Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện thuận thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.62 KB, 40 trang )

GVHD : Lê Thị Hương

LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn chân thành nhất em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo
Lê Thị Hương - Giảng viên khoa Hành chính học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo
em trong quá trình em làm bài báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong ban đào tạo, các thầy cô
giáo ở các khoa và các thầy cô hướng dẫn đoàn thực tập số 11 đã dạy dỗ, trang
bị cho chúng em những hành trang tri thức vô cùng quý báu để chúng em bước
vào đời và thầy cô đã tạo điều kiện để chúng em có đợt thực tập cuối khoá bổ
ích này.
Một lời cảm ơn nữa em xin dành để cảm ơn ban lãnh đạo UBND huyện
Thuận Thành, các cô chú Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng Hội đồng
Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân huyện Thuận Thành; Trưởng Bộ phận “một
cửa” và các anh chị làm việc tại Bộ phận “một cửa” đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt thời gian em thực tập tại đây.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
Vương Thị Nhung

1


GVHD : Lê Thị Hương
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Theo quan điểm của các nhà xã hội học hiện nay thì “thế giới phẳng”
đang kéo tất cả các quốc gia trên thế giới đi vào một luật chơi chung. Quốc gia
nào tuột ra khỏi vòng quay ấy thì sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu, kém phát triển và
có hàng ngàn nguy cơ khác. Thế giới đang nỗ lực cải cách, các quốc gia cải cách


và Việt Nam cũng đang tiến nhanh trên con đường ấy. Đã qua đi những bước
chân gian nan trong giai đoạn đầu của cuộc cải cách hành chính, bộ mặt của nền
công vụ nước ta đã có nhiều thay đổi mởi mẻ mà vấn đề giải quyết thủ tục hành
chính luôn là vấn đề nóng hổi, thực tiễn nhất của xã hội.
Là một sinh viên học viện Hành Chính lần đầu tiên bước chân đi thực tập
đầy những bỡ ngỡ và hồi hộp đã khiến em trưởng thành hơn rất nhiều qua 2
tháng được cùng làm việc với các cô chú trong bộ phận một cửa của văn phòng
UBND huyện Thuận Thành. Hơi thở của cuộc cải cách hành chính mà cụ thể là
cải cách về thủ tục hành chính từ những kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà
trường nay đã khiến em cảm nhận thật rõ ràng trong quá trình thực tập tại cơ
quan quê nhà.
Nhờ có sự hướng dẫn, chỉ bảo tâm huyết của cô giáo Lê Thị Hương và tạo
điều kiện hết sức thuận lợi của quý cơ quan cùng những tình cảm, giúp đỡ, chỉ
dẫn của các cô, các chú tại văn phòng một cửa em đã lựa chọn “Thực trạng cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND
huyện Thuận Thành” làm đề tài cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Với tất cả sự nỗ lực và cố gắng của bản thân em đã làm việc nghiêm túc
để hoàn thành bài báo cáo của mình một cách xác thực và tốt nhất. Song do kiến
thức bản thân và kinh nghiệm làm việc còn non trẻ bài báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo để có thể
hoàn thành bài một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


GVHD : Lê Thị Hương

PHẦN I:
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI UBND HUYỆN THUẬN THÀNH


I. BÁO CÁO TỔNG QUAN
1. Thời gian thực tập:
Thời gian thực tập là từ ngày 26/03/2012 đến ngày 18/05/2012.
2. Địa điểm thực tập:
Tại tổ tiếp nhận và trả kết quả của văn phòng UBND huyện Thuận Thành.
3. Nội dung thực tập:
● Tìm hiểu tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hành
chính nhà nước.
● Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nơi thực tập
và đội ngũ cán bộ công chức.
●Nghiên cứu thực tiễn thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa, một cửa liên thông” tại UBND huyện Thuận Thành. Đồng thời, đưa ra
một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc thực hiện cơ chế “
một cửa, một cửa liên thông” tại cơ quan.
● Rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ hành chính đối với công việc được
phân công cùng với những kiến thức được trang bị tại Học Viện để hoàn thành
báo cáo thực tập.
4. Kế hoạch thực tập:

3


GVHD : Lê Thị Hương

Nội dung công việc

Thời gian

• Gặp gỡ lãnh đạo Ủy ban và học tập quy chế làm việc của

Tuần
1 và 2

cơ quan.
• Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan.
• Nộp đề cương báo cáo thục tập.
• Làm quen công việc tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả.

• Giúp cán bộ Tổ tiếp nhận và trả kết quả thực hiện nhiệm
Tuần

vụ được phân công như: tiếp nhận và trả hồ sơ cho công

3 và 4

dân, tổ chức, ghi sổ sách…

• Tiếp tục thực hiện công việc nhận hồ sơ và trả kết quả
Tuần
5 và 6

cho công dân, tổ chức.
• Tìm hiểu và thu thập tài liệu liên quan đến đề tài báo cáo
thực tập.
• Hoàn thiện báo cáo thục tập.
• Tiếp tục thực hiện công việc tại Tổ tiếp nhận và trả kết

Tuần
7 và 8


quả.
• Nộp đề cương thực tập lần 1 để sửa tại văn phòng khoa
Quản lý công.
• Tiếp nhận bài sửa của giảng viên hướng dẫn thực tập
• Hoàn thiện báo cáo thực tập và nộp bài báo cáo chính
thức.
• Trình lãnh đạo cơ quan nhận xét quá trình thực tập.

II. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THUẬN THÀNH
4


GVHD : Lê Thị Hương

1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội.
1.1 Đặc điểm tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Thuận Thành nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh ven dòng sông Đuống (sông
Thiên Đức xưa), tiếp giáp với Hà Nội và Hưng Yên. Huyện lỵ là thị trấn Hồ.
Thuận Thành là một trong những vùng đất cổ của người Việt, quê hương
của những huyền thoại – lịch sử, cái nôi của văn minh lúa nước. Trải qua hàng
nghìn năm lịch sử, mảnh đất và con người Luy Lâu, Siêu Loại, Thuận Thành đã
tạo dựng nên những giá trị văn hóa kì diệu, giàu tính nhân văn và đậm đà sắc
thái riêng có của người Bắc Ninh – Kinh Bắc.
1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội:
• Diện tích - dân số:
Thuận Thành có diện tích là 116 km2 trong đó đất canh tác nông nghiệp
chiếm 68%; dân số tính đến
31/12/2010 là 147,5 nghìn

người.Thuận Thành là đơn vị
hành chính cấp huyện rộng thứ
hai và đông dân thứ hai ở Bắc
Ninh.
• Kinh tế
Hơn hai chục năm thực
hiện đường lối đổi mới của
Đảng, kinh tế - xã hội huyện

Hình 1. Hát quan họ trên sông.

Thuận Thành đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trong 10 năm gần đây
(2001-2011), kinh tế của huyện đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 11,2%/năm,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông nghiệp; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhiều dự án
quan trọng được xây dựng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước
được cải thiện và nângc ao.

5


GVHD : Lê Thị Hương
• Văn hoá - giáo dục
Thuận Thành là quê hương của những làng nghề truyền thống, lễ hội dân
gian phong phú và cả những làn điệu dân ca quan họ mượt mà của xứ Kinh bắc.
- Làng Hồ(xã Song Hồ) chuyên làm tranh khắc gỗ in trên giấy điệp mà dân gian
gọi là tranh Đông Hồ từ thời Lê.
- Làng Trà Lâm(xã Trí Quả) có nghề làm đậu phụ.
- Làng Đông Hồ nổi tiếng làm vàng mã.
- Các trò chơi dân gian: Vật, Chọi gà, cờ người, kéo co, leo cầu đốt pháo, múa

rối nước, đánh đu...được tổ chức trong các dịp lễ hội.
Giáo dục:
Thuận Thành mang trong mình một truyền thống hiếu học lâu đời với
nhiều thành tích khoa bảng. Ngày nay, truyền thống ấy được phát huy lên tầm
cao mới. Số giáo sư, tiến sĩ thời mới cũng nhiều. Con em của huyện hiện có 32
người là tiến sĩ và hàng trăm thạc sĩ. Trong đó có các GS.TS tiêu biểu như:
Nguyễn Văn Triển, Dương Xuân Trịnh…
Những gia đình có 100% số con học trình độ ĐH cũng lên tới hàng trăm.
Đến hết tháng 7/2007, huyện đã có gần 6 nghìn gia đình hiếu học và hơn
40 dòng họ khuyến học.

2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Thuận
Thành.
2.1 Vị trí và chức năng của UBND huyện Thuận Thành trong hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước:
Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành là cơ quan hành chính Nhà nước ở
địa phương.
Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Ninh, sự lãnh đạo toàn diện của huyện Ủy Thuận Thành. Ủy
ban nhân dân huyện Thuận Thành có trách nhiệm báo cáo toàn bộ hoạt động
của mình với Ủy ban nhân dân tỉnh và huyện Ủy.

6


GVHD : Lê Thị Hương
Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý hành chính
Nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, Pháp lệnh về
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban nhân dân mỗi cấp, các quy định khác
của Chính Phủ và phân công, phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân Tỉnh.

Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan hành chính cấp trên của Ủy ban nhân
dân cấp xã, thị trấn.

