ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
-------------------
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
Đề tài:
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH XÃ MƯỜNG SAI
HUYỆN SÔNG MÃ,TỈNH SƠN LA VỚI CÔNG TÁC PHÒNG
CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TÚY TRONG
THANH THIẾU NIÊN
Người thực hiện
: Quàng Văn Nhất
Lớp
: K50
Niên khóa
: 2010 – 2012
Người hướng dẫn
: Th.S Trần Thị Tuyết Nhung
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Là một học viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, trong thời gian
học tập tại Học viện, được sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm và các
thầy cô giáo bộ môn đã truyền đạt cho nhiều kiến thức về các môn lý luận cơ
bản, khoa học cơ sở, phương pháp luận thanh thiếu niên (TTN); cũng như các kỹ
năng đoàn kết tập hợp TTN. Những kiến thức ấy đã giúp em rất nhiều trong quá
trình vận dụng vào thực tiễn để viết tiểu luận tốt nhiệp.
Với những tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo trong Học viện, đặc biệt là cô giáo
Trần Thị Tuyết Nhung đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến hết
sức quý báu giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Ban Thường vụ (BTV) xã Mường
Sai đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc học hỏi, thâm nhập thực tế trong suốt
thời gian thực tập tại xã đoàn. Với sự quan tâm giúp đỡ của Ban chấp hành
(BCH), BTV xã Mường Sai đã cung cấp những tài liệu, những số liệu chính xác
cụ thể giúp tiểu luận của em được hoàn thiện và thuyến phục hơn.
Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn hoàn thành tiểu luận, mặc dù đã cố
gắng hết sức nhưng chắc chắn tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
em rất mong các thầy cô giáo, các đồng chí và các bạn đóng góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Quàng Văn Nhất
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
2
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:................................................................................................7
3. Nhiệm vụ của đề tài:...........................................................................................................8
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:........................................................................................8
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:...........................................................................................8
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:...................................................................................8
7. Kết cấu của đề tài:...............................................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................9
CHƯƠNG 1...........................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................9
1.1. Một số vấn đề về ma túy..................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm ma túy ....................................................................................................9
1.1.2. Đặc điểm của ma túy..............................................................................................10
1.1.3. Phân loại ma túy.....................................................................................................10
1.1.4. Tác hại của ma túy ................................................................................................13
1.1.4.1. Đối với bản thân người nghiện.................................................13
1.1.4.2. Tác hại đối với gia đình người nghiện.....................................14
1.1.4.3. Ảnh hưởng đến nền kinh tế - chính trị của đất nước..............15
1.2. Quan điểm của Đảng và chính phủ về công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy
trong TTN.............................................................................................................................17
1.3. Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc tham gia phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy
trong TTN.............................................................................................................................19
CHƯƠNG 2.........................................................................................................23
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA
TÚY TRONG THANH THIẾU NIÊN CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG SAI, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA....23
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa bàn xã Mường Sai, huyện Sông
Mã, tỉnh Sơn La.....................................................................................................................23
2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................23
2.1.2. Về kinh tế...............................................................................................................24
2.1.3. Về văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục..........................................................................25
2.1.3.1. Về lĩnh vực văn hóa...................................................................25
2.1.3.2. Về công tác xã hội......................................................................25
2.1.3.3. Về công tác y tế giáo dục ..........................................................25
2.2. Thực trạng tình hình nghiện hút ma túy hiện nay trên địa bàn xã Mường Sai, huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La...........................................................................................................26
2.2.1. Đặc điểm tình hình TTN trên địa bàn xã Mường Sai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
...............................................................................................................................................26
2.2.2. Tình hình nghiện hút ma túy trong TTN trên địa bàn xã Mường Sai ...................27
2.2.2.1. Tình hình nghiện hút ma túy trong phạm vi cả nước..........................................27
2.2.2.2. Tình hình nghiện hút ma túy trong TTN trên địa bàn xã........28
2.3. Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút Ma túy của Đoàn thanh niên trên địa bàn xã
Mường Sai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.............................................................................30
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
3
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
2.3.1. Công tác phòng chống tệ nạn Ma túy nói chung của các nghành, các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn xã Mường Sai....................................................................................................30
2.3.2. Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút Ma túy của Đoàn thanh niên trên địa bàn
xã Mường Sai ...................................................................................................................31
Trong những năm qua tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Mường Sai tích cực tham
gia vào chỉ đạo, đẩy mạnh công tác phòng chống ma túy tệ nạn nghiện hút trên địa bàn
góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục nhận thức, thay đổi hành vi thái độ của
thanh niên; đồng thời tổ chức các hoạt động thiết thực để phát huy chức năng nhiệm vụ
giáo dục, vai trò cũng như ảnh hưởng của tổ chức Đoàn tới TTN nói riêng và toàn thể
nhân dân nói chung. Phát huy tính năng động sáng tạo, xung kích tình nguyện của thanh
niên trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế chính trị xã hội và môi trường cũng như công
tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong TTN nói riêng và toàn thể nhân dân nói
chung.................................................................................................................................31
CHƯƠNG 3.........................................................................................................34
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TÚY TRONG
THANH THIẾU NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG SAI - HUYỆN SÔNG
MÃ - TỈNH SƠN LA ........................................................................................34
3.1. Đánh giá chung về công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong TTN của
Đoàn thanh niên trên địa bàn, những nguyên nhân...............................................................34
3.1.1. Những mặt đạt được...............................................................................................34
3.1.2. Những mặt hạn chế................................................................................................34
3.1.3. Nguyên nhân..........................................................................................................35
3.1.3.1. Nguyên nhân khách quan.........................................................35
3.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan............................................................36
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma
túy trong TTN trên địa bàn xã Mường Sai............................................................................37
3.2.1. Đối với Đoàn thanh niên .......................................................................................37
3.2.2. Đối với các ban nghành có liên quan.....................................................................38
3.2.3. Đối với gia đình và nhà trường..............................................................................39
3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút
ma túy trong TTN trên địa bàn xã Mường Sai......................................................................39
3.3.1. Đối với cấp ủy Đảng..............................................................................................39
3.3.2. Đối với chính quyền...............................................................................................39
3.3.3. Đối với tổ chức Đoàn.............................................................................................40
3.3.4. Đối với các ngành chức năng và các tổ chức xã hội khác.....................................41
KẾT LUẬN.........................................................................................................42
DANH MỤC THAM KHẢO..............................................................................45
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
4
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
BCH
BTV
HĐND
THCS
THPT
TNCS
TNMT
TNXH
TTN
XHCN
UBND
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
Ban chấp hành
Ban thường vụ
Hội đồng nhân dân
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thanh niên cộng sản
Tệ nạn ma túy
Tệ nạn xã hội
Thanh thiếu niên
Xã hội chủ nghĩa
Ủy ban nhân dân
5
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày 30/4/1975 đã đánh dấu mốc lịch sử vừa hào hùng vừa bi tráng của
dân tộc Việt Nam: Đất nước ta hoàn toàn độc lập, Bắc Nam thu về một mối. Để
có kết quả vẻ vang đó, cha ông chúng ta đã phải đánh đổi cả xương máu và cả
tính mạng của mình để giành được đất nước. Bao người đã hy sinh, bao người
mẹ phải xa con, người vợ xa chồng, bao đau thương mất mát cứ dồn dập đè
nặng lên con người Việt Nam. Nhưng thay vào sự hy sinh của cha ông chúng ta
là những thắng lợi đem lại niềm vinh quang cho tổ quốc, độc lập của dân tộc.
