Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo Cáo An Toàn Lao Động Cơ Điện Tử BKĐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
-----------------o0o-----------------

BÀI TẬP

AN TOÀN LAO ĐỘNG
GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Việt
SVTH: Trần Quốc Sơn
MSSV: 101110458
LỚP: 11CDT2

Đà Nẵng 2015


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các
giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố
quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. Bất cứ
một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định
nhất, năng động nhất trong sản xuất. Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và
rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro làm cho người lao động có
thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được
tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Là một sinh viên, mỗi một chúng ta cần tự trang bị cho
mình những kiến thức về bảo hộ lao động để khi bước vào công việc, có thể tạo ra một môi


trường làm việc vừa đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo an toàn cho bản
thân và tất cả mọi người. Đây là một phần lý do mà môn an toàn lao động được đưa vào
chương trình giảng dạy trong các trường đại học kỹ thuật.
Nội dung bài báo cáo này của em tập trung tìm hiểu kĩ về hai chuyên đề, đó là:
1. Chuyên đề Ecgônômi bao gồm: lịch sử hình thành và phát triển; khái niệm về

Ecgônômi; mục tiêu của Ecgônômi nói chung; nguyên tắc chính của Ecgônômi đối với
hệ thống lao động; các hướng phát triển và ứng dụng Ecgônômi…
2. Chuyên đề kỹ thuật an toàn đối với máy tiện: khái niệm nhóm máy tiện; biện pháp
phòng ngừa chung; các ví dụ về tai nạn lao động trong nhóm máy tiện, phân tích các ví
dụ đưa ra nguyên nhân, giải pháp, trách nhiệm cụ thể…
Vì nội dung chương trình học nhiều nhưng thời gian nghiên cứu ít và sự hiểu biết còn
hạn chế về kiến thức chuyên ngành nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài báo
cáo. Rất mong thầy giáo góp ý kiến phê bình. Sau cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Th.s
Nguyễn Thanh Việt đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quan trọng về môn học
an toàn lao động cũng cung cấp nhiều kiến thức sâu về chuyên khoa cơ khí.

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 7 năm 2015.
Người viết báo cáo:

Trần Quốc Sơn

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

2


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN


MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chuyên đề 1: ECGÔNÔMI
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ecgônômi
2. Định nghĩa Ecgônômi.
3. Mục tiêu của Ecgônômi
4. Nguyên tắc chính của Ecgônômi đối với hệ thống lao động
5. Các hướng phát triển và ứng dụng của Ecgônômi
6. Nhân trắc học Ecgônômi với chỗ làm việc:
Chuyên đề 2: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG NHÓM MÁY TIỆN
1. Vị trí, đặc điểm của nghề tiện:
2. Những công việc tiện cơ bản:
3. Giới thiệu các loại máy tiện:
4. Kỹ thuật an toàn lao động.
5. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong quá trình tiện:

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

2
4
4
6
7
8
9
11
14
14
14

15
17
19

3


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Chuyên đề 1: ECGÔNÔMI
Trong quá trình lao động, 3 yếu tố: Con người - đối tượng kỹ thuật - Môi
trường lao động luôn có một mối quan hệ, tương thích, tác động đến nhau. Con người
thiết kế, tạo ra và sử dụng các công cụ, phương tiện lao động, đồng thời họ chịu tác
động trở lại của những yếu tố tốt cũng như xấu, bất lợi của công cụ, phương tiện và
các yếu tố môi trường mà họ làm việc. Việc nghiên cứu sự tương thích giữa các đối
tượng kỹ thuật, môi trường lao động với con người để bảo đảm sao cho con người có
thể lao động có năng suất, chất lượng, an toàn và tiện nghi là nội dung cơ bản của một
ngành khoa học mới - Khoa học Ecgônômi.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ecgônômi.

Ecgônômi đã xuất hiện trong bối cảnh nền văn hoá của Hy Lạp cổ đại. Từ thế
kỷ thứ 5 trước công nguyên, người ta đã sử dụng nguyên tắc “Công thái học” để thiết
kế các công cụ, thiết kế và tổ chức nơi làm việc và cho đến ngày nay chúng ta vẫn thấy
thuật ngữ Công thái học được sử dụng để nói về Ecgônômi.
LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ECGÔNÔMI
Năm 1857, tác giả Wojciech Jastrzebowski đã có bài báo đề cập đến “Ecgônômi như là
một lĩnh vực khoa học về lao động dựa trên cơ sở nguyên lý của Khoa học tự nhiên”.
Đến thế kỷ 19, Frederick Winslow Taylor đã đưa ra lý thuyết về “Khoa học quản lý và

