Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn quận hoàng mai – thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.7 KB, 54 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................4
PHẦN MỞĐẦU.....................................................................................................5
I- LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ..........................................................................
II- MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ.....................................................................
III. NHIỆM VỤCỦA CHUYÊN ĐỀ...................................................................
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂCỦA CHUYÊN ĐỀ......................................
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................
PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................9
CHƯƠNG I: CƠSỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG THỨC TẬP HỢP
ĐOÀN KẾT THANH NIÊN..............................................................9
I. CƠSỞLÝ LUẬN............................................................................................
1. Một số khái niệm cơ bản.........................................................................
1.1. Khái niệm về thanh niên......................................................................
+ Theo Luật thanh niên: "Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ
16 tuổi đến 31 tuổi"..............................................................................
2. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, t ư t ưởng
Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về công tác tập hợp đoàn kết thanh niên.................................................
2.1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác tập hợp
đoàn kết thanh niên..................................................................................
2.2. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tập hợp đoàn kết
thanh niên..................................................................................................
Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết, tập hợp thanh niên thông qua
phong trào hành động cách mạng là nhằm tạo cho tuổi trẻ cơ hội
phát huy mọi tiềm năng đang ẩn chứa bên trong thành hành động,
làm nên những điều kỳ diệu, đồng thời phong trào cách m ạng tự
bản thân nó có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với thanh niên. Người
viết: "Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phai liên h ệ ch ặt
chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội". Thông qua hành động


cách mạng, thanh niên không những có điều kiện để cống hi ến, để
khẳng định mình mà còn là môi trường để rèn luyện hình thành
những phẩm chất tốt đẹp của con người bởi lẽ đạo đức cách mạng
không phải là từ trên trời rơi xuống mà nó phải do rèn luy ện h àng
ngày mới có, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
1


càng trong. Những luận điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề đo àn
kết, tập hợp thanh niên được thể hiện sinh động trong thực tiễn
cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Kế thừa và phát huy tư
tưởng của Người Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến
nhiệm vụ lãnh đạo công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận l ợi cho các
tổ chức thanh niên hoạt động... Chính vì lẽ đó, Đảng đã cuốn hút
đại bộ phận thanh niên hăng hái tham gia sự nghiệp cách m ạng do
Đảng lãnh đạo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, tập h ợp thanh
niên có giá trị to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Tư t ưởng
của Người tiếp tục soi sáng cho sự nghiệp đổi mới đất nước, cho
phong trào thanh niên và công tác thanh niên trong hiện tại và
tương lai....................................................................................................
2.3. Quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác tập
hợp đoàn kết thanh niên...........................................................................
II. CƠSỞTHỰC TIỄN.....................................................................................
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐOÀN KẾT TẬP HỢP.......21
THANH NIÊN CỦA QUẬN HOÀNG MAI - THÀNH PHỐHÀ NỘ..................21
I
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ H ỘI CỦA QUẬN HOÀNG
MAI - THÀNH PHỐHÀ NỘ.....................................................................
I

1. Về vị trí địa lý........................................................................................
2. Về kinh tế - văn hoá - chính trị - xã hội..............................................
3. Về chính trị – xã hội...........................................................................
4. Về văn hoá - xã hội...............................................................................
II. THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG THỨC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH
NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI – THÀNH PHỐHÀ N ỘI
....................................................................................................................
1. Đặc điểm tình hình hiện nay...............................................................
2. Tình hình tổ chức Đoàn – Hội - Đội..................................................
3. Các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên ở quận Hoàng Mai
- thành phố Hà Nội trong thời gian qua.............................................
4. Những mặt mạnh, yếu...........................................................................
5. Bài học kinh nghiệm:............................................................................
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP........................................38

2


I. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG TH ỨC
ĐOÀN KẾT TẬP HỢP THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG
MAI – THÀNH PHỐHÀ NỘ...................................................................
I
1. Giải pháp về phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên......................
2. Giải pháp về chế độ chính sách đối với đội ngũ cán b ộ Đoàn –
Hội - Đội.............................................................................................
II. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ:.............................................................................
1. Đối với cấp uỷ Đảng:..............................................................................
2. Đối với chính quyền:.............................................................................
3. Đối với các ban ngành đoàn thể:...........................................................
4. Đối với tổ chức Đoàn cấp trên:..............................................................

5. Với bản thân nghiên cứu tổ chức Đoàn – Hội ở Quận:......................
6. Với cấp Đoàn – Hội cơ sở:..................................................................
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................54

3


LỜI CẢM ƠN

Trước những yêu cầu thực tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện
nay việc đoàn kết tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn ở cơ sở là một vấn đề
hết sức cần thiết. Tại các cơ sở Đoàn của quận Hoàng Mai vấn đề thu hút tập
hợp, đoàn kết thanh niên đã trở thành một mắt xích trọng yếu trong việc xây
dựng tổ chức Đoàn ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Trong suốt thời gian học tập, hoạt động và rèn luyện tại Học viện
Thanh thiếu niên Việt Nam cùng với sự quan tâm giảng dạy nhiệt tình của các
thầy cô giáo bản thân em đã được trang bị những kiến thức lý luận, những kỹ
năng nghiệp vụ cần thiết trong công tác Đoàn - Hội - Đội. Thời gian học tập
tại Học viện đã kết thúc em trở về quận Hoàng Mai thực tập và viết chuyên đề
tốt nghiệp với đề tài “Các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên trên
địa bàn quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội”.
Sau một thời gian thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp, đến nay
chuyên đề đã hoàn thành. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng
uỷ, Ban Giám đốc Học viện, các thầy cô giáo ở Học viện Thanh thiếu niên
Việt Nam và đặc biệt là cô giáo Mai Thị Thơm đã hướng dẫn em trong quá trình
thực hiện chuyên đề này. Để hoàn thành chuyên đề này, ngoài nỗ lực và cố gắng
của bản thân em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Đảng uỷ,
chính quyền, các ban ngành đoàn thể quận Hoàng Mai, các đồng chí cán bộ
Quận đoàn Hoàng Mai và các đồng chí đoàn viên, thanh niên cơ sở đoàn.

