Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

HỆ THỐNG QUẢN LÝ PHÂN CÔNG GIẢNG DẠY KHOA CNTT - ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 47 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------
Đề Tài:
HỆ THỐNG QUẢN LÝ
PHÂN CÔNG GIẢNG DẠY
KHOA CNTT - ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Nhóm Sinh Viên Thực Hiện:
• Hồ Văn Thơm MSSV: 3108410210
• Nguyễn Thanh Trúc MSSV: 3108410238
• Phùng Quốc Tuấn MSSV: 3108410247
Tháng 12/2010
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin. Với việc hỗ trợ của công nghệ thông tin thì mọi ngành kinh doanh đều phát triển
theo và giải quyết được rất nhiều khó khăn và việc kinh doanh cũng trở nên dễ dàng
và thuận tiên hơn. Vì vậy với môi trường sư phạm là trường đại học thì việc áp dụng
công nghệ thông tin cũng sẽ giúp ích rất nhiều và giải quyết mọi vấn đề khó khăn
phát sinh trong việc quản lý giáo viên. Đặc biệt lĩnh vực phân tích thiết kế hệ thống
thông tin là một phần quan trọng của ngành công nghệ thông tin. Nhờ có ngành này
mà mọi vấn đề liên quan đến hệ thống thông tin được quản lý đơn giản, nhanh chóng
và chặt chẽ hơn.
2
Do đó từ nhu cầu thực tế cần có hệ thống quản lý phân công giảng dạy cho
giáo viên để cung cấp cho các trường đại học. Cùng với nhu cầu muốn tìm hiểu sâu
sắc hơn về lĩnh vực phân tích và thiết kế hệ thống thông tin chúng em đã thực hiện đồ
án “Hệ Thống Quản Lý Phân Công Giảng Dạy Khoa CNTT trường Đại Học Sài
Gòn”. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy rất nhiều vì thầy đã nhiệt tình giúp đỡ
cho chúng em những kiến thức quý giá về lĩnh vực phân tích và thiết kế hệ thống
thông tin để chúng em có thể hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đồ án


của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy thông cảm và góp ý thêm
cho chúng em.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.

Lời nhận xét của Thầy:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4
MỤC LỤC
2.1 Mô hình tổ chức:
2.2 Mô hình dòng xử lý (DFD):
2.3 Mô hình thực thể kết hợp (ERD):
2.4 Mô hình dữ liệu quan hệ:
2.5 Đánh giá dạng chuẩn của hệ thống:
2.6 Lập các ràng buộc toàn vẹn:
2.7 Mô hình cơ sở dữ liệu vật lý:
3.1 Giới thiệu và chọn lựa các công cụ cài đặt hệ thống:
3.2 Giao diện tổng thể:
3.3 Giao diện nhập:
3.4 Giao diện xuất/báo cáo:
5
Chương 1: Tổng quan về hệ thống Quản lý phân công giảng dạy
khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Sài Gòn
----------
1.1 Mô tả chi tiết về các đối tượng cần quản lý:
1.1.1 Các đối tượng của hệ thống và mối quan hệ giữa các đối tượng:
Sau khi khảo sát hiện trạng thực tế về việc phân công giảng dạy khoa CNTT
trường Đại học Sài Gòn, chúng em nhận thấy có 16 đối tượng cần quản lý. Các
đối tượng đó là: giáo viên, học vị, chức vụ, đơn vị công tác, khoa, chuyên ngành,
khối lớp, nhóm lớp, năm học, học kì, học phần, nhóm học phần, kế hoạch đào tạo,
trình độ đào tạo, hệ đào tạo, phòng học.
Dưới đây là phần mô tả chi tiết:
GIÁO VIÊN giảng dạy tại khoa công nghệ thông tin, mỗi giáo viên có một
mã giáo viên để phân biệt, ngoài ra có thêm các thuộc tính: tên giáo viên, ngày
sinh, địa chỉ… Các giáo viên giảng dạy tại khoa công nghệ thông tin được chia

