Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tính chất của bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.69 KB, 2 trang )

Tính chất của Bảo hiểm xã hội

Tính chất của Bảo hiểm xã
hội
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Tính chất của Bảo hiểm xã hội
• Tính tất yếu, khách quan trong đời sống xã hội:
Chúng ta biết rằng bảo hiểm xã hội ra đời do xuất hiện những mâu thuẫn trong hệ chủthợ. Người lao động trong quá trình lao động khó có thể tránh được những biến cố, rủi
ro, có những trường hợp rủi ro xảy ra như là một tất yếu. Khi đó người sử dụng lao động
cũng rơi vào tình trạng khó khăn bởi sự gián đoạn trong sản xuất kinh doanh. Khi nền
sản xuất càng phát triển thì những rủi ro trong lao động càng nhiều và trở lên phức tạp
dẫn đến mối quan hệ chủ-thợ ngày càng căng thẳng và nhà nước phải đứng ra can thiệp
thông qua bảo hiểm xã hội. Do đó, Bảo hiểm xã hội hoàn toàn mang tính khách quan
trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước.
• Tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian: Xuất
phát từ những rủi ro mang tính ngẫu nhiên không lường trước được, khó có thể
xác định được khi nào thì người lao động gặp rủi ro trong lao động và cũng
không phải tất cả những người lao động đều gặp rủi ro vào cùng một thời điểm.
Tính chất này thể hiện bản chất của bảo hiểm là lấy số đông bù số ít.
• Bảo hiểm xã hội vừa có tính kinh tế, vừa có tính dịch vụ:
Xét dưới góc độ kinh tế, cả người lao động và người sử dụng lao động đều được lợi khi
không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang trải cho những người lao động khi họ bị
mất hoặc gảm thu nhập. Với nhà nước, bảo hiểm xã hội góp phần làm giảm gánh nặng
cho ngân sách, đồng thời quỹ bảo hiểm xã hội còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh
tế quốc dân. Ngoài ra bảo hiểm xã hội còn mang tính dịch vụ trong lĩnh vực tài chính
bằng các hình thức phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo
hiểm xã hội.
• Tính nhân đạo nhân văn cao cả:


1/2


Tính chất của Bảo hiểm xã hội

Thể hiện ở sự tương trợ, san xẻ lẫn nhau những rủi ro không mong đợi. Một người có
thể đóng góp rất nhiều vào quỹ bảo hiểm xã hội mà không được hưởng trợ cấp hoặc
hưởng rất ít mà thôi, nhưng không hề gì, bởi số tiền đó sẽ được chia sẻ cho những người
khác.
Chẳng hạn: Khi một người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu
trí nhưng không may họ bị chết và chỉ được hưởng một khoản trợ cấp tử tuất ít ỏi so với
công lao đóng góp của họ. Hay một minh chứng cụ thể hơn đó là việc quy định một tỷ
lệ đóng góp như nhau song những người đàn ông chẳng hy vọng gì ở khoản trợ cấp thai
sản.

2/2



×