2.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành
a, Tổ chức của Thường trực của Ủy ban nhân dân huyện
- Gồm 01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch:
+ Phó Chủ tịch quản lý Đô thị
+ Phó Chủ tịch quản lý Văn xã
+ Phó Chủ tịch quản lý Kinh tế
- Các Ủy viên Ủy ban nhân dân.
Ủy ban nhân dân huyện có 12 Phòng ban chuyên môn tham mưu giúp việc
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực phục vụ nhân dân của
Ủy ban.
b, Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện và các thành viên của
Ủy ban nhân dân huyện.
Ủy ban nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và kết hợp cá nhân phụ trách
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công điều hành thống nhất.
Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những
vấn đề sau:


Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân;



Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân

sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương;



Đề án thành lập mới, sát nhập giải thể các Phòng - Ban chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân huyện và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa
phương.
7


GVHD : Lê Thị Hương
2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng UBND
huyện Thuận Thành.
a, Chức năng:
Văn Phòng Ủy ban nhân dân là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban
nhân dân huyện, hoạt động theo cơ chế “ một cửa” chịu sự lãnh đạo và quản lý
trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu tổng
hợp và tổ chức làm việc cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc quản lý nhà
nước trên địa bàn huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ
của Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.
b, Nhiệm vụ và quyền hạn
Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu
sau:
 Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, lịch làm việc của Ủy ban
nhân dân huyện. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện
triển khai tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác và các chỉ đạo
của Ủy ban nhân dân huyện.
 Thực hiện công tác quản lý hành chính các văn bản của các cơ quan Nhà
nước gửi đến Ủy ban nhân dân huyện, xử lý sao y, sao lục, truyền đạt các chủ
trương, chính sách các văn bản chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ ngành Trung ương,
Ủy ban nhân dân và các Sở, Ngành Tỉnh phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và
điều hành của Ủy ban nhân dân huyện.
 Đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện chuẩn bị các

phương án, đề án, hồ sơ văn bản cần thiết phục vụ các hội nghị cuộc họp do Ủy
ban nhân dân huyện chủ trì. Tổ chức bộ phận thực hiện nghiệp vụ hành chính
công theo cơ chế “một cửa” để tiếp nhận, nghiên cứu thụ lý và phối hợp với các
ngành chức năng giải quyết các hồ sơ hành chính của công dân và các tổ chức.
 Bảo đảm các điều kiện làm việc và phục vụ hậu cần của Ủy ban nhân dân
huyện.
c, Thẩm quyền ký văn bản

8


GVHD : Lê Thị Hương
- Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện được kí các
thông báo kết luận cuộc họp, các văn bản truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện với tư cách thừa lệnh Ủy ban nhân dân huyện
hoặc thừa lệnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, những văn bản này nhất thiết
phải được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối duyệt
thông qua nội dung trước khi Chánh, Phó Văn phòng kí, văn bản do Ủy ban
nhân dân và đóng dấu Ủy ban nhân dân huyện.
- Đối với các văn bản mang tính chất, nội dung công việc của Văn phòng
Ủy ban nhân dân thì Chánh, Phó Văn phòng ký theo chức năng phân công và
đóng dấu Văn phòng.
d, Tổ chức bộ máy và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện
Thuận Thành.
Văn phòng Ủy ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng,
có tư cách pháp nhân, con dấu riêng.
* Chánh Văn Phòng
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện
và trước pháp luật về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được
giao cho Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện.

Theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân
dân huyện, Ủy ban nhân dân xã thực hiện các chương trình, kế hoạch, công tác
của Ủy ban nhân dân huyện.
Theo dõi, nắm tình hình hoạt động chung của Ủy ban nhân dân, tổ chức
việc thu thập tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
Trong điều hành hoạt động của cơ quan, Chánh Văn Phòng phụ trách
chung các tổ, các bộ phận, tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa các tổ, bộ phận
của Văn phòng Ủy ban nhân dân, điều hành thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ
công tác của cơ quan, phụ trách công tác tổ chức, tài vụ, chủ tài khoản, quản lý
kinh phí hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân.
* Phó Chánh Văn Phòng
9


GVHD : Lê Thị Hương
Phó Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về các
nội dung công việc thuộc lĩnh vực được phân công, tham gia ý kiến với Chánh
Văn phòng về những công việc chung của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện
và được thay mặt Chánh văn Phòng ký các văn bản, thư mời theo nội dung được
phân công phụ trách.

PHẦN II
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ
“MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THUẬN THÀNH
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG”


I. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.
1. Khái niệm cải cách hành chính
Cải cách hành chính là vấn đề được quan tâm ở hầu hết các nước trên thế
giới bởi nó được coi là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước
trong việc phát triển kinh tê, phát huy dân chủ và tiếng nói của người dân trong
hoạt động của bộ máy công quyền, củng cố và tăng cường tiềm lực mọi mặt cho
đất nước.
Theo nghĩa rộng, cải cách hành chính là hoạt động của Chính phủ căn cứ
vào yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị của xã hội mà hiện đại hoá, khoa học
hoá, hiệu suất hoá thể chế hành chính, cơ cấu tổ chức, chế độ công tác, phương
thức quản lý để nâng cao năng suất và hiệu lực hành chính của Chính phủ.
Theo nghĩa hẹp, cải cách hành chính là sự cải tổ và điều chỉnh cơ cấu tổ
chức do đó dẫn đến sự thay đổi về chức năng, phương thức quản lý và cơ cấu
của nhân viên.
Tuy nhiên, qua xem xét, phân tích dưới nhiều góc độ định nghĩa của khái
niệm, có thể thấy các khái niệm về cải cách hành chính được nêu ra có một số
10