tổ chức lao động”.
- Kế tục Taylor, Lilian Gilbreth đã đưa ra lý thuyết “Thời gian và nghiên cứu chuyển
động”.
- Kế tục Taylor, Lilian Gilbreth đã đưa ra lý thuyết “Thời gian và nghiên cứu chuyển
động”.
Một loạt phương pháp nghiên cứu chuyển động đã ra đời như :
+ Phương pháp Taylor (1905)
+ Phương pháp Gilbeth (1918)
+ Phương pháp MTA (Motion - Time - Analyse) (1925)
+ Phương pháp của Joppe (1932)
+ Phương pháp W.F (Work - Factors) (1945)
+ Phương pháp MTM (Methods - Time - Measurement) (1948)
Như vậy cho đến thời gian nửa đầu thế kỷ 20, rất nhiều tác giả đã đi vào nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến Ecgônômi, nhưng hầu hết tác giả còn hướng việc nghiên
cứu hoạt động của con người trong lao động và sự thích ứng giữa con người với công
cụ, phương tiện lao động, chỗ làm việc vào mục tiêu để tăng năng suất lao động là chủ
yếu. Cũng có một số trường hợp quan tâm đến cả yếu tố bảo vệ sức khỏe con người,
song còn chưa đầy đủ.
Về mặt tổ chức:
Năm 1954, Hội Ecgônômi quốc tế (IEA) cũng đã được thành lập và tính đến tháng 9
năm 2008 đã có 46 Hội thành viên và 2 Hội thành viên liên kết.
- Ecgonomi thời kỳ sơ khai của loài người : mang tính chất thích nghi cá nhân để phục
vụ cuộc sống leo trèo hái lượm.
- Ecgonomi thời kì trước chiến tranh thế giới thứ nhất : dưới sự áp dụng triệt để của
chủ nghĩa taylor .
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

4



BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Ecgonomi thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất :phục vụ cho sự hoàn thiện vũ khí thô

Ecgonomi thời kì chiến tranh thế giới thứ 2 :hoàn thiện và đa dạng hoá vũ khí chiến
tranh .
Ecgonomi tin học
Ecgonomi cho vui chơi giải trí
Giai đoạn Ecgonomi vũ trụ
Ecgonomi phục vụ cho công nghiệp hoá
Ecgonomi phục vụ cho hàng tiêu dùng
- Cho đến nay người đặt hòn đá tảng đầu tiên cho chuyên ngành Ecgonomi ở Việt Nam
là PGS Bùi Thụ.
- Những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, vấn đề Ecgônômi cũng đã được bắt đầu nêu lên
và được nghiên cứu ứng dụng trong quá trình phát triển của đất nước.
- Ban đầu khoa học Ecgônômi được đặt ra chủ yếu từ góc độ tổ chức lao động khoa
học, cải tiến thao tác và định mức lao động
- Những năm 80 của thế kỷ trước và những năm tiếp theo nhiều đề tài nghiên cứu khoa
học về các lĩnh vực có liên quan đến Ecgônômi được các nhà khoa học nước ta tiến
hành như:
+ Giai đoạn 1981 – 1985 về vấn đề “Ứng dụng Ecgônômi vào BHLĐ và áp dụng các
dữ kiện nhân trắc học vào quá trình lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho
công nhân”.Từ năm 1985,phòng thí nghiệm Ecgonomi thuộc Phòng nghiên cứu Tâm
sinh lý lao động và Ecgonomi,Viện y học lao động được chính thức thành lập
+ Từ năm 1984 đến 1995 có sách và tài liệu “Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong
lứa tuổi lao động” gồm 3 tập
+ Một số tài liệu giảng dạy, tổng luận phân tích, nhiều báo cáo kết quả nghiên cứu
được công bố trong các kỷ yếu công trình khoa học, trên các tạp chí hoặc trong các Hội

thảo khoa học quốc tế và quốc gia.
+ Một số Trường Đại học và Cao đẳng và một vài Trường Trung cấp ở nước ta cũng đã
đưa vào giảng dạy trong Nhà trường môn học Ecgônômi.
+ Chúng ta cũng đã đưa vào phương pháp cải thiện điều kiện làm việc trong các Doanh
nghiệp nhỏ và vừa phương pháp WISE, của tổ chức lao động quốc tế ILO.
+ Từ năm 2000, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng Nhà nước đã thành lập
Ban Kỹ thuật TC 158.
-Ngày nay nghiên cứu ứng dụng Ecgonomi can thiệp là xu hướng phát triển trên thế
giới và ở Việt Nam.
-Trong lĩnh vực đào tạo, từ chỗ Ecgonomi mới được nhắc đến trong các buổi nói
chuyện chuyên đề hoặc trên báo nay đã được đưa vào chương trình một số môn học
chính khoá ở các trường đại học.
2. Định nghĩa Ecgônômi
Thuật ngữ Ergonomisc (theo tiếng Anh) xuất phát từ gốc tiếng Hy
Lạp: “ergo” - nghĩa là công việc, lao động và “Nomos” - nghĩa là qui luật. Xuất xứ đó
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

