MỤC LỤC
1
LỜI CẢM ƠN
Trong điều kiện kinh tế nước ta như hiện nay, công tác phòng chống
nghiện hút ma tuý không chỉ là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước mà là nhiệm vụ
lớn lao của tất cả các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội
khác. Đặc biệt là đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thi đây là nhiệm
vụ chính trị quan trọng hàng đầu có tính chất quyết định đến sự sống còn của
tổ chức mình.
Để góp phần nhỏ bé của mình vào thực hiện nhiệm vụ thiết thực đó.
Em đã quyết định chọn đề tài "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Huyện Vũ Thư với
công tác phòng chống nghiện hút ma tuý trong TTN" làm chuyên đề tốt
nghiệp của hệ trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội tại
Học viện TTN Việt Nam.
Để đạt được kết quả đó tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã
trang bị cho tôi những kíên thức cần thiết về công tác Đoàn - Hội - Đội, đặc
biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Trọng Tiến người đã
hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình viết chuyên đề. Tôi xin cảm ơn
các anh chị trong Ban thường vụ Huyện Đoàn Vũ Thư đã tạo điều kiện cho
tôi tiếp xúc và thâm nhập thực tế tại cơ sở đó lấy số liệu viết chuyên đề tốt
nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các ban ngành đoàn thể xã hội khác cùng
gia đình bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt chuyên đề.
Tuy đã rất nhiều cố gắng trong quá trình viết chuyên đề nhưng với khả
năng, với kiến thức nhất định chắc chắn chuyên đề còn có nhiều thiếu sót.
Vậy tôi kính mong Ban Giám đốc Học viện TTN Việt Nam, ThS.
Nguyễn Trọng Tiến cùng các thầy cô trong trường tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vũ Thư, ngày 5 tháng 11 năm 2009
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
Thế kỷ XX qua đi đã để lại trong lịch sử loài người những dấu ấn cực
kỳ sâu sắc. Đó là thế kỷ kinh tế phát triển mạnh mẽ xen lẫn những cuộc khủng
hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. Thế kỷ của những tiến bộ vượt
bậc về khoa học công nghệ
Tất cả đều đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Sự nghiệp
đổi mới của đất nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thay đổi cả về lý
luận nhận thức, thực tiễn trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, mọi
tầng lớp nhân dân nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên. Song đất nước ngày
càng phát triển kéo theo nó là các vấn đề xã hội nảy sinh từng ngày, từng giờ
trong mỗi chúng ta đặc biệt là tầng lớp thanh niên: tham ô, tham nhũng, xa
hoa cực lạc và hàng loạt các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc
Tất cả những bức xúc khó khăn trên đã trở thành nỗi trăn trở không chỉ
riêng mỗi cá nhân mà còn là nỗi lo của mỗi gia đình và toàn xã hội và Việt
Nam xem tệ nạn xã hội là "Quốc nạn". Bởi nó đã len lỏi vào từng ngõ ngách
của đời sống mỗi con người đặc biệt là lớp trẻ.
Những năm gần đây tình trạng tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép
chất ma tuý ngày càng tinh xảo hơn, phức tạp hơn dưới nhiều hình thức trá
hình khác nhau, đã gây trở ngại trong việc phòng và chống tệ nạn xã hội
nghiện hút ma tuý, và còn nguy hiểm hơn, ma tuý huỷ hoại dần dần những
mầm non của đất nước, là những thanh niên trai tráng khoẻ mạnh đầy nghị
lực, cuối cùng lại bị thất bại dưới nó.
Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định: "Thanh niên là
rường cột của nước nhà. Nước nhà mạnh hay suy, thịnh hay yếu là một phần
do ở thanh niên".
Nhưng thế hệ trẻ của chúng ta đã bị mất thăng bằng rồi rơi vào con
đường nghiện ngập ma tuý, liệu xã hội Việt Nam có được yên ổn hay không?
3
Cuộc sống người dân có được thực sự hạnh phúc hay không? Do một bộ phận
thanh niên không ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình cho nên họ bị mê
hoặc dụ dỗ sẵn sàng làm bất cứ những gì trái với đạo đức lương tâm, trái với
pháp luật.
Vũ Thư là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển, song bên
cạnh đó tỷ lệ nghiện hút ma tuý ngày càng tăng và đã lên tới con số báo động
cho người dân ở đây.
Thực hiện nghị quyết 06/CP của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công
tác phòng chống và kiểm soát ma tuý phát động toàn xã hội đứng lên đấu
tranh đẩy lùi tệ nạn xã hội ở nước ta, do đó Đảng uỷ, chính quyền đặc biệt là
Đoàn thanh niên Huyện Vũ Thư đã chỉ đạo sát sao công tác phòng chống tệ
nạn nghiện hút ma tuý trong thanh niên trên địa bàn Huyện Vũ Thư.
Trên cơ sở đó, bản thân em là một người cán bộ Đoàn trong tương lai,
em quyết định chọn đề tài "Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý
trong thanh niên trên địa bàn Huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình" để nghiên cứu.
Đây là một vấn đề không mới đã có nhiều nghiên cứu, bài viết song chưa triệt
để và chưa đi sâu vào vấn đề này. Vì vậy em quyết định chọn đề tài này để
làm rõ hơn những vấn đề đã thực tiễn và quan trọng hơn, đây là chuyên đề tốt
nghiệp theo chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ
Đoàn - Hội - Đội tại Học viện TTN Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề.
2.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực trạng công tác phòng chống tệ nạn
nghiện hút ma tuý trong thanh niên của Đoàn thanh niên trên địa bàn Huyện
Vũ Thư - tỉnh Thái Bình. Qua đó giúp cho mỗi thanh niên, thiếu niên có ý
thức phòng tránh và đẩy lùi tệ nạn nghiện hút ra khỏi đời sống cộng đồng.
2.2. Tìm ra nguyên nhân, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp mang
tính khả thi góp phần vào việc phòng chống nghiện hút ma tuý trong thanh
thiếu niên trên địa bàn huyện Vũ Thư.
4
3. Nhiệm vụ của chuyên đề.
3.1. Tìm hiểu thực trạng tình hình nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu
niên trên địa bàn huyện Vũ Thư - Thái Bình
3.2. Phân tích nhiệm vụ cơ bản của Đoàn thanh niên trong công tác
phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên trên địa bàn
huyện Vũ Thư - Thái Bình.
3.3. Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến vấn đề phòng
chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên nhằm phân tích tổng
hợp, bổ sung và khẳng định cơ sở lý luận của chuyên đề.