GVHD : Lê Thị Hương
điểm thống nhất sau:
Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu
nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính,
mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt
hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi
vào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi
tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản
lý kinh tế – xã hội của một quốc gia;

Cải cách hành chính tuỳ theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn của
lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra
những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số
nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức,
thể chế pháp lý, hoặc tài chính công v.v…
2. Nội dung của cải cách hành chính:
Ngày 08/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết số
30c/NQ-CP về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2011-2020.
Đã qua đi cuộc cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010, lần đầu tiên
Chính phủ đã có một chương trình mang tính chiến lược, dài hạn xác định rõ 4
lĩnh vực: Cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Với những
thành công nhất định, cuộc cải cách đã đem lại niềm tin nhiều hơn cho người
dân vào Chính phủ. Theo đó Chính phủ đã đề ra mục tiêu và giải pháp của giai
đoạn 2011-2020, với phương châm lấy lợi ích, sự hài long của người dân và
doanh nghiệp làm thước đo cho hiệu quả của toàn bộ chương trình.
II. CƠ CHẾ “ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG”:
1. Khái niệm và mô hình cơ chế “ một cửa, một cửa liên thông”
Khái niệm.
11


GVHD : Lê Thị Hương
1.1. “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc
thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận, yêu cầu hồ sơ đến
trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại
cơ quan hành chính nhà nước.
Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển biến căn bản
trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước

với tổ chức, công dân; giảm phiền hà cho tổ chức, công dân; chống tệ quan liêu,
tham nhũng cửa quyền của cán bộ, công chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý của Nhà nước.
Thực chất, việc thực hiện mô hình “một cửa” để tập trung các đầu mối giải
quyết thủ tục hành chính từ các phòng ban chuyên môn về một đầu mối tại Ủy
ban nhân dân quận hay huyện thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” và
thực hiện 3 công khai:
 Công khai các giai đoạn của từng thủ tục hành chính;
 Công khai thời gian và quy trình giải quyết đối với từng loại hồ sơ;
 Công khai lệ phí giải quyết hồ sơ.
1.2. Cơ chế “một cửa liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ
chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính
nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy
tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước.
Hiện nay, các cơ quan hành chính thực hiện liên thông theo hai chiều:
+ Liên thông theo chiều dọc: là liên thông giữa các cấp hành chính trong
việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân trên các lĩnh vực.
+ Liên thông theo chiều ngang: là sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên
môn cùng cấp (thuộc quận- huyện hay xã – phường) trong việc giải quyết thủ
tục hành chính cho nhân dân.
Lợi ích của việc thực hiện liên thông nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan liên quan, đảm bảo tính thông suốt và giải quyết nhanh thủ tục hành
cho nhân dân.
12


GVHD : Lê Thị Hương
2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”:
 Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật;

 Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ
và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân;
 Nhận yêu cầu và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
 Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá
nhân;
 Bảo đảm sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan
hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
3. Các cơ quan áp dụng:


Văn phòng Ủy ban nhân dân, các Sở và cơ quan tương đương (gọi
chung là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;



Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;



Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;



Các cơ quan tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương
của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

4. Tính ưu việt của mô hình cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” so với mô
hình cơ chế “ một cửa, một dấu” trước đây.
Thứ nhất, mang lại sự thuận tiện cho người dân:

Giải quyết công việc nhanh: Việc tiếp nhận hồ sơ được tổ chức tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả ở Ủy ban nhân dân, đặc biệt là việc tiếp nhận hồ sơ tại
Bộ phận này tại Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn (trường hợp liên thông giữa
Ủy ban nhân dân huyện với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn) đã giảm bớt sự đi lại
của nhân dân, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, kịp thời; số hồ sơ hành chính
giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao.
Thủ tục hành chính đơn giản: Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng
pháp luật được coi là nguyên tắc hàng đầu trong việc thực hiện cơ chế “một
cửa, một cửa liên thông”. Ngoài ra, phải công khai các thủ tục hành chính, mức
thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của cá nhân, tổ
13


GVHD : Lê Thị Hương
chức; nhiều loại thủ tục đã kiên quyết được loại bỏ.
Thứ hai, đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành
chính Nhà nước:
Xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp và cán bộ, công
chức bao gồm: Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 11 Quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức làm
việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi xem xét hồ sơ của cá nhân, tổ chức:
• Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải
quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
• Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể
một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh.
Hiện đại hóa một bước công sở hành chính: Thực hiện cơ chế “một cửa,
một cửa liên thông” đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của cơ quan hành chính các
cấp, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính theo chủ trương của