5


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

đã cho chúng ta thấy ý nghĩa của Ergonomis - mà theo cách dịch ra tiếng Việt đã được
công nhận trong các tiêu chuẩn và từ điển ở nước ta là Ecgônômi - là khoa học nghiên
cứu về những qui luật của lao động, hay nói 1 cách khác là nghiên cứu mối quan hệ
giữa con người và lao động.
Nói về con người, chúng ta hiểu bao gồm các vấn đề về hình dáng, kích thước,
sự cấu tạo được gọi chung là các đặc điểm giải phẫu; các quá trình sinh học ở bên trong

duy trì sự tồn tại của cơ thể gọi chung là các đặc điểm sinh lý, cơ sinh; và các đặc điểm
về sự đáp ứng của cơ thể đối với môi trường xung quanh gọi là các đặc điểm tâm lý.
Nói về lao động, chúng ta hiểu bao gồm các nhiệm vụ phải hoàn thành, các động tác,
thao tác, các bước công việc phải làm, các phương pháp trong lao động, các dụng cụ,
thiết bị, máy móc, bố trí chỗ làm việc và môi trường nơi làm việc.
Hiện nay đã có nhiều định nghĩa về Ecgônômi được đưa ra bởi các tổ chức,
các cá nhân khác nhau. Có thể nêu một số định nghĩa như sau:
Hội Ecgônômi quốc tế (IEA) đã đưa ra định nghĩa về Ecgônômi như sau: “Ecgônômi
(hay các yếu tố con người) là một ngành khoa học liên quan đến việc nghiên cứu sự
tương thích giữa con người và các yếu tố khác của hệ thống và công việc bằng cách
áp dụng lý thuyết, các nguyên tắc, các số liệu và các phương pháp để thiết kế nhằm
đạt được tối ưu hoá lợi ích của con người và hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ
thống”.
Michael J. Smith, trong Bộ Bách khoa toàn thư về ATVSLĐ, tập 2, do Tổ chức Lao
động quốc tế ILO xuất bản lần thứ 4, Geneva 1998, đã đưa ra định nghĩa:“Ecgônômi
công nghiệp là môn khoa học về sự tương thích giữa môi trường làm việc và các
hoạt động nghề nghiệp với khả năng, kích thước và các nhu cầu của con người.
Ecgônômi giải quyết các vấn đề về môi trường làm việc vật chất, việc thiết kế các
công cụ và công nghệ, thiết kế nơi làm việc, các nhu cầu công việc và tải trọng sinh
lý, cơ sinh đối với cơ thể con người. Mục tiêu của Ecgônômi công nghiệp là nhằm
tăng cường tính tương thích giữa những người lao động, môi trường làm việc, các
công cụ và nhu cầu về nghề nghiệp của họ. Khi tính tương thích kém thì các vấn đề
về stress và sức khoẻ có thể xảy ra”.
Theo cuốn Từ điển Lewis về An toàn và sức khoẻ lao động và môi trường (J.W.Viconli
- USA 2000) thì: “Ecgônômi là một hoạt động gồm nhiều nguyên tắc tập trung vào
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

6



BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

sự tương thích giữa con người và toàn bộ môi trường làm việc của họ, với sự quan
tâm đến những người phải chịu stress do phải làm việc trong môi trường nóng,
thiếu ánh sáng, ồn, cũng như những vấn đề liên quan tới các công cụ và thiết bị tại
chỗ làm việc. Ecgônômi còn được coi như là các yếu tố con người và những yếu tố
kỹ thuật liên quan đến con người”.
Ở Việt Nam, từ 1990 đã đưa ra tiêu chuẩn về định nghĩa Ecgônômi như
sau:“Ecgônômi là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa
phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải
phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm bảo đảm cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ
sức khoẻ, an toàn và tiện nghi cho con người”.
Như vậy là tuy các định nghĩa đưa ra không hoàn toàn thống nhất về câu
từ, song về cơ bản các khái niệm được nêu lên với những ý cốt lõi giống nhau. Điều đó
cho thấy, về bản chất, Ecgônômi nghiên cứu hoặc sử dụng các thông tin liên quan đến
cấu trúc cơ thể của con người gồm các khả năng và giới hạn thể lực, các kích thước và
đặc điểm cơ của cơ thể, các đặc điểm sinh lý, đặc điểm hoạt động của não bộ và chức
năng của hệ thần kinh trung ương, các đặc điểm tâm lý và hành vi của con người... để
xây dựng nên thành những nguyên tắc hay yêu cầu cho thiết kế môi trường lao động,
thiết kế, chế tạo các đối tượng kỹ thuật, quản lý lao động, tổ chức lao động khoa học,
an toàn vệ sinh lao động nhằm đảm bảo cho lao động hiệu quả nhất và bảo vệ sức
khoẻ, an toàn cho người lao động.
3. Mục tiêu của Ecgônômi
Trong mọi hoạt động, Ecgônômi luôn luôn theo đuổi các mục tiêu nhằm tối ưu
hiệu quả hoạt động của hệ thống Con người - Đối tượng kỹ thuật - Môi trường lao
động, mà ta có thể gọi tắt là hệ thống Người - Máy - Môi trường. Ecgônômi làm thích
ứng lao động với các khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý và tâm lý, đảm bảo
cho lao động được tiến hành với hiệu quả cao nhất, với tổn hao sinh học thấp và đảm

bảo an toàn cho con người.
Chúng ta có thể hình tượng hoá mối tương thích giữa con người với đối tượng
kỹ thuật và môi trường như trên sơ đồ:

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

7


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Hình 1.1 Quan hệ người – máy – môi trường.
Từ phân tích trên cho thấy mục tiêu của Ecgônômi là:
- Hướng tới việc loại trừ mọi nguy hại cho sức khoẻ của con người;
- Hướng tới sự tiện nghi cho con người, tức là làm cho các đối tượng kỹ thuật phù hợp
với các khả năng hữu hạn của con người, có tác dụng động viên các quá trình tâm lý,
sinh lý, hạn chế mệt mỏi và thúc đẩy khả năng lao động lâu dài mà không làm ảnh
hưởng đến sức khoẻ của con người;
- Hướng tới tối ưu các tổn hao sinh học trong quá trình lao động;
- Làm cho lao động có hiệu quả cao (tăng năng suất và chất lượng của lao động);
Vậy, mục tiêu chính của ecgônômi là làm cho công cụ, thiết bị, công việc phù
hợp với con người chứ không phải là làm cho con người phù hợp với công việc,
công cụ, thiết bị.
4. Nguyên tắc chính của Ecgônômi đối với hệ thống lao động:
- Đối với không gian làm việc và phương tiện lao động: Cấu trúc không gian vị trí làm
việc phải đảm bảo an toàn, tiện nghi cho 90% người sử dụng (từ P5 đến P95). Tư thế,
lực cơ, chuyển động của cơ thể; khả năng tiếp nhận thông tin từ các phương tiện phản
ánh thông tin, đặc tính chuyển động của cơ thể phải đảm bảo an toàn và tiện nghi.

- Đối với môi trường lao động: Đảm bảo kích thước không gian di chuyển, thao tác.
Trao đổi không khí, cân bằng nhiệt, màu sắc, âm thanh, rung động, bức xạ phải đảm
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

8


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

bảo nằm trong giới hạn cho phép.
- Đối với quá trình lao động: Bảo đảm an toàn, sức khỏe, tiện nghi để thực hiện mục
tiêu lao động. Loại trừ quá tải và dưới tải – giới hạn trên và dưới của chức năng sinh lý,
tâm sinh lý.
Để đạt được mục đích, đối tượng nghiên cứu của Ecgônômi không đơn thuần
chỉ là con người trong hoạt động lao động, mà ở mọi nơi, mọi chỗ làm việc hay sinh
hoạt, vui chơi giải trí, con người đều chịu tác động của rất nhiều yếu tố xung quanh.
Nếu trong điều kiện sản xuất, đó là sự tác động của thiết bị, máy móc, của chính quá
trình công nghệ, của việc tổ chức vị trí lao động đó và môi trường lao động do chính
quá trình sản xuất đó tạo nên. Những yếu tố điều kiện lao động này không ngừng tác
động trực tiếp đến người lao động. Bởi vậy, nghiên cứu tác động tương hỗ giữa con
người với điều kiện lao động và từng yếu tố của điều kiện này hay mối tác động tương
hỗ giữa các yếu tố Người-Máy-Môi trường là đối tượng nghiên cứu của Ecgônômi.
Tuy nhiên cũng cần biết rằng trong một số trường hợp đặc biệt, khi con người hoạt
động, sử dụng công cụ, thiết bị để đạt một mục đích cụ thể khác như trong lĩnh vực
quân sự, trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ, chúng ta không thể đòi hỏi công cụ, thiết bị
(ở đây là thiết bị, khí tài như con tàu vũ trụ, xe tăng, máy bay chiến đấu...) phải phù
hợp, tiện nghi đối với con người, mà chúng ta phải chấp nhận mục tiêu hàng đầu là tính
năng, tác dụng của thiết bị, khí tài đó và cần phải tuyển chọn con người một cách kỹ

lưỡng, bảo đảm phù hợp với những yêu cầu đặt ra của thiết bị, khí tài và phải huấn
luyện, tập luyện cho họ có thể thích ứng để làm việc, thao tác với thiết bị, khí tài đó.
Đây là trường hợp đặc biệt của Ecgônômi.
5. Các hướng phát triển và ứng dụng của Ecgônômi:
Ecgônômi phát triển theo hai hướng là Ecgônômi dự phòng hay còn gọi là
Ecgônômi thiết kế và Ecgônômi sửa chữa hay còn gọi là Ecgônômi can thiệp.
* Với ý nghĩa dự phòng: Ecgônômi có thể tham gia tích cực trong chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho mọi đối tượng, đồng thời hạn chế các tác hại do môi trường và điều kiện
lao động không thuận lợi. Thiết kế một nhà máy, một qui trình công nghệ, một công cụ
phải dựa trên sự hiểu biết về Ecgônômi, nghĩa là thấy rõ sự hạn chế của khả năng con
người, biết tôn trọng những đặc điểm hình thái, sinh lý, tâm lý của người lao động thì

