Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn ở đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.71 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

Khái niệm cơ bản về âm thanh và tiếng ồn.................................................................................2
Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn ở đô thị...................................................................................4
Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn tới sức khỏe con người................................................................8
Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vấn đề ô nhiễm tiếng ồn...........12
Đề xuất khắc phục.....................................................................................................................13
KẾT LUẬN...............................................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................17

1


Ô nhiễm tiếng ồn là hiện tượng đáng lưu ý trong thời đại ngày nay, nhất là
ở nước đang phát triển, chưa đạt tới trình độ văn minh cần thiết trong nếp sống.
Nước Việt Nam ta, nhất là ở đô thị, tình trạng ô nhiễm môi trường sống đã
lên tới mức nghiêm trọng, trong đó có ô nhiễm tiếng ồn.
Kiến thức phổ thông về tiếng ồn không phải là kiến thức khoa học đơn
thuần mà còn là vấn đề có tính thời sự trong đời sống công nghiệp tiềm ẩn nhiều
nguy cơ về tình trạng ô nhiễm gia tăng; trong đó có ô nhiễm tiếng ồn chưa được
mọi người quan tâm đúng mức.
Khái niệm cơ bản về âm thanh và tiếng ồn
Âm thanh là dao động cơ học, được dao động dưới hình thức sóng trong
môi trường đàn hồi và được thính giác của người tiếp thu. Trong không khí tốc
độ âm thanh là 343 m/s, còn trong nước là 1450 m/s.
Tần số của âm thanh được đo bằng Hz, là số dao động trong 1 giây.
Tai người có thể cảm nhận được tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz.
Dưới 16 Hz gọi là hạ âm.
Trên 20.000 Hz gọi là siêu âm
Mức tần số nghe chuẩn nhất là từ 1.000 Hz đến 5.000 Hz.
Đơn vị đo của âm thanh là dB: là thang đo logarit, còn gọi là mức cường


độ âm, gọi tắt là mức âm. Các nhà khoa học đã đưa ra một bậc thang tiếng ồn
với ví dụ cụ thể như sau:
- 10-20 dB: Gió vi vu qua lá cây được xem là trạng thái yên tỉnh
- 30 dB: Thì thầm (trong phòng ngủ)
- 40 dB: Tiếng nói chuyện bình thường
- 50 dB: Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được
- 55 dB -80 dB: Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi
- 80 dB - 85 dB: Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu
2


- 90 dB - 100 dB: phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm
- 120dB - 140 dB: Máy bay lúc cất cánh, ồn quá lớn gây tổn thương tâm trí
Những thí dụ trên, bên cạnh các số dB chỉ là những thí dụ phỏng chừng,
xấp xỉ.
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau,
sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến
quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra
không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt
quá mức chịu đựng của con người.
Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tuỳ thuộc từng người mà có
cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng sẽ khác nhau.
Càng ở xa nguồn tiếng động thì độ ồn giảm đi và giảm rất nhanh. Giữa
lòng đường, tiếng ồn của xe cộ có thể là 80dB nhưng trên lề đường nơi người đi
bộ chỉ còn khảng 60dB chẳng hạn.
Không có máy đo thì có thể một cách phỏng chừng, dựa trên khả năng phân
biệt của tai người: tiếng động inh ỏi là cỡ 80 dB, nhức tai là khoảng 90dB. Trên
nữa thì ta không chịu nổi và phản ứng tự bảo vệ tức thì là đưa tay bịt tai lại.
Sống và làm việc nơi ồn lâu dần cũng “quen”, ta hết hay bớt thấy khó
chịu nhưng hậu quả của tiếng ồn vẫn “âm thầm ghi” vào cơ thể ta.