Vì bước đầu nghiên cứu, chưa có kinh nghiệm, khả năng còn hạn chế
nên trong quá trình viết chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, cùng các đồng chí
và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn.

4


PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục bồi dưỡng thanh niên,
phát huy vai trò làm chủ tiềm năng to lớn của thanh niên, trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết hội nghị lần thứ năm
BCHTW khoá VII khẳng định:
“Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế
kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn phụ
thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh
niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những
nhân tố quyết định thành bại của cách mạng". (ĐSC Việt Nam: Văn kiện Hội
nghị lần thứ IV BCH TW khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993,
trang 82).
Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh quốc tế biến động phức
tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát
triển kinh tế tri thức, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn
nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Nhà nước và xã hội cần tăng cường đầu tư “chăm lo để lực lượng thanh niên
phát triển, trưởng thành nhanh chóng và cống hiến nhiều nhất cho đất nước”..
Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau tổ chức

Đoàn đã thu hút đoàn kết tập hợp thanh niên và phát huy sức mạnh to lớn vai
trò xung kích của thanh niên đi đầu trong việc thực hiện thắng lợi chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội.
Trước những yêu cầu đổi mới cách mạng hiện nay nhiệm vụ tập hợp
đoàn kết thanh niên cần phải có nội dung và hình thức phù hợp với từng đối
tượng ở từng vùng, từng miền nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh niên.
Trong những năm qua tổ chức Đoàn trên địa bàn quận Hoàng Mai - Thành phố
Hà Nội đã có những chuyển biến rõ rệt về nội dung và hình thức sinh hoạt
5


phù hợp với nhu cầu nguyện vọng đoàn viên thanh niên. Các cấp uỷ Đảng,
chính quyền đã có sự quan đến công tác tập hợp thanh niên trên địa bàn
quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế: Công tác Đoàn và phong trào thanh
thiếu niên còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp bởi vì: Thanh niên đi làm ăn
nhiều, ít tham gia vào các hoạt động của Đoàn, hoạt động Đoàn - Hội - Đội
chưa được thường xuyên, liên tục. Đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội ít được bồi
dưỡng, đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ nên năng lực hoạt động còn hạn chế,
hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.
Gắn liền với thực tiễn quận Hoàng Mai trong những năm qua, Đoàn
thanh niên và hội liên hiệp thanh niên quận đã cố gắng tìm ra những hình
thức, phương pháp đoàn kết tập hợp thanh niên, tuy về số lượng đoàn viên
thanh niên có tăng phong trào có nhiều bước tiến đáng kể, nhưng vẫn còn một
số hạn chế và đây là những vấn đề cấp bách mà nhiều cá nhân và tập thể đề
cập đến, song vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào vấn đề "các phương thức
tập hợp, đoàn kết thanh niên" trên địa bàn Quận. Qua đó hiểu được nhu cầu,
nguyện vọng của thanh niên để tổ chức phong trào hoạt động cho phù hợp với
từng lứa tuổi. Vì vậy, em đã chọn: “Các phương thức tập hợp đoàn kết
thanh niên trên địa bàn quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội” làm chuyên

đề tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị của mình.
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả
công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn quận Hoàng Mai - Thành phố
Hà Nội trong thời gian tới.
II- MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ

Trên cơ sở khảo sát thực tế làm rõ thực trạng công tác đoàn kết tập hợp
thanh niên ở địa bàn quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội, tìm hiểu và rút ra
bài học cần thiết và nêu ra những giải pháp thiết thực, kiến nghị cụ thể để
nâng cao hiệu quả công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trong thời gian tới.
III. NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN ĐỀ

6


1. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tập hợp đoàn kết thanh
niên hiện nay.
2. Khảo sát thực trạng công tác tập hợp thanh niên trên địa bàn quận
Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội.
3. Tìm hiểu những kết quả thực trạng cũng như thuận lợi khó khăn của
công tác tập hợp đoàn kết thanh niên hiện nay.
4. Đề xuất giải pháp thiết thực với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cấp
bộ Đoàn nhằm nâng cao chất lượng công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trên
địa bàn quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ CỦA CHUYÊN ĐỀ

1. Đối tượng nghiên cứu:
Các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn quận
Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội.
2. Khách thể nghiên cứu:

- Đoàn viên thanh niên trên địa bàn quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội
- Đội ngũ cán bộ đoàn viên thanh niên, cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ
sở.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Về không gian: Tổ chức Đoàn quận Hoàng Mai - Thành phố Hà
Nội.
2. Về thời gian: Từ năm 2005 đến nay
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a. Phương pháp quan sát
b. Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu
c. Gặp gỡ đối thoại với đoàn viên cơ sở
d. Tổng hợp báo cáo tổng kết các cấp bộ đoàn .
e. Phân tích số liệu tổng hợp đối chiếu so sánh

7


8


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA PHƯƠNG THỨC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm về thanh niên

