Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.73 KB, 5 trang )

Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn)

Hoạt động mua sắm vật tư
cho sản xuất (tạo nguồn)
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn)
Để hoạt động sản xuất và tiêu thụ được diễn ra liên tục không bị gián đoạn đòi hỏi phải
bảo đảm thường xuyên, liên tục nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị… Chỉ có thể
đảm bảo đủ số lượng, đúng mặt hàng và chất lượng cần thiết với thời gian quy định thì
sản xuất mới có thể được tiến hành bình thường và sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả.
Vật tư (nguyên, nhiên vật liệu…) cho sản xuất ở các doanh nghiệp đóng vai trò hết sức
quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá đất nước. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thực phẩm như:
các sản phẩm nông sản tươi, khô (gạo, ớt, măng, tỏi, đậu nành, mía, dưa…), các thiết bị
máy móc, vốn, cơ sở hạ tầng, điện, nước.
Đảm bảo tốt vật tư cho sản xuất là đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, đúng
thời gian, chủng loại và đồng bộ. Điều này ảnh hưởng tới năng suất của doanh nghiệp,
đến chất lượng của sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư, đến tình hình
tài chính của doanh nghiệp, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường nội dung của công tác đầu vào cho sản xuất kinh doanh nói
chung và cho lĩnh vực thực phẩm nói riêng (Hậu cần vật tư cho sản xuất) bao gồm từ
khâu nghiên cứu thị trường, xác định nguồn vật tư, lập kế hoạch mua sắm vật tư, tổ chức
mua sắm, tổ chức tiếp nhận, bảo quản và cấp phát đến việc quản lý sử dụng và quyết
toán.

1/5



Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn)

Sơ đồ : Mô hình tổ chức mua sắm và quản lý vật tư

Xác định nhu cầu
Mỗi loại vật tư đều có những đặc tính cơ, lý, hoá học và trạng thái khác nhau, có nhu
cầu tiêu dùng cho các đối tượng khác nhau. Doanh nghiệp thực phẩm phải tính toán, dựa
vào các chỉ tiêu để xác định được nhu cầu cần tiêu dùng trong kỳ kinh doanh, số lượng
nguyên nhiên, vật liệu loại gì chất lượng ra sao để sản xuất thực phẩm. Đồng thời doanh
nghiệp phải nghiên cứu xác định khả năng của nguồn hàng, để có thể khai thác đặt hàng
và thu mua đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất, nguồn hàng có thể mua lại của các nhà
kinh doanh khác hay tới tận nơi trồng trọt chăn nuôi để thu mua nguyên vật liệu.
Nhu cầu vật tư cho sản xuất được xác định bằng 4 phương pháp:
a. Phương pháp trực tiếp ( dựa vào mức tiêu dùng vật tư và khối lượng sản phẩm sản
xuất trong kỳ)
- Tính theo mức sản phẩm:
Nsx = ∑n1 QSP.mSP

Nsx: Nhu cầu vật tư để sản xuất sản phẩm trong kỳ
QSP: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch
2/5


Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn)

mSP: Mức sử dụng vật tư cho đơn vị sản phẩm
n: Số sản phẩm sản xuất (khối lượng công việc)
- Tính theo mức chi tiết sản phẩm
Nct = ∑n1 Qct.mct


Nct: Nhu cầu vật tư để sản xuất các chi tiết sản phẩm trong kỳ
Qct: Số lượng chi tiết sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch
mct: Mức sử dụng vật tư cho một đơn vị chi tiết sản phẩm
n: Số chi tiết sản xuất
- Tính theo mức của sản xuất tương tự
Nsx = Qsp.mtt. Kđ
Nsx: Nhu cầu vật tư tiêu dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ
Qsp: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch
mtt: Mức tiêu dùng vật tư của sản phẩm tương tự
Kđ: hệ số điều chỉnh giữa 2 loại sản phẩm
- Tính theo mức của sản phẩm đại diện
Nsx = Qsp. mđd
Nsx: Nhu cầu vật tư tiêu dùng để sản xuất sản phẩm trong kỳ
Qsp: Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch

(

mđd: mức sử dụng vật tư của sản phẩm đại diện mbq

∑ msp.Ksp
∑ Ksp

)

(Với Ksp: tỷ trọng từng cỡ loại trong tổng khối lượng sản xuất, %)
b. Phương pháp tính dựa trên cơ sở số liệu về thành phần chế tạo sản phẩm

3/5



Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn)

Nhiều loại sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, sản phẩm đúc, sản phẩm bê
tông… được sản xuất từ nhiều loại nguyên, vật liệu khác nhau, thì nhu cầu được xác
định theo 3 bước.
Bước 1: Xác định nhu cầu vật tư để thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (NVT).
NVT = ∑n1 Q.H
Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch tiêu thụ trong kỳ
H: Trọng lượng tinh của sản phẩm (kg, tấn, m2)
n: Số lượng sản phẩm sản xuất.
Bước 2: Xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho sản xuất có tính tổn thất trong quá trình
sử dụng.
Nsx =

NVT
Kt

(Kt: hệ số thu thành phẩm)

Bước 3: Xác định nhu cầu về từng loại vật tư hàng hoá
Nx = Nsx.h
Nx: Nhu cầu của từng loại vật tư, hàng hoá
h: Tỷ trọng của từng loại so với tổng số
c. Phương pháp tính nhu cầu dựa trên cơ sở thời hạn sử dụng
Nsx =

Pvt
t

Pvt: nhu cầu hàng hoá cần có cho sử dụng

t: Thời hạn sử dụng
d. Phương pháp tính theo hệ số biến động
Nsx = Nbc. Tsx . Htk
Nbc: Số lượng vật tư sử dụng trong năm báo cáo
Tsx: Nhịp độ phát triển sản xuất kỳ kế hoạch

4/5


Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn)

Htk: hệ số tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo

Nghiên cứu thị trường đầu vào
Đây là quá trình nghiên cứu, phân tích các thông tin về thị trường đầu vào nhằm tìm
kiếm thị trường đáp ứng tốt nhất nhu cầu vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp. Vì thị
trường vật tư là thị trường yếu tố đầu vào của sản xuất nên mục tiêu cơ bản nhất của
nghiên cứu thị trường vật tư là phải trả lời được các câu hỏi: Trên cơ sở phương án sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nên sử dụng loại vật tư nào sẽ đem lại hiệu quả
cao nhất? Chất lượng, số lượng loại vật tư đó như thế nào? Mua sắm vật tư ở đâu? Khi
nào? Mức giá vật tư trên thị trường là bao nhiêu? Phương thức mua bán và giao nhận
như thế nào?…
Để nghiên cứu thị trường thường phải trải qua 3 bước cơ bản: thu thập thông tin, xử lý
thông tin và ra quyết định. Cùng với việc nghiên cứu thị trường thì công tác dự báo thị
trường vật tư đối với doanh nghiệp cũng có một vị trí quan trọng. Việc nghiên cứu và
dự báo thị trường phải tiến hành đồng thời với cung, cầu, giá cả… từ đó doanh nghiệp
sẽ xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp.

5/5




×