Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Một sổ giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.91 KB, 106 trang )

MỞ ĐẦU
dục của chúng ta là “giáo dục cho mọi người” và mọi người phải tự giáo dục,
việc xây dựng “cả nước thành một xã hội học tập” trở thành nhu cầu khách
quan,1.thực
phươngĐÈ
châm
LÝ hiện
DO CHỌN
TÀI“học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.
Chúng ta đang ở những năm đầu thế kỷ XXI - thế kỷ dự báo có sự bùng
giáo
nước
giaithuật,
đoạncông
từ năm
2010
- 2020
đã
nố vàChiến
phát lược
triển phát
như triển
vũ bão
củadục
khoa
họctakỹ
nghệ
thông
tin. Sự
nhấn


then
dục một
và đào
tạo, nhằm
tạogiới
bước
bùng mạnh
nổ và vai
pháttrò
triển
ấychốt
một của
mặt giáo
làm cho
số nước
trên thế
cóchuyển
những
biến
mẽ phát
nguồn
nhân dễ
lực,
góp
phần
lực đưa
ra khỏi
bướcmạnh
tiến nhảy
vọt, triển

nhưng
mặt khác
dẫn
đến
tạo đắc
khoảng
cáchnước
ngàytacàng
lớn
tình
kém phát
phát triển
triển, và
tạocác
nềnnước
tảng đang
đến năm
ta cơcác
bảnnước
trở thành
giữa trạng
các nước
phát 2020
triển,nước
làm cho
đang
một
côngtụt
nghiệp
hiệnphát

đại,triển.
từngDo
bước
triểnđềkinh
tế tri
phát nước
triển càng
hậu xatheo
hưnhướng
các nước
đó, phát
một vấn
bức thiết,
thức.
đó, công
tác ra
xãcho
hội các
hóanước
giáo đang
dục là
một
nhiệm
vụ làm
cần sao
đượcthoát
coi
có tínhTrong
chất sống
còn đặt

phát
trién
là phải
trọng
và tụt
tiếphậu.
tục về
đấyphương
mạnh đê
tiếnlýtớiluận
xâyđược
dựngthực
một tiễn
xã hội
khỏi sự
diện
củahọc
cáctập.
nước phát triển
chứng minh, có thể khẳng định chỉ có đầu tư mạnh mẽ vào chiến lược con
người,
tạo ra
nhânthời
lực kỳ
chấtcông
lượng
cao thì
có đại
thếhoá
giảiđòi

quyết
đề
Nước
ta nguồn
đang trong
nghiệp
hoá,mới
hiện
hỏi vấn
ngành
đặt radục
có phải
hiệu có
quảsựnhất.
đượcđóvấn
công
xã hội
giáo
đổi Để
mới,đạttrong
có đề
đổitrên
mớithỉcác
hoạttácđộng
giáohóa
dụcgiáo

dục được
là một
vụ tác

hết xã
sứchội
quan
mọi
hoạt
động
dục
nhất
là đổicoi
mới
quảnnhiệm
lý công
hóatrọng
giáo trong
dục để
góp
phần
hỗ giáo
trợ giáo
theovà
hướng
toànđáp
diện.
dục
đào tạo
ứng yêu cầu nguồn lực, nguồn lao động hiện nay.
Giáo
và đào
tạolý làcông
mộttác

trong
những
yếu tố
định trung
sự tồnhọc
tạiphổ

Nhìndục
chung,
quản
xã hội
hóa giáo
dụcquyết
ở trường
phát triển
củaCao
mộtLãnh,
con người
nói riêng
của xã
hội nói
chung.
Quảnbước
lý công
thông
huyện
tỉnh Đồng
Thápvàtrong
những
năm

qua tìmg
đạt
tác xãnhững
hội hóathành
giáo tựu
dục nhất
ở nhàđịnh
trường
là một
thenmặt
chốt,
bản,yếu

được
tuy THPT
nhiên vẫn
cònkhâu
những
hạncơchế,
tính chất
quyết
phần
nângtrường
cao chất
dục năm
học sinh.
thế xã
kém.
Thực
tiễnđịnh

hoạtgóp
động
ở các
phổlượng
thônggiáo
những
qua Vì
chứng
tỏ
hội hóa giáo
dục
động
quan
trọng
đê định
thúc đẩy
sự phát
củatrường
giáo dục
XHHGD
đóng
vailàtrò
rất lực
quan
trọng
quyết
sự thành
bạitriến
ở mỗi
tạo