làm ba loại:
a. Giáo viên cơ hữu: là giáo viên trực thuộc khoa công nghệ thông tin.
b. Giáo viên thỉnh giảng: là các giáo viên giảng dạy tại một đơn vị không
thuộc trường ĐH Sài Gòn được mời về dạy tại khoa CNTT trường ĐH Sài
Gòn.
c. Giáo viên thuộc các khoa khác: là các giáo viên công tác tại ĐH Sài Gòn
nhưng không trực thuộc khoa CNTT mà được phân công giảng dạy tại
khoa CNTT. Ví dụ: Giáo viên môn Tiếng Anh chuyên ngành thuộc khoa
Ngoại ngữ, môn Giải tích thuộc khoa Sư phạm KHTN…
Mỗi giáo viên chỉ có một học vị và đó là học vị cao nhất của giáo viên (Tiến
sĩ, thạc sỹ, đại học… Hệ thống chỉ định lưu lại trình độ cao nhất của giáo viên).
HỌC VỊ là trình độ học vấn của giáo viên, mỗi học vị có một mã học vị để
phân biệt, ngoài ra có thêm thuộc tính: tên học vị. Ví dụ: học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ…
Một giáo viên có thể không giữ chức vụ nào nhưng cũng có thể giữ nhiều
chức vụ cùng một lúc.
CHỨC VỤ thể hiện cấp bậc của giáo viên, mỗi chức vụ có một mã chức vụ
để phân biệt, ngoài ra có thêm thuộc tính: tên chức vụ. Ví dụ: chức vụ Trưởng
khoa, Phó khoa...
Mỗi giáo viên đều thuộc một đơn vị công tác.
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC là nơi giáo viên công tác chính thức ở đó. Có thể là
công tác tại trường đại học Sài gòn hoặc có thể là ở các đơn vị khác đối với các
6
giáo viên thỉnh giảng. Mỗi đơn vị công tác có một mã đơn vị để phân biệt, ngoài
ra có thêm thuộc tính: tên đơn vị công tác. Ví dụ: đơn vị ĐH Sài Gòn, ĐH Bách
Khoa, ĐH Khoa học tự nhiên…
KHOA là chuyên ngành giảng dạy của giáo viên, mỗi khoa có một mã khoa
để phân biệt, ngoài ra có thêm thuộc tính: tên khoa. Ví dụ: khoa CNTT, khoa
Ngoại ngữ…
Khoa CNTT có nhiều CHUYÊNNGÀNH: mỗi chuyên ngành có một mã
chuyên ngành duy nhất, ngoài ra có thêm thuộc tính: tên chuyên ngành. Hiện nay,

khoa CNTT trường ĐH Sài Gòn mở 3 chuyên ngành là: Công nghệ phần mềm,
Hệ thống thông tin và Mạng máy tính.
KHỐI LỚP là các khối lớp đại học hay cao đẳng có cùng khóa học, mỗi khối
lớp có một mã khối lớp để phân biệt, ngoài ra có thêm thuộc tính: tên khối lớp. Ví
dụ: khối lớp DCT108 là các lớp đại học khóa 08, CCT107 là các lớp cao đẳng
khóa 07…
Một khối lớp bao gồm nhiều nhóm lớp.
NHÓM LỚP là các lớp thuộc trong 1 khối lớp, mỗi nhóm lớp có một mã
nhóm lớp để phân biệt, ngoài ra có thêm thuộc tính: tên nhóm lớp. Ví dụ: nhóm
lớp DCT1084 là một trong những lớp thuộc khối lớp DCT108, CCT1071 là một
trong những lớp thuộc khối lớp CCT107… Lưu ý: Ký số cuối cùng là mã số thứ
tự lớp học.
Mỗi nhóm lớp có một Giáo Viên làm chủ nhiệm, thời gian làm chủ nhiệm
nhóm lớp của giáo viên có thể thay đổi theo năm học.
NĂM HỌC là khoảng thời gian giảng dạy trong một năm của giáo viên, bao
gồm 3 học kỳ/1 năm (trong đó học kỳ 3 là học kỳ hè). Mỗi năm học có một mã
năm để phân biệt, ngoài ra có thêm thuộc tính: tên năm học. Ví dụ: năm học 2009
– 2010, 2010 – 2011…
HỌC KỲ là một phần 3 của một năm học, mỗi học kỳ có mã học kỳ để phân
biệt, ngoài ra có thêm thuộc tính: tên học kỳ. Ví dụ: học kỳ 1 năm học 2009 –
2010, học kỳ 2 năm học 2009 – 2010…
HỌC PHẦN là tên môn học mà giáo viên giảng dạy, mỗi học phần có mã học
phần để phân biệt, ngoài ra còn có thêm thuộc tính: tên học phần, số tín chỉ, số tiết
lý thuyết và số tiết thực hành. Học phần theo một kế hoạch đào tạo quản lý về số
tín chỉ, số tiết lý thuyết, số tiết thực hành, thời gian mở học phần. Số lượng giảng
dạy các học phần sẽ được quy định thấp dần theo trình độ đào tạo Đại học, Cao
đẳng và Trung cấp. Mỗi học phần có tối thiểu là 01 tín chỉ và tối đa là 05 tín chỉ,
7
riêng học phần “Thực tập tốt nghiệp” là 06 tín chỉ và học phần “Khóa luận tốt
nghiệp” là 10 tín chỉ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình

độ.
Theo tính chất của học phần, có 2 loại học phần:
o Học phần lý thuyết: là học phần giáo viên và sinh viên chỉ làm việc
trên lớp, bao gồm thuyết trình, làm và sửa bài tập, thảo luận, làm việc
theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ví dụ: học phần Đường
lối cách mạng Đảng CSVN, học phần Tiếng Anh chuyên ngành…
o Học phần kết hợp lý thuyết và thực hành: là học phần giáo viên và sinh
viên cùng làm việc trên lớp và trong phòng máy, có một phần giảng lý
thuyết của giáo viên; một phần sinh viên làm thực hành, làm và sửa bài
tập, khảo sát thực tế, làm việc nhóm, làm việc trong phòng máy, dưới
sân trường… Ví dụ: học phần Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, học
phần Giáo dục thể chất…
Một học phần có thể được chia thành nhiều nhóm học phần trong học kỳ. Vì
thế một học phần có thể có nhiều giáo viên giảng dạy.
NHÓM HỌC PHẦN là một phần tử trong học phần, mỗi nhóm học phần có
một mã nhóm học phần để phân biệt, ngoài ra có thêm thuộc tính: tên nhóm học
phần. Ví dụ: nhóm 1 học phần PTTK HTTT, nhóm 2 học phần CNPM…Một học
phần có thể được phân ra một hoặc nhiều nhóm học phần tùy theo số lượng sinh
viên theo học học phần đó.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO là danh sách kế hoạch đào tạo thể hiện được hệ
đào tạo, trình độ đào tạo và chuyên ngành đào tạo. Mỗi kế hoạch đào tạo có một
mã để phân biệt, ngoài ra còn có thêm thuộc tính: tên kế hoạch đào tạo. Trong
mỗi kế hoạch đào tạo lại có các trình độ đào tạo, hệ đào tạo và các chuyên ngành
khác nhau. Ví dụ: kế hoạch đào tạo Đại học hệ Chính quy chuyên ngành Hệ thống
thông tin…
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO là loại hình đào tạo thể hiện trình độ học vấn của
sinh viên, mỗi trình độ đào tạo có một mã trình độ để phân biệt, ngoài ra có thêm
thuộc tính: tên trình độ đào tạo. Ví dụ: trình độ đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung
cấp.
8

HỆ ĐÀO TẠO là loại hình đào tạo thể hiện việc học theo quy chế nào của Bộ
giáo dục ban hành. Ví dụ: hệ đạo tạo chính quy, không chính quy…Trường có
nhiều hệ đào tạo, mỗi hệ đào tạo đều có mã hệ đào tạo để phân biệt, ngoài ra có
thêm thuộc tính: tên hệ đào tạo.
1.1.2 Cụ thể hóa các đối tượng:
Hệ thống bao gồm 15 đối tượng:
1) GIAOVIEN: giáo viên
Các thuộc tính:
- MaGV : là mã giáo viên để phân biệt giữa các giáo viên
với nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenGV: họ và tên của giáo viên.
- NgSinh: ngày sinh của giáo viên.
- DiaChi: là địa chỉ của giáo viên.
- SDT: là số điện thoại liên hệ của giáo viên.
2) HOCVI: học vị của giáo viên
Các thuộc tính:
- MaHV : là mã học vị dùng để phân biệt các học vị khác
nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenHV: là tên gọi của học vị.
3) CHUCVU: chức vụ của giáo viên
Các thuộc tính:
- MaCV : là mã chức vụ dùng để phân biệt giữa các chức
vụ khác nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenCV: là tên gọi của chức vụ.
4) DONVI: đơn vị công tác
Các thuộc tính:
- MaDV : là mã đơn vị dùng để phân biệt giữa các đơn vị
khác nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenDV: là tên gọi của đơn vị công tác.
5) KHOA: Khoa

Các thuộc tính:
- MaKhoa : là mã khoa dùng để phân biệt các khoa với
nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenKhoa: là tên gọi của khoa.
6) CHUYENNGANH: chuyên ngành.
Các thuộc tính:
- MaCN : là mã chuyên ngành dùng để phân biệt giữa các
chuyên ngành khác nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenCN: là tên gọi của chuyên ngành.
7) KHOILOP: khối lớp.
Các thuộc tính:
9
- MaKL : là mã khối lớp dùng để phân biệt giữa các khối
lớp với nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenKL: là tên của khối lớp.
8) NHOMLOP: nhóm lớp.
Các thuộc tính:
- MaNL : là mã nhóm lớp dùng để phân biệt giữa các nhóm
lớp với nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenNL: là tên gọi của nhóm lớp.
9) NAMHOC: năm học.
Các thuộc tính:
- MaNH : là mã năm học dùng để phân biệt các năm học
khác nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenNH: là tên năm học đó.
10) HOCKY: học kỳ.
Các thuộc tính:
- MaHK : là mã học kỳ dùng để phân biệt các học kỳ khác
nhau trong một năm học, là thuộc tính khóa chính.
- TenHK: là tên gọi của học kỳ đó.