3.4. Tìm ra nguyên nhân, đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho
Đoàn thanh niên với công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong
thanh thiếu niên trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.
4. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề.
Hoạt động phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu
niên trên địa bàn huyện Vũ Thư - Tỉnh Thái Bình.
5. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề.
5.1. Thời gian: Từ năm 2007 đến nay
5.2. Không gian: Trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.
5.3. Lứa tuổi từ 16 - 30 tuổi
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích tài liệu
6.2. Phương pháp đọc và sưu tầm tài liệu liên quan đến vấn đề ma tuý
và nghiện hút ma tuý.
6.2. Tham dự các hội nghị tổng kết nghe báo cáo, dự toạ đàm và trao
đổi một số cán bộ trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.
7. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề
gồm 3 chương.
5
CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Một số khái niệm về ma tuý.
1.1. Khái niệm ma tuý.
Trong những năm gần đây, danh từ "ma tuý" đã được nhắc đến nhiều
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng "ma tuý" là gì thì có nhiều
cách hiểu khác nhau. Trước đây, người ta thường dùng từ "thuốc phiện" bởi vì
khi đó chỉ có thuốc phiện là một chất gây nghiện. Nhưng ngày nay, những
chất gây nghiện ngày càng xuất hiện nhiều, đa dạng, muôn hình muôn vẻ nên
"ma tuý" được dùng để chỉ các chất gây nghiện nói chung.
Ngày nay, người ta xem ma tuý như một chất độc dược khi xâm nhập
vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng làm thay đổi các chức năng trao đổi chất, gây
những tổn thương lên hệ thần kinh, tạo ra tâm lý cho con người một thói
quen, những khao khát đam mê khó có thể bỏ được hoặc gây nên những trạng
thái tâm lý không bình thường, làm mất đi một số chức năng cơ bản vốn có
của cơ thể, tạo thành những ảo giác, cảm giác mới lạ hoặc giảm đau. Do đó,
hiểu một cách đơn giản nhất ma tuý là một số chất tự nhiên hoặc chất tổng
hợp (hoá học) khi đưa vào cơ thể dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế
hoặc kích thích mạnh mẽ hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc gây ảo giác.
Ma tuý là tên chung dùng để chỉ các hoạt chất tự nhiên và các loại
thuốc độc hại gây nghiện có tác dụng đối với thần kinh con người. Tùy theo
loại và liều lượng dùng mà tác hại của nó đối với thần kinh con người gây ra
phản ứng ở các mức độ khác nhau như: giảm đau, không biết sợ, không làm
chủ được hành vi của bản thân, gây ảo giác mạnh, có thể trở nên hung ác, liều
lĩnh
Như vậy từ những vấn đề trên có thể đi đến thống nhất khái niệm về ma
tuý: "Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi xâm nhập
vào cơ thể sẽ gây tác dụng làm thay đổi tâm, sinh lý của con người. Nếu dùng
6
lập lại nhiều lần sẽ bị lệ thuộc vào nó, gây tổn thương và nguy hại về tinh
thần, sức khoẻ cho cá nhân và cộng đồng".
1.2. Đặc điểm của ma tuý.
- Làm cho người sử dụng quen thuốc, luôn có ham muốn tiếp tục dùng,
khó có thể kiềm chế được.
- Có khuynh hướng tăng liều dùng (Liều dùng sau phải cao hơn liểu
dùng trước mới thoả mãn) do đó dẫn đến nghiện vì tăng liều và tăng thời gian
sử dụng.
- Có sự lệ thuộc về tâm, sinh lý của người dùng vào tác dụng của chất
đó.
- Người đã nghiện mà sử dụng sẽ xuất hiện triệu chứng (gọi là hội
chứng cai) làm cơ thể có phản ứng bất lợi, thậm chí có thể đe doạ đến tính
mạng.
- Ngáp, thèm chất ma tuý, toát mồ hôi, nổi da gà, mất ngủ, co cứng
bụng, dị cảm, giảm đồng tử, buồn nôn, sức khoẻ tinh thần bị ảnh hưởng trong
một thời gian nhất định, tuỳ thuộc vào mức độ nghiện và tùy thuộc vào nồng
độ cao hay thấp của ma tuý mà có 1, 2 hoặc 3 điểm trên.
1.3. Phân loại ma tuý.
Những loại ma tuý thường gặp ở Việt Nam là nhựa thuốc phiện, cần sa,
seduxen, dolargan vài năm trở lại đây xuất hiện Hêroin là một loại ma tuý
mạnh nhất. Còn có các chất ma tuý tổng hợp: amphetamin, mataphetamin, các
chất hướng thần Cần lưu ý là nhựa thuốc phiện được cô đặc dưới dạng kẹo,
dạng bi.
Ngoài ra, một số chất ma tuý khác ở thể rắn ở thể lỏng mà không liệt kê
cụ thể ở trên cũng chất ma tuý thường gặp: mathalone, mophine
* Tác dụng và độc tính của chúng.
- Cây thuốc phiện (hay còn gọi là cây anh túc) dùng để chiết xuất ra
moocphin làm giảm đau khi bị chấn thương, khi phẫu thuật hay khi đau đớn
7
Có 3 dạng:
+ Thuốc phiện sống
+ Thuốc phiện chính
+ Sái thuốc phiện.
- Cây cần sa (hay còn gọi là cây gai đầu, cây lanh mèo, cây đại mã, bồ
đà). Hoạt chất của nó thường lashish, có tác dụng sinh học mạnh và gây
nghiện.
Có 3 dạng:
+ Hạt, lá, hoa nén thành từng bánh nặng 2 - 10kg.
+ Lấy nhựa.
+ Tinh dầu lỏng.
- Cây Côca mà hoạt chất chính của nó là côcain (là hợp chất thiên
nhiên) có tác dụng gây tê tại chỗ, có tác dụng kích thích thần kinh trung ương
và gây nghiện.
- Cây khát (hay còn gọi là cây catha) người ta nhai lá cây này lúc đầu
thấy hưng phấn, sáng khoái dẫn đến việc nói năng bừa bãi, hoạt động quá
khích, thậm chí giống người điên có khi bị rối loạn thần kinh.
- Các chất ma tuý tổng hợp.
+ Dolargan: Chất làm giảm đau
+ Hêroin tổng hợp: Được tinh chế từ thuốc phiện nhưng mạnh gấp 10
lần và gây nghiện rất nhanh.
- Chất kích thích hệ thần kinh:
+ Amphetamine: Dùng ở liều cao sẽ làm cho cơ thể bị choáng, suy sụp,
loạn nhịp tim, đau đầu dùng lâu sẽ thấy bị rối loạn thần kinh, dẫn đến tâm
thần.