Đi dạo cuối tuần ở đồng quê, nghỉ hè ở vùng đồi núi, hay ở biển, giữa tiếng
thông reo trên ngàn hay tiếng sóng vỗ bì bọp, cho ta những cảm giác dễ chịu,
thư giãn: một trong những giải thích của cảm giác dễ chịu này là vì não ta không
bị tiếng ồn “tấn công”.
Dưới 80 dB, không cần thiết bị chống ồn. Ta có thể chịu đựng được.
Nhưng trên 80 dB thì phải bắt đầu thận trọng chú ý đến mức nguy hiểm

3


Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn ở đô thị
Các đô thị càng phát triển, mức độ ô nhiễm tiếng ồn càng cao. Hàng ngày
những âm thanh từ động cơ ô tô, xe máy cộng với muôn vàn những âm thanh
náo nhiệt khác trong cuộc sống tạo nên một “ bản giao hưởng” mang tên..ô
nhiễm âm thanh.
Nguyên nhân gây ồn rất đa dạng, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngoài
tiếng ồn công nghiệp trong các nhà máy, tiếng ồn phát ra từ xe cộ và từ các hoạt
động giải trí trong đời sống, nhất là âm nhạc cường độ lớn cũng làm tổn hại sức
khỏe của chúng ta.
Tiếng ồn giao thông
Hiện nay phương tiện giao thông cơ giới rất phổ biến, mỗi xe khi vận
chuyển trên đường phố sẽ gây ra tiếng ồn do động cơ hoạt động, tiếng còi, ống
xả, tiếng rít phanh và sự rung động của các bộ phận trên xe gây nên. Sau đây
minh hoạ tiếng ồn do một số phương tiện giao thông gây nên:
Bảng 1.1. Mức ồn của một số phương tiện giao thông
Loại phương tiện Mức ồn
Loại phương tiện Mức ồn
Xe nhỏ
75dB
Tiếng còi tàu

75-105 dB
Xe khách nhỏ
79 dB
Tiếng máy bay
85-90 dB
Xe khách vừa
84 dB
Xe quân sự
120-135 dB
Xe thể thao
91 dB
Xe chở rác
82-88 dB
Theo http: www.thuvien.dncot.edu.vn-bài giảng ô nhiễm tiến ồn
Tiếng ồn giao thông hiện nay chủ yếu là do mật độ xe trên đường phố lớn,
tập hợp nhiều xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nhau. Riêng
đối với nước ta, còn tồn tại nhiều phương tiện lạc hậu, kém chất lượng gây ra
tiếng ồn lớn.
Hầu hết ở tuyến đường lớn, thời gian dừng đèn đỏ thường kéo dài 30s
- 60s, có thể lên đến 90s. Trong khi ở nước mà phương tiện giao thông chủ yếu
là xe máy, ô tô, thậm chí có nhiều phương tiện đã quá thời hạn sử dụng, người

4


tham gia giao thông vẫn nổ máy, gây ra tiếng ồn lớn, đồng thời tăng lượng khí
thải lên gấp đôi làm ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó là việc bấm còi vô tội vạ. Trong khi nhiều nước trên thế giới
có luật hạn chế âm thanh bấm còi khi tham gia giao thông, thì ở Việt Nam việc
bấm còi xe lại được hành động tùy vào ý thức. Khi tham gia giao thông,

nhiều người không khỏi khó chịu bởi tiếng còi xe. Có những người đi phía sau
cách hàng chục mét đã bấm òi inh ỏi, có người thì đi sát gần mới bấm còi gây
nguy hiểm cho người khác, khi tham gia giao thông.
Đặc biệt vào thời điểm dừng đèn đỏ, mặc dù không được phép di chuyển
nhưng một số người vẫn liên tục bấm còi xe. Giờ cao điểm, đường phố đông
nghẹt, sự pha trộn của tiếng ồn động cơ, tiếng động đường phố, mùi xăng xe…
đã đủ ngột ngạt, lại thêm những hồi còi inh ỏi, khiến cho giao thông càng thêm
bức bối.
Tiếng còi xe tạo ra một tần số âm thanh đặc biệt khiến não người bị nhiễu
loạn trầm trọng. Hơn thế nữa, còi xe đã bị lạm dụng để trở thành bộ mặt của sự
hung dữ, hơn là một thiết bị đem lại cho ta sự an toàn khi tham gia giao thông.
Vì lẽ đó, ngày càng nhiều quốc gia ra lệnh cấm còi xe vì sức khỏe của cộng
đồng.
Ở Berlin vào năm 1936, cảnh sát giao thông dán những tờ giấy phạt màu
vàng lên xe những người bóp còi một cách tùy tiện. Nhờ thế, thảm họa tiếng ồn
này chấm dứt. Memphis - một thành phố nhỏ nằm ở bang Tennessee của Mỹ được mang tên "thành phố yên tĩnh nhất" cũng nhờ luật cấm còi xe. Ở Bangkok,
ngay cả khi tình trạng giao thông rất hỗn độn, không một ai bấm còi.
Trong giao thông còn phải kể đến tiếng ồn do máy bay, tiếng ồn này không
thường xuyên nhưng gây ra rất lớn cho khu vực dân cư gần sân bay, đặc biệt lúc
máy bay cất cánh và hạ cánh. Hiện nay việc giải quyết vấn đề tiếng ồn do máy
bay gây nên rất phức tạp, nên tạm thời sân bay thường đưa ra xa khu dân cư mới
giảm bớt được tiếng ồn do nó gây nên.