11) HOCPHAN: học phần.
Các thuộc tính:
- MaHP : là mã học phần dùng để phân biệt các học phần
với nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenHP: là tên của học phần đó.
- SoTC: là số tín chỉ của học phần đó, mỗi học phần đều
có một số tín chỉ nhất định.
- SoTiet_LT: là số tiết lý thuyết của học phần đó.
- SoTiet_TH: là số tiết thực hành của học phần đó.
12) NHOMHP: nhóm học phần.
Các thuộc tính:
- MaNHP : là mã nhóm học phần dùng để phân biệt các
nhóm học phần với nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenNHP: là tên gọi của nhóm học phần đó
13) KH_DT: kế hoạch đào tạo.
Các thuộc tính:
- MaKHDT : là mã kế hoạch đào tạo dùng để phân biệt các
kế hoạch đào tạo khác nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenKHDT: là tên gọi của kế hoạch đào tạo.
14) TD_DT: trình độ đào tạo.
Các thuộc tính:
- MaTD : là mã trình độ đào tạo dùng để phân biệt các trình
độ đào tạo khác nhau, là thuộc tính khóa chính.
- TenTD: là tên gọi của trình độ đào tạo.
15) HE_DT: hệ đào tạo.
10
- MaHDT : là mã hệ đào tạo để phân biệt các hệ đào tạo
khác nhau của trường.
- TenHDT: là tên gọi của hệ đào tạo.
1.2 Xác định chi tiết các yêu cầu của hệ thống:

1.2.1 Chức năng của hệ thống:
a. Chức năng Quản lý các đối tượng:
a.1 Quản lý danh mục:
- Quản lý học vị (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý chức vụ (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý đơn vị công tác (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý khoa của giáo viên (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý chuyên ngành (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý khối lớp (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý nhóm lớp (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý năm học (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý học kì (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý học phần (thêm, xóa, sửa, tìm kiếm theo mã HP).
- Quản lý nhóm học phần (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý trình độ đào tạo (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý hệ đào tạo (thêm, xóa, sửa).
a.2 Quản lý giáo viên:
- Quản lý giáo viên (thêm, xóa, sửa, tìm kiếm theo mã GV).
a.3 Quản lý đào tạo:
- Quản lý kế hoạch đào tạo (thêm, xóa, sửa).
- Quản lý phân công giảng dạy (thêm, xóa, sửa).
b. Chức năng Tìm kiếm:
- Tìm kiếm theo các tiêu chí giáo viên (theo tên GV, địa chỉ, ngày
sinh, học vị, chức vụ, đơn vị công tác...)
- Tìm kiếm theo các tiêu chí học phần (theo Mã HP, tên HP, số tín
chỉ…)
- Tìm kiếm theo lịch giảng dạy của giáo viên (theo tên GV, theo
học phần, theo học kì, theo năm học)
c. Chức năng Báo cáo:
- Báo cáo danh sách giáo viên.

- Báo cáo danh sách học phần.
- Báo cáo Kế hoạch đào tạo.
- Báo cáo phân công giảng dạy.
d. Chức năng Quản trị hệ thống dữ liệu
- Lưu trữ và phục hồi dữ liệu.
- Kết thúc chương trình.
1.2.2 Chức năng phi hệ thống:
Hệ thống có khả năng bảo mật và phân quyền.
11
Chương 2: Mô hình hóa dữ liệu hệ thống Quản lý phân công
giảng dạy khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Sài Gòn
----------
2.1 Mô hình tổ chức:
12
2.2 Mô hình dòng xử lý (DFD):
2.2.1 Mô hình DFD đăng nhập:
2.2.2 Mô hình DFD đổi password:
2.2.3 Mô hình DFD đổi thông tin cá nhân:
2.2.4 Mô hình DFD phân quyền:
13
2.2.5 Mô hình DFD tiếp nhận giáo viên:
14
2.2.6 Mô hình DFD giáo viên:
2.2.7 Mô hình DFD admin:
2.2.8 Mô hình DFD phân rã ô xử lý 3 của admin:
15
2.2.9 Mô hình DFD phân rã ô xử lý 4 của admin:
2.2.10 Mô hình DFD phân rã ô xử lý 5 của admin:
16
17

2.3 Mô hình thực thể kết hợp (ERD):
Hình 2.12: Mô hình thực thể kết hợp (ERD)

×