+ Theo Luật thanh niên: "Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16
tuổi đến 31 tuổi"
+ Theo Đoàn thanh niên: Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có
tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ tổ
quốc; là chủ nhân tương lai của dân tộc của đất nước.
1.2. Khái niệm công tác thanh niên: là những hoạt động của Đảng,
Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho
thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức
sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc.
1.3. Khái niệm Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: là tổ chức
chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những
thanh niên tiên tiến phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh.
1.4. Khái niệm về tập hợp, đoàn kết thanh niên
+ Khái niệm về tập hợp: là sự tự nguyện của thanh niên có mục đích có
tổ chức rõ ràng nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của tuổi trẻ.
+ Khái niệm về đoàn kết: là sự thống nhất trong tư tưởng và hành động, nó
thể hiện ý chí vươn lên trong học tập, lao động và trong công tác thanh niên.
1.5. Khái niệm về phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên
9


Là các cách thức để mọi lực lượng xã hội cuốn hút thanh niên, tập hợp
họ lại, giáo dục họ đi theo lý tưởng, mục tiêu của mình.
Bao gồm cả nội dung và hình thức, cả phương tiện công cụ, phương
pháp, biện pháp, nó cũng bao gồm cả các loại hình, mô hình thực tiễn và các
xu thế hợp quy luật... Do đó, phương thức đoàn kết tập hợp thanh niên là hết

sức đa dạng, phù hợp, vấn đề là tổng kết lại và vận dụng một cách sáng tạo
vào từng hoàn cảnh lịch sử phù hợp mà thôi.
2. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về
công tác tập hợp đoàn kết thanh niên
2.1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác tập
hợp đoàn kết thanh niên
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại về vấn đề thanh niên đã
đựơc tất cả các quốc gia, các dân tộc, các thời đại coi là một vấn đề có tầm
quan trọng đặc biệt, trobng kho tàng trí thức của loài người đã được giữ lại
những tư tưởng quan điểm các quy trình nghiên cứu của các nhà khoa học,
nhà sư pham, các doanh nghiệp, doanh nhân văn hoá về thanh niên.
Khi nghiên cứu việc xã hội và quy luật phát triển của xã hội chủ nghĩa
Mác đã khẳng đinh "Tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào
việc giáo dục thế hệ thanh niên đang lớn lên".
C.Mác coi thanh niên là cội nguồn của cả dân tộc và giai cấp công nhân,
đề cập đến vấn đề thanh niên Ăngghen cũng đề xuất tư tưởng của mình
"Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị và cuộc sống hiện tại đã và đang
lôi kéo cuốn hút thanh niên và phong trào hoạt động chính trị". Ăngghen coi
thang niên là lực lượng quần chúng đông đảo đang trưởng thành, đang phát
triển và coi công tác thanh niên là một nhiệm vụ mang ý nghĩa chiến lược lâu
dài, ông đã đưa ra quan điểm "Đội quân xung kích của Đảng chính thế hệ trẻ
là nguồn bổ sung dồi dào nhất của Đảng". Phát triển những luận điểm cơ bản
của C.Mác và Ăngghen trong điều kiện mới Lênin coi "Tập hợp đoàn kết

10


thanh niên" là vấn đề quan trọng. Người đã nêu luận điểm "Là người cộng
sản tức là phải tổ chức và tập hợp, đoàn kết thế hệ thanh niên…".

Lênin đã chỉ cho chúng ta thấy rõ vai trò cách mạng to lớn của thanh
niên và để tập hợp đoàn kết thanh niên, cần phải xây dựng những tổ chức
rộng rãi thanh niên, không có tổ chức thì Đảng không nắm được thanh niên.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải là nòng cốt tạo những loại hình thích hợp với
yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng với từng trình độ đặc biệt và tâm lý của
thanh niên.
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” đó là những luận điểm của
học thuyết Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử. Điều đáng
chú ý là sức mạnh “tự phát” mà là sức mạnh “tự giác” có tổ chức. Chính vì
thế VI-Lênin đã nêu rất sớm về khẩu hiệu “hãy tổ chức lại”. Lênin cho rằng
khẩu hiệu đó phải được thực hiện lập tức bởi vì nếu chúng ta không tỏ ra
mạnh dạn có sáng kiến trong việc thành lập những tổ chức mới thì chúng ta từ
bỏ những tham vọng rỗng tuếch, do vậy quán triệt luận điểm này phải nắm bắt
được cốt lõi của vấn đề quần chúng “tổ chức lại” nếu không “tổ chức lại” thì
sức mạnh của số đông chỉ là sức mạnh tự phát, thiếu định hướng.
Phải tổ chức và đoàn kết toàn thể thế hệ thanh niên, khi bàn về nhiệm
vụ của thanh niên, Lênin đã nêu luận điểm “Là người cộng sản tức là phải
tổ chức và đoàn kết thế hệ thanh niên, bởi vì phải từ ý chí của hàng triệu,
hàng chục triệu người sống lẻ loi rời rạc phân tán mà dựng nên một ý chí
thống nhất”.
Đồng thời Lênin còn khẳng định: “Không có sự đoàn kết đó, không có
kỉ luật tự giác thì sự nghiệp của chúng ta sẽ không có hy vọng gì cả. Từ lúc
sinh đến lúc trưởng thành mỗi người thanh niên tất yếu phải tham gia vào
các nhóm dân cư xã hội khác nhau (tập hợp đầu tiên là họ gia nhập là những
hệ thống giáo dục quốc dân và lao động xã hội, tập hợp này mang tính chất
tất yếu để đảm bảo cho mỗi thành viên có thể tồn tại phát triển trong cộng
đồng xã hội)”.
11