5


Tiếng ồn trong xây dựng và sản xuất công nghiệp
Kế đến là tiếng ồn trong xây dựng và sản xuất công nghiệp. Công nghiệp
sử dụng rất nhiều máy móc, khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn đáng kể. Ở đây còn
xuất hiện nhiều công nghệ gây ra tiếng ồn lớn, và là nơi thương xuyên có sự va

chạm giữa các vật thể rắn với nhau, sự chuyển động hỗn loạn giữa các dòng khí
và hơi. Sau đây là một số minh hoạ mức ồn (đo ở khoảng cách 15m):
Bảng 1.2. Mức ồn của một số máy móc trong công nghiệp
Loại phương tiện Mức ồn
Máy trộn bê tông 75 dB

Loại phương tiện Mức ồn
Máy khoan
87 ÷ 114 dB
Máy nghiền xi
Máy ủi
93 dB
100 dB
măng
Máy búa 1,5 tấn
80 dB
Máy búa hơi
100 ÷ 110 dB
Theo http: www.thuvien.dncot.edu.vn-bài giảng ô nhiễm tiến ồn
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, một số máy móc sử dụng trong xây
dựng gây tiếng ồn đáng kể. Khi đo ở khoảng cách 15 m, máy trộn bê tông gây
ồn ở mức 75 dB, máy ủi gây ồn ở mức 93 dB, máy nghiền xi măng gây ồn tới
100 dB. Tương tự, khi đo ở khoảng cách 15 m, các nhà nghiên cứu nhận thấy
xưởng dệt, xưởng gò, xưởng rèn, xưởng đúc đều gây ồn trên mức 100 dB.
Tiếng ồn trong sinh hoạt
Trong sinh hoạt thường sử dụng nhiều thiết bị thu phát âm thanh (tivi,
cassette, radio, karaoke,... ) ngoài ra nơi tập trung đông người cũng gây ra tiếng
ồn đáng kể (hội hè, đám cưới, sân thể thao, hội chợ,... ). Những loại tiếng ồn kể
trên thương được lan truyền theo không khí rồi đến với con người, bên cạnh đó
những tiếng ồn do các hoạt động sửa chữa nhà cửa thì có thể lan truyền trong vật


