Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Vốn đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.13 KB, 2 trang )

Vốn đầu tư

Vốn đầu tư
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Như trên ta đã thấy vốn đầu tư là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nguồn lực tài chính
và phi tài chính khác nhau. Để thống nhất trong quá trình đánh giá, phân tích và sử dụng,
người ta thường quy đổi các nguồn lực này về đơn vị tiền tệ chung. Do đó khi nói đến
vốn đầu tư, ta có thể hình dung đó là những nguồn lực tài chính và phi tài chính đã được
quy đổi về đơn vị đo lường tiền tệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho các
hoạt động kinh tế xã - hội.
Vốn cần thiết để tiến hành các hoạt động đầu tư rất lớn, không thể cùng một lúc trích ra
từ các khoản chi tiêu thường xuyên của các cơ sở vì điều này sẽ làm xáo động mọi hoạt
động bình thường của sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt xã hội. Ngay nay, các quan hệ
tài chính ngày càng được mở rộng và phát triển. Do đó, để tập trung nguồn vốn cũng
như phân tán rủi ro, số vốn đầu tư cần thiết thường được huy động từ nhiều nguồn khác
nhau như: tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiền tiết kiệm của
quần chúng và vốn huy động từ nước ngoài. Đây chính là sự thể hiện nguyên tắc kinh
doanh hiện đại: " Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ".
Như vậy, ta có thể tóm lược định nghĩa và nguồn vốn của gốc đầu tư như sau: Vốn đầu
tư là các nguồn lực tài chính và phi tài chính được tích luỹ từ xã hội, từ các chủ thể đầu
tư, tiền tiết kiệm của dân chúng và vốn huy động từ các nguồn khác nhau được đưa vào
sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm đạt
được những hiệu quả nhất định.
Về nội dung của vốn đầu tư chủ yếu bao gồm các khoản sau:
- Chi phí để tạo các tài sản cố định mới hoặc bảo dưỡng, sửa chữa hoạt động của các tài
sản cố định có sẵn.
- Chi phí để tạo ra hoặc tăng thêm các tài sản lưu động.
- Chi phí chuẩn bị đầu tư.
- Chi phí dự phòng cho các khoản chi phát sinh không dự kiến được.


1/2


Vốn đầu tư

Người ta thường quan niệm đầu tư là việc bỏ vốn hôm nay để mong thu được lợi nhuận
trong tương lai. Tuy nhiên tương lai chứa đầy những yéu tố bất định mà ta khó biết trước
được. Vì vậy khi đề cập đến khía cạnh rủi ro, bất chắc trong việc đầu tư thì các nhà kinh
tế quan niệm rằng: đầu tư là đánh bạc với tương lai. Còn khi đề cập đến yếu tố thời gian
trong đầu tư thì các nhà kinh tế lại quan niệm rằng: Đầu tư là để dành tiêu dùng hiện tại
và kì vọng một tiêu dùng lớn hơn trong tương lai .
Tuy ở mỗi góc độ khác nhau người ta có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về đầu tư,
nhưng một quan niệm hoàn chỉnh về đầu tư phải bao gồm các đặc trưng sau đây:
- Công việc đầu tư phải bỏ vốn ban đầu.
- Đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm…..Do vậy các nhà đầu tư phải nhìn nhận
trước những khó khăn nay để có biện pháp phòng ngừa.
- Mục tiêu của đầu tư là hiệu quả. Nhưng ở những vị trí khác nhau, người ta cũng nhìn
nhận vấn đề hiệu quả không giống nhau. Với các doanh nghiêp thường thiên về hiệu quả
kinh tế, tối đa hoá lợi nhuận. Còn đối với nhà nước lại muốn hiệu quả kinh tế phải gắn
liền với lợi ích xã hội.Trong nhiều trường hợp lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu.
Vì vậy một cách tổng quát ta có thể đưa ra khái niệm về lĩnh vực đầu tư như sau: Đầu tư
là một hình thức bỏ vốn vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm thu được
những lợi ích kì vọng trong tương lai.
Ở đây ta cần lưu ý rằng nguồn vốn đầu tư này không chỉ đơn thuần là các tài sản hữu
hình như: tiền vốn, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hoá….mà còn bao gồm
các loại tài sản vô hình như: bằng sáng chế, phát minh nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết
kĩ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại, quyền thăm dò khai thác, sử dụng tài
nguyên.

2/2




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×