Ngay từ đầu thế kỉ XX, trong điều kiện nước Nga có kém phần phát triển
Lênin đã nêu lên nhận xét: “Hàng ngàn tổ chức hiện đang mọc lên khắp nơi
không cần đến chúng ta không có một mục tiêu cương lĩnh nào cả mà chỉ do
ảnh hưởng của tình hình” chính vì vậy ta phải đoàn kết tập hợp họ lại tạo
thành sức mạnh vô biên.
Đề phòng căn bệnh bảo thủ trong tổ chức tập hợp thanh niên. Lênin đã
phê phán trong tác phẩm “Nhiệm vụ mới và học lượng mới”, “lấy khối trí óc
và kinh nghiệm của mình mà giáo dục họ, cỗ vũ họ bằng sáng kiến cách mạng
của mình” và nếu cán bộ tổ chức nào không làm được như thế thì tốt hơn hết
nên rút lui để cho lực lượng trẻ mà nghị lực của lượng này thi có thừa đủ để
có thể lãnh đạo xây dựng đất nước.
2.2. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tập hợp đoàn
kết thanh niên
Trên cơ sở phương pháp luận Mac-xít và vốn hiểu biết thực tiễn phong
phú, Hồ Chí Minh phát hiện thấy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ trong cuộc
đấu tranh cách mạng và xây dựng xã hội mới. Người hiểu tuổi trẻ tiêu biểu
cho sức sống, sức phát triển của một dân tộc, là lực lượng xã hội đông đảo,
hăng hái, nhạy cảm với cái mới, giàu ước mơ và nghị lực, sẵn sàng xả thân hi
sinh vì lí tưởng cao đẹp, do vậy thanh niên có vị thế đi đầu trong hầu hết các
lĩnh vực và trở thành động lực chủ yếu của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tiềm năng của thế hệ trẻ là vô cùng to
lớn nhưng để hiện thực hoá các tiềm năng đó trước hết cần tập hợp họ lại
trong một tổ chức cách mạng. Người chỉ rõ, hạt nhân để đoàn kết, tập hợp
thanh niên phải là Đoàn thanh niên cộng sản. Với sự chuẩn bị tích cực về cơ
sở lí luận và tổ chức của Hồ Chí Minh sau một năm khi Đảng cộng sản Việt
Nam ra đời, vào ngày 26/03/1931 Đoàn thanh niên cộng sản được thành lập.
Thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, theo Hồ Chí Minh, thì
Đoàn thanh niên cần thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng tổ chức

12



đoàn vững mạnh cả về số lượng và chất lượng. Người nêu rõ: “tổ chức của
Đoàn phải rộng hơn của Đảng". Đoàn muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đông
đảo thanh niên thì: "Về phần mình Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình
thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách
rộng rãi và vững chắc". Hồ Chí Minh cũng đề cao vai trò của Đoàn thanh
niên trong việc tổ chức, tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên đồng thời
Người chủ trương tập hợp lớp trẻ dưới nhiều hình thức đa dạng nhằm lôi cuốn
đông đảo thanh niên thuộc các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội,
thông qua đó để thanh niên được giác ngộ, được giáo dục được cống hiến và
trưởng thành. Mặt khác, thông qua tổ chức này Đảng nắm được lực lượng
thanh niên và phát huy được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách
mạng, chống lại âm mưu của các thế lực thù địch đang tìm mọi cách phá hoại
phong trào thanh niên, đẩy thanh niên rời xa Đảng, xa rời cách mạng. Năm
1946 Hồ Chí Minh chủ trương thành lập Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
với nhiệm vụ động viên tất cả mọi tầng lớp thanh niên hăng hái tham gia
phong trào tòng quân giết giặc, tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Trong việc tập hợp thanh niên, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh tầm quan trọng
xây dựng đoàn kết rộng rãi, vững chắc, trong đó đặc biệt nhấn mạnh mối quan
hệ đoàn kết giữa Đoàn với Hội, giữa các tầng lớp thanh niên với nhau, giữa
các vùng, miền địa phương với nhau không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo,
giới tính, trình độ, thành phần xuất thân... bởi vì Người quan niệm rằng "Có
tài mà không biết đoàn kết thì cũng không thành công”.
Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết, tập hợp thanh niên thông qua phong
trào hành động cách mạng là nhằm tạo cho tuổi trẻ cơ hội phát huy mọi tiềm
năng đang ẩn chứa bên trong thành hành động, làm nên những điều kỳ diệu,
đồng thời phong trào cách mạng tự bản thân nó có ý nghĩa giáo dục to lớn đối
với thanh niên. Người viết: "Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phai
liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội". Thông qua hành động

cách mạng, thanh niên không những có điều kiện để cống hiến, để khẳng định
13


mình mà còn là môi trường để rèn luyện hình thành những phẩm chất tốt đẹp
của con người bởi lẽ đạo đức cách mạng không phải là từ trên trời rơi xuống
mà nó phải do rèn luyện hàng ngày mới có, cũng như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong. Những luận điểm của Hồ Chí Minh về vấn
đề đoàn kết, tập hợp thanh niên được thể hiện sinh động trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Kế thừa và phát huy tư tưởng của Người
Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến nhiệm vụ lãnh đạo công tác
thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thanh niên hoạt động... Chính vì lẽ đó,
Đảng đã cuốn hút đại bộ phận thanh niên hăng hái tham gia sự nghiệp cách
mạng do Đảng lãnh đạo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, tập hợp thanh
niên có giá trị to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người
tiếp tục soi sáng cho sự nghiệp đổi mới đất nước, cho phong trào thanh niên
và công tác thanh niên trong hiện tại và tương lai.
2.3. Quan điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác tập
hợp đoàn kết thanh niên
Đảng cộng sản Việt Nam, ngay từ những ngày đầu thành lập, luôn đặt
niềm tin vào thế hệ trẻ và coi thanh niên là lực lượng quan trọng của cách
mạng Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã đề cao vai trò của lực lượng
đoàn viên thanh niên và giao cho thanh niên những công việc cụ thể nhất là
trong những khâu khó, việc mới để đoàn viên thanh niên cùng chung sức,
chung lòng với toàn Đảng toàn dân xây dựng đất nước giầu mạnh, công bằng,
dân chủ và văn minh. Chính vì vậy, mà Đảng ta đã coi trọng việc giáo dục thế
hệ trẻ nhằm xây dựng đội ngũ thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có
trình độ học vấn cao, có đạo đức trong sáng, biết giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, luôn gắn bó với tư

tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc tổ quốc chủ
nghĩa xã hội Việt Nam tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trước
mắt là sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
14