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

9


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

không những tăng được năng suất mà lại còn tránh được cho người lao động các tai
nạn và bệnh tật không muốn có. Trong mục đích dự phòng, Ecgônômi can thiệp ngay
từ giai đoạn thiết kế.
- Địa điểm xây dựng nhà máy: Bản thiết kế phải kèm theo những giải thích về quá trình
sản xuất, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc nhiễm bẩn không khí, đất, nước và lan
truyền tiếng ồn sang khu dân cư và dự kiến cách xử lý... Nhà Ecgônômi tham gia xét
duyệt và góp ý về các tiêu chuẩn vệ sinh-sinh lý và ecgônômi ngay từ khi còn trong
giai đoạn thiết kế.
- Thiết kế dây truyền công nghệ, máy móc: Thiết kế phải làm giảm gánh nặng thể lực,

tâm thần và gánh nặng do môi trường, đề xuất các cải tiến để thích nghi gánh nặng lao
động và gánh nặng môi trường đối với khả năng chịu đựng của con người. Muốn làm
được điều đó, ngay từ giai đoạn thiết kế mỗi sản phẩm phải tính đến các đặc điểm liên
quan đến người sử dụng như; tuổi, giới, đặc điểm nhân trắc, thể lực, trình độ học vấn,
phong tục tập quán… Ecgônômi làm nhiệm vụ cung cấp các thông tin trên, đồng thời
giám sát việc thực hiện các yêu cầu đó.
- Tổ chức lao động khoa học: Ecgônômi nghiên cứu định mức lao động, hoàn thiện và
hợp lý hóa các thao tác, áp dụng phương pháp lao động theo các nguyên tắc Ecgônômi
(tiết kiệm và hợp lý hóa cử động, thao tác…), quy định chế độ lao động và nghỉ ngơi…
Ecgônômi còn nghiên cứu hình thức tổ chức lao động khoa học, cách bố trí mặt bằng
thao tác cho thuận lợi, phù hợp với các nguyên tắc Ecgônômi về vùng thao tác và
trường thị giác.
- Tuyển chọn nghề nghiệp: Mặc dù Ecgônômi luôn tuân thủ theo phương châm làm
cho công việc phù hợp với con người, nhưng đối với một số công việc có những đòi
hỏi thích nghi nghề nghiệp đặc biệt thì Ecgônômi tham gia tuyển chọn những người có
khả năng thích nghi tốt với nghề nghiệp đó.
* Hướng Ecgônômi sửa chữa được phát huy rộng rãi ở những nơi có bất hợp lý trong
quá trình lao động, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Do điều kiện và trình độ kinh
tế, đa số các thiết bị máy móc và công cụ ở các nước đang phát triển đều nhập từ các
nước phát triển, nơi có các điều kiện kinh tế và xã hội rất khác biệt. Các đặc điểm về
nhân trắc, thể lực, sinh lý, cơ sinh và tâm sinh lý cũng có nhiều điểm khác biệt giữa các
nước, các dân tộc. Chính vì vậy, trong quá trình vận hành các trang thiết bị, máy móc,
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

10


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN


dụng cụ nhập khẩu có thể phát sinh các yếu tố bất hợp lý, có hại, nguy hiểm làm ảnh
hưởng đến người lao động và tăng nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN. Trong bối cảnh đó,
cần có sự can thiệp của Ecgônômi bằng những giải pháp cải thiện hợp lý. Ecgônômi
sửa chữa thường được thực hiện theo 4 giai đoạn:
- Phát hiện (chẩn đoán) dựa trên sự phân tích các hoạt động nghề nghiệp (quay phim,
chụp ảnh các tư thế làm việc, quan sát biểu đồ sinh lý, phân tích các sự cố,...)
- Thử nghiệm: Dùng thử nghiệm phân tích các biểu đồ đã chọn.
- Ứng dụng: Cải tạo các bất hợp lý theo các thử nghiệm thành công.
- Đánh giá: Quan sát hành vi NLĐ dựa vào các hiệu quả (chất lượng, số lượng, trị giá
sản phẩm, an toàn thiết bị, an toàn con người, sức khoẻ, ổn định nhân sự).
6. Nhân trắc học Ecgônômi với chỗ làm việc:
Người lao động phải làm việc trong tư thế gò bó, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài,
thường bị đau lưng, đau cổ và căng thẳng cơ bắp. Hiện tượng bị chói lóa do chiếu sáng không
tốt làm giảm hiệu quả công việc, gây mệt mỏi thị giác và thần kinh, tạo nên tâm lí khó chịu.
dưới đây là hình ảnh minh họa về nội dung này:

Hình 1.2: Lực tác động lên cột sống trong các tư thế nâng vật nặng
Sự khác biệt về chủng tộc và nhân chủng học cần được chú ý, khi nhập hay
chuyển giao công nghệ của nước ngoài có sự khác biệt về cấu trúc văn hóa, xã hội, có thể
dẫn đến hậu quả xấu. Chẳng hạn người châu Á nhỏ bé phải làm việc với máy móc,
phương tiện được thiết kế cho người châu Âu to lớn… Các hình ảnh dưới đây sẽ minh
họa cho nội dung này:
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

11


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG


SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Hình 1.3: Các tư thế làm việc không hợp lí do cấu trúc công nghệ của máy móc nhập khẩu
gây ra.
Nhân trắc học Ecgônômi với mục đích nghiên cứu những tương quan giữa
người lao động và các phương tiện lao động với yêu cầu đảm bảo sự thuận tiện
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

12


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

nhất cho người lao động khi làm việc để có thể đạt được năng suất lao động cao
nhất và đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho người lao động.
- Những nguyên tắc Ecgônômi trong thiết kế hệ thống lao động:
Các đặc tính thiết kế các phương tiện kỹ thuật hoạt động cần phải tương
ứng với khả năng con người dựa trên nguyên tắc sau:
+ Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâm sinh lý và những đặc tính khác của
người lao động.
+ Cơ sở về vệ sinh lao động, về an toàn lao động.
+ Các yêu cầu về thẩm mỹ kỹ thuật.
- Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động:
+ Thích ứng với kích thước người điều khiển.
+ Phù hợp với tư thế của con người, lực cơ bắp và chuyển động.
+ Có các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi.
- Thiết kế môi trường lao động:
Môi trường lao động cần phải được thiết kế và bảo đảm tránh được tác

động có hại của các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và đạt điều kiện tối ưu cho
hoạt động chức năng của con người.
- Thiết kế quá trình lao động:
Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khỏe an toàn cho người lao
động, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ dàng thực hiện mục tiêu lao
động. Cần phải loại trừ sự quá tải gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giới
hạn trên hoặc dưới của chức năng hoạt động tâm lý của người lao động.
- Những nguyên nhân gây ra bệnh tật của người lao động:
+ Công việc lặp đi lặp lại.
+ Tư thế thao tác làm việc tĩnh bất lợi.
+ Tác động phối hợp của yếu tố môi trường.
+ Thời gian phục hồi và nghỉ ngơi thiếu.
+ Tổ chức công việc thiếu hợp lí.
+ Các yếu tố khác.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Kiểm soát kĩ thuật: cách ly, cô lập nguy cơ, thiết kế dụng cụ.
+ Kiểm soát hành chính: rút ngắn thời gian làm việc, luân chuyển công nghệ
qui trình.
+ Kiểm soát nguy cơ đặt biệt.
+ Giảm dùng lực quá sức.
+ Giảm lặp lại của thao tác.
+ Giảm cử động khớp, tư thế tĩnh quá mức.
+ Kiểm soát nhiệt độ.
+ Phân tán stress cơ học ở tay.
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

13


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG


SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Chuyên đề 2: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG NHÓM MÁY TIỆN
1. Vị trí, đặc điểm của nghề tiện:

Hình 2.1 Chuyển động cắt gọt
- Vị trí: Tiện là phương pháp gia công cắt gọt thông dụng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong gia
công kim loại bằng cắt (khoảng 25-50 0/0) vì ngoài nguyên công tiện trên máy tiện còn có thể
khoan, khoét, doa, tarô…
- Đặc điểm: Tiện là phương pháp gia công có phoi được thực hiện bằng sự phối hợp hai
chuyển động gọi là chuyển động tạo hình gồm chuyển động chính là chuyển động quay tròn
của chi tiết và chuyển động chạy dao (chuyển động chạy dao dọc và chuyển động chạy dao
ngang)
2. Những công việc tiện cơ bản:

1. Tiện trụ ngoài

2. Tiện trụ trong

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

3. Tiện rãnh ngoài

4. Tiện cắt đứt

14


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG


SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Hình 2.2 Những công việc tiện cơ bản.
3. Giới thiệu các loại máy tiện:
3.1. Máy tiện vạn năng:
- Dùng gia công: mặt trụ ngoài, mặt trụ trong, côn trong, côn ngoài, ren vít trong , ren vít
ngoài, tiện chép hình …
- Máy Tiện ren vít vạn năng có nhiều cỡ: cỡ trung và cỡ nhỏ, cỡ để bàn và cỡ nặng.