Chính phủ.
Thứ ba, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức:
Một điểm mới đáng ghi nhận là Quy chế dành riêng một chương để quy
định về các điều kiện khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức khi thực
hiện nhiệm vụ. Theo đó, cá nhân nào hoàn thành tốt các nhiệm vụ sẽ được xem
xét khen thưởng hàng năm theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng
và là nguồn cán bộ được quy hoạch được xem xét bổ nhiệm của cơ quan.
Ngược lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định hoặc
cản trở việc tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” thì được
coi là không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử
lý theo quy định của pháp luật (Điều 14).
5. Vai trò, ý nghĩa của cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”:
Hiệu quả của việc giải quyết hồ sơ theo cơ chế này đã làm cho nền hành
chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn; mang lại sự thuận
14


GVHD : Lê Thị Hương
tiện cho người dân. Cụ thể là:
Thứ nhất, việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã góp
phần nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước:
Đối với tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước: Sắp xếp tổ chức bộ
máy của Ủy ban theo hướng tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu quả bằng việc xác
định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp và của từng cán bộ, công
chức;
Đổi mới phương thức hoạt động của Ủy ban: Mối quan hệ giữa các phòng
ban trong giải quyết công việc cho nhân dân ngày càng thắt chặt. Việc tiếp
nhận, thụ lý và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã ngăn chặn tình
trạng sách nhiễu nhân dân như trước đây. Mặt khác, giúp các phòng ban có điều
kiện tập trung và chủ động giải quyết công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn

nghiệp vụ.
Thứ hai, đối với đội ngũ cán bộ, công chức: Thực hiện cơ chế “một cửa,
một cửa liên thông” góp phần tăng cường năng lực , trách nhiệm của cán bộ,
công chức; kỹ năng nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ
nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao nhằm hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, bước đầu tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan công
quyền:
Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính và thái độ phục vụ than thiện
của cán bộ, công chức đã đem đến sự hài lòng cho nhân dân khi giải quyết công
việc.
Sự công khai hóa mọi thủ tục hành chính , thời gian giải quyết và các loại
phí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng. Đồng thời, đảm bảo cho mỗi
người dân có thể tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý hành chính nhà
nước.

15


GVHD : Lê Thị Hương
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN
THÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH
I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN
THÔNG” TẠI UBND HUYỆN THUẬN THÀNH.
1. Biện pháp tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”:
1.1.Công tác chỉ đạo, tuyên truyền
Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐTTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng
chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế "một cửa, một cửa liên thông" tại
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân huyện Thuận

Thành đã ban hành quyết định sô 557/QĐ-UBND về việc áp dụng thực hiện cơ
chế 1 cửa liên thông hiện đại tại UBND huyện Thuận Thành.
Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân dân huyện đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp
xã triển khai kế hoạch đến toàn thể cán bộ công nhân viên Ủy ban, tuyên truyền
sâu rộng đến các ban ngành đoàn thể, nhân dân về việc thực hiện cơ chế "một
cửa, một cửa liên thông” dưới nhiều hình thức như: Bản tin hàng tháng, niêm
yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã về quy trình, thủ tục, phí và lệ phí
giải quyết các thủ tục hành chính, các buổi họp giao ban định kỳ.
1.2. Công tác tập huấn và chuẩn bị
Về nhân sự: Bố trí những cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn phụ trách bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.
Về cơ sở vật chất: trang bị thêm các thiết bị cần thiết để phục vụ công tác
thực hiện cơ chế " một cửa , một cửa liên thông” như: máy vi tính, máy in, có
bản niêm yết hướng dẫn quy trình thủ tục, kết nối mạng internet, tủ dựng hồ sơ,
biểu mẫu ...tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dận huyện và
Ủy ban nhân dân xã.
Ngân sách: đã phân bổ dự toán thu chi ngân sách và thực hiện thẩm tra
phân bổ dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách để trả lương, phụ cấp và kinh
phí hoạt động trong toàn Ủy ban. Đồng thời xây dựng các giải pháp điều hành
16


GVHD : Lê Thị Hương
ngân sách cho các hoạt động nhằm đảm bảo cân đối thu, chi và sử dụng ngân
sách hiệu quả.
1.3. Xây dựng quy chế làm việc và quy trình giải quyết thủ tục hành chính
theo cơ chế "một cửa, một cửa mở rộng" trên tất cả các lĩnh vực
Ủy ban nhân dân quận đã giao cho thường trực ban chỉ đạo cải cách hành
chính đôn đốc việc xây dựng Quy chế hành chính và các hoạt động của các
phòng ban dựa trên Quy chế mẫu của cơ sở ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân đã chỉ

đạo công tác xây dựng quy chế các phòng ban theo hướng mới, phù hợp với
nhiệm vụ cải cách hành chính và tình hình thực hiện nhiệm vụ tại huyện.
1.4. Kiện toàn hành chính bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ
Căn cứ vào các quy trình về hành chính và quyết định về chức danh, Ủy
ban nhân dân huyện đả chỉ đạo sắp xếp lại bộ máy huyện, xã theo hướng tinh
gọn, hiệu quả.
Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng
nghiêp vụ cho cán bộ công chức. Qua đó, trình độ cán bộ công chức được nâng
lên, đáp ứng được yêu cầu công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn của công tác quản lý nhà nước tại huyện, xã.
2.Quy trình thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”:
2.1. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
Khi có yêu cầu giải quyết hồ sơ hành chính có liên quan đến các lĩnh vực
thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”, cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ
sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã (đối với 3 lĩnh
vực đã liên thông với cấp xã) hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban
nhân dân cấp huyện (đối với các lĩnh vực còn lại).
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp ghi
phiếu biên nhận hồ sơ (theo mẫu) gồm các yếu tố như: Ngày nhận hồ sơ, ngày
hẹn trả hồ sơ, liệt kê các hồ sơ giấy tờ chứng thư hành chính, thư ký của người
nhận hồ sơ.

