Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số quan điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.04 KB, 4 trang )

Một số quan điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và các giai đoạn phát triển nhận thức về
quản lý chất lượng sản phẩm

Một số quan điểm về quản lý
chất lượng sản phẩm và các
giai đoạn phát triển nhận
thức về quản lý chất lượng
sản phẩm
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Một số quan điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và các giai đoạn phát
triển nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm
Một số quan điểm về quản trị chất lượng sản phẩm
Chúng ta biết rằng, để đạt được "chất lượng" như mong muốn, nó đòi hỏi phải có sự
kết hợp hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Một trong những yếu tố
hết sức quan trọng là "quản lý chất lượng". Phải có hiểu biết đúng đắn về chất lượng và
quản lý chất lượng thì mới có thể giải quyết tốt vấn đề chất lượng. Quản lý chất lượng
đã được áp dụng trong nhiều ngành, nhiều loại hình doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ
khác nhau. Nhờ có nó mà các doanh nghiệp có thể xác định đúng đắn những nhiệm vụ
quan trọng và phương pháp nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu và vận dụng đúng nghĩa của nó. Từ các khía
cạnh, góc độ khác nhau mỗi nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận riêng.
Theo nhà quản lý người Anh A.G. Robetson: "Quản lý chất lượng sản phẩm là ứng dụng
các biện pháp , thủ tục, kỹ thuật, đảm bảo cho sản phẩm phù hợp với thiết kế, yêu cầu
trong hợp đồng kinh tế bằng con đưòng hiệu quả nhất, kinh tế nhất".
Theo Ishikawa - nhà nghiên cứu chất lượng người Nhật cho rằng: "Quản lý chất lượng
sản phẩm có nghĩa là nghiên cứu - thiết kế- triển khai sản xuất và bảo dưỡng, một sản

1/4



Một số quan điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và các giai đoạn phát triển nhận thức về
quản lý chất lượng sản phẩm

phẩm có chất lượng phải kinh tế nhất và bao giờ cũng thoả mãn được nhu cầu của người
tiêu dùng".
Quản lý chất lượng sản phẩm theo định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO là một
hoạt động có chức năng quản lý nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và
thực hiện chúng bằng các biện pháp như: Hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng,
đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Nhìn chung các khái niệm trên đây đều có những điểm giống nhau:Quản lý chất lượng
là hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng thoả mãn nhu cầu thị trường với chi
phí thấp nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất được tiến hành ở tất cả các công đoạn hình
thành chất lượng sản phẩm từ nghiên cứu-thiết kế-triển khai sản xuất-bảo quản và vận
chuyển... đến tiêu dùng. Quản lý chất lượng cần được bảo đảm trong tất cả các khâu, đó
là trách nhiệm của toàn bộ nhân sự trong công ty từ cán bộ lãnh đạo cho tới các nhân
viên, công nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các giai đoạn phát triển nhận thức về quản lý chất lượng sản phẩm
Trong lịch sử phát triển của sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã không ngừng tăng
lên do tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Cùng với
sự phát triển đó thì khoa học quản lý được phát triển và hoàn thiện ngày càng đầy đủ
hơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất lượng, phản ánh sự thích ứng với môi
trường và điều kiện kinh doanh mới. Quá trình nhận thức và ứng dụng về quản lý chất
lượng sản phẩm đã vận động qua các giai đoạn khác nhau:
-Kiểm tra chất lượng.
Các sản phẩm sau quá trình sản xuất mới tiến hành kiểm tra các khuyết tật. Khi phát
hiện ra các khuyết tật mới đề ra các biện pháp xử lý, thông thường phương pháp này
không phát hiện ra được nguyên nhân đích thực.
Tuy nhiên, để khắc phục những sai sót này thì các doanh nghiệp đã tăng cường các cán
bộ KCS. Đi kèm với việc này là việc tăng chi tiêu rất nhiều mà công tác kiểm tra không

đảm bảo, trong nhiều trường hợp độ tin cậy rất thấp.
-Kiểm soát chất lượng
Là việc đề ra các biện pháp đề phòng ngừa các sai sót, hay khuyết tật có thể xảy ra trong
quá trình sản xuất thông qua
+Kiểm soát con người.
+Kiểm soát phương pháp và quy trình sản xuất.

2/4


Một số quan điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và các giai đoạn phát triển nhận thức về
quản lý chất lượng sản phẩm

+Kiểm soát người cung ứng ( nguyên, nhiên vật liệu...)
+Kiểm soát trang thiết bị dùng trong thử nghiệm và sản xuất.
+Kiểm soát thông tin.
-Đảm bảo chất lượng.
Sau khi kiểm soát được chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải duy trì mức
chất lượng đã đạt được thông qua việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây là quá trình
cung cấp các hồ sơ chứng minh việc kiểm soát chất lượng và các bằng chứng việc kiểm
soát chất lượng sản phẩm cho khách hàng.
Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được kiểm định nếu cần
để đem lại lòng tin thoả đnág sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đã định đối với chất lượng.
Quan điểm đảm bảo chất lượng lần đầu tiên được áp dụng đối với các ngành công nghiệp
đòi hỏi độ tin cậy cao sau đó phát triển rộng sang các sản phẩm bình thường khác độ tin
cậy không cao.
-Quản lý chất lượng
Là việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng, đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế để
có thể có được giá thành rẻ nhất. Bằng việc đề ra các chính sách thích hợp, quản lý chất
lượng cho phép tiết kiệm tối đa và giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

-Quản lý chất lượng toàn diện
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm có 4 quá
trình trên
Quản lý chất lượng toàn diện là một phương phá quản lý trong một tổ chức định hướng
vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đến sự thành công dài
hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên trong công ty và
xã hội.
Chất lượng (sản phẩm) toàn diện là sự thoả mãn sự mong đợi của người tiêu dùng có
liên quan đến doanh nghiệp cả bên trong và bên ngoài. Quản lý chất lượng toàn diện
được thực hiện trên quy mô tổng thể với sự tham gia của mọi thành viên trong doanh
nghiệp, nhằm đạt được: "chất lượng toàn diện" trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện
cần thiết để có:
+Chất lượng thông tin.

3/4


Một số quan điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và các giai đoạn phát triển nhận thức về
quản lý chất lượng sản phẩm

+Chất lượng đào tạo.
+ Chất lượng trong hành vi thái độ cư xử trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với
khách hàng bên ngoài.

4/4



×