6


thể rắn như sàn, trần, tường,... Tất cả những loại tiếng ồn này phụ thuộc chủ yếu
vào ý thức của con người gây nên.
Đặc biệt, hiện nay tại các khu đô thị, khi mà nhu cầu về giải trí và mua sắm
rất cao thí tiếng ồn cũng theo đó mà gia tăng. Các quán café, shop quần áo, cửa
hàng điện tử… đua nhau mở nhạc với loa công suất lớn để hút khách. Các quán
karaoke ở Việt Nam cũng góp phần lớn vào việc gây ô nhiễm tiếng ồn, gây mất
trật tự khu dân cư xung quanh; Trong khi đó, các quy định và cơ quan quản lý
đã đề ra nhưng việc xử lý vẫn chưa mạnh tay. Kiểm tra theo kiểu “nhắc nhở” thì
đến khi nào mới hạn chế được loại ô nhiễm đang trở nên nghiêm trọng này.
Tiếng ồn đô thị ngày càng vượt khỏi sức chịu đựng của người dân. Làm cách
nào có được không gian tĩnh lặng, yên bình thì chưa có câu trả lời, những phút
yên bình cho lỗ tai người dân có lẽ chỉ có mấy ngày tết hoặc “may mắn” hơn là
khi bị… mất điện.
Ví dụ như tại thành phố Hà Nội, người dân ở còn phải chịu sự “tra tấn”
(với đầy đủ nghĩa đen của từ này) bởi những âm thanh của đội quân mua, bán
hàng rong đông đảo và gần như thường xuyên có mặt trên các đường phố.
Ngay từ sáng sớm tinh mơ đến tối khuya người dân bị giật mình vì những
âm thanh phát ra từ những chiếc loa điện. Nào là loa phường dội từ trên cao, rồi
thì loa rao bán dưới đất, thôi thì đủ các loại bánh, các loại xôi, tiếng rao bán báo
với các tin giật gân, quái đản hoặc lời nói chọc cười phát ra từ những chiếc xe
đẩy bán băng đĩa lậu, tiếng rao mua công – tơ, tủ lạnh được rồi âm thanh quảng
cáo chương trình ca nhạc bắt gặp ngoài đường với điệp khúc: Vào tối ngày mai,
tối ngày mai. Một chương trình đại ca nhạc với sự xuất hiện của những ngôi sao
ca nhạc hàng đầu trong nước như… hãy nhanh chân, tại Nhà văn hóa Hà
Đông… Các bạn hãy nhớ vào tối ngày mai… vào tối ngày mai… tiếng rao được
phát ra từ cái loa cũ rích, gắn chặt bằng mấy sợi dây chun lên nóc chiếc ôtô hiệu

Matiz chạy chầm chậm dọc con đường Quang Trung, quận Hà Đông. Âm thanh
7


cứ thế dồn dập khiến không ít người đang tham gia giao thông phải tăng tốc,
hoặc giảm tốc độ tránh xa chiếc xe Matiz kia ra.
Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn tới sức khỏe con người
Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với
sức khỏe của con người, không thua gì các loại ô nhiễm khác. Noise (ồn) trong
tiếng Anh có nguồn gốc Latinh là NOXIA, nghĩa là tổn thương hoặc đau đớn.
Hiện nay đồng thời với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, vấn đề tiếng
ồn càng trở nên nan giải, tiếng ồn đã vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của con người.
Tiếng ồn 50dB: làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động
trí óc.
Tiếng ồn 70dB: làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ
thể và tăng
huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động.
Tiếng ồn 90dB: gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác,
mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.
Theo bài viết của BS. Nguyễn Ý Đức trên trang Sức khỏe & Đời sống, ô
nhiễm tiếng ồn gây một số tác hại sau đây:
Tạo sự căng thẳng
Căng thẳng sẽ phát sinh khi con người cảm thấy bất lực trước một tiếng
ồn liên tục mà mình không thể can thiệp được, như tiếng máy móc của một cơ
xưởng hàn ở kế bên nhà. Căng thẳng kéo dài dễ dẫn đến những chứng bệnh thần
kinh như trầm cảm hay lo lắng vô cớ, tăng thêm nguy cơ dễ mắc các bệnh ở tim,
8