Sau hơn 35 năm dành độc lập dân tộc, trải qua những thăng trầm đất nước ta
ngày nay đang chuyển mình theo xu hướng hội nhập kinh tế thị trường, sự gia
nhập WTO, những chính sách mở cửa, Việt Nam đã và đang là một đất nước
phát triển đầy tiềm năng.
Song bên cạnh những mặt đã đạt được còn tồn tại những mặt tiêu cực và
bức xúc. Đó chính là những mặt trái của cơ chế thị trường, những cái tốt được
du nhập thì cũng có những cái xấu len lỏi vào. Đó là các tệ nạn xã hội (TNXH)
đặc biệt nghiêm trọng là tệ nạn ma túy (TNMT). Như chúng ta đã biết TNMT là
một hiện tượng lệch chuẩn của xã hội, trái với đạo đức truyền thống của dân tộc,
nó ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của con người, làm suy đồi đạo đức, lối
sống, ảnh hưởng đến giống nòi để lại hậu quả nặng nề cho các thế hệ mai sau.
TNMT còn là nguồn gốc phát sinh của những cuộc tan vỡ hạnh phúc gia đình,
các vụ gây rối trật tự an ninh xã hội, các hành vi phạm pháp và là nguyên nhân
lớn gây nên tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS dẫn đến phạm tội, gây ra nỗi đau về
tinh thần, tổn thương về kinh tế cho gia đình và xã hội. Số lượng thanh niên mắc
nghiện ma tuý hiện nay rất nghiêm trọng, trong tổng số người nghiện ma tuý
hiện nay thì thanh niên chiếm 30%, tỷ lệ này ngày càng cao. Ma tuý là hiểm hoạ
không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả trên thế giới.
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
6
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành các chủ trương, chính
sách, nghị quyết, biện pháp phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội; Nghị
quyết 06/CP, Nghị quyết 87; Chỉ thị 06/CT-TW; Chỉ thị 38/CT-TW.
Ma tuý là quốc nạn của toàn dân và trách nhiệm phòng chống tệ nạn này
không chỉ của riêng ai mà còn là của toàn xã hội, nhân loại. Công tác phòng
chống và kiểm soát ma tuý đã được các cấp, ngành từ huyện đến các cơ sở triển
khai mạnh mẽ và đạt được những kết quả nhất định, nhiều vụ án ma tuý đã được
điều tra, xử lý nghiêm minh, hoạt động cai nghiện được đẩy mạnh. Đoàn thanh
niên đã có đầu tư lớn về nhân sự và kinh phí cho đấu tranh phòng chống ma tuý.
Dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực, song nghiện hút ma tuý, đặc biệt là trong TTN
vẫn chưa giảm mà còn có xu hướng tăng lên, nhiều người sau khi cai nghiện đã
nghiện hút trở lại.
Đã có rất nhiều cuộc hội thảo nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên ở nhiều
góc độ khác nhau các cuộc hội thảo, nghiên cứu đó chưa đi sâu vào nghiên cứu
toàn diện, các vấn đề nóng bỏng trên địa bàn theo cách tiếp cận có hệ thống.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với
công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong TTN trên địa bàn” để
nghiên cứu thực trạng nghiện hút tại quê hương. Từ đó rút ra những kinh
nghiệm và giải pháp để thúc đẩy hơn nữa công tác phòng chống nghiện hút, làm
cho người dân ngày càng có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
2.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực trạng công tác phòng chống tệ nạn
nghiện hút ma túy trong TTN của Đoàn thanh niên. Qua đó giúp cho mỗi thanh
niên, thiếu niên có ý thức phòng tránh và đẩy lùi tệ nạn nghiện hút ra khỏi đời
sống cộng đồng.
2.2. Tìm ra nguyên nhân, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp mang tính
khả thi để góp phần vào việc phòng chống nghiện hút ma túy trong TTN trên địa
bàn xã Mường Sai.
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
7
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
3. Nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Tìm hiểu thực trạng tình hình nghiện hút ma túy trong TTN trên địa
bàn.
3.2. Phân tích nhiệm vụ cơ bản của Đoàn thanh niên trong công tác phòng
chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong TTN trên địa bàn xã Mường Sai.
3.3. Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến vấn đề phòng
chống tệ nạn nghiện hút trong TTN để phân tích tổng hợp, bổ sung, khẳng định
cơ sở lý luận của tiểu luận.
3.4. Tìm ra nguyên nhân, đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho đoàn
thanh niên trong công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong TTN trên
địa bàn xã Mường Sai.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Hoạt động phòng chống tệ nạn nghiện hút ma túy trong TTN trên địa bàn
xã Mường Sai.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
5.1. Thời gian từ năm 2009 đến năm 2011
5.2. Không gian trên địa bàn xã Mường Sai
5.3. Lứa tuổi từ 16 đến 35 tuổi
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
6.1. Phương pháp tổng hợp thống kê và phân tích tài liệu
6.2. Phương pháp đọc và sưu tầm tài liệu liên quan đến vấn đề ma túy và
nghiện hút ma túy
6.3. Tham dự các hội nghị tổng kết, nghe báo cáo, dự tọa đàm và trao đổi
với một số các bộ trên địa bàn xã Mường Sai - huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm
3 chương.
