp lý để phục vụ
cho việc xây dựng hệ thống đạo đức mới.


Trong các tác phâm của mình Ăngghen đã đề cao vai trò của con người
trong việc xây dựng xã hội tương lai. Con người rốt cuộc làm chủ đòi sống
của
mình, thì cũng trở thành chủ nhân tự nhiên, chủ nhân chính bản thân, trở thành
con người tự do, làm tròn nhiệm vụ giải phóng nhân loại là sứ mệnh lịch sử
của
giai cấp công nhân hiện đại. Tư tưởng đạo đức nhân văn ở đây đã khác hẳn so
với tư tưởng đạo đức nhân văn trước đó, là: “Vấn đề con người và quyền con
người lần đầu tiên đã được nhắc đến như một giải pháp cụ thể và khoa học rút
ra từ học thuyết Mác-Lênin về đấu tranh giai cấp về cách mạng xã hội và vai
trò của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng đó” [27, 163].

Tuy nhiên tư tưởng này phải đến cuộc Cách mạng tháng Mười Nga mới


26
đức nhân văn cộng sản là tính hiện thực, trực tiếp giải phóng con người chứ
không phải là sự cảm nhận thương xót, do vậy nó là đỉnh cao của hệ thống
luân lý và đạo đức nhân loại.

Trên cuộc hành trình tỉm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã gặp chủ
nghĩa Mác-Lênin và đây là câm nang thần kỳ, là kim chỉ nam đê giải
phóng dân tộc, giải phóng con người. Người viết “Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất
là chủ nghĩa Mác-Lênin” [16, 268]. Nhờ có chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí
Minh đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô dịch của
chủ nghĩa thực dân, xây dựng một xã hội mà quyền làm chủ thuộc về nhân
dân lao động, tức là thực hiện được vấn đề cốt lõi của đạo đức cách mạng.

Trong việc tiếp thu học thuyết Mác-Lênin, đáng chú ý nhất là Hồ Chí

Minh đã tiếp thu được phép biện chứng của học thuyết này. Phép biện chứng
giúp cho Người nhìn nhận đúng đắn tư tưởng của Chủ nghĩa Mác. Đối với
Người, chủ nghĩa Mác không phải là kinh thánh bất di, bất dịch mà là học
thuyết mở luôn được bổ sung những cơ sở lịch sử, những vấn đề thực tiễn mới
nảy sinh, mà khi đương thời chưa đặt ra một cách bức thiết, hay chưa có điều
kiện nghiên cứu.

Nhờ phép biện chứng duy vật mà Hồ Chí Minh đã xử lý đúng đắn trong
việc kế thừa đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những giá trị
đạo đức của nhân loại. Quá khứ và hiện tại, dân tộc và thời đại luôn có sự kết
hợp nhuần nhuyễn trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Vì vậy, những chuẩn
mực đạo đức mà Người nêu ra dễ dàng thâm nhập vào cán bộ, chiến sĩ, quần
chúng nhân dân lao động tạo nên sức mạnh dân tộc, góp phần đưa cách mạng
đi đến thắng lợi cuối cùng. Do nắm vững phép biện chứng của chủ nghĩa Mác


×