đào
tạo,
để
nâng
cao
chất
lượng
giáo
dục
thì
điều
quan
trọng

phải
nâng
nguồn nhân lực tiếp sức cho việc quản lý và giáo dục học sinh, nguồn tài lực
cao quản
tác lực
xã hội
mọinhư
hoạtxây
động
củacơmỗi
góp
phần lý
hỗcông
trợ đắc
chohóa

các giáo
hoạt dục
độngđốisưvới
phạm
dựng
sở nhà
vật
trường
phổ thưởng
thông. học sinh, giúp đỡ học sinh nghèo... Nếu làm tốt
chất
kỹtrung
thuật,học
khen
được điều này thì có nghĩa là các trường đã thành công mối kết hợp của ba môi
trường
giáo dục:
trường,
gialàđình,
xã hội”.
Tuy nhiên,
thực
tế dục
cho quốc
thấy
Trường
trung“nhà
học phổ
thông
một cấp

học trong
hệ thống
giáo
một
số quan
trườngtrọng
trungcủa
học
phốdục
thông
huyện
CaolàLãnh
thờitạo
gian
quakiện
chưa
dân rất
giáo
phổ ởthông.
cấp học
điều
cơ xem
bản
21 Đây


“Một sổ giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phô
thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ” với hy vọng góp phần nhỏ của mình
phục vụ cho yêu cầu đổi mới công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng
giáo dục của địa phương.


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thự tiên, đề xuất một số giải pháp quản
lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phố thông huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp.

3. KHÁCH THẺ, ĐỔI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu
3.1. Khách thê nghiên cứu

Công tác quản lý xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phố thông
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
3.2. Đổi tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ
thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .
3.3. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu, đề xuất, thăm dò một số giải pháp quản lý công tác
xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phố thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp trong những năm gần đây. Giới hạn khảo sát: trong những năm học 2010
- 2011;2011 - 2012; 2012 - 2013.

3


Tháp. Tổng kết được những kinh nghiệm tiên tiến về quản lý công tác xã hội
hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện ở Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
Tìm ra những bất cập, những tồn tại về việc hạn chế công tác xã hội hóa giáo
dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.


- Xây dựng, đề xuất được một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa
giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản của

Đảng và Nhà nước các cấp liên quan đến đề tài. Nghiên cứu các công trình khoa
học, các đề án đã công bố liên quan đến đề tài. Tống hợp và phân tích các kết
quả nghiên cứu.

6.1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phưcmg pháp điều tra

(bảng hỏi Anket); phương pháp quan sát: quan sát, tống kết kinh nghiệm;
phương pháp điều tra xã hội học.

6.3. Các phương pháp khác:

Phương pháp sử dụng toán thống kê,

phương pháp phỏng vấn,...

4


Chương 1.
Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHỎ THÔNG
1.1. Sơ lược lịch sử quá trình nghiên cứu vấn đề xã hội hóa giáo dục



xã hội hóa giáo dục bậc học trung học phố thông

Lịch sử nghiên cứu vấn đề xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đã có từ rất lâu,
đó không phải là vấn đề hoàn toàn mới nếu nhìn nhận nó về bản chất. Hoạt
động xã hội hóa giáo dục đã xuất hiện và có bề dày lịch sử trong các chế độ xã
hội và thế chế chính trị. Đảng ta luôn coi trọng vai trò của xã hội hóa giáo dục,
xác định là một chủ trương lớn đê phát triển giáo dục và được thực hiện từ
nhiều năm qua với phương châm: "Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân". Tư
tưởng "lẩy dân làm gổc” đã thể hiện sâu sắc trong quá trình phát triên của lịch
sử, và chân lý về vai trò của quần chúng nhân dân đã được khẳng định: "Dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vẹm lần dân liệu cũng xong”. Sự nghiệp giáo
dục của Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, luôn nêu cao khẩu hiệu: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân
dân”. Những tư tưởng đó đã trở thành định hướng và được vận dụng có hiệu
quả trong công tác giáo dục ở Việt Nam.