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
8
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề về ma túy
1.1.1. Khái niệm ma túy
* Ma túy được hiểu theo nghĩa rộng
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO: Ma túy theo nghĩa rộng là một thực thể
hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với những cái được đòi hỏi để
duy trì sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức
năng sinh học và tinh thần của con người. Trong cách hiểu đơn giản, điều đó có
nghĩa là mọi chất mà khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi một hoặc nhiều
chức năng của cơ thể (sinh lý hoặc cả tâm sinh lý). Nó bao gồm các chất bị cấm
như: Thuốc phiện, Hêrôin đến những chất chỉ sử dụng hạn chế theo chỉ định của
thầy thuốc để chữa bệnh như: Moocphin, Xeluxen và những chất sử dụng hợp
pháp như: Thuốc lá, ruợu.
* Ma túy được hiểu theo nghĩa hẹp, thông dụng
Là một số thảo mộc dược hóa chất có tác dụng kích thích mạnh dây thần
kinh hoặc gây ảo giác dùng để chữa bệnh, đúng liều, đúng lúc, đúng bệnh có tác
dụng tốt. Ví dụ như moocphin, dolagan có tác dụng giảm đau. Nếu dùng vào
mục đích giải trí với liều cao để có cảm giác đặc biệt dùng nhiều lần thành thói
quen, trở thành nhu cầu và nghiện.
* Theo báo cáo khoa học của Bộ Nội vụ (Mã số KX04-14)
Ma túy là những chất mà người ta dùng một thời gian sẽ gây trạng thái
nghiện, hay nói cách khác là trạng thái phụ thuộc vào thuốc:
Từ những khái niệm trên có thể đi đến một khái niện thống nhất về ma túy
như sau: “Ma túy có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi thâm nhập vào cơ thể
con người sẽ gây tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng của
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
9
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
người đó. Nếu dùng lặp lại làm nhiều lần sẽ làm cho con người bị lệ thuộc vào
nó, lúc đó gây tổn thương và nguy hại cho cá nhân và cộng đồng”.
1.1.2. Đặc điểm của ma túy
- Làm cho người sử dụng quen thuốc, luôn có sự ham muốn tiếp tục dùng
không kiềm chế được và buộc phải sử dụng nó bằng bất cứ giá nào.
- Gây cho người sử dụng có khuynh hướng tăng không ngừng, liều dùng
sau luôn muốn tăng hơn liều dùng trước mới có tác dụng và dần dẫn đến nghiện.
- Làm cho người sử dụng luôn lệ thuộc về tinh thần và thể chất. Nếu đã bị
nghiện mà ngừng sử dụng thuốc sẽ bị hội chứng cai thuốc làm cho vật vã, gây
nên những phản ứng sinh lý bất lợi, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của
người nghiện.
Như vậy ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp khi được
đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức và sinh
lý của con người. Nếu lạm dụng ma túy thì con người sẽ lệ thuộc vào nó khi đó
gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
1.1.3. Phân loại ma túy
Ma túy được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau nhưng thường dựa
vào các yếu tố sau:
- Phân loại theo nguồn gốc: Ma túy tự nhiên và ma túy tổng hợp.
- Phân loại theo tác dụng tâm sinh lý.
+ Ma túy có nguồn gốc tự nhiên
Đó là loại ma túy tồn tại trong tự nhiên, con người có thể khai thác được bằng
các phương pháp thô sơ, các thành phần hoá học ban đầu không bị thay đổi vì
không cần bào chế gì thêm như cây thuốc phiện, cần sa, cây Coca, cây catha.
Cây thuốc phiện:
Hay còn gọi là cây Anh túc, có tên khoa học là PapaverSommiferum. Từ
quả xanh của cây Anh túc người ta trích lấy nhựa. Thành phần của nhựa có chứa
tới 20 alcaloi (moocphin, côdêin, narcôtin) gọi là thuốc phiện, có màu đen, đặc
quánh. Từ thuốc phiện người ta chiết xuất ra moocphin, tinh chế ra Hêrôin dạng
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
10
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
bột trắng và xốp. Đây là loại ma túy chủ lực, mạnh nhất, dễ dàng gây cho người
nghiện sự lệ thuộc về thể xác lẫn tinh thần.
Cây Côca:
Có tên khoa học là Erythoroxylum, hoạt chất chính của cây côca là côcain
(từ 0,3 đến 1%). Loại cây này thường mọc thành bụi, xanh quanh năm, chính từ
côca người ta chiết xuất ra côcain. Người ta dùng côcain ban đầu thấy ngất ngây,
lơ mơ, sau đó bồn chồn, bứt rứt, mất ngủ. Côcain có tác dụng kích thích thần
kinh và gây nghiện, nếu dùng liều cao sẽ để lại di chứng rối loại chức năng cơ
quan thần kinh, gây ngộ độc cho con người (chân tay co quắp, liệt hô hấp tuần
hoàn, có thể dẫn đến tử vong). Năm 1886 một dược sĩ người Mỹ đã tìm được
cách pha chế chất Côca và nước Côcacôla có thêm khí CO2 được ra đời. Chính
vì vậy việc trồng cây Côca để phục vụ sản xuất nước giải khát Côcacôla vẫn
được mở rộng, phát triển ở nhiều nước nên cũng không thể tránh khỏi tệ nạn
nghiện hút Côcain ở nhiều nước như hiện nay.
Cây Cần sa:
Có tên khoa học là Canabissodiva hay còn gọi là cây Gai dầu, gai mèo, sản
phẩm của cây Cần sa là hashish. Cây Cần sa ở Việt Nam được trồng nhiều ở An
Giang và Kiên Giang. Trên thế giới trồng nhiều ở ấn Độ, Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ
Kỳ.
Cây Cần sa là loại cây thảo mộc, thân thẳng cao từ 2-3m, từng đoạn phân
thành nhiều cành lá và thường được gieo vào tháng 8 hàng năm.
Việc sử dụng nhựa cây cần sa đã được biết đến từ lâu vì thuốc gây cho
người ta cảm giác khoan khoái dễ thở, thần kinh được kích thích mạnh, sau đó
dẫn đến những ảo giác, mất khái niệm về không gian, thời gian…cần dùng với
liều ngày càng cao hơn và dẫn đến nghiện.