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

15


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Hình.2.3 Máy tiện vạn năng Digital
3.2. Máy tiện cụt:

Hình.2.4. Máy tiện ren vít vạn

- Dùng gia công chi tiết có đường kính lớn : puli, vô lăng, bánh răng, tấm
đệm.v.v…
- Không có ụ động
- Mâm cặp có đường kính rất lớn.
- Số cấp tốc độ ít, số vòng quay thấp.


Hình 2.5. Máy tiện cụt
3.3. Máy tiện đứng:
- Gia công chi tiết có đường kính lớn Φ ≥ 300 mm
- Nặng, hình dáng phức tạp
- Bàn gá chi tiết nằm ngang quay theo trục thẳng đứng

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

16


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Hình 2.6. Máy tiện đứng.
3.4. Máy tiện tự động:
- Dùng gia công hàng loạt và hàng khối.
- Máy tiện tự động không chỉ thực hiện tự động toàn bộ chu trình chuyển động của dụng cụ
cắt để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, mà còn tự động thực hịên việc kẹp chặt và tháo chi tiết gia
công.

Hình 2.7. Máy tiện CNC
4. Kỹ thuật an toàn lao động.

4.1. An toàn lao động trong nghề tiện:
a. Trước khi vào ca:
Tác phong:
- Phải mặt quần áo bảo hộ lao động cho gọn gàng (Hình 2.8).
- Cổ tay áo phải cài lại hoặc xoắn lên qua khỏi khuỷu tay.

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

17


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

- Bỏ áo vào quần, tóc cuốn gọn cho vào mũ.
- Đi giày bata hoặc dép có quai hậu

Hình 2.8. Quần áo bảo hộ lao động.
Kiểm tra máy:
- Kiểm tra công tắc đóng mở máy
- Các bộ phận điều khiển, phanh hãm
- Cho máy chạy ở chế độ không tải
- Không tháo các bộ phận che an toàn.
- Nếu máy có hư hỏng phải báo ngay cho giáo viên phụ trách để xử lý kịp thời trước khi
chạy máy.
Vị trí làm việc.
- Thu dọn những vật thừa trên máy và xung quanh vị trí làm việc.
- Kiểm tra và chuẩn bị các thứ cần thiết như: bản vẽ có trên gá chưa, dụng cụ gá, dụng cụ
cắt, dụng cụ đo chi tiết gá kẹp…
- Bôi trơn sống trượt và nòng ụ động.
- Nơi làm việc phải sạch sẽ, không để nền nhà có dầu mỡ, rác bẩn, có phoi.
Mài dao.
- Không dể độ hở giữa bệ tì và đá quá lớn.
- Khi mài dao không nên mài mặt hông của đá.
- Không cố đè mạnh dao vào đá.

- Cán dao không chĩa thẳng và áp sát vào lòng bàn tay.
- Phải dùng kính hoặc mica che trước khi mài để các hạt mài không bắn vào mắt.

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

18


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Hình 2.9. Yêu cầu an toàn khi mài dao.
b. Trong khi làm việc:
Dụng cụ.
- Phải xếp riêng một vị trí, không để vật nặng đè lên thước kẹp, đồng hồ so, panme.
- Khi dùng mũi tâm cố định phải cho mỡ vào lỗ tâm của phôi, kiểm tra sự tiếp xúc giữa
mũi tâm với phần côn của lỗ tâm.
Gá kẹp.
- Chi tiết ngắn kẹp trực tiếp vào mâm cặp.
- Nếu chi tiết dài phải dùng mũi tâm ụ sau đỡ.
- Không để chìa khoá trên mâm cặp khi đã kẹp chặt hoặc tháo phôi xong.
- Không nên dùng ống tiếp nối dài thêm vào tay quay siết mâm cặp để siết mâm.
- Phải dùng chìa khoá có đầu vừa với lỗ vuông trên mâm.
Khi làm việc.
- Dùng kính bảo hiểm che vùng cắt gọt hoặc đeo kính.
- Dùng cơ cấu bẻ phoi trên dao hoặc dùng móc để lấy phoi ra bề mặt chi tiết mà không
dùng tay.
- Không dùng tay để hãm mâm cặp và chi tiết gia công.
- Không đo kiểm khi máy đang chạy.