Nhân dân ta đã có truyền thống coi trọng việc học. Theo lịch sử hình
thành và phát triên nền giáo dục Việt Nam, ngay từ thời phong kiến, Nhà nước
chỉ mở rất ít trường để dạy học cho con cháu của các quan lại, con em nhà giàu.
Vấn đề học của con em nhân dân đều do nhân dân lao động tự lo liệu, dưới hình
thức các thầy đồ tự mở lớp (trường tư) hoặc nhân dân tự nguyện góp tiền tổ
chức mòi thầy dạy (dân lập). Trong hương ước của một số địa phương còn ghi
rõ về chế độ học điền (ruộng dành cho việc học), chăm lo vật chất, khích lệ, cố
5


Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tói vấn đề dân trí, Người khẳng định:
"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Sau Cách mạng Tháng Tám, tháng 101945 Người ra "Lời kêu gọi chong nạn thất học", phát động phong trào xóa nạn

mù chữ trong toàn quốc với phương châm: Những người đã biết chữ hãy dạy
cho những người chưa biết chữ... Những người chưa biết chữ hay gắng sức mà
học cho biết, vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa
biết thì con cái bảo, người ăn người làm không biết chữ thì chủ nhà bảo; các
người giàu có thì mở lóp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ...
Người nhấn mạnh: Giảo dục là sự nghiệp của quần chủng, không phân biệt già,
trẻ, trai, gái, cứ là người Việt Nam thì phải tham gia học tập, tham gia xóa nạn
mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra cương lĩnh hành động cho phong trào
Bình dân học vụ, là cơ sở để tạo lập và xây dựng một nền giáo dục toàn dân
ngay sau khi đất nước giành được độc lập.

Từ năm 1946, đất nước tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ7
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng nền giáo dục Việt Nam
vẫn duy trì và phát triển, góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ dân trí,
làm nền móng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.

Mùa xuân năm 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất, chúng ta
có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sự nghiệp giáo dục. Giai đoạn
này, giáo dục Việt Nam đạt được một số kết quả nhất định trong việc thống
nhất hệ thống giáo dục hai miền Nam - Bắc. Song do cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp, nền giáo dục của chúng ta chưa phát huy được tiềm năng sẵn có đê
phát triển mạnh mẽ và bền vững, csvc của giáo dục bị xuống cấp và lạc hậu,
động lực của người dạy và người học giảm sút kéo theo sự kém phát triển cúa
nền giáo dục cả về số lượng và chất lượng. Đảng và Nhà nước đã thực hiện các
đợt cải cách giáo dục nhưng còn chắp vá, chất lượng giáo dục chưa đáp ímg
6


Với đường lối đổi mới của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng VI (năm

1986), đất nước ta bước sang thời kỳ kinh tế thị trường với xu thế mở cửa.
Những yếu tố khách quan và chủ quan đã đặt nhiều cơ hội và thách thức đối với
giáo dục, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo phải cải cách, phải có giải pháp
phù hợp mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII (tháng 6/1996) đã khăng định "xã hội hóa" là một trong những
quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội. Từ sau Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VII, trên các văn kiện của Đảng, Nhà nước đã phố biến thuật
ngữ "xã hội hỏa" đối với các lĩnh vực hoạt động như giáo dục và đào tạo, y tế,
văn hóa, thẻ dục thể thao. Sự kiện lịch sử đánh dấu quá trình đổi mới nền giáo
dục Việt Nam là Hội nghị Trung ương 4 khóa VII - năm 1993- của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung
ương Đảng thảo luận và ra nghị quyết về giáo dục - đào tạo. Đặc biệt, Đảng ta
khẳng định giáo dục - đào tạo là động lực, là điều kiện cơ bản đế thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VIII) đã đề cập đến công tác XHHGD một cách toàn diện và sâu sắc:

Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục nhưng vấn đề rất quan trọng
là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt các nguồn đầu tư, mở rộng phong trào
xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn
xã hội... Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu
tư phát triển... Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính tạo
điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triến kinh tế - xã
hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng
góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.

7



Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: Giáo dục và đào
tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
lực thúc đẩy CNH - HĐH đất nước; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt
Nam; đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội... đối mới mạnh mẽ
giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; thực hiện xã hội hóa giáo dục. Huy
động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo
dục. [1]

Để thực hiện chủ trương xã hội hóa, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
90/CP ngày 21/08/1997 về "Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa"; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về Chính sách
XHHGD nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực trong nhân dân, trong
các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế đẻ phát triển các hoạt động xã hội hóa
lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Ngày 18/04/2005 Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 05/NQ-CP về đấy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn
hóa, thẻ dục thế thao.

Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo trong
thời kỳ đổi mới; trước xu thế phát triển tất yếu của thời