Cây Catha:
Tên khoa học là Cathrdulis. Từ hơn 700 năm nay người Ả rập đã nghiện
nhai lá Catha, người nhai lá cây Catha lúc đầu cảm thấy sảng khoái, hưng phấn
cao độ nhưng sau đó nói nhiều đến độ nói năng bừa bãi, nói lung tung và không
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
11
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
làm chủ được bản thân dẫn đến những hành động quá khích, có khi còn bị rối
loại thần kinh bởi các hoạt chất của cây Catha là Cathinon, Cathinon có cấu tạo
hoá học và có tác dụng giống như một loại thuốc tổng hợp gây nghiện.
+ Ma túy tổng hợp
Ma túy tổng hợp là loại ma túy không có nguồn gốc tự nhiên mà do con
người tạo ra từ các chất hay hợp chất có trong tự nhiên nhưng không phải là ma
túy. Qua bào chế, dưới tác dụng phản ứng hoá học con người tạo ra chất làm mê
mẩn, hưng phấn khi sử dụng như ma túy tự nhiên, nhưng tác động của nó mạnh
mẽ và nhanh chóng hơn nhiều. Ví dụ như loại ma túy mới thuộc nhóm
Amphetamin (ATS), Methamphetamin, các chất ma túy hướng thần, nguy hiểm
hơn cả Hêrôin, nặng gấp 500 lần so với thuốc phiện.
- Phân loại theo tác dụng tâm sinh lý
Đó là các chất ma túy an thần gây mê, các chất ma túy kích thích gây ảo giác.
+ Các chất ma túy an thần gây mê: Đó là các chất ma túy làm hưng phấn
cực độ, con người thường không làm chủ được hành vi của mình. Ví dụ như:
Côca, côcain, Cunphetamin.
+ Các chất ma túy gây ảo giác: Đó là loại ma túy gây nên sự rối loại thần
kinh, mới sử dụng lúc đầu thấy cảm giác hưng phấn, có những giấc mơ đẹp, ly
kỳ và thoát ly được thực tại. Nhưng trong tình trạng ảo giác con người khó có
thể làm chủ được hành vi của mình.
Ma túy có nguồn gốc nhân tạo như Hêrôin tổng hợp và các chất gây nghiện,
đây là loại ma túy rất độc hại và gây nghiện nặng, nếu dùng không đúng liều sẽ
dẫn đến tử vong, đó chính là nguy cơ làm cho tệ nạn ma túy tăng vọt trong
những năm gần đây và mạng lưới buôn bán vận chuyển này có nguy cơ hoạt
động xuyên quốc gia. Vì vậy, đòi hỏi sự phối hợp giữa các quốc gia trong việc
bài trừ chống ma túy phải được đẩy mạnh nhiều hơn.
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
12
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
1.1.4. Tác hại của ma túy
1.1.4.1. Đối với bản thân người nghiện
Ma túy phá hoại thể xác và nhân cách người nghiện. Ma túy gây rối loại
sinh lý, tàn phá huỷ hoại cơ thể người nghiện qua các triệu chứng đã được thống
kê như sau:
- Gây rối loạn toàn thân: 84,0%
+ Gây mất nước: 84,3%
+ Suy nhược : 78,1%
- Gây rối loạn về tiêu hoá: 81,0%
+ Chán ăn: 75,0%
+ Nôn hoặc buồn nôn: 87,5%
+ Đi rửa, táo bón xen kẽn: 78,1%
+ Đau bụng: 53,1%
+ Rối loạn dinh dưỡng (phù)
- Gây rối loạn tuần hoàn:
+ Tim bị loạn nhịp
+ Huyết áp tăng, giảm đột ngột
- Gây gối loạn chức năng thần kinh: Khi đưa ma túy vào cơ thể, nó tác
động ngay đến hệ thần kinh, gây ra xung đột kích thích hay ức chế ở các trung
khu của bán cầu đại não, gây rối loạn các phản xạ thần kinh như:
+ Chóng mặt: 81,3%
+ Nhức đầu: 68,8%
+ Run chân tay: 31,0%
+ Co giật cơ: 62,5%
Người nghiện ma túy thẫn thờ, chậm chạp, u sầu, trí nhớ kém dẫn đến kém
thông minh, đần độn, hay quên, mất đi cái cảm giác khó chịu bình thường,
không thấy mình bẩn do ngại tắm, sợ gió, sợ nước.
- Đặc biệt những người tiêm chích ma túy còn mắc nhiền tai biến nguy hiểm:
+ Lây nhiễm HIV/AIDS
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
13
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
+ Nhiễm trùng cục bộ (Viêm loét tĩnh mạch)
+ Nhiễm trùng huyết
+ Viêm tắc tĩnh mạch- Người nghiện ma túy, nhất là Hêrôin dễ mắc các bệnh
về gan, thận: Ma túy làm cho gan, thận giảm sút việc bài tiết chất độc. Các chất độc
tích lũy, đọng lại trong cơ thể, dẫn đến áp xe gan, suy thận, gây ra phù, dễ dẫn đến
tử vong.
Người nghiện ma túy bị suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, thường mắc
các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo như: ghẻ lở, hắc lào, giang mai, lậu, lao.
- Ma túy còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: Các chất ma túy
gây ảnh hưởng đến hệ thống hoocmôn sinh sản, làm giảm hoạt năng sinh dục,
ảnh hưởng đến quá trính phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các
gien độc hại có điều kiên hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
Ngoài các rối loạn về sinh lý, suy sụp cơ thể, sức khoẻ, ma túy còn gây rối
loạn tâm lý, huỷ hoại nhân cách, đạo đức, tài năng con người.
Vì bị lệ thuộc vào ma túy, để có tiền mua ma túy, người nghiện sẵn sàng
làm bất cứ điều gì: Nói dối, lừa gạt, trộm cắp từ trong nhà đến hàng xóm láng
giềng, trấn lột, cướp giật, dẫn tới phạm tội cướp của giết người. Thậm chí có kẻ
dã tâm đã giết cả cha mẹ đẻ.
Ma túy là tại họa khủng khiếp, ê chề. Nó làm cho người nghiện rối loạn về
sinh lý, tâm lý, cuộc sống rơi vào tình trạng bế tắc, dẫn tới tội phạm, hủy diệt cả
tinh thần lẫn thể xác.