Nghị quyết 04 về công tác thanh niên của Ban chấp hành trung ương
Đảng khoá VII nêu rõ nhiệm vụ: "...Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức thật sự, là đội hậu bị tin cậy của
Đảng, phải củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn,
nhất là đoàn cơ sở, đoàn kết tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên trong
các tổ chức Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam do Đoàn làm nòng cốt… " do
vậy Đoàn phải thực sự vững mạnh về mọi mặt, phải là người đại diện bảo vệ
quyền lợi của thanh niên và là nguồn bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, đồng
thời trong Nghị quyết này cũng đã chỉ rõ: 'Thanh niên là lực lượng đông đảo,
kế thừa tinh hoa truyền thống của dân tộc và giao lưu quốc tế, thanh niên
ngày nay có mặt mạnh cơ bản là trình độ học vốn cao hơn trước, tầm nhìn
rộng, nhạy cảm với thời cuộc, có khát vọng mau chóng đưa đất nước vượt
qua đói nghèo, lạc hậu thanh niên đồng tình ủng hộ và hăng hái tham gia sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Chính vì vậy, mà Đảng ta coi
trọng việc giáo dục thế hệ trẻ để họ biết gìn giữ và phát huy tiềm năng sẵn có
và ngày càng tiếp thu được những công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo
khoa học kỹ thuật, thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính kỷ luật
và tổ chức cao, có sức khoẻ tốt, có tinh thần quốc tế chân chính".
Thanh niên là lực lượng được cấu thành bởi nhiều đối tượng, nhiều giai
tầng xã hội khác nhau cả về trình độ và tâm lý, vì vậy Nghị quyết VIII của
Ban chấp hành TW Đảng khoá VI, Nghị quyết 25 của BCT về công tác thanh
niên của Đảng được tiến hành theo định hướng sau:
+ Đảng nhà nước và toàn thể nhân dân hết lòng bồi dưỡng, phát huy
tiềm năng vai trò chủ đạo của thanh niên trên mọi lĩnh vực công tác, đó là

nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển con người, xây dựng môi trường
xã hội thuận lợi để thanh niên phát triển nhân cách và cống hiến nhiều nhất.
+ Đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, vì lợi ích thiết thực của mọi tầng lớp thanh niên trên con đường CNXH, các

15


tổ chức thanh niên phải đa dạng theo nghề nghiệp, sở thích và nhu cầu khác nhau
của thanh niên.
+ Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của hệ thống chính trị - xã hội
trong công tác thanh niên, tổ chức các phong trào hành động cách mạng của
thanh niên phải đi đôi với việc nhà nước phải xây dựng thực hiện các chính
sách bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của tuổi trẻ. Chăm sóc, giáo dục bồi
dưỡng thanh thiếu nhi là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và
toàn xã hội, chính vì vậy trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc đã nhấn
mạnh: "Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh ở mọi cấp mọi ngành. Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ
trẻ, quan tâm đào tạo đáp ứng mọi nhu cầu của thanh niên…” Nghị quyết 26
của BCT đặt vấn đề "Thu hút thanh niên bằng nhiều phương thức, loại hình
tổ chức sinh hoạt khác nhau, theo dõi đối tượng, nghề nghiệp, nhu cầu sở
thích làm những việc có ích cho xã hội và cho tuổi trẻ, chú ý thích đáng đen
thanh niên tôn giáo, thanh niên quận đội, thanh niên học sinh,…" do đó Đoàn
thực sự là trường học của thanh niên, giác ngộ thanh niên đi theo con đường
mà Đảng và Bác Hồ đã chọn.
Đảng ta cho rằng để giành và giữ thanh niên không còn con đường nào
khác là phải đoàn kết, tập hợp họ lại, đưa thanh niên đứng về phía cách mạng,
coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của công tác dân vận. Nhờ có phong trào hành động
cách mạng mà thanh niên khẳng định được chỗ đúng của mình trong sự nghiệp
đấu tranh cách mạng của Đảng. Vấn đề đặt ra phức tạp hơn nhiều là việc tập hợp

thanh niên trong điều kiện hiện nay khi đất nước bước vào xây dựng sau bao
nhiêu năm bị chiến tranh tàn phá nặng nề, khó khăn chồng chất trong khi kẻ thù
không từ một thủ đoạn nào để lôi kéo, đầu độc, ru ngủ thanh niên. Nếu trước đây
cuộc chiến diễn ra trong thế đối mặt với kẻ thù, tuy có khắc nghiệt nhưng
gianh giới địch ta rất rõ ràng, thì ngày nay trong điều kiện hội nhập quốc tế,
vận hành cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến thanh niên và phong trào
thanh niên chứa đựng nhiều nhân tố khó lường mà chúng ta không nhìn thấy
16


được. Vì vậy cần phải tăng cường tổ chức các hoạt động tạo dựng các phương
thức đoàn kết, tập hợp thanh niên phù hợp, có như thế tổ chức Đoàn mới phát
huy được vai trò, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của thanh
niên.
Sự tồn tại và phát triển của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không
thể tách rời thanh niên. Thanh niên vừa là lực lượng tham gia đắc lực mọi
hoạt động của Đoàn, vừa là nguồn bổ sung cho Đoàn. Chính vì vậy, tổ chức
Đoàn ngày càng phải làm tốt hơn nữa chức năng chăm lo giải quyết những
quyền lợi của thanh niên. Tích cực động viên thế hệ trẻ phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn
minh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

a. Thực tiễn chung:
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội
của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí
Minh, sáng lập lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn thanh niên là đội dự bị tin cậy của
Đảng cộng sản Việt Nam là đội quân xung kích cách mạng, đại diện chăm lo
và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ, là nòng cốt chính trị trong phong
trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.

