Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Khái niệm, đặc trưng của chợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.15 KB, 2 trang )

Khái niệm, đặc trưng của chợ

Khái niệm, đặc trưng của
chợ
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Khái niệm:
Trên thực tế tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu mà có rất nhiều khái niệm khác nhau về chợ:
• Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: "Chợ là nơi
công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất
định"
1) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138)(2)
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 2004 (tr.155)
1); "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thực
phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)...
• Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mại
hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình
thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội".
• Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát
triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành
và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy
hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của
khu vực dân cư".
(1) Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích
để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống,
vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ.
(2) Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hoá lớn từ các
nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân
phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
(2) Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí


cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu
là 3 m2/điểm.
1/2


Khái niệm, đặc trưng của chợ

Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết luận: Chợ là
loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống,
được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng
hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống
tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định.

Đặc trưng của chợ:
Chợ có những đặc trưng sau:
• Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng để mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ
của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi hàng
hoá, dịch vụ với nhau.
• Chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hoá,
dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc do quá
trình nhận thức tự giác của con người. Vì vậy trên thực tế có nhiều chợ đã được
hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ của các cấp
chính quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật. Nhưng cũng có rất nhiều
chợ được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá
của dân cư, chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ.
• Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường được diễn ra
theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất định. Chu kỳ họp
chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập quán của từng
vùng, từng địa phương quy định.


So sánh chợ với siêu thị:
Theo từ điển Kinh tế thị trường: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt
hàng đáp ứng tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng
cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác".
Như vậy, những nét đặc trưng cơ bản của siêu thị khác với chợ là:






Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ.
Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ.
Giá ở siêu thị được niêm yết công khai.
Siêu thị thường chú trọng ở nghệ thuật trưng bày hàng hoá.
Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằng những tiến
bộ của khoa học, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hội trong bán
hàng…).

2/2



×