1.1.4.2. Tác hại đối với gia đình người nghiện
Gia đình có người mắc nghiện ma túy (là chồng, vợ, con, cháu) phải gánh
chịu ngày càng nhiều nỗi bất hạnh dẫn đến: Người nghiện không chịu học hành,
làm lụng, không làm ra của cải, lại phải chi ngày càng nhiều tiền để mua ma túy
với liều lượng ngày càng cao, dẫn tới gia đình cạn kiệt về kinh tế, thậm chí
“khuynh gia bại sản”, ở thành phố thì có chuyện “nhà lầu tan trong ống tiêm
chích”, ở miền núi thì có chuyện “con trâu chui qua cái tẩu hút thuốc phiện”.
Chuyện tưởng như đùa, nhưng lại mô tả sâu sắc bằng hình tượng của cải trong
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
14
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
nhà phải bán đi để mua ma túy. Nhiều người nghiện bán dần tài sản trong nhà,
bán cả nhà, đất để mua ma túy, để rồi lang thang ăn mày, ăn xin.
Sự bất hoà thường xuyên xảy ra giữa những người nghiện ma túy với các
thành viên trong gia đình do mâu thuẫn về lối sống, thái độ cư xử, túng quẫn về
kinh tế, làm cho tình cảm trong gia đình bị tổn thất, hạnh phúc gia đình tan vỡ,
vợ chồng ly hôn, thanh danh gia đình bị hoen ố.
Theo kết quả điều tra của Bộ Lao động và Thương binh xã hội cho thấy
hiện nay có hơn 90% gia đình có người nghiện hút bị sa sút về kinh tế, 70% cặp
vợ chồng bị nghiện hút phải ly tan. Nhiều gia đình có người nghiện (bố, mẹ, vợ,
chồng, anh em..) liên tục bị bất hoà, 24% người thân từ bỏ trách nhiệm đối với
người nghiện ma túy. Đã có nhiều bà mẹ bất lực trước con cái, phải lấy cái chết
ra để cảnh tỉnh con cái.
1.1.4.3. Ảnh hưởng đến nền kinh tế - chính trị của đất nước
Ma túy không chỉ gây tác hại đối với bản thân, gia đình người nghiện mà ma
túy chính là tác nhân ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
Một người bị nghiện có thể trạng ốm yếu, lượng tài sản làm ra không đáng kể, trong
khi đó họ lại dùng một lượng tài sản rất lớn vào việc hút chích thuốc phiện.
Sự tổn phí về kinh tế, sức lực do nạn ma túy gây ra cho xã hội rất lớn. Hàng
chục vạn người có sức lao động tốt, tài năng đang nở rộ nhưng khi vướng vào
nghiện ma túy đã trở thành những kẻ ăn bám rồi sinh ra ăn cắp, ăn trộm, giết
người, cướp của.
Mỗi con nghiện mỗi ngày tiêu tốn hết vài chục nghìn đồng, nếu là nghiện
Hêrôin thì con số đó phải lên tới 200.000đ đến 300.000đ. Với hơn 20 vạn người
nghiện ma túy trong cả nước như hiện nay, số tiền tiêu phí vào ma túy mỗi tháng
là từ 90 triệu đến 120 tỷ đồng (khoảng 1000 tỷ đồng/năm) với lượng tiền này
chúng ta có thể làm được rất nhiều việc khác để xây dựng đất nước. Đó là chưa
kể tới số tiền mà Nhà nước, nhân dân phải chi cho việc chạy chữa cai nghiện
cũng như chưa tính đến của cải của công dân, tài sản Nhà nước bị ăn cắp, cướp
giật do các đối tượng nghiện hút gây ra.
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
15
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
Tệ nạn nghiện hút ma túy còn là nguồn gốc, là điều kiện lan truyền, nảy
sinh HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác như: Mại dâm, cờ bạc, lừa đảo.
Ngoài những tác hại về kinh tế, tệ nạn nghiện hút ma túy còn gây cho chính
phủ ta nhiều vấn đề đau đầu khác. Việc đầu tư khá nhiều vào các trung tâm dự
phòng như tuyên truyền, giáo dục chống tệ nạn xã hội, chi vào xây dựng các
trung tâm phục hồi nhân phẩm, chi hỗ trợ đồng bào thay thế cây thuốc phiện
bằng các loại cây khác cũng như việc chữa trị bệnh, cai nghiện, giáo dục lao
động để tái hoà nhập cộng đồng.
Ma túy không chỉ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, an toàn xã hội mà còn
ảnh hưởng đến nền kinh tế - chính trị của đất nước. Ở Việt Nam ma túy đã gây
nên những ảnh hưởng trầm trọng về chính trị, tuy không đến mức làm đảo lộn
về chính trị - xã hội, nhưng thực sự đã làm xói mòn, phá vỡ các truyền thống,
các giá trị văn hóa đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục của con người. Sự
hoành hành của ma túy, các tổ chức maphia, ma túy đã khiến cho nhiều nơi,
nhiều lúc quần chúng mất niềm tin vào một bộ phận những người lãnh đạo của
mình do một số người bị thoái hoá biến chất, có khi còn bị bọn maphia mua
chuộc, khống chế và dần dần trở thành tay sai, thành một mắt xích quan trọng
trong chuỗi hoạt động phi pháp của bọn chúng.
Có thể nói tệ nạn ma túy đã gây ra những ảnh hưởng, những tác hại về nhiều
mặt đối với sự phát triển của toàn cầu nói chung và của mỗi đất nước nói riêng.
Đối với nước ta trong thời kỳ hiện nay, việc giải quyết các tệ nạn xã hội trở thành
một vấn đề nóng bỏng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Mỗi con người,
mỗi gia đình, mỗi cộng đồng đều phải tự phòng vệ cho mình chống lại sự tấn
công của các tệ nạn xã hội. Có như vậy công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn
xã hội của chúng ta mới thu được kết quả như mong muốn.