Cùng với tổ chức của thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản và Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là
lưch lượng giáo dục thiếu nhi trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị
của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong phong
trào thiếu nhi.
Lịch sử cách mạng Việt Nam trong gần 1 thế kỷ qua đã chứng minh
thanh thiếu niên có vai trò hết sức quan trọng đã có những cống hiến to lớn
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng một nước
Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vững bước tiến
17


lên chủ nghĩa xã hội. Đảng, Bác Hồ luôn đặt niềm tin sâu sắc vào các tổ chức
thanh thiếu niên. Trong thư gửi các bạn thanh niên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: Người ta thường nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà.
Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các
thanh niên, thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay
hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình , phải ra làm việc để
chuẩn bị cái tương lai đó”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành
TW Đảng khoá VII khẳng định, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của
dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Do vậy việc giáo dục thanh thiếu niên thế hệ tương lai của đất nước là một
vấn đề rất quan trọng.
Thực tế thời gian qua cho thấy, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, trực
tiếp là dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, phong trào hoạt động của Thanh thiếu niên có những đóng góp to lớn
vào sự nghiệp phát triển của đất nước trên mọi mặt kinh tế – văn hoá - xã hội.
Điều này thể hiện rõ như trong lĩnh vực kinh tế đã xuất hiện nhiều tấm gương
thanh niên làm ăn giỏi, năng động, sáng tạo trong sản xuất trong nghiên cứu

khoa học – xã hội những tài năng trẻ, ngày càng có nhiều thanh thiếu niên đạt
giải thưởng cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Trong lĩnh vực xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc nhiều thanh niên đã tích cực tham gia các phong trào
“Thanh niên tình nguyện lên đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”,
“Thanh niên đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội”...
Song, bên cạnh những thanh niên tiên tiến đó cũng có một bộ phận
thanh thiếu niên chưa theo kịp với bước tiến của đất nước, thậm chí có một số
thanh thiếu niên phai nhạt lý tưởng cách mạng chạy theo lối sống thực dụng.
Hiện nay tình hình trong nước và quốc tế đang có nhiều diễn biến phức
tạp để góp phần nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về lý tưởng cách
mạng, có lối sống lành mạnh nhằm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
b. Thực tiễn ở Quận Hoàng Mai:
18


Trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác Đoàn trong thời kỳ mới mà
nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc khoá IX đã đề ra có nhiệm vụ quan
trọng là “Mở rộng mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên... xây dựng Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh,... mặt trận đoàn kết tập hợp
thanh niên của tổ chức Đoàn là bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn kết tập hợp thanh niên là nhiệm vụ
hàng đầu của các cấp bộ Đoàn, là bộ phận không thể tách rời của công tác
Đoàn”. Thực hiện đúng theo tinh thần của nghi quyết, Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh quận Hoàng Mai đã cụ thể hoá và vận dụng vào điều kiện
cụ thể. Nhìn lại những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên
quận đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trên tất cả các mặt: Tỷ lệ cơ sở
Đoàn vững mạnh tăng khá cao, số cơ sở đoàn yếu kém giảm, số cơ sở chưa có
tổ chức Đoàn được khắc phục dần và giảm đáng kể, số lượng đoàn viên mới
kết nạp, đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng tăng mạnh cùng với nâng cao về
chất lượng. Đội ngũ cán bộ và tổ chức Đoàn thường xuyên củng cố đáp ứng

tốt với nhu cầu của tình hình mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng, những kết quả đã đạt được vẫn
còn một số mặt tồn tại đòi hỏi các cấp bộ Đoàn, cán bộ đoàn phải cố gắng
hơn, trong đó việc xoá cơ sở chưa có tổ chức Đoàn và vấn đề thu hút tập hợp
thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội LHTN Việt Nam. Lực lượng thanh niên
trong quận chiếm 80% lực lượng lao động, đại đa số thanh niên đã thể hiện
được tính năng động, tự lực tự cường, tích cực lao động học tập và công tác, lập
thân, lập nghiệp luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tổ chức Đoàn,
tham gia đóng góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế.
Ngoài những ưu, nhược điểm nêu trên, thanh niên còn bộc lộ không ít
điểm hạn chế yếu kém, đồng thời đã và đang gặp phải nhiều khó khăn thử
thách như: Thiếu kiến thức, điều kiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần
thiếu thốn, tác động tiêu cực của mặt trái thị trường, cùng các tệ nạn xã hội,
19


một bộ phận không ít thanh thiếu niên thiếu ý chí vượt lên khó khăn, bị lôi
cuốn vào lối sống thực dụng, buông thả, hoặc sống thụ động, thiếu trách
nhiệm với gia đình, bàng quang với xã hội, ít hiểu biết về chính sách pháp
luật, dẫn đến một số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, mắc vào các tệ nạn
xã hội, ở ngoài các tổ chức đoàn thể
Tóm lại từ thực tiễn cho thấy các yếu tố thuận lợi và khó khăn bao gồm
khách quan và chủ quan có tác động nhiều chiều, song chủ yếu là xu hướng
tích cực, tạo ra những sinh lực mới trong tư tưởng và hành động của thanh
thiếu niên. Từ thực tế đã càng làm nổi rõ vai trò , ảnh hưởng của tổ chức
Đoàn đối với thanh niên là rất cần thiết.

