Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.42 KB, 4 trang )

Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

Sự cần thiết phải cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước tại
Việt Nam
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Quan niệm về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những ưu việt của
công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng nhau góp vốn, cùng chia
nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn của mình góp vào công ty. (Theo luật
công ty ngày 21 - 12 – 1990)
Công ty cổ phần mang lại hiệu quả kinh doanh cao góp phần hoàn thiện cơ chế thị
trường, do quan hệ đa sở hữu trong công ty cổ phần nên quy mô có khả năng mở rộng,
huy động vốn dễ, thu hút được nhiều nhà đầu tư và tiết kiệm của dân cư, nên có thể mở
rộng quy mô nhanh. Công ty cổ phần có thời gian tồn tại lâu dài vì vốn góp có sự độc
lập nhất định với các cổ đông. Trong công ty cổ phần, quyền sử dụng vốn tách rời quyền
sở hữu nên hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đó là vì vốn trao vào trong tay các nhà kinh
doanh giỏi, biết cách để làm cho đồng vốn sinh lời. Mặt khác, do cơ chế phân bổ rủi ro
đặc thù, chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong mức vốn của công ty
nên các nhà đầu tư tài chính có thể mua cổ phần, tạo cơ hội để huy động vốn. Đặc biệt,
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng là cách để người lao động tham gia vào công
ty chứ không phải là làm thuê nên tăng trách nhiệm của họ đối với công việc.
Các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành cổ phần hoá thì vốn chủ sở hữu doanh
nghiệp nhà nước được bán cho nhiều đối tượng khác nhau như các tổ chức kinh tế xã
hội, các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp đã tạo cơ chế nhiều người cùng lo. Nhà
nước có thể giữ lại một tỷ lệ cổ phần hoặc không. Như vậy hình thức sở hữu tại doanh
nghiệp đã chuyển từ sở hữu nhà nước duy nhất sang sở hữu hỗn hợp. Từ đây dẫn đến
những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức quản lý cũng như phương hướng hoạt


động cuả công ty. Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá sẽ tổ chức hoạt động theo
luật doanh nghiệp.
1/4


Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

Có thể khái quát về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một biện pháp chuyển đổi
hình thức sở hữu trong doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông
(trong đó nhà nước có thể tham gia với tư cách cổ đông hoặc không tham gia). Đi đôi với
việc chuyển đổi sở hữu là việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo
hình thức công ty cổ phần, được điều chỉnh theo các quy định trong Luật doanh nghiệp.
Về hình thức, đó là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần (vốn của
mình trong doanh nghiệp cho các cá nhân tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp, hoặc
trực tiếp tự doanh nghiệp theo cách bán giá thông thường hay bằng phương thức đấu giá
hoặc qua thị trường chứng khoán.
Về bản chất, đó là phương thức thực hiện xã hội hoá đồng vốn thuộc sở hữu nhà nước,
chuyển từ doanh nghiệp 1 chủ sở hữu sang đa sở hữu, tạo nên mô hình doanh nghiệp
hoạt động phù hợp kinh tế thị trường.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hóa sản xuất dẫn đến
sự tập trung lớn về vốn xã hội là điều mà một cá nhân không thể đáp ứng được.
Từ những lý do nêu trên, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay vừa
là đòi hỏi khách quan, vừa là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất
nước.

Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được thành lập ngay sau khi miền Bắc được giải
phóng. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tích cực vào sự nghiệp
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( ví dụ như: cung cấp các sản phẩm chủ yếu
về tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng cho xã hội...). Nhưng do cơ chế bao cấp, nền

kinh tế tự cung tự cấp kéo dài cả khi đất nước đã hoà bình thống nhất, dẫn đến triệt tiêu
động lực sản xuất kinh doanh. Sản xuất không theo nhu cầu mà theo chỉ tiêu pháp lệnh
của nhà nước, sản xuất đình trệ không có hiệu quả. Nhất là vào những năm 1960 tình
hình trở nên xấu hơn khi các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế.
Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo tích luỹ cho ngân sách
nhà nước, tạo việc làm cho người lao động nhưng trong thực tế các doanh nghiệp nhà
nước không đáp ứng được những mục tiêu này. Do doanh nghiệp nhà nước thường có
xu hướng tập trung vào những ngành cần vốn lớn sử dụng ít lao động, cộng thêm với
trình độ của đội ngũ quản lý doanh nghiệp có nhiều yếu kém, nên doanh nghiệp nhà
nước hoạt động kém hiệu quả không đảm bảo được các mục tiêu nhà nước đặt ra đối với
doanh nghiệp nhà nước khi thành lập.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là:

2/4


Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

• Do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong điều kiện chiến tranh
kéo dài. Trong cơ chế đó coi kinh tế quốc doanh dựa trên chế độ sở hữu toàn
dân, xem nhẹ quy luật kinh tế khách quan của thị trường nên hạch toán doanh
nghiệp mang tính hình thức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quan liêu, nóng vội chủ
quan duy ý chí. Ngay cả trong thời kỳ đổi mới thì thành phần kinh tế này vẫn
hoạt động chưa hiệu quả, do chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và thực
tế, thái độ lao động của doanh nghiệp nhà nước còn mang tính ỷ lại, nên năng
xuất lao động không cao.
• Do sự yếu kém của đội ngũ công nhân, của cán bộ quản lý và trình độ công
nghệ. Sự yếu kém của lực lượng sản xuất còn thể hiện ở kết cấu hạ tầng thấp
kém của toàn bộ nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp. Công nghệ lạc

hậu dẫn tới hậu quả tất yếu là sản phẩm chất lượng kém, giá thành sản phẩm
cao không thể cạnh tranh trên thị trường, vì thế doanh nghiệp chưa có tích luỹ
nội bộ.
• Trình độ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều yếu kém.
Hệ thống chính sách pháp luật quản lý chưa hoàn chỉnh đồng bộ khi còn chồng
chéo mâu thuẫn, hiệu lực thực hiện thấp gây khó khăn cho doanh nghiệp . Pháp
luật còn nhiều kẽ hở chồng chéo không ổn định sự kém linh hoạt của bộ phận
quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra. Nên nhà nước không nắm được
thực trạng tài chính hiệu quả của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước
chưa xác định rõ quyền lợi trách nhiệm của người lao động, cho nên người lao
động không có trách nhiệm, không quan tâm đến quản lý sử dụng tài sản doanh
nghiệp, tình trạng tham nhũng tiêu cực trong doanh nghiệp trở nên phổ biến.
Cụ thể:
+ Công nợ của các doanh nghiệp nhà nước lớn, nợ phải thu chiếm 65% , nợ phải trả
chiếm 125 % vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Trong đó nợ phải trả cho ngân hàng
chiếm 25%.
+ Quy mô của doanh nghiệp nhà nước phần lớn nhỏ bé, số lượng nhiều. Năm 1996 có
33% doanh nghiệp nhà nước có vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng trong đó 50% có số vốn nhỏ hơn
500 triệu đồng; số doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 30 %. Còn số
doanh nghiệp có số vốn lớn hơn 10 tỷ đồng chỉ chiếm 23 % trong số các doanh nghiệp
nhà nước đang hoạt động. Nhiều doanh nghiệp cùng loại hoạt động chồng chéo về ngành
nghề kinh doanh, cấp quản lý trên cùng 1 địa bàn tạo nên sự cạnh tranh không lành
mạnh, nảy sinh nhiều tiêu cực.
+ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước rất yếu vì chưa chứng tỏ khả năng
cạnh tranh trên thị trường vì mang tâm lý trông chờ ỷ lại không tự xây dựng kế hoạch
kinh doanh cho doanh nghiệp. Trên thực tế đã chứng minh khả năng cạnh tranh và khả
năng thành công của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào kế hoạch kinh doanh và kế
hoạch cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn sản phẩm cho doanh nghiệp là yếu tố

3/4



Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

quan trọng hàng đầu. Vì doanh thu mà sản phẩm mang lại phải bảo đảm bù đủ chi phí
ngoài ra còn phải có lợi nhuận.
+ Tình trạng thiếu vốn là phổ biến: trung bình mỗi doanh nghiệp có 11,6 tỷ đồng vốn do
nhà nước cấp nhưng vốn hoạt động thực tế chỉ bằng 80% vốn ghi trên sổ sách. Vốn lưu
động chỉ còn 50 % huy động vào sản xuất kinh doanh. Còn lại là công nợ khó đòi tài sản
mất mát, kém phẩm chất, trang thiết bị lạc hậu.
Vì thế việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí
nguồn lực quốc gia, sang hình thức công ty cổ phần hay tư nhân hoá doanh nghiệp nhà
nước là cần thiết để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

4/4



×