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
16
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
1.2. Quan điểm của Đảng và chính phủ về công tác phòng chống tệ nạn
nghiện hút ma túy trong TTN
Ma túy là một vấn đề bức xúc trong toàn xã hội, nó đã và đang là hiểm họa
của loài người, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - chính trị, trật tự an toàn xã
hội, đạo đức lối sống và cả thuần phong mỹ tục của con người, của dân tộc, ảnh
hưởng tới hạnh phúc gia đình, tới đời sống văn hoá, xã hội. Để lại hậu quả
nghiêm trọng đến giống nòi, tạo ra lối sống ích kỷ, thực dụng, trụy lạc, mất
phẩm giá nhân cách. Có thể nói, tệ nạn nghiện hút ma túy là một trong những tệ
nạn trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức truyền thống của dân tộc ta, đồng thời
gây ra nhiều hậu quả nặng nề trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Chính vì vậy, công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã được Đảng và Nhà
nước hết sức quan tâm đầu tư chỉ đạo, đồng thời cũng xác định đây là một vấn
đề của toàn xã hội, của mọi công dân đối với sự phát triển và phồn vinh của đất
nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã chỉ ra một
trong bốn nguy cơ tụt hậu của đất nước là “Tệ nạn tham nhũng và các tệ nạn xã
hội khác” đã nói lên yêu cầu cấp bách và tầm quan trọng của công tác phòng
chống tệ nạn xã hội của đất nước. Tính kiên quyết, triệt để trong đấu tranh
phòng chống tệ nạn ma túy thể hiện qua các Chỉ thị, Nghị quyết.
- Ngày 29-01-1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết 06/CP về “Tăng
cường chỉ đạo trong công tác phòng chống và kiểm soát ma túy” với 6 nhiệm vụ
cơ bản là: “Tổ chức điều tra cơ bản, phân tích đánh giá thực trạng ma túy ở Việt
Nam. Tăng cường đội tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy, xóa bỏ việc
trồng cây thuốc phiện, cần sa. Tổ chức cai nghiện, chữa trị và thực hiện các
biện pháp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện; tiến hành các biện pháp
tăng cường kiểm soát việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán vận chuyển ma túy và xử
lý các sản phẩm là thuốc phiện và các chất ma túy khác thu được; Xây dựng các
văn bản pháp quy về vấn đề chống ma túy; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực phòng chống ma túy”. Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
17
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
phòng chống ma túy để giúp Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện công tác
quan trọng này.
- Để tăng cường chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đới với công tác này, ngày
30-11-1996, Bộ Chính trị Ban chấp hành Đảng Cộng Sản Việt Nam ra chỉ thị
06/CT-TW về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm
soát ma túy”.
- Điều 61 Hiến pháp nước cộng hoà XHCN Việt Nam quy định: “Nghiêm
cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và
các chất ma túy khác”. Quốc hội đã ban hành Luật số 04/1997/QH9 “Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự”, trong đó đã quy định rõ 13 loại
tội phạm về ma túy. Ngày 10/5/1997 Bộ luật hình sự mới đã được Quốc hội
thông qua quy định dành riêng trong chương 7 các tội phạm về ma túy, áp dụng
đối với các con nghiện tại điều 185b.
- Quy định số 139 ngày 31/7/1998 của Thủ tướng chính phủ và hướng dẫn
các uỷ ban phòng chống ma túy kịp thời đề ra chủ trương kế hoạch các biện
pháp có hiệu quả để kìm hãm, đẩy lùi tệ nạn ma túy ở địa phương thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng.
- Tháng 10-1999, Quốc hội đã ban hành Bộ Luật dân sự thay thế Luật sửa đổi
và bổ sung Luật dân sự quy định các tội phạm về ma túy thành 1 chương riêng gồm
10 tội. Tháng 12-2000, Quốc hội thông qua Luật phòng chống ma túy. Năm 2002,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong đó
quy định việc tổ chức cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy.
- Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành một số Nghị định nêu rõ các biện pháp
xử lý đối với những người có hành vi liên quan đến tệ nạn nghiện hút ma túy:
Nghị định số 53/CP ngày 28-6-1994, quy định các biện pháp xử lý với cán bộ,
viên chức Nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma túy,
cờ bạc và say rượu bê tha; pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong đó quy
định rõ đối tượng và thủ tục đưa người nghiện đi cai nghiện ma túy. Nghị định
số 49/CP ngày 15-8-1996 quy định việc xử phạt hành chính đối với các hành vi
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
18
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
vi phạm quy định về kiểm soát ma túy. Đặc biệt, sau khi Quốc hội Ban hành
Luật phòng chống ma túy, Chính phủ đã ban hành gần 20 bản Nghị định, Quyết
định hướng dẫn thi hành Luật phòng chống ma túy. Ngày 10-3-2005, Thủ tướng
Chính phủ đã ra quyết định số 49, phê duyệt kế hoạch tổng thể phòng chống ma
túy đến năm 2010.
- Chương trình hành động phòng chống ma túy giai đoạn 2005-2010 (Ban
hành kèm theo quyết định số 49/2005/QĐ-TTg ngày 10/3/2005 của Thủ tướng
Chính phủ) xây dựng và triển khai các đề án phòng chống ma túy. Ví dụ như:
Đề án 1: Thông tin, tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy.
Đề án 2: Xóa bỏ và thay thế việc trồng cây có chất ma túy.
Đề án 3: Đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy và kiểm soát chất ma
túy. Đồng thời yêu cầu các ban ngành cùng cấp liên quan thực hiện phòng chống
ma túy tại cộng đồng.
Nội dung cơ bản của các văn bản trên đã nói rõ Đảng và Nhà nước ta coi
giải quyết vấn đề xóa bỏ tệ nạn ma túy là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và
phải sử dụng nhiều giải pháp kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, pháp luật
nhằm kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy ở nước ta, khu
vục Đông Nam Á và Thế giới.
1.3. Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc tham gia phòng chống tệ nạn
nghiện hút ma túy trong TTN
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên tiên
tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ
giàu mạnh, công bằng và văn minh, theo định hướng XHCN.
Là tổ chức chính trị xã hội, trường học XHCN của thanh niên. Đoàn cần
phải giáo dục định hướng cho thanh niên về những giá trị chuẩn mực để họ có
đủ khả năng nhận thức và làm chủ thái độ, thay đổi hành vi phòng ngừa và kiểm
soát các tệ nạn xã hội. Do đó biện pháp tuyên truyền giáo dục với phương châm:
“Lấy phòng ngừa là chính, lấy xây để chống” xây dựng lối sống văn hóa lành
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
19
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
mạnh, hình thành những chuẩn mực xã hội mới đóng vai trò chủ đạo trong hệ
thống những biện pháp tổ chức hoạt động của Đoàn. Ban thường vụ Trung ương
Đoàn đã triển khai kế hoạch số 13/TW-ĐTN về tổ chức hoạt động phòng ngừa
và đấu tranh chống tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên; kế hoạch số 97/TWĐTN về việc triển khai các hoạt động phòng chống ma túy với nhiều nội dung
thiết thực, có hiệu quả như:
- Tổ chức chiến dịch truyền thông về tác hại của ma túy và phương pháp
phòng tránh với các hình thức cụ thể như tổ chức thi tuyên truyền viên, thi tìm
hiểu pháp luật phòng chống ma túy; tập huấn kỹ năng, xây dựng các mô hình
phòng chống ma túy tại cộng đồng.