20



CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG THỨC ĐOÀN KẾT TẬP HỢP
THANH NIÊN CỦA QUẬN HOÀNG MAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA QUẬN HOÀNG
MAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Về vị trí địa lý
Quận Hoàng Mai là một quận nằm ở phía Đông Nam thành phố, được
thành lập vào ngày 01/01/2004 trên cơ sở sát nhập 9 xã của huyện Thanh Trì
và 05 phường của quận Hai Bà Trưng, là quận có tiềm năng về nhiều mặt:
- Phía Tây giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm
- Phía Nam giáp huyện Thanh Trì
- Phía Bắc giáp quận Long Biên
Quận Hoàng Mai có diện tích 4.104,1 ha được chia thành 14 phường,
có 125 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, trường học, bệnh viện đóng trên địa
bàn. Trung tâm Quận là khu đô thị mới Đền Lừ II cách trung tâm thành phố
Hà Nội 4km về phía Tây Nam, trên địa bàn Quận có các tuyến giao thông
chính như: quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, đường vành đai 3.
Với vị trí địa lý là phía Nam của thành phố có giao thông khá thuận lợi,
nên đã tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển kết hợp nguyên liệu có sẵn
trong và ngoài Quận với các cơ sở sản xuất công nghiệp (chế biến thực phẩm,
xây dựng, sản xuất hàng hoá…), giúp cho quá trình vận chuyển, trung chuyển
để tiêu thụ hàng hoá thuận tiện, bên cạnh đó Hoàng Mai còn là cầu nối để
giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các quận, huyện của thủ đô Hà Nội và các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Hoàng Mai được thành lập theo Quyết
định số 253 /QĐ- TNHN ngày 26/12/2003 của Ban Thường vụ Thành đoàn
Hà Nội đã trải qua hai kỳ Đại hội, hiện nay có 62 đầu mối cơ sở Đoàn trực

thuộc với 12.565 đoàn viên, 33 cơ sở Hội trực thuộc, 14 CLB đội nhóm với
21


6.805 Hội viên, 33 liên đội các trường Tiểu học & THCS với 11.635 đội viên
và trên 4 vạn thanh niên; nhìn chung đoàn viên thanh niên Hoàng Mai tin
tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt chính sách pháp luật
của Nhà nước; luôn khẳng định vai trò xung kích, sáng tạo, thể hiện tính năng
động trong tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới
vào sản xuất, học tập nghiên cứu khoa học và công tác, tham gia tích cực các
hoạt động xã hội và quản lý xã hội; luôn nhận thức đúng về lao động, việc
làm và trang bị cho bản thân những tri thức hiểu biết về tay nghề lao động để
bước vào cuộc sống lập thân lập nghiệp.
2. Về kinh tế - văn hoá - chính trị - xã hội
- Về dân số, lao động: 6 tháng đầu năm dân số của Quận là 25.868
người, mật độ dân số trung bình của Quận là: 630 người/km 2 với cơ cấu dân
số làm nông nghiệp: 7200 người, chiếm 27,8% tổng dân số toàn quận, tổng số
lao động trong độ tuổi lao động toàn quận 13.850 chiếm 51,49%. Với lực
lượng lao động tương đối đông, chiếm 51,49% tổng dân số cho thấy vấn đề
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là một khó khăn không nhỏ
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai.
- Về công tác giáo dục - đào tạo, toàn quận có 06 trường học phổ thông
trung học, 15 trường trung học cơ sở, 15 trường tiểu học, 20 trường mầm non
và một trung tâm giáo dục thường xuyên. Có thể thấy rằng tất cả các phường
trong quận đều có trường học với tổng số học sinh là 11.059 em.
- Về công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: mạng lưới y tế phát
triển rộng khắp và ngày càng được nâng cao. Toàn quận có 01 trung tâm y tế
dự phòng, 14 phòng khám đa khoa do vậy đã thực hiện tốt công tác y tế chăm
sóc cộng đồng, góp phần khám chữa bệnh cho nhân dân trong quận và những
khu vực lân cận.

- Về văn hoá: Hoàng Mai là một quận mới có những truyền thống văn
hoá anh hùng của quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì cũ.

22


Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trên chặng đường dài đây khó khăn gian
khổ, nhân dân Hoàng Mai không ngừng phát huy truyền thống yêu nước và
cách mạng, nguyện một lòng theo Đảng, phát huy truyền thống trí tuệ của
nhân dân, biến những chủ trương đúng đắn của Đảng thành các phong trào
quần chúng làm nên biết bao kỳ tích trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù
xâm lược của dân tộc. Toàn Quận có 86 bà mẹ được nhà nước tặng danh hiệu
bà mẹ Việt Nam anh hùng bên cạnh đó có những cá nhân tổ chức, được nhà
nước phong tặng danh hiệu anh hùng trong các lĩnh vực lao động ngành nông
nghiệp, ngành thương nghiệp, lực lượng vũ trang trong 4 năm qua. Đảng bộ
quận đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo các nghị quyết của TW, của thành phố
vào tình hình thực tiễn địa phương và đạt nhiều thành tựu to lớn. Đi đôi với
phát triển kinh tế quân luôn chú trọng đến công tác văn hoá - xã hội. Nghị
quyết 05 của HĐND quân, Đảng bộ lãnh đạo các cấp uỷ chính quyền triển
khai, tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá”. Số hộ đạt tiêu chủăn văn hoá từ 57% năm 2005 lên 68,45 vào
năm 2006; 66,4% khu dân cư, đơn vị cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá; 120/237
khu dân cư xây dựng được nhà văn hoá, 14/14 phường và 100% các cơ quan
đơn vị đã ban hành quy ước nếp sống văn hoá, văn minh; quy chế dân chủ ở
cơ sở được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Các phong trào văn hoá - thể
dục thể thao được đẩy mạnh nhất là phong trào thể dục thể thao quần chúng,
góp phần rèn luyện và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và
xây dựng đất nước trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ
và nhân dân quận được thành phố Hà Nội đánh giá cao trên tất cả các mặt

