Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BẢO HỘ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.1 KB, 2 trang )

BẢO HỘ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Mục đích yêu cầu
- Bảo hộ an toàn lao động (BHATLĐ) là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, tổng
hợp các luật lệ, chế độ, các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật nhằm để phòng ngừa tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp. Thực hiện tốt chính sách bảo hộ lao động sẽ không ngừng
cải thiện điều kiện làm việc, giảm nhẹ sức lao động, dần đi đến triệt tiêu tai nạn, bệnh
tật phát sinh trong quá trình sản xuất, tăng cường sức khỏe, bảo vệ tính mạng của người
lao động.
- Bảo hộ lao động còn thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội, sự quan tâm, chăm sóc
của Đảng, Nhà nước và Công đoàn đối với người lao động, tạo điều kiện cho người lao
động gắn bó với cơ quan, tổ chức, cống hiến ngày càng nhiều cho cơ quan xí nghiệp.
- Lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể các đơn vị phải nghiêm túc chấp hành theo quy
định của Nhà nước, dụng cụ trang cấp cho người lao động cần đảm bảo đúng, đủ, phù
hợp, an toàn và tiết kiệm.
2. Quy trình thực hiện
2.1. Lập Kế hoạch cấp trang thiết bị BHATLĐ (tháng 8)
- Tháng 8 hàng năm, Phòng TCCB ban hành văn bản triển khai để các đơn vị lập kế
hoạch đề nghị trang bị BHLĐ cho năm học sau.
- Cán bộ phụ trách công tác KTAT-BHLĐ các đơn vị: căn cứ các văn bản hướng dẫn về
trang cấp dụng cụ BHLĐ hiện hành, điều kiện làm việc thực tế của CB-CC, của đơn vị,
đối chiếu với danh sách được duyệt năm trước lập Danh sách đề nghị trang cấp BHLĐ
của đơn vị (mẫu 3.3.2) trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt.
* Các văn bản hiện hành: Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH, ngày 28/05/1998
của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân; Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg, ngày 26/03/1998 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao
động trong tình hình mới; Chỉ thị 25/1999/CT-BGD&ĐT, ngày 31/05/1999 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chữc thực hiện công tác
bảo hộ lao động trong ngành Giáo dục-Đào tạo...
- Hồ sơ gởi về Trường: Công văn đề nghị (mẫu 3.3.1) trong đó cần thuyết minh chi tiết
đối với những đối tượng mới đề nghị cấp hoặc cấp thêm dụng cụ mới ngoài danh mục


quy định, như: điều kiện ô nhiễm, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thời gian người lao
động làm việc trong điều kiện nguy hiểm...
2.2. Xét duyệt cấp Trường (tháng 9)
- Phòng TCCB, Phòng QT-TB phối hợp thường trực Ban Kỹ thuật AT-BHLĐ Trường
tham mưu Ban Giám hiệu xét duyệt trang bị BHLĐ hàng năm.
2.3. Tổ chức cấp phát và kiểm tra sử dụng (tháng 9+10)
2.3.1. Phòng TCCB: thông báo kết quả xét duyệt đến các đơn vị. Phối hợp với Ban
Kỹ thuật AT-BHLĐ Trường trong việc kiểm tra tình hình sử dụng trang thiết bị BHLĐ
trong Trường.
2.3.2 . Phòng Quản trị-Thiết bị: lập kế hoạch dự trù mua sắm, cấp phát trang thiết bị
BHLĐ cho các đơn vị trong Trường theo kết quả xét duyệt của Trường. Phối hợp với
Ban Kỹ thuật AT-BHLĐ Trường trong việc kiểm tra tình hình sử dụng trang thiết bị
BHLĐ trong Tr ường.
2.3.3. Đơn vị: Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm nhắc nhở, kiểm tra cán bộ phụ
trách đơn vị mình:
- Kiểm tra, đối chiếu giữa kết quả xét duyệt và đề nghị của đơn vị.
- Liên hệ Phòng Quản trị-Thiết bị để thống nhất các yêu cầu về số lượng, chất lượng
trang thiết bị BHATLĐ; nhận trang thiết bị BHATLĐ về cấp phát và thực hiện các quy
định thanh quyết toán khác (nếu có).
- Đề xuất, tổ chức công tác kiểm tra công tác thực hiện về an toàn lao động, sử dụng
trang thiết bị BHLĐ thuộc đơn vị mình quản lý và đề xuất, kiến nghị khi cần thiết.
2.3.4. Ban Kỹ thuật AT-BHLĐ Trường: giúp Ban Giám hiệu trong công tác đề xuất
việc cấp phát trang thiết bị BHATLĐ cho phù hợp và kiểm tra tình hình sử dụng trang
thiết bị BHATLĐ trong toàn Trường; đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan đến chế
độ cấp phát, tình hình sử dụng trang thiết bị BHATLĐ khi cần thiết.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×