hệ tuần hoàn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người phải sống thường xuyên
trong môi trường ồn như gần sân bay sẽ có sức khỏe kém hơn người khác. Một
số bằng chứng cũng cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình
thường của trẻ em.
Làm thay đổi thói quen ngủ
Sống trong nôi trường ô nhiễm tiếng ồn, giấc ngủ sẽ không còn sâu và dài
như trước, mà bị ngắt quãng mỗi khi có tiếng động lớn. Lâu dần, “mẫu ngủ”
bình thường sẽ mất. Những giấc ngủ sâu và dài chỉ còn là quá khứ. Do thiếu
ngủ, khi thức độ tập trung sẽ giảm, con người dễ bị kích động và mất dần khả
năng tự kiềm chế (điều này dễ nhìn thấy ở người dân sống trong những đô thị
đông đúc). Sức đề kháng của cơ thể yếu dần mà thể hiện rõ nhất là khả năng
miễn dịch kém. Ở người già, mất ngủ vì tiếng ồn là thủ phạm làm tăng các loại
hormone gây stress như adreralin và noradrenalin, giữ nhiệm vụ điều phối các
chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Độ ồn càng lớn thì chức năng này càng
giảm, mà hệ quả dễ nhận biết là lượng mỡ máu và đường huyết tăng cao. Tiếng
ồn còn gây khó khăn cho công việc trao đổi tại nhà xưởng, giảm tập trung vào
công việc và giảm năng suất, tăng tai nạn lao động.
Tiếng ồn dẫn đến giảm hoặc mất thính lực
Tại Mỹ, hiện có khoảng 22 triệu người bị điếc vì tiếng ồn và toàn thế giới
có khoảng 120 triệu nạn nhân bị điếc hoặc nghe kém.
Thống kê mới nhất của WHO cảnh báo là số nạn nhân của tiếng ồn trên thế
giới tiếp tục tăng, đặc biệt là những người sống tại các khu công nghiệp hoặc
mặt tiền những đường phố đông đúc mà trong nhà không có hệ thống giảm ồn.
Tiếng ồn đô thị được xem là tên sát nhân giấu mặt, vì ít ai để ý đến tác hại của
nó. Chỉ có những người tiếp cận trực tiếp với nó trên căn bản thường xuyên mới

9


thấy được nguy cơ. Tại châu Âu, ước tính có 3% nạn nhân bị nhồi máu cơ tim là

do tiếng ồn.
Với bệnh tim mạch
Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần kinh
tự chủ, làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi.
Nhà khoa học Ying Ming Zhao và đồng nghiệp tại ĐH Bắc Kinh đã nghiên
cứu hậu quả của tiếng ồn đối với hơn 1.000 công nhân dệt vải và thấy rằng sau 5
năm làm việc trong tiếng ồn, huyết áp của họ lên cao đáng kể.
Nghiên cứu của TS. Wolfgang Babisch, Đức cho thấy liên tục nghe tiếng
ồn giao thông ở mức độ 70dB có thể tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim.
Với cơ quan nội tiết
Tiếng ồn xí nghiệp làm tăng sản xuất noradrenaline và adrenaline ở công
nhân nhưng khi họ mang vật bảo vệ tai thì adrenaline trở lại bình thường. Một
nghiên cứu tại Việt Nam do các tác giả Nguyễn An Lương, Ayako Sudo, Hoàng
Minh Hiển thực hiện cũng tìm thấy kết quả tương tự ở công nhân xưởng dệt.
Ảnh hưởng trên sự học hỏi của trẻ em
Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều nhận xét, nghiên cứu
cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới sự học hỏi của con em. Theo Sheldom Cohen,
Đại học Oregon, trẻ em sống trong các căn phòng ở tầng thấp trong một cao ốc
gần trục lộ giao thông có khó khăn tập đọc, làm toán, phân biệt chữ có âm tương
tự, so với các em sống ở tầng trên cao, xa tiếng ồn. Nhiều nghiên cứu cho hay,
tiếng ồn có thể ảnh hưởng tới bào thai còn trong bụng mẹ và thai nhi đáp ứng
bằng tăng nhịp tim và chuyển động thân mình. Một nghiên cứu khác cho hay bà
mẹ sống gần phi trường có tỷ lệ sinh non cao hơn.

10


Trên sự tiêu hóa
Donald Eric Broadbend, Anh, nhận thấy tiếng ồn cũng ảnh hưởng tới sự
tiêu hóa như làm giảm co bóp của dạ dày, giảm dịch vị dạ dày và nước miếng.