cong tác; phát huy cao độ truyền thống cao đẹp trong lao động, chiến đấu, xây
dựng của nhân dân quận Hoàng Mai và những kinh nghiệm thu được trong
qúa trình lãnh đạo cách mạng. Đảng bộ và nhân dân Hoàng Mai đã, đang và
sẽ viết tiếp những trang sử mới trong giai đoạn mới.

23


Giai đoan công nghiệp hoá - hiện đại hoá đưa nhân dân quận Hoàng Mai
bước vào thiên niên kỷ mới “Tự do - ấm no - hạnh phúc” cùng cả nước xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Là một quận mới thành lập Hoàng Mai luôn chú trọng đến công
Nằm ở vùng có điều kiện nhiên thuận lợi như vậy, trước đây người dân
quận Hoàng Mai sống chủ yếu dựa vào nghề nông. Trước năm 1945, nơi đây
vẫn tồn tại hiện trạng sản xuất nông nghiệp. Cho đến bây giờ người dân nơi
đây vẫn cấy 2 vụ lúa và 1 vụ mầu trong 1 năm. Năng suất bình quân 5,5 tấn/ 1
ha. Chính từ đời sống kinh tế nông nghiệp đó người dân Hoàng Mai đã sớm
hình thành truyền thống lao động cần cù, mọi người đều thật thà chất phác,
sống yêu thương đùm bọc lẫn nhau...
Hiện nay, do điều kiện phát triển kinh tế diện tích đất nông nghiệp bị
thu hẹp để dành một phần diện tích cho phát triển công nghiệp. Trong Quận
có những địa danh đã đi vào lịch sử cách mạng nhân loại như: Đền Lừ II đã
được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia...
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ Huyện, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân xã đã tạo cho quận Hoàng Mai có lợi thế vững chắc về kinh tế,
cuộc sống của người dân tương đối ổn định, thu nhập bình quân đầu người
1.500.000đ/1 tháng/ 1 người, biện pháp xoá đói giảm nghèo đem lại hiệu quả
cao.
3. Về chính trị – xã hội
Là một Quận mới thành lập, Hoàng Mai luôn chú trọng đến công tác an

ninh chính trị trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thường xuyên
đảm bảo sự
Vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn trong thanh niên và xã hội ngày càng
tăng, song ở một số cơ sở còn nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém; Tình hình
thế giới diễn biến hết sức phức tạp, chứa đựng nhân tố khó lường, các thế lực
thù địch trong và ngoài nước tăng cường chống phá nhằm tạo ảnh hưởng và
lôi kéo thanh niên. Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu
24


nghèo, sự xuống cấp đạo đức, thiếu hiểu biết về pháp luật, lối sống thực dụng
của một bộ phận thanh niên; trình độ tay nghề, tác phong lao động công
nghiệp và thể lực của thanh niên còn thấp, việc làm và thu nhập chưa ổn định,
trong khi đó tệ nạn xã hội đang diễn ra hết sức phức tạp tác động không nhỏ
tới công tác giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho thanh niên;
- Trên địa bàn quận Hoàng Mai quá trình đô thị hoá diễn rất nhanh,
Luật cư trú có hiệu lực dẫn đến sự gia tăng dân số cơ học đang đặt ra cho
công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên quận Hoàng Mai những thách
thức không nhỏ đó là: tham gia giải phóng mặt bằng, tư vấn giúp đỡ định
hướng cho thanh niên về việc làm, vấn đề vệ sinh môi trường, văn minh đô
thị, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; tham gia giữ gìn an ninh chính trị trật
tự an toàn xã hội; xây dựng đời sống văn hoá tại khu dân cư mà đặc biệt là
nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các chi đoàn trên địa bàn dân cư,
nhất là các khu tập thể, các khu chung cư…;
Hiện tại và trong thời gian tới thanh niên là sinh viên, thanh niên lao
động ngoại tỉnh tập trung đông tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và các phường trên địa bàn quận vì vậy đặt ra cho Quận
đoàn Hoàng Mai những thách thức không nhỏ về công tác tập hợp,đoàn kết,
giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho thanh niên trong các khu vực này.
4. Về văn hoá - xã hội

Tình hình tư tưởng và nguyện vọng của đại đa số đoàn viên, thanh niên
là tốt. Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng tích cực tham gia vào công
cuộc đổi mới, năng động trong tiếp thu ứng dụng các thiết bị khoa học kỹ
thuật công nghệ mới vào sản xuất, học tập nghiên cứu khoa học, có nhu cầu
cao về học tập và việc làm, đời sống văn hoá , tinh thần của thanh niên ngày
càng đa dạng, ở mức độ cao hơn và có xu hướng ưa chuộng các loại hình
nghệ thuật mới, hiện đại. Trong quan hệ xã hội và cuộc sống hàng ngày, thanh
niên vẫn giữ được truyền thống đạo lý, hướng tới cái đẹp, cái thiện, tham gia
đông đảo vào các hoạt động xã hội nhân đạo.
25


×