Sau khi làm việc.
- Dừng máy, điều chỉnh các tay gạt của máy về vị trí an toàn, ngắt điện khỏi máy.
- Dùng chổi và cọ quét sạch phoi trên ổ dao và băng máy, dùng giẻ sạch để lau sạch các
dụng cụ đo, dụng cụ cắt và để vào tủ dụng cụ theo đúng vị trí qui định, sắp xếp gọn gàng
các chi tiết đã gia công.
- Bôi trơn các bề mặt làm việc trên bàn dao và băng máy, bàn giao máy và nêu rõ tình
trạng làm việc của máy cho giáo viên phụ trách.
4.2. Sắp xếp tổ chức nơi làm việc:
- Các loại dụng cụ đo,các loại calip phải được.
đặt trên tấm nỉ trên nắp hộp trục chính hoặc tủ dụng cụ.
- Các dao tiện, chìa vặn, căn đệm, búa, chìa khoá siết mâm cặp, mũi tâm đặt trên khay gỗ
đặt trên băng máy sau ụ động.
- Vị trí làm việc sạch sẽ để tránh tai nạn cho người đứng máy.
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

19


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

4.3. Vệ sinh công nghiệp:
- Nơi làm việc phải đủ ánh sáng, đảm bảo vấn đề thông gió, sưởi ấm, chống ồn, chống
rung động, an toàn về đường dây điện.
- Nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp cũng như trong toàn bộ nhà xưởng.
- Đảm bảo vệ sinh phòng cháy. Phoi, rác được để nơi riêng.
5. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong quá trình tiện:
Trong máy công cụ, máy tiện chiếm tỉ lệ cao (40%) vì máy tiện được sử dụng khá
phổ biến vì vậy nguyên nhân gây chấn thương đối với máy tiện là do tốc độ cao, phoi ra

nhiều và liên tục, phoi ra thành dây dài, quấn và văng ra xung quanh, phoi có nhiệt độ cao,
phoi vụn có thể bắn vào người đứng ở phía đối diện người đang gia công.
Khi khoan, mũi khoan lắp không chặt có thể văng ra, bàn gá kẹp phôi không chặt làm
cho vật gia công bị văng ra.
Khi mài nếu đứng không đúng vị trí, khi đá mài vỡ có thể văng ra ngoài, tay cầm
không chắc hoặc khoảng cách ngắn làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay công nhân.
Các cơ cấu truyền động trong các máy công cụ nói chung như bánh răng, dây cu
roa… cũng có thể gây ra tai nạn. Áo quần công nhân không đúng cỡ, không gọn gàng, có thể
bị quấn vào máy và gây nên tai nạn.
Những hình ảnh minh họa các tai nạn lao động xảy ra trong đời sống sản xuất
thật:

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

20


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Hình 2.10: Đầu và phần trên cơ thể của người công nhân bị bẻ gãy do mặc áo lỏng lẻo bị
quấn vào mâm cặp máy tiện đang chuyển động quay.
Nguồn:
/>
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

21



BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Hình 2.11: Ngón tay trỏ bị đứt do phoi máy tiện cắt.

Hình 2.12: Bàn tay bị máy tiện xé do đeo bao tay trong khi tiện

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

22


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Hình 2.13: Máy mài góc nhúng vào chân.

Hình 2.14: tai nạn thảm khóc do lỗi trang phục không đúng quy định khi tiện
GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

23


BÀI TẬP AN TOÀN LAO ĐỘNG

SVTH: TRẦN QUỐC SƠN

Lời bàn: Đa số các vụ tai nạn lao động ở trên chủ yếu là do ý thức của người công nhân đứng

máy, họ ko tuân thủ theo quy định đồng phục tại xưỡng tiện như là mặc áo quần xọc xạch,
không xăn tay áo hoặc không cài cúc áo, mang bao tay trong quá trình làm việc. Thứ 2 việc
giáo dục cho công nhân về an toàn lao động ở các xưỡng, xí nghiệp, công ty chưa thực sự hiệu
quả và ở nhiều nơi thậm chí không giảng dạy cho công nhân về mức độ nguy hiểm của ngành
nghề, về tính an toàn trong lao động. Thứ 3 là việc kiểm tra, quản lý xem công nhân có làm
theo đúng quy trình gia công, tác phong làm việc còn lỏng lẻo khiến người công nhân xem
nhẹ việc thực hiện các quy định về an toàn dẫn đến các tai nạn đáng tiếc.
Phòng tránh: Các tai nạn đáng tiếc này hoàn toàn có thể phòng tránh nếu người lao động và
người sử dụng lao động thực hiện đúng kỹ thuật an toàn lao động trong nghề tiện cùng 1 số
biện pháp sau:
-

Công nhân sau khi được đào tạo phải được giảng dạy về an toàn lao động đối với
ngành nghề của mình
Chủ sử dụng lao động phải đầu tư trang phục đúng quy định, và kiểm tra trang phục
trước khi công nhân đứng máy
Dán các quy định về an toàn tại xưởng ở những vị trí dễ dàng quan sát.

Trên đây chỉ là các nguyên nhân và giải pháp chung cho 1 số trường hợp tại nạn lao động
trong ngành nghề Tiện. Ngoài ra tùy vào các trường hợp cụ thể để các định được nguyên nhân
chính xác dẫn đến tai nạn lao động cũng như tìm ra biện pháp cụ thể để phòng tránh và trách
nhiệm của từng cá nhân trong các trường hợp cụ thể.

GVHD: TH.S NGUYỄN THANH VIỆT

24




×