Ảnh hưởng lên sự thực hiện công việc
Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe, gây khó khăn cho sự
đối thoại, giảm tập trung vào công việc và giảm sản xuất, tăng tai nạn thương
tích.
Theo Viện Quốc gia Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ, công nhân
tiếp xúc với âm thanh cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp
thở và trong tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất
ổn vì căng thẳng. Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn là người làm
việc nơi yên tĩnh. Họ cũng hay vắng mặt tại sở làm và tai nạn lao động cũng
thường xảy ra.
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích thích sự
hứng khởi khi đang làm một công việc có tính cách đơn điệu, đều đều.
Ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng
Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội,
giận giữ, khó chịu, hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm.
David Glas và Jerome Singer cho biết tiếng ồn có ảnh hưởng rất nhiều lên
con người kể cả sau khi không còn tiếng ồn. Tiếng ồn bất ngờ có tác hại nhiều
hơn biết trước.
Tiếng ồn dường như cũng khiến con người giảm đặc tính giúp đỡ và tăng
sự hung hổ, gây hấn. Một quan sát cho thấy, khi đang định giúp nhặt một vật rơi
cho người khác mà có tiếng ồn dội tới, thì động tác giúp đỡ này ngưng lại.

11


Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vấn đề ô
nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm môi trường nói chung, và ô nhiễm tiếng ồn nói riêng không chỉ là
vấn đề quản lý của một tổ chức, các nhân cụ thể nào. Đó là vấn đề mà cả xã hội
quan tâm giải quyết.

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm
1993 đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở
nước ta. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường
được định nghĩa một cách chuẩn tắc, quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của
các tổ chức, cá nhân được quy định cụ thể và rõ ràng.
Tuy nhiên Luật này còn một số bất cập. Chính vì vậy, Quốc hội đã thông
qua Luật bảo vệ môi trường 2005. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quán
triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về việc cần
thiết phải “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; đặc biệt là các quan
điểm, chủ trương, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15
tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh đó, Luật thuế Bảo vệ môi trường cũng có hiệu lực từ ngày
01/01/2012, qua đó cũng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cơ quan quản lý chung các vấn đề về ô nhiễm môi trường đó chính là
Chính phủ. Chính phủ thông qua việc ban hành các Nghị định liên quan đến chất
lượng môi trường cũng như các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm
nhằm thực hiện chức năng quản lý của mình.
Tuy nhiên quyền hạn và trách nhiệm lớn nhất thuộc về Bộ Tài nguyên và
Môi trường dựa trên Nghị định của Chính phủ sẽ đưa ra cac tiêu chuẩn về môi
12


trường, thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động của của tổ chức, cá
nhân liên quan đến vấn đề môi trường, trong đó có ô nhiễm tiếng ồn.
Thông tư số 39 năm 2010 của Bộ TN&MT đã quy định một số quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường. Trong đó, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng
ồn áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến
những khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt

Nam.
Ngoài ra Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp và các cơ quan chính
quyền địa phương trong thẩm quyền của mình cũng có trách nhiệm đưa ra các
quy định để giảm thiểu tiếng ồn trong ngành, khu vực mà mình quản lý.
Đề xuất khắc phục
Qui hoạch kiến trúc hợp lý. Hiện nay tiếng ồn trong đô thị thường lan truyền
trong không gian, do vậy cần phải có biện pháp qui hoạch kiến trúc hợp lý để
nhằm giảm tiếng ồn nơi con người sinh sống. Giữa nguồn gây ồn và khu dân cư
cần phải có lớp đệm, có giải cây xanh cách ly (trồng cây Bài giảng ô nhiễm
tiếng ồn 2 bên đường và xung quanh khu công nghiệp) và phải có khoảng cách
thích hợp giữa nguồn gây ồn với nơi sinh hoạt của con người, tiếng ồn sẽ giảm
đi 6dB khi tăng khoảng cách lên gấp đôi.
Riêng đối với cây xanh, sóng âm khi truyền qua sẽ bị phản xạ đi, phản xạ lại
nhiều lần làm giảm năng lượng âm một cách đáng kể. Các dải cây xanh rộng từ
10 ÷ 15m có thể giảm tiếng ồn từ 15 ÷ 18dB. Khả năng giảm tiếng ồn của cây
xanh không những phụ thuộc loại cây mà còn phụ thuộc vào cách bố trí cây,
phối hợp các loại cây có tán, có lùm, các khóm cây, bụi cây.