- Thực hiện chủ trương của Ban bí thư Trung ương Đoàn và các mục tiêu
đã đề ra, thời gian qua các cấp bộ Đoàn, đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên trên
địa bàn xã đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác phòng chống ma túy.
* Hoạt động về giáo dục truyền thông
Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy là một trong
những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết được Đoàn thanh niên tổ chức đồng bộ
từ Trung ương đến các tỉnh, Thành phố và cơ sở. Một số hoạt động gây ấn tượng
như mit tinh, diễu hành, hội trại, diễn đàn, hội thảo. Các hình thức như tuyên
truyền qua hệ thống thông tin, phát thanh, truyền hình, viết khẩu hiệu được tổ
chức rộng rãi, vẽ tranh châm biếm trên pa-nô, áp phích treo ở các địa bàn dân
cư, trường học. Các hoạt động tuyên truyền đã tác động và nâng cao nhận thức
về phòng chống ma túy cho hàng chục triệu thanh niên học sinh tham dự. Ngày
21/6/1998 tại Bắc Giang, Trung ương Đoàn thanh niên đã tổ chức hội trại phòng
chống ma túy khu vực các tỉnh phía Bắc. Hội trại đã thu hút 1.000 TTN của 15
tỉnh, thành từ đồng bằng trung du đến miền núi tham gia. Ngày 20 và 21 tháng 6
năm 2000, Trung ương Đoàn và Ủy ban quốc gia phòng chống ma túy đã tổ
chức hội trại tuổi trẻ đoàn kết phòng chống ma túy của thanh niên và nhân dân
tham dự. Thiếu tướng Lê Thế Tiệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ
Công an đã đánh giá: “Đây là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa lớn hưởng ứng
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
20
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
cuộc vận động toàn dân phòng chống ma túy, thực hiện thắng lợi chương trình
phòng chống ma túy năm 2000 và hưởng ứng ngày quốc tế phòng chống ma túy
26/6”.
Từ năm 1998 đến năm 2000 các cơ sở đoàn trong toàn huyện Sông Mã đã
thực hiện 9.000 buổi phát thanh tuyên truyền phòng chống ma túy, đã phát được
40.000 tờ rơi tới từng hộ gia đình trong các cụm dân cư. Đặc biệt năm 2000
“Năm thanh niên Việt Nam” hưởng ứng phong trào “thanh niên tình nguyện”
và thực hiện các đợt cao điểm phòng chống ma túy vào các nội dung và phương
pháp công tác mới của Đoàn như hoạt động “Chiến dịch mùa hè thanh niên tình
nguyện” đã có 60 đội sinh viên tình nguyện làm công tác văn hóa xã hội trên địa
bàn dân cư cùng với sự tham gia của 2.500 thành viên trong hoạt động của mình
đã xen kẽ tuyên truyền phòng chống ma túy trên địa bàn 74 phường, xã, thị trấn.
* Công tác cảm hóa giáo dục đối tượng.
Thực tiễn cho thấy, hoạt động của các mô hình can thiệp tại cộng đồng, đặc
biệt là vai trò của đội thanh niên tình nguyện, đội thanh niên xung kích, nhóm
giáo dục đồng đẳng, các mô hình câu lạc bộ phòng chống ma túy, câu lạc bộ
“Bạn giúp bạn” ở các cơ sở đoàn đã đóng góp một phần không nhỏ trong công
tác vận động, cảm hóa giúp đỡ đối tượng nghiện đi cai. Thời gian qua Đoàn
thanh niên các cấp đã phối hợp với các nghành chuyên môn và các tổ chức xã
hội khác vận động giúp đỡ trên 10.000 đối tượng thanh niên nghiện ma túy cai
nghiện tại gia đình cộng đồng và giúp họ tái hòa nhập cộng đồng. Thành đoàn
Hà Nội đã vận động được 1.127 đối tượng nghiện ma túy đi cai, đảm nhận giáo
dục được 302 đối tượng và đã có khoảng 100 đối tượng không tái nghiện.
* Hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy của Đoàn
thanh niên
Trước nguy cơ bùng nổ về tội phạm và việc sử dụng trái phép các chất ma
túy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có nhiều biện pháp tổ chức các hoạt động
xung kích đi đầu tham gia phát hiện và đấu tranh xóa bỏ tệ nạn buôn bán, vận
chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy. Tổ chức kết hợp hoạt động của các đội thanh
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
21
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
niên tình nguyện, đội thanh niên xung kích và lực lượng cảnh sát khu vực bước
đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Các hình thức được Đoàn thanh niên sử dụng có hiệu quả như: “Hòm thư
kín”, “Hòm thư tố giác tội phạm”, “Địa chỉ đen”, “Đường dây nóng”, nhằm
phát hiện những tụ điểm buôn bán và tiêm chích ma túy. Đoàn viên thanh niên
tích cực tham gia chuyên mục “Đường dây nóng về tội phạm ma túy” của công
an, thông qua hình thức này đoàn viên thanh niên đã góp phần cung cấp cho lực
lượng chức năng bắt được 48 vụ buôn bán ma túy lớn hoạt động nhiều năm,
đồng thời triệt phá được 784 tụ điểm buôn bán ma túy.
Tóm lại: Hoạt động Đoàn thanh niên trong công tác phòng chống ma túy
thời gian qua đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Các hình thức, mô hình
do Đoàn thực hiện thích ứng với yêu cầu đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy
trong điều kiện hiện nay. Qua hoạt động đã huy động được sự tham gia của đông
đảo các tầng lớp thanh niên vào công tác phòng chống ma túy. Thông qua hoạt
động này Đoàn thanh niên mới có điều kiện để tiếp cận với tất cả các đối tượng
thanh niên chậm tiến, những người có nguy cơ mắc vào tệ nạn ma túy để giáo
dục nâng cao nhận thức cho họ, từ đó hướng cho cách phòng tránh các tệ nạn xã
hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy.
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
22
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT
MA TÚY TRONG THANH THIẾU NIÊN CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ
MINH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG SAI, HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH
SƠN LA.