+ Methamphetamine: Mạnh hơn amphetamine và gấp 500 lần thuốc
phiện.
- Hay các chất ức chế hệ thần kinh như: Babitural, methaquaton,
seduxen, mepropamete
8
1.4. Tác hại của ma tuý.
* Đối với bản thân người nghiện:
- Trong cơ thể, bình thường tuyến yên (tuyến nội tiết trong cơ thể) vẫn
tiết ra một lượng Endorphine - một loại hoocmon có tác dụng làm giảm bớt
cơn đau khi cơ thể bị đau đớn. Tuyến yên tiết Endorphine ngày càng ít, do đó
người nghiện ngày càng phải tăng liều dùng ma tuý, nếu không cơ thể sẽ bị
đau đớn dù chỉ bị va chạm nhẹ.
- Gây rối loạn sinh lý trong cơ thể người nghiện: Rối loạn toàn thân, rối
loạn tiêu hoá, rối loạn về tuần hoàn, rối loạn thần kinh, ảnh hưởng đến sinh
sản con cái.
Ngoài các rối loạn trên theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
thì những người thường xuyên sử dụng chất ma tuý dễ mắc các bệnh gan,
thận. Trong cơ thể người, gan và thận là các cơ quan vô cùng quan trọng làm
chức năng bài tiết chất độc và thải ra ngoài. Khi bị các chất ma tuý (đặc biệt
là chất Hêroin) làm rối loạn các chức năng này, gan và thận sẽ giảm sút chức
năng bài tiết các chất độc. Các chất độc này sẽ bị tích lũy và đọng lại trong cơ
thể, làm suy yếu gan, dẫn đến áp xe gan và suy thận làm cho người bị phù,
nhiễm độc và cả hai bệnh đều dẫn đến tử vong.
- Gây rối loạn về tâm lý:
+ Do lạm dụng ma tuý mà dẫn tới nghiện, nên người nghiện luôn luôn
có nhu cầu đưa ma tuý vào cơ thể tiếp tục để giảm bớt cơn đau về thể xác
hoặc để thoả mãn cảm giác đặc biệt về mặt sinh lý.
+ Khi lên cơn mà không có thuốc để dùng, người nghiện sẽ đau đớn vật
vã, nói năng không tự chủ được và thường hung hãn hoặc bị quan, chán nản
gây ra xung đột với các thành viên trong gia đình, làm nảy sinh những mâu
thuẫn về lối sống dẫn đến gia đình tan nát và kinh tế suy kiệt.
Vì bị lệ thuộc vào ma tuý, để có tiền mua thuốc người nghiện luôn sẵn
sàng làm mọi việc như nói dối, trộm cắp, cướp giật thậm chí cả giết người,
do đó, làm giảm sút nhân cách và suy thoái đạo đức.
9
Hay nói ngắn gọn là bị nô lệ. Người nghiện nếu quen dùng khó có thể
ngừng dùng, không sử dụng chất gây nghiện. Ma tuý nguy hiểm vì nó gây sự
lệ thuộc về mặt thể chất và tinh thần. Về tinh thần, người nghiện luôn có sự
ham muốn không kiềm chế được là phải sử dụng chất ma tuý. Về mặt thể
chất, nếu quen dùng mà lại ngừng không sử dụng tiếp sẽ bị các rối loạn từ
chuyên môn y dược gọi là bị "hội chứng cai thuốc" gây cơn vật vã dữ dội như
bị tiêu chảy, ói mửa, gây nhức cơ xương, rối loạn nhịp tim làm người
nghiện đau đớn khổ sở phải tiếp tục sử dụng ma tuý, thậm chí gây tội ác, để
có tiền mua ma tuý.
Khuynh hướng phải tăng liều, tức là người sử dụng chất gây nghiện cần
phải tăng liều sử dụng mới đạt được tác dụng như mong muốn. Ví dụ: Lúc
đầu chỉ cần hút 1 hoặc 2 điếu cần sa trong 1 ngày là đủ, nhưng dần phải hút
10 - 20 điếu cần sa trong 1 ngày mới đạt được tác dụng như mong muốn
"phê". Không những thế người nghiện phải tăng liều mà còn thay đổi chất gây
nghiện hay phương thức sử dụng để tăng cảm giác khoái cảm. Và đây chính là
mối nguy hại cho những người tập tành sử dụng chất gây nghiện.
- Gây tai biến khi tiêm chích.
Khi tiêm chích, do không chú trọng vấn đề vô trùng dụng cụ, nên đã
đưa tới nhiễm trùng máu, viêm loét tĩnh mạch, đặc biệt là nguyên nhân lây
nhiễm HIV/AIDS, mà hiện nay khó có thể cứu chữa.
- Gây nhiễm khuẩn
Vì rối loạn cảm giác bình thường, không cảm thấy mình sống bẩn, do
đó người nghiện ma tuý ngại tắm, sợ nước, sợ gió, người hôi hám nên gây ra
các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào.
* Đối với gia đình người nghiện.
Gia đình có người nghiện ma tuý luôn luôn trong tình trạng bất hạnh:
+ Suy giảm về kinh tế do người nghiện dồn tiền vào việc mua thuốc để
tiêm, chích, hút, hít ma tuý; là nguyên nhân của mối bất hoà xảy ra thường
xuyên giữa người nghiện và người thân trong gia đình (cha mẹ, vợ chồng, anh
10
chị em, con cái ) làm cho nhiều gia đình đang sống yên vui, hạnh phúc bỗng
nhiên tan nát vì ma tuý.
+ Sự giảm sút nhân cách và suy thoái đạo đức của người nghiện là
những mâu thuẫn nảy sinh về lối sống, cách cư xử của người nghiện đối với
những người trong gia đình, thường dẫn đến đổ vỡ về mặt tình cảm khó có thể
hàn gắn được (bố mẹ ly hôn con cái thiếu sự chăm sóc về của cải, vật chất lẫn
tinh thần nên chúng bỏ học, lang thang, bụi đời, dẫn đến phạm tội có 70%
con cái của những cặp vợ chồng bỏ nhau này tìm đến ma tuý).
+ Gia đình có người nghiện ma tuý phải gánh chịu nhiều bởi bất hạnh,
phá vỡ hạnh phúc gia đình. Nhiều người nghiện ma tuý đánh đập vợ con,
chém giết ông bà, cha mẹ để lấy tiền hút, chích ma tuý, bán hết tài sản, thậm
chí bán cả nhà ở để sử dụng ma tuý, nhiều trẻ em phải bỏ học đi lang thang,
nhiều bà vợ phải bỏ chồng vì chồng nghiện ma tuý.
* Đối với kinh tế:
+ Tệ nạn ma tuý không chỉ gây thiệt hại lớn cho bản thân, gia đình mà
nó còn là tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế chính trị nước ta.
Với trên 100.000 người nghiện hàng ngày dùng nhiều loại chất ma tuý khác
nhau như Heroin: 100.000đ/liều, có loại 30.000đ đến 70.000đ/liều, có người
nghiện phải dùng 3 lần/ngày, mỗi năm số người nghiện tiêu tốn hết khoảng
hơn 2.000 tỷ đồng.
+ Tệ nạn ma tuý đã làm cho Nhà nước hàng năm phải dành một khoản
ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma tuý đó là: chi phí cho công tác
tuyên truyền phòng, chống ma tuý, chi phí cho công tác vận động xoá bỏ cây
thuốc phiện, cần sa; chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng,
xây dựng và quản lý các trung tâm cai nghiện, chi phí cho hoạt động kiểm
soát ma tuý ở biên giới, điều tra truy tố, xét xử tội phạm về ma tuý, chi phí
cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống ma tuý; chi
phí về giam giữ cải tạo người phạm tội về ma tuý.
11
+ Tệ nạn nghiện hút ma tuý ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội. Để có tiền sử dụng ma tuý hàng vạn người nghiện đã phạm tội
trộm cắp, cướp của, giết người, buôn bán ma tuý Qua thống kê được biết
70% số vụ phạm tội do người nghiện ma tuý gây ra hoặc có liên quan đến ma
tuý. Trong số những người bị bắt hàng năm vì phạm tội, có từ 30% đến 50%
phạm tội về ma tuý. Tội phạm và ma tuý gắn bó chặt chẽ và là mảnh đất tốt để
tham nhũng, cờ bạc, nghiện rượu, mại dâm phát triển.
* Đối với trật tự an toàn xã hội:
+ Ma tuý làm cho trật tự an toàn xã hội bị đe doạ, phần nhiều người
nghiện ma tuý trở thành tội phạm hình sự.
+ Nạn ma tuý là nguồn gốc, là điều kiện thúc đẩy phát sinh các tệ nạn
xã hội khác như: buôn lậu, cướp giật, trộm cắp (2/3 tổng số các vi phạm trật
tự công cộng và trật tự xã hội nói chung là do nghiện ngập ma tuý hay có liên
quan đến ma tuý).
+ Nạn nghiện ma tuý làm cho xã hội tổn phí tiền của rất lớn để chạy
chữa cho người bệnh.
+ Tệ nạn ma tuý làm tăng số người nhiễm HIV/AIDS. Theo thống kê
trong số những người nhiễm HIV thì có tới 70% là do nghiện ma tuý. Vì vậy,
ma tuý là cầu nối làm gia tăng căn bệnh nguy hiểm HIV/AIDS. Ma tuý phá
hoại sức khoẻ của con người, người nghiện dễ mắc các bệnh tim mạch, gan,
thần kinh. Họ thường gầy còm ốm yếu, kém ăn, kém ngủ, rối loạn thần kinh,
trí nhớ kém, lười lao động Khi dùng loại ma tuý kích thích hoạt động hoặc
kích thích ảo giác làm cho con nghiện có những nhận thức và hành động
không phù hợp với đạo đức, tập quán, pháp luật nên dễ dàng phạm tội.
+ Tệ nạn ma tuý tác động làm tăng tỷ lệ mại dâm (do sử dụng chất ma
tuý kích thích); làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông, trong đó có nhiều vụ do
người nghiện ma tuý không làm chủ được tốc độ gây ra.
12
+ Tệ nạn ma tuý lan rộng trong thế hệ trẻ, tác động xấu đến đạo đức, lối
sống, sức khoẻ, tri thức của hàng vạn thanh thiếu niên, ảnh hưởng trực tiếp
đến lực lượng lao động của xã hội, đến tương lai tiền đồ của dân tộc.
+ Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy 80% số người nghiện ma
tuý trả lời: sẵn sàng làm mọi việc kể cả phạm tội để có tiền thoả mãn nhu cầu
ma tuý. Vì vậy họ đã làm suy sụp kinh tế gia đình, họ bị mất việc làm, mất uy
tín trong gia đình, bạn bè và xã hội. Theo số liệu thống kê thì trong số người
nghiện ma tuý có 85,5% đối tượng có tiền án, tiền sự. Do đó ma tuý là tác
nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, phá hoại hạnh phúc gia đình và làm
xuống cấp thuần phong mỹ tục.
Tóm lại: tệ nạn nghiện hút ma tuý ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của
đời sống xã hội, đến hạnh phúc của mỗi gia đình, sức khoẻ và tính mạng con
người. Ma tuý còn làm biến chất một số cán bộ cơ quan nhà nước. Vì vậy,
cuộc chiến chống ma tuý còn diễn ra hết sức quyết liệt đòi hỏi sự chung tay
góp sức của toàn xã hội.
Như vậy ma tuý là "tệ nạn xã hội" vì:
- Ma tuý lôi kéo số thanh niên đi vào con đường nghiện ngập ngày càng
gia tăng.
- Ma tuý là con đường ngắn nhất dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS.
- Ma tuý là bạn đồng hành với gia tăng tội phạm.
Một số nghiên cứu mới cho thấy:
+ 65 - 75% tổng số gái mại dâm nghiện hút và sử dụng thường xuyên
các chất ma tuý.
+ 80% những người tham gia đua xe phân khối lớn là các con nghiện
ma tuý.
- Ma tuý làm suy kiệt sức khoẻ, trí tuệ, suy thoái giống nòi, dân tộc.
2. Quan điểm của Đảng và Chính phủ về công tác phòng, chống tệ
nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên.
Đứng trước trước tình hình tệ nạn ma tuý và phức tạp như vậy, Đảng
và Nhà nước đã đặt vấn đề xây dựng chương trình quốc gia phòng chống và
kiểm soát ma tuý để chỉ đạo công tác này. Để phòng, chống khắc phục có hiệu
13
quả tệ nạn ma tuý Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để phối hợp
các ban ngành trong cả nước ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới sớm phá bỏ tệ nạn
nghiện hút ma tuý ở Việt Nam.
Trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy
định: "Nghiêm cấm sản xuất vận chuyển, buôn bán, tàng trữ sử dụng trái phép
thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai
nghiện và chữa bệnh xã hội nguy hiểm ".
Trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ban hành 2005 có hai điều
liên quan đến việc xử lý hành chính các đối tượng là người nghiện ma tuý, cụ
thế như là:
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 21).
+ Đưa vào cơ sở chữa bệnh (Điều 24).
- Các quan điểm phòng, chống tệ nạn ma tuý còn được thể hiện trong
Nghị quyết của các kỳ Đại hội của Đảng.
+ Đại hội Đảng lần thứ IX (2001 - 2005): Đảng ta đã chỉ rõ vấn đề mấu
chốt là phải "ngăn chặn, bài trừ tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn nghiện hút ma tuý
và lây nhiễm HIV/AIDS".
+ Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phòng, chống tệ nạn
nghiện hút ma tuý còn được thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp
luật, pháp luật phòng chống tệ nạn ma tuý đã dần từng bước đã đi vào đời
sống. Đồng thời "Chương trình hành động phòng chống tệ nạn ma tuý" giai
đoạn 2001 - 2005 đã được thực hiện trên khắp cả nước.
3. Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc tham gia phòng chống tệ nạn
nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên.
Cuộc đấu tranh này hết sức phức tạp, gay go, kết quả chưa nhiều, hiệu
quả còn thấp, thực tế đòi hỏi sự tham gia tích cực của các ngành các cấp, các
đoàn thể xã hội. Trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò xung kích hết
sức quan trọng.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, do đó
Đoàn có quyền và có trách nhiệm cử đại diện của mình tham gia Ban chỉ đạo
14
phòng, chống tệ nạn xã hội ở các cấp, có quyền tham gia xây dựng chính
sách, chương trình, kế hoạch hoạt động từ Trung ương tới cơ sở.
Là tổ chức chính trị - xã hội, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh
niên Đoàn cần phải giáo dục định hướng giá trị về chuẩn mực xã hội tiến bộ
cho thanh niên để họ có đủ nhận thức và khả năng làm chủ thái độ, thay đổi
hành vi phòng ngừa và kiểm soát các tệ nạn xã hội. Do đó, biện pháp tuyên
truyền giáo dục với phương châm "lấy phòng ngừa là chính, lấy xây để
chống", xây dựng lối sống văn minh lành mạnh, hình thành những chuẩn mực
xã hội mới đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống những biện pháp tổ chức hoạt
động của Đoàn.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội quân xung kích cách mạng, đội dự bị
tin cậy của Đảng nên Đoàn cần giáo dục và tổ chức thanh niên xung kích đi
đầu thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống các tệ nạn xã hội như: phát hiện , tố
giác tội phạm và những người mắc các tệ nạn, tuyên truyền vận động thực
hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng và nhà nước, vận động
quần chúng nhân dân thực hiện lối sống văn minh, lành mạnh, kiên quyết bài
trừ các tệ nạn xã hội, nhất là thanh niên.
Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
thanh niên, cho nên Đoàn cần phải tiến hành giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã
hội để bảo vệ thanh niên, xây dựng những chuẩn mực xã hội mới để điều
chỉnh hành vi, lối sống của thanh niên. Đồng thời với các thanh niên đã mắc
các tệ nạn xã hội, Đoàn cần động viên, giúp đỡ, khuyến khích để họ chữa trị,
phục hồi và giúp đỡ họ tái hoà nhập cộng đồng. Điều quan trọng là Đoàn cần
cảm hoá, giáo dục họ từ bỏ những thói quen, những hành vi lệch chuẩn, trút
bỏ những định kiến mặc cảm với những lầm lỗi đã qua để họ tiếp thu những
chuẩn mực tiến bộ, có đủ nghị lực và khả năng thay đổi chính bản thân mình,
tự vươn lên hoà nhập cộng đồng. Đồng thời là người đại diện, bảo vệ quyền
lợi cho thanh niên, đoàn cần giám sát việc thực hiện chế độ chính sách và
pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội đối với thanh thiếu nhi, lên tiếng bảo vệ
15
thanh thiếu nhi trong những trường hợp quyền lợi chính đáng của họ bị xâm
phạm.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là hạt nhân chính trị nòng cốt của phong trào
thanh niên, Đoàn cần định hướng cho các hoạt động của Hội liên hiệp thanh
niên Việt Nam, Hội sinh viên tập hợp đoàn kết thanh niên tham gia các hoạt
động phòng, chống các tệ nạn xã hội thông qua các mô hình như câu lạc bộ
phòng, chống các tệ nạn xã hội, đội thanh niên xung kích an ninh
Được giao phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn cần định hướng
giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho thiếu nhi và hướng dẫn các em tham
gia hoạt động phù hợp với khả năng và điều kiện từng lứa tuổi.
Hiểm hoạ ma tuý đặc biệt là hiểm hoạ học đường đang đặt ra cho các
cấp bộ Đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đoàn từng học những trọng trách
nặng nề, đòi hỏi đoàn viên thanh niên học sinh có lối sống lành mạnh, trong
sáng, nói không với ma tuý và các tệ nạn xã hội khác. Các đoàn trường cần
phát động và lấy cam kết trong các chi đoàn, mỗi đoàn viên thânh niên không
sử dụng ma tuý, không tàng trữ, lưu hành trái phép chất ma tuý. Lập các hòm
thư tố giác tội phạm. Bên cạnh đó, các đoàn trường phải cải tiến nội dung
phương thức sinh hoạt Đoàn, nhằm tập hợp lôi kéo thanh niên tham gia để
hạn chế đến mức tối đa việc đoàn viên thanh niên xa vào ma tuý và các tệ nạn
xã hội, góp phần xây dựng địa bàn Huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.
16
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN
NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRONG THANH THIẾU NIÊN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN VŨ THƯ - TỈNH THÁI BÌNH
1. Đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa bàn huyện
Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.
1.1. Vị trí địa lý:
Vũ Thư nằm ở phía nam của tỉnh Thái Bình, có toạ độ địa lý từ
20o20'00 - 20o32'00 độ vĩ Bắc; 10 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Hưng
Hà và Đông Hưng; phía Đông giáp thành phố Thái Bình, Nam giáp thành phố
Nam Định và các huyện Mỹ Lộc, Trực Ninh, Xuân Trường của tỉnh Nam
Định, hai trung tâm kinh tế lớn là Thành phố Nam Định và Thành phố Thái
Bình với 9km quốc lộ 10 huyện lỵ, có sông Hồng chảy theo ranh giới Tây
Nam, sông Trà Lý chảy theo ranh giới phía Bắc, vì thế trong giao lưu trao đổi
hàng hoá tiếp thu khoa học công nghệ, khả năng thu hút vốn đầu tư của trong
và ngoài tỉnh cho mục tiêu phát triển KT - XH của huyện.
1.2. Về kinh tế - chính trị
Vũ Thư là một huyện nằm gần với trung tâm thành phố Thái Bình và
giáp ranh với Nam Định.Qua cây cầu Tân Đệ theo Quốc lộ 10 đây là điều
kiện rất thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế. Tổng sản phẩm GDP của
Huyện tăng 20,6% so với năm 2007. Trong đó kinh doanh tiểu thủ công
nghiệp tăng 18,6%, thu nhập bình quân trên đầu người đạt
8.900.000đ/người/năm.
Cơ cấu kinh tế: Kinh doanh dịch vụ thương mại chiếm 20%, công
nghiệp xây dựng chiếm 25%, còn lại chủ yếu là sản xuất nông nghiệp - chăn
nuôi. Nền kinh tế Huyện Vũ Thư năm 2008 có bước phát triển khá đã góp
phần làm ổn định tình hình kinh tế - chính trị, xã hội an ninh quốc phòng của
Huyện.
17
1.3. Về văn hoá - xã hội, y tế
Đời sống văn hoá - xã hội của nhân dân trong Huyện diễn ra rất ổn
định, phong trào văn hoá, văn nghệ được khơi dậy và đầu tư có chất lượng
đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của người dân trên địa bàn Huyện Vũ
Thư. Hướng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"
Kết quả thu được qua việc phân loại gia đình văn hoá. Năm 2008 có hơn 2000
hộ đạt gia đình văn hoá chiếm trên 85% hầu hết các xã, thị trấn của Huyện
đều có nhà văn hoá, nhiều gia đình được công nhận là gia đình văn hoá đạt
cấp huyện, tỉnh. Huyện Vũ Thư có 1 bệnh viện đa khoa, và tại các xã thì hầu
hết các trạm y tế được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho nhóm chữa
bệnh cho nhân dân, với đội ngũ y bác sĩ với chuyên môn tay nghề cao.
1.4. Về an ninh chính trị.
Là một huyện nằm giữa 2 trung tâm lớn đó là thành phố Thái Bình và
Nam Định, lượng người tạm trú đến làm ăn buôn bán đông. Vì vậy tình hình
trật tự an ninh có nhiều diễn biến phức tạp gây nhiều nhức nhối như: Tệ nạn
ma tuý, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp trong năm 2008 vừa qua nhờ có sự quan
tâm của các cơ quan ban ngành của Huyện, sự lãnh đạo của Thường trực
Đảng uỷ, UBND - HĐND huyện cho nên công tác an ninh trật tự đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể là cùng phối hợp với các ban ngành đoàn
thể tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật cho nhân dân hiểu các Bộ luật
hình sự góp phần giữ vững trong công tác an ninh trật tự, đảm bảo an ninh
chính trị và an toàn xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn Huyện ngày càng ổn
định, nhân dân yên tâm lao động sản xuất, tin tưởng vào chủ trương đường lối
của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước. Đời sống của nhân dân ngày
càng được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần góp phần vào sự nghiệp phát
triển kinh tế của huyện.
2. Thực trạng nghiện hút ma tuý hiện nay trên địa bàn huyện Vũ
Thư - tỉnh Thái Bình.
2.1. Thực trạng nghiện hút ma tuý ở Việt Nam.
Theo thống kê cho đến nay nhà nước ta có khoảng 250.000 người
nghiện ma tuý, so với các năm trước thì tỷ lệ tăng nhiều hơn dù công tác
18
phòng chống tệ nạn ma tuý trên cả nước đạt nhiều kết quả khả quan, nhưng
tình hình ma tuý trên thực tiễn vẫn là vấn đề bức xúc nóng bỏng, ngày càng
nhiều thành phần, đối tượng tham gia với nhiều phương thức thủ đoạn hết sức
tinh vi và xảo quyệt.
* Số lượng người nghiện
* Mặc dù đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa và chữa trị, song những
năm qua tình hình người nghiện ma tuý ở nước ta vẫn tiếp tục gia tăng. Theo
báo cáo của Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma
tuý năm 2006 người nghiện có hồ sơ quản lý là 197.000 người, tháng 5/2008
số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý đã tăng lên 229.000, toàn Đảng toàn
dân thực hiện quyết định số 49/QĐ - TTg phấn đấu đến năm 2015 cơ bản xoá
song tệ nạn ma tuý. Vì vậy đến tháng 3/2009 số người nghiện trong cả nước
đã giảm xuống còn 200.000 trong đó có 143.576 người nghiện ma tuý ngoài
xã hội và 56.424 người nghiện trang trại giam.
* Người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý hàng năm
2006 2007 5/2008 3/2009
197.000 203.000 229.000 200.000
Nhìn vào bảng trên ta thấy số người nghiện ma tuý năm sau bao giờ
cũng cao hơn năm trước. Cho đến nay 100% tỉnh, thành phố trong cả nước
đều có người nghiện ma tuý. Số người nghiện ma tuý cả nước hơn 120.500
con nghiện trong đó độ tuổi dưới 30 chiếm 70% - 80%. Số vụ vi phạm pháp
luật do người nghiện gây ra ngày càng nhiều chiếm 85% trong đó 40% liên
quan đến các vụ trọng án.
Có nhiều tỉnh, thành phố số người nghiện ma tuý tăng đột ngột như tỉnh
Yên Bái năm 2005 mới chỉ có 1.364 người nghiện đến năm 2008 số người
nghiện đã tăng hơn 13.528 người. Cũng có nhiều tỉnh, thành phố trước kia
chưa hề có người nghiện ma tuý về sau này thì số người nghiện đã tăng lên
đặc biệt hơn cả là tỉnh Thái Bình nhìn lại từ năm 2006 trở về trước, thì tỉnh đã
rất yên tâm, vui mừng khi tỉnh nói chung và môi trường học đường nói riêng
19
"không có ma tuý". Thế nhưng trở lại những năm gần đây, đặc biệt trong năm
2006 - 2008 tình hình tội phạm nghiện hút ma tuý và bạo lực học đường có
nhiều chiều hướng gia tăng.
* Thành phần và đối tượng nghiện
Số người nghiện ma tuý cả nước hơn 250.000 con nghiện (tính đến
tháng 3/2009) trong đó độ tuổi dưới 30 chiếm 70 - 80%. Số vụ vi phạm pháp
luật do người nghiện gây ra ngày càng nhiều chiếm 85% trong đó 40% liên
quan đến các vụ trọng án. (Theo số liệu thống kê Uỷ ban phòng chống
HIV/AIDS phòng, chống tệ nạn ma tuý).
Tỷ lệ thanh thiếu niên mắc nghiện trong tổng số người nghiện hàng
năm của cả nước.
TT Đối tượng 2007 2008 2009
1 Tổng số người nghiện 203.000 229.000 200.000
2 người nghiện là TN 171.000 185.000 165.000
3 Tỷ lệ % 83,4 82,6 82,5
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy chỉ trong 3 năm tỷ lệ thanh niên
nghiện hút ma tuý có giảm nhưng không đáng kể (tính đến tháng 3/năm 2009
tỷ lệ người nghiện tăng 3,8%).
* Hình thức lạm dụng: Có nhiều phương thức sử dụng ma tuý.
Ma tuý khi đưa vào cơ thể theo các con đường khác nhau.
a. Đưa ma tuý vào cơ thể qua hô hấp.
- Hút: thuốc phiện, cần sa, (lá cây cần sa cuộn thành điếu như điếu
thuốc lá) hút khói vào phổi, hoặc nghiện các loại ma tuý được sơ chế thành
bột và hút loại bột đó: Hêroin, cocain.
- Phương thức hút và ngửi hêroin rất đơn giản, tiện lợi, một liều hết
khoảng 5 - 10mg hêroin. Con nghiện bỏ số lượng này lên giấy thiếc trong bao
thuốc lá, dùng bật lửa ga hơ bên dưới cho bột hêroin "thăng hoa" bốc khói và
hít khói đó vào mũi, vào miệng bằng ống nút bằng nhựa, ống thép không gỉ
hoặc "tẩu". Đôi khi 2, 3 con nghiện hút, hít chung 1 liều.
b. Đưa ma tuý vào cơ thể qua hệ tuần hoàn.
20
- Ma tuý ở thể lỏng thường được đưa vào cơ thể bằng tiêm chích dưới
da, vào bắp thịt của tĩnh mạch như: hêroin, Côcain, moocphin, dolargan
nhưng cũng có người dùng cả sái thuốc phiện hoà vào nước để tiêm vào tĩnh
mạch (rất nguy hiểm).
c. Đưa ma tuý vào cơ thể qua hệ tiêu hoá.
- Nhai các lá cây cỏ chứa chất ma tuý, nuốt các loại viên có chất ma tuý
được sơ chế từ lá, vỏ nhựa cây chứa ma tuý.
- Nhai lá cây cô ca, uống, nuốt thuốc phiện, metha, thuốc kích thích
thần kinh, thuốc an thần hoặc côcain.
2.2. Thực trạng tình hình nghiện hút ma tuý trong TTN trên địa bàn
huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.
Toàn huyện có 52.900 thanh niên đang lao động, học tập và sinh sống
trên địa bàn. Phần lớn là đang trong độ tuổi cắp sách tới trường, đang được sự
quan tâm giám sát của cha mẹ. Nhưng vẫn có thanh niên hư hỏng, do hoàn
cảnh gia đình không đủ điều kiện đi học nên bỏ học ăn chơi đua đòi, sống
buông thả không có sự dạy dỗ của cha mẹ, sống ngoài vòng pháp luật.
Chưa có sự định hướng đúng đắn về sự nghiệp công ăn việc làm.
2.3. Tình hình nghiện hút ma tuý trong thanh niên trên địa bàn
huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.
Hiện nay một số thanh niên trên địa bàn huyện ăn chơi xa đoạ, sử dụng
ma tuý tổng hợp, thuê nhà nghỉ, các quán Karaoke làm nơi hút, hít thuốc
phiện, ma tuý tổng hợp, làm nơi "cắn thuốc" lên sàn.
* Số lượng người nghiện trong toàn huyện
Năm 2007 có 461 người ở 28/31 xã, thị trấn (tăng 8 người = 1,76% so
với năm 2006).
Năm 2008 có 425 người ở 27/30 xã, thị trấn giảm 1 xã Tân Bình
(chuyển về thành phố Thái Bình), giảm 38 người nghiện trong đó 12 người ở
xã Tân Bình và 12 trường hợp khác chuyển đi, 22 người chết.
21
Trong đó có 429 năm, 3 nữ, có tiền án, 140 người tiền sự, 96 người.
Đến tháng 5/2009 có 432 người ở 27/30 xã, thị trấn tăng 7 người = 1,64% so
với năm 2008.
+ Độ tuổi từ 18 - 30 có 114 người, từ 30 tuổi trở lên có 318 người.
+ Loại ma tuý sử dụng: chủ yếu là sử dụng Hêroin: 431 người, thuốc
phiện 01người, chưa phát hiện trường hợp nào sử dụng ma tuý tổng hợp.
+ Hình thức sử dụng: tiêm chích: 380 người, hút hít: 25 người.
Sở dĩ số lượng nghiện ma tuý tăng trong những năm qua chủ yếu vẫn là
do đi làm ăn xa mới nghiện trở về (mỗi năm có từ 20 - 25 người); số tù, tập
trung cải tạo và đi cai nghiện bắt buộc (mỗi năm có từ 5 - 10 đối tượng) và do
sót lọt các đợt điều tra khảo sát. Số giảm chủ yếu do chết và chuyển đi nơi
khác đi tù, tập trung cải tạo. Thực hiện nghị quyết 10/NQ - TU của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh về phòng chống ma tuý, lây nhiễm HIV/AIDS trong toàn
tỉnh với phương châm "Tập trung, thống nhất toàn dân, toàn diện, kiên trì
phòng chống ma tuý, Đảng bộ, Đoàn thanh niên, các cơ quan ban ngành đã ra
sức làm tốt công tác phòng chống ma tuý trong huyện và đã đạt được những
kết quả khả quan.
Tình hình thanh niên nghiện hút ma tuý trên địa bàn huyện
Số thanh niên nghiện hút ma tuý trong Huyện
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 tháng 5/2009
483 người nghiện 461 người nghiện 425 người nghiện 432 người nghiện
Qua bảng thống kê trên ta thấy, số thanh niên nghiện hút ma tuý trên
địa bàn huyện Vũ Thư - Tỉnh Thái Bình tuy không nhiều nhưng phần nào
cũng dấy lên tiếng chuông báo động về tình hình thanh niên nghiện hút ma
tuý. Hiện nay (qua thống kê số đối tượng đã được giám sát). Tính đến tháng
6/2009 toàn huyện có 332 người bị nhiễm HIV ở cả 30/30 xã thị trấn. Trong
đó: 276 người bị lây nhiễm qua đường tiêm chích ma tuý (chiếm 83,2%), 56
trường hợp lây nhiễm qua đường tình dục.
Có 80 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS, 78 trường hợp tử vong.
22
3. Công tác phòng chống, tệ nạn nghiện hút ma tuý của Đoàn
thanh niên trên địa bàn Huyện Vũ Thư.
3.1. Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý nói chung của
các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Vũ Thư - tỉnh Thái
Bình.
Trong những năm qua, công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý ở
huyện Vũ Thư đã được các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh chỉ đạo theo nội dung:
"Tập trung, thống nhất, toàn dân, toàn diện, kiên trì phòng, chống ma tuý" và
phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã thực sự làm
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp chính quyền trong huyện.
Trong những năm qua toàn huyện đã thực hiện nghị quyết 10 - NQ/TU; Nghị
quyết 11 - NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khoá 16 về phòng chống ma tuý và
đã được ban thường vụ Huyện uỷ đã chỉ đạo xây dựng chương trình hành
động và đề án số 03/ĐA - UBND của UBND huyện tới các ban ngành đoàn
thể trong huyện triển khai và thực hiện. Ban chỉ đạo đã tổ chức cho người dân
phát giác tố giác người nghiện. Đã tiến hành tổ chức xét nghiệm, thanh loại số
người nghiện và không nghiện. Sau đó tiến hành hỗ trợ cắt cơn cho các đối
tượng nghiện bị phát giác. Ban chỉ đạo đã vận động cán bộ Đảng viên, đoàn
viên cùng nhân dân đóng góp hơn 100 triệu đồng và nhiều công sức cho công
tác phòng chống ma tuý với phương châm phòng ngừa là chính, giúp đỡ
những người nghiện ma tuý chữa trị cai nghiện, tái hoà nhập cộng đồng.
Thông qua các hoạt động tình nguyện, tuyên truyền của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, giáo dục phòng chống ma tuý.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã chủ
động chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động công tác này từng bước trở
thành một trong những nhiệm vụ thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị của
mỗi cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên Kiểm tra định kỳ, xét nghiệm, sàng lọc
toàn bộ lứa tuổi thanh thiếu niên trên địa bàn huyện Vũ Thư để số lượng
thanh thiếu niên nghiện ma tuý ngày càng giảm.
23
Với tư tưởng chì đạo: Tập trung thống nhất, toàn dân, toàn diện, kiên trì
phòng, chống ma tuý, huy động cả hệ thống chính trị các cấp và sức mạnh của
toàn dân tham gia. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát và thi hành pháp luật
đối với việc sản xuất, buôn bán, tàng trữ tổ chức sử dụng chất ma tuý: xã hội
hoá công tác cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện, tăng
cường hợp tác với các xã trong toàn huyện trong việc kiểm soát các đối
tượng.
Số thanh niên phạm tội do nghiện ma tuý.
2007 2008 3/2009
20 25 19
Số thanh niên phạm tội trên địa bàn huyện Vũ Thư đang có chiều
hướng thuyên giảm một cách có hiệu quả do quá trình đẩy mạnh công tác
phòng chống, tuyên truyền đẩy lùi tệ nạn ma tuý trên địa bàn huyện.
3.2. Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý của Đoàn
thanh niên trên địa bàn huyện Vũ Thư - Thái Bình.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị đại diện cho quyền lợi
chính đáng của thanh niên, trong những năm qua các cấp bộ đoàn đã có nhiều
nỗ lực trong việc tổ chức các hoạt động phòng chống ma tuý trong thanh niên,
trong đó công tác thông tin, truyền thông luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu
thông qua hoạt động này giúp thanh niên nhận biết được "kẻ thù" và những
nguy cơ bởi ma tuý gây nên để họ có thể trang bị cho mình những kiến thức
kỹ năng trong công tác phòng chống tệ nạn ma tuý, tuyên truyền đông đảo
quần chúng nhân dân. Các hoạt động hỗ trợ người trẻ tuổi thông qua các hoạt
động cộng đồng và hệ thống đồng đẳng đã tạo ra nhiều cơ hội, nhiều hoạt
động để giúp cho thanh niên trở nên năng động, lành mạnh.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn cả vấn đề tham gia đấu tranh phòng
chống ma tuý và nghiện ma tuý trong thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng
và cấp thiết thông qua các hoạt động của Đoàn nhằm tham gia giữ gìn an ninh
24
trật tự, chính trị, xã hội. Thông qua Nghị quyết liên tịch số 02 giữa TW Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Công an ngày 118/1998 về việc phòng ngừa ngăn
chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên, Đoàn tham gia tập hợp,
thu hút thanh niên tham gia các hình thức tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu
hút thanh niên tham gia vào các hoạt động của tổ chức Đoàn, tránh xa các tệ
nạn xã hội luôn hướng cho thanh niên lối sống đẹp và sống có ích cống hiến
cho Tổ quốc.
Ban Bí thư, Ban thường vụ tỉnh Đoàn đã có nhiều chủ trương, giải pháp
nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh
niên trên địa bàn toàn tỉnh, và các xã huyện, tỉnh Đoàn đã biên soạn, phát
hành, cung cấp hơn 100.000 tài liệu, tờ rơi tuyên truyền phòng chống ma tuý,
mại dâm, HIV/AIDS. Triển khai 2 cuộc thi viết về công tác phòng chống ma
tuý "Cuộc thi tìm hiểu về tội phạm ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS thái độ và
hành động của bạn" và cuộc thi "tìm hiểu về tội phạm ma tuý " đã thu được
10.000 bài dự thi. Tổ chức 3 hội trại phòng chống ma tuý, tổ chức 5 hội thi
khẩu hoá về đội thanh niên tuyên truyền phòng chống ma tuý, mại dâm,
HIV/AIDS.
Có 28/30 xã trong toàn Huyện đã thành lập và duy trì hoạt động của đội
thanh niên tình nguyện xung kích trong công tác phòng chống ma tuý các xã,
thị trấn, các ban ngành đoàn thể đã cùng phối hợp thành lập nhiều câu lạc bộ
giáo dục đồng đẳng trên 100 thành viên, các thành viên trong câu lạc bộ là
những thanh niên đã cai nghiện thành công và chưa cai nghiện thành công.
Căn cứ vào việc thực hiện Nghị quyết 05 của Ban chấp hành tỉnh Đoàn,
trong suốt những năm qua được sự chỉ đạo của tỉnh Đoàn các huyện Đoàn
trong tỉnh, đặc biệt là đoàn thanh niên huyện Vũ Thư đã tập trung chỉ đạo đẩy
mạnh công tác phòng chống ma tuý. Hiểm hoạ ma tuý đặc biệt là ma tuý học
đường đang đặt ra cho các cấp bộ Đoàn nhất là đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở
những trọng trách nặng nề, đòi hỏi chúng ta có những việc làm cụ thể, thiết
thực.
25