17


GVHD : Lê Thị Hương
Sau đó, cán bộ ghi hồ sơ hành chính đã nhận vào sổ ghi rõ ngày nhận và
ngày hẹn trả và nhanh chóng chuyển hồ sơ đến cho các bộ phận chuyên môn
giải quyết.
Trường hợp hồ sơ thuộc thẩm quyền của cấp xã thì sau khi tiếp nhận, bộ

phận tiếp nhận và trả kết quả cấp phường chuyển hồ sơ cho các bộ phận chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân xã thẩm định, xử lý và trình lãnh đạo duyệt. Sau đó
trả hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện để
giải quyết.
2.2. Tại phòng ban chuyên môn:
Sau khi nhận hồ sơ hành chính chuyển từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả,
lãnh đạo phòng ban chức năng có trách nhiệm phân công cán bộ thụ lý và giải
quyết theo chức năng, thẩm quyền, đảm bảo giao trả hồ sơ đúng theo bộ phận
ghi trên phiếu biên nhận hồ sơ.
Đối với một hồ sơ hành chính phải qua nhiều cơ quan chức năng giải quyết
thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ chuyển hồ sơ đến cơ quan có trách nhiệm
chính . Cơ quan có trách nhiệm sao gửi hồ sơ để lấy ý kiến các cơ quan chức
năng có liên quan. Các cơ quan liên quan cũng phải có quy định thời hạn trả lời
theo quy định chung. Khi chuyển hồ sơ, cơ quan chịu trách nhiệm chính nhất
thiết phải có phiếu chuyển.
2.3. Trình ký:
Sau khi đã thẩm định, xử lý, các phòng ban chuyên môn chuyển kết quả
cho lãnh đạo phòng ban ký duyệt theo thẩm quyền và chuyển cho Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nếu lĩnh vực nào thuộc
thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện thì bộ phận chuyên môn có
trách nhiệm thẩm định trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
Sau khi lãnh đạo huyện phê duyệt Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quận trả
kết quả cho tổ chức cá nhân hoặc chuyển cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của cấp phường để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.

18


GVHD : Lê Thị Hương
3.Tổ tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành.

Trong quy trình giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa,
một cửa liên thông”, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được coi là "cầu nối"
giữa người dân, hành chính với càc phòng ban chuyên môn để giải quyết các
thủ tục hành chính, bộ phận này đóng vai trò hết sức quan trọng.
3.1. Về tổ chức và trách nhiệm của Tổ tiếp nhận và trả kết quả
Tổ tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện
do Chánh Văn phòng trực tiếp phụ trách. Bộ phận này gồm 02 đồng chí đảm
nhiệm.
Hiện nay, Tổ tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận,
thụ lý và giải quyết hồ sơ trên các lĩnh vực sau:
1. Lĩnh vực hành chính tư pháp;
2. Lĩnh vực xây dựng;
3. Lĩnh vực nhà ở và công sở;
4. Lĩnh vực lưu thông hàng hoá;
5. Lĩnh vực thành lập và hoạt động của hợp tác xã;
6. Lĩnh vực đất đai;
7. Lĩnh vực môi trường;
8. Lĩnh vực giải quyết chính sách xã hội.
Để bộ phận này hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Điều 11 của Quy chế ban
hành kèm theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về việc thực hiện cơ chế “một
cửa, một cửa liên thông” đã quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức làm
việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi xem xét hồ sơ của cá nhân, tổ chức
như sau:
 Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhận không thuộc thẩm quyền giải quyết
thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể
một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn chỉnh.
Đồng thời căn cứ vào tính chất công việc, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
sẽ có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy trình sau:
19



GVHD : Lê Thị Hương
• Trình lãnh đạo trực tiếp để giải quyết theo trách nhiệm thẩm quyền;
• Trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ. Các cơ quan
liên quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo thẩm quyền, đúng
thời gian quy định;
• Nhận kết quả, trả lại cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định của
pháp luật.
3.2. Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiếp nhận và trả kết quả
Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được
xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn, huyện và những yêu cầu nội dung để thực hiện Chương trình tổng thể
cải cách hành chính của Chính phủ về mở rộng cơ chế “một cửa” và Quyết định
93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương trong việc giải quyết công việc của tổ chức, công dân
trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Tổ chức hoạt động theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” từ cấp xã
đến cấp huyện của bộ phận này đảm bảo 05 ngày làm việc/ 01 tuần, đảm bảo
08h/01 ngày làm việc:
Buổi sáng: từ 7h phút – 11h phút.
Buổi chiều: từ 13h30 phút – 17h00 phút.
3.3. Mối quan hệ giữa tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện
với lãnh đạo, các phòng ban chuyên môn và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
của Ủy ban nhân dân các xã.
3.3.1. Mối quan hệ với Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện.
Tổ tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện nên
hoạt động dưới sự chỉ đạo của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện quản lý Tổ tiếp nhận và trả kết

quả trên các mặt:


Quản lý thời gian làm việc hàng ngày của cán bộ, công chức thuộc Tổ
tiếp nhận và trả kết quả;
20


GVHD : Lê Thị Hương


Theo dõi, nắm bắt tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của cán bộ,
công chức thuộc Tổ tiếp nhận và trả kết quả và phối hợp với các Trưởng
phòng ban chuyên môn kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc xảy
ra, đặc biệt với những hồ sơ liên quan đến nội dung công việc của nhiều
phòng ban;



Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình làm việc của
cán bộ, công chức khi giao tiếp với tổ chức, công dân;



Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về tình hình thực hiện công tác
của Tổ tiếp nhận và trả kết quả bằng văn bản theo định kỳ hàng tháng,
quý, năm.
3.3.2.Mối quan hệ với các phòng ban chuyên môn:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ do cá nhân, tổ chức, Tổ tiếp nhận và trả kết quả


chuyển hồ sơ đến phòng ban chuyên môn giải quyết. Sau đó, phòng ban có thẩm
quyền giải quyết phải ghi vào sổ hồ sơ đã nhận.
Trưởng các phòng ban chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện có trách
nhiệm giải quyết hồ sơ đúng thời gian hẹn, đúng pháp luật. Trường hợp hồ sơ
liên quan đến nhiều phòng ban thì Trưởng phòng ban chuyên môn chịu trách
nhiệm chính phải phối hợp với các phòng ban chuyên môn khác để giải quyết
trước khi ký hay trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày kể
từ ngày nhận hồ sơ từ Tổ tiếp nhận và trả kết quả, các phòng ban chuyên môn
phải nhanh chóng có văn bản yêu cầu bổ túc hồ sơ gửi Tổ tiếp nhận và trả kết
quả của Ủy ban nhân dân huyện.
Sau khi trình lãnh đạo ký, các phòng ban chuyên môn chuyển hồ sơ lại cho
Tổ tiếp nhận và trả kết quả đúng thời gian quy định.
Nếu hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc giải quyết không đúng thời
gian quy định thì phòng ban có trách nhiệm giải quyết phải có văn bản chuyển
cho Tổ tiếp nhận và trả kết quả để giải thích cho dân rõ lý do và hẹn lại ngày trả
hồ sơ.

21


GVHD : Lê Thị Hương
Như vậy, trong toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính từ khâu tiếp
nhận đến trả kết quả cho cá nhân, tổ chức thì Tổ tiếp nhận và trả kết quả và các
phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ, mối quan hệ này ở mức độ nào sẽ quyết
định đến tiến độ giải quyết công việc cho người dân ở mức độ tương ứng. Đây
có thể coi là mối quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất nhằm nhằm thực hiện
thành công mô hình cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” hiện nay.
3.3.3.Mối quan hệ với Tổ tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân
các xã.

Mối quan hệ này thể hiện trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính
cho công dân, tổ chức đối với ba lĩnh vực liên thông giữa Ủy ban nhân dân
huyện và Ủy ban nhân dân 18 xã, thị trấn.
Khi công dân, tổ chức nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ:
+ Chuyển hồ sơ đã tiếp nhận đến Tổ tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân
dân huyện để bộ phận này chuyển đến các phòng ban chuyên môn giải quyết;
+ Tiếp nhận hồ sơ đã giải quyết từ Tổ tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân
dân huyện hoặc cá nhân có thẩm quyền để trả lại cho người dân;
+ Tổng hợp, báo cáo tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính của cá
nhân, tổ chức liên quan đến các lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
Trong thời gian tới toàn bộ các thủ tục hành chính (trừ thủ tục đăng kí giao
dịch đảm bảo) sẽ được chuyển cho Ủy ban nhân dân các xã đảm nhận. Chính vì
vậy đòi hỏi mối quan hệ phối hợp giữa hai bộ phận này phải hết sức chặt chẽ để
đảm bảo giải quyết nhanh các thủ tục hành chính và tránh gây phiền hà cho
nhân dân.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND
HUYỆN THUẬN THÀNH.
1. Thuận lợi trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên
thông”:

22


GVHD : Lê Thị Hương
Có sự quyết tâm chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện và Ủy
ban nhân dân các xã : Do nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác cải
cách hành chính cùng với tinh thần dám nghĩ, dám làm lãnh đạo Ủy ban nhân
dân huyện Thuận Thành đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để hoàn

thiện các mô hình liên quan đến công tác cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh
đó, tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện và công tác kiểm tra, giám
sát đối với việc thực hiện các quyết định, kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện.
Chính vì vậy, công tác cải cách hành chính nói chung và việc thực hiện cơ chế
“một cửa, một cửa liên thông” nói riêng được đẩy mạnh thực hiện không ngừng
và đạt được nhiều kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Hệ thống cơ sở vật chất như: phòng làm việc, máy vi tính, máy in đã được
đầu tư đổi mới, triển khai và đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý hồ sơ,
phần mềm quản lý điều hành…để phục vụ cho hoạt động của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện và các xã.
Trình độ cán bộ công chức ngày càng nâng cao: cán bộ được phân công
công tác tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều là những người có trình độ,
được tham dự các lớp tập huấn, các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn do Ủy ban nhân dân huyện tổ chức.
2. Khó khăn:
Việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” là cách làm mới
nên trong quá trình triển khai thực hiện còn lúng túng, vừa triển khai vừa rút
kinh nghiệm nên chưa có định hướng rõ ràng và biện pháp cụ thể trong thời
gian dài.
Về cơ sở vật chất: Tuy đã được đầu tư đổi mới nâng cấp xong tại nhiều xã,
các trang thiết bị phục vụ cho việc giải quyết các thủ tục hành chính tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân
các xã vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Về cán bộ, công chức: Tuy trình độ cán bộ công chức đã được nâng cao
hơn so với trước song việc thực hiện mô hình cơ chế mới khiến nhiều cán bộ
còn lúng túng khi giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ,
23


GVHD : Lê Thị Hương

công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện còn thiếu nhất là ở các xã,
hầu hết các cán bộ này phải kiêm nhiệm trong khi khối lượng công việc là rất
lớn. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác của cán bộ, công chức nói
riêng và cả tiến trình thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” nói chung
trên địa bàn huyện.
Chế độ chính sách nhất là tiền lương chưa có gì thay đổi: khi áp dụng cơ
chế mới này, khối lượng công việc của cán bộ công chức tại các bộ phận tăng
lên rất nhiều với những đòi hỏi về năng lực, tinh thần trách nhiệm và thái độ
phục vụ phải tốt hơn. Thế nhưng chế độ chính sách để động viên, khuyến khích
tinh thần cho đội ngũ cán bộ công chức thì thưa thay đổi. Do đó, chưa tạo động
lực thúc đẩy cán bộ công chức hưởng ứng việc thực hiện cơ chế này.
III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
CƠ CHẾ “MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND HUYỆN
THUẬN THÀNH.
1. Những thành tựu trong quá trình thực hiện.
1.1. Trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân:
Giải quyết công việc nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhân
dân:
Ủy ban nhân dân huyện đã giải quyết hồ sơ của người dân một cách nhanh
chóng, chính xác, đảm bảo không làm lỡ việc của người dân. Đồng thời, với
mức thu lệ phí theo quy định của pháp luật đã tránh được tình trạng thu lệ phí
một cách “vô tội vạ” của cán bộ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả, đảm bảo tiết
kiệm chi phí cho người dân.
Thủ tục hành chính đơn giản, công khai:
Quy trình thực hiện thủ tục hành chính cũng như mức phí, lệ phí được niêm
yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân các xã. Các loại giấy tờ
cần có để giải quyết một công việc cụ thể đã được đơn giản hóa hơn trước rất
nhiều.
Chẳng hạn, khi người dân có nhu cầu cấp giấy đăng kí kinh doanh chỉ cần
nộp một bộ hồ sơ gồm: 01 giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, 02 giấy chứng

24


GVHD : Lê Thị Hương
minh nhân dân, 02 sổ hộ khẩu photo có sao y là đủ.
Hồ sơ giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao:
Tình hình giải quyết hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả của UBND
huyện Thuận Thành vào Qúy I năm 2012.
1/ Lĩnh vực đất đai
Tổng số hồ sơ đã nhận : 623
Đã giải quyết :

590

Trễ hạn:

33

2/Lĩnh vực đăng kí kinh doanh
Tổng số hồ sơ đã nhận :

75

Đã giải quyết

73

:

Trễ hạn:


2

3/ Lĩnh vực tư pháp
Tổng số hồ sơ đã nhận : 36
Đã giải quyết
Trễ hạn

:

32

:

4

4/ Lĩnh vực chính sách xã hội
Tổng số hồ sơ đã nhận
Đã giải quyết
Trễ hạn

: 43

:

43

:

0


5/ Lĩnh vực môi trường
Tổng số hồ sơ đã nhận
Đã giải quyết

:

1

:

1

Trễ hạn :

0

6/ Lĩnh vực xây dựng
Tổng số hồ sơ đã nhận :

4

Đã giải quyết

1

Trễ hạn

:
:


3

7/ Lĩnh vực nhà ở và công sở
Tổng số hồ sơ đã nhận

: 0
25


×