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa bàn xã Mường
Sai, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Mường Sai là một xã đặc biệt khó khăn, nằm ở phía Đông Nam huyện
Sông Mã, cách trung tâm huyện 43 Km. Xã có 2,26 km với nước CHDCND
Lào; Với tổng diện tích tự nhiên là 6133 ha, đất canh tác là 1565 ha, chiếm
39,95% diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất sản xuất là 3,31ha/ hộ, có 04 dân
tộc anh em sinh sống, gồm 14 bản, 797 hộ, 4016 nhân khẩu, trong đó dân tộc
thái là 2355 nhân khẩu, chiếm 63,12%, dân tộc H’mông 782 nhân khẩu chiếm
19,47%, dân tộc sinh môn 585 nhân khẩu, chiếm 14,56%, dân tộc kinh 104 nhân
khẩu chiếm 2,58%, dân tộc khác 10 nhân khẩu chiếm 0,2 %. Là một xã biên giới
vùng cao đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số chiếm 97% dân số và sinh sống chủ
yếu tại địa bàn vùng sâu, vùng cao, vùng biên giới. Kinh tế xã hội chậm phát
triển, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó
khăn trong sinh hoạt và sản xuất, nhất là các bản vùng cao.
- Phía Bắc giáp với huyện Mai Sơn
- Phía Đông giáp với các nước bạn Lào
- Phía Nam giáp với xã Chiềng Khương
- Phía Tây giáp với xã Chiềng Cang
Với vị trí đặc biệt như vậy xã Mường Sai có điều kiện thuận lợi để giao lưu,
có mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương khác trong đó có sự giao thoa về
văn hóa xã hội đặc biệt là đối với nước bạn CHDCND Lào. Tuy nhiên địa hình
toàn đồi núi hiểm trở gây nhiều khó khăn cho sự phát triển, an ninh quốc phòng.
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
23
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
Mặt khác, trình độ dân trí không đông đều, nói chung còn thấp.
Đặc điểm về tự nhiên của khu vực xã thuộc huyện Sông Mã. Đây là xã nằm
trong vùng Tây Bắc với khí hậu quanh năm ôn hòa với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu,
Đông được phân biệt rõ rệt theo hai mùa: mùa đông và mùa hè.
Đất đai khí hậu của vùng được coi là thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
2.1.2. Về kinh tế
Kinh tế trên địa bàn có bước phát triển đạt bình quân 25% đạt chỉ tiêu so
với mục tiêu đề ra, kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, đời sống nhân dân
không ngừng được nâng cao bình quân thu nhập đầu người mỗi năm đạt 8,1
triệu đồng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, nông - lâm nghiệp chiếm
324,3%, dịch vụ thương mại 6,54% tăng 5,6% so với 2005.
- Sản xuất nông - lâm nghiệp tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất nông lâm
nghiệp năm 2011 đạt 21,2 tỷ đồng bằng 162,4%. Chỉ đạo mở rộng diện tích
trồng cây ăn quả như: nhãn, xoài trên diện tích 92 ha, sản lượng đạt khoảng
100% so với kế hoạch năm.
Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với tổng giá trị năm
2011 đạt 12,5 tỷ đồng trong đó đàn trâu, bò có 1415 con, đàn lợn có 1148 con,
đàn gia cầm có 9116 con. Nuôi trồng thủy sản được mở rộng với diện tích 4ha
ao hồ hiện có đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm chỉ đạo, trong 5 năm đã
khoanh nuôi, bảo vệ được 1300ha rừng hiện có, độ che phủ của rừng đạt khoảng
60% bằng 100% nghị quyết.
- Dịch vụ thương mại có bước phát triển, giá trị sản xuất nghành dịch vụ
thương mại năm 2011 đạt 4,1 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp được 0,66 tỷ
đồng. Cơ cấu đầu tư được tập trung vào xây dựng 12 phòng học, 21km đường
điện quốc gia ,321km đường giao thông đến nay 15/18 bản có đường ô tô đến
bản, xây dựng mới 65km kênh mương.
- Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nghành tiểu thủ công
nghiệp được giữ vững và phát triển ổn định như: đan lát truyền thống, sản xuất
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
24
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Tiểu luận tốt nghiệp
công cụ để lao động nông nghiêp, dệt thổ cẩm, quần áo dân tộc, tự làm chăn
đệm phục vụ gia đình.
2.1.3. Về văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục
2.1.3.1. Về lĩnh vực văn hóa
Xã đã triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” Xây dựng các cơ quan đơn vị,tổ, bản và
gia đình văn hóa các phong trào văn hóa văn nghệ phát triển. Xây dựng và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc có chuyển biến tích cực. Phong trào toàn dân xây
dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh tạo sự chuyển biến tích cực trong nếp
sống của mỗi cá nhân, gia đình, làng bản góp phần củng cố tinh thần đoàn kết,
giữ vững ổn định và trật tự an toàn xã hội.
2.1.3.2. Về công tác xã hội
Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh trong 5 năm qua. Nhân dân đã
đóng góp hàng ngàn ngày công và khoảng 204 triệu/năm để xây dựng, sửa chữa
trường lớp học, đến nay có 90% lớp học được bê tông hóa. Công tác bồi dưỡng
chuyển giao khoa học kỹ thuật được quan tâm; thành lập trung tâm học tập cộng
đồng, thông qua các chương trình tập huấn.
Quan tâm công tác xóa đói giảm nghèo, Đặc biệt đôi vối nhưng người có
công, gia đình chính sách và cac đối tượng xã hội. Xã đã chỉ đạo sát sao cán bộ
thương binh xã hội kiểm tra năm bắt tâm tư nguyện vọng của các đối tượng chính
sách xã hội và gia đình có công với cách mạng và chi trả phụ cấp hàng tháng kịp thời
đầy đủ. Thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách và người có công với cach mạng,
các đối tượng chính sách, hộ nghèo trong dip tết nguyên đán canh dần 2011 tổng số
tiền là: 17.600.000 ; Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân.
2.1.3.3. Về công tác y tế giáo dục
Công tác y tế giáo dục từng bước được quan tâm đúng mức: Độ ngũ cán bộ
y tế bản được tăng cường, đến nay 100% bản có nhân viên y tế phục vụ khám,
chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được đầu tư, hiện nay trạm y tế đang được đầu
tư xây dựng với quy mô 4 giường bệnh. Các chương trình y tế quốc gia, y tế
Quàng Văn Nhất - Lớp K50
25