13


Khi qui hoạch nhà máy cần sắp xếp để hướng gió chính thổi từ khu nhà ở
tới khu nhà máy. Khu công nghiệp thường phải khoanh vùng, tập trung đặt cuối
hướng gió để tiện cho việc giải quyết tiếng ồn và vấn đề môi trường.
Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn
Thường công nhân làm việc trong nhà máy phải chịu đựng mức ồn rất cao,
do vậy cần phải có biện pháp khắc phục tiếng ồn ngay tại nguồn, phương pháp
này không những giảm được tác hại của tiếng ồn đến công nhân làm việc trong
nhà máy mà còn giảm được tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh. Vì thế
cần phải chú trọng làm tốt ngay từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt cho đến khâu

vận hành và sử dụng, bảo dưỡng các máy móc thiết bị. Cụ thể, cần sử dụng các
phương tiện thiết bị hiện đại gây ít tiếng ồn, hiện đại hoá quá trình công nghệ và
thiết bị, giảm bớt số lượng công nhân làm việc trong môi trường ồn, giảm thời
gian lưu lại làm việc trong đó.
Để giảm tiếng ồn do chấn động gây nên đối với máy móc thiết bị cần sử
dụng các gối đỡ bệ máy có lò xo, hoặc cao su có tính đàn hồi cao.
Sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm
Thiết bị tiêu âm là các hộp rỗng đựng xốp, xơ dừa,... nó sẽ biến năng lượng âm
thành năng lượng nhiệt, năng lượng cơ hoặc dạng năng lượng khác.
Khả năng hút âm của vật liệu chủ yếu phụ thuộc vào tính xốp của vật
liệu, vật liệu càng xốp thì hút âm càng tốt. Do vậy trong công nghiệp, để giảm
tiếng ồn phát tán ra bên ngoài người ta thường treo các thiết bị tiêu âm ngay tại
nguồn gây ồn.
Phương pháp thông tin giáo dục con người
Dùng các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết được các
tác hại của tiếng ồn và phải có trách nhiệm trong vấn đề tiếng ồn do mình gây
nên, tăng thêm ý thức tự giác, ý thức tôn trọng người khác, đảm bảo trật tự yên
tĩnh trong mọi lúc mọi nơi nhằm tăng hiệu quả công việc, đảm bảo sức khoẻ và
chất lượng môi trường sống.
14


Cần có luật chống ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn là một trong những vấn đề bức xúc trong các đô thị.
Tuy nhiên, nhà nước chỉ đưa ra Luật bảo vệ môi trường chung mà chưa có Luật
chống những loại ô nhiễm cụ thể. Do vậy, mà các quy đinh vẫn chỉ chung
chung, còn nhiều kẽ hở. khi đưa ra một luật chống một loại ô nhiễm cụ thể sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý thực hiện nhiệm vụ, cũng như
đưa ra các chế tài phù hợp.


15


KẾT LUẬN
Không có âm thanh như tiếng nói, tiếng cười, âm nhạc, tiếng chim hót...
cuộc sống con người sẽ buồn tẻ biết chừng nào. Nhưng nều lạm dụng hay bội
thực âm thanh, hậu quả còn nghiêm trọng hơn.
Trong hàng loạt các thứ ô nhiễm do môi trường mang lại, ô nhiễm tiếng ồn
là một trong những mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe con người nhưng hầu
như ít ai để ý. Không phải vô cớ mà Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 lại quy
định nghiêm cấm hành vi gây tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cũng
không phải tự nhiên mà Chính phủ lại quy định xử phạt vi phạm hành chính đối
với người gây tiếng động lớn, làm ồn ào huyên náo, dùng loa phóng thanh,
chiêng, trống, còi, kèn... gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung.

16


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.suckhoevadoisong.vn
Luật Bảo vệ môi trường 2005

Luật thuế Bảo vệ môi trường 2012
www.dantri.com.vn
www.wikipedia.com
www.thuvien.dncot.com.vn
www.ykhoa.net
Giáo trình Khoa học môi trường đại cương (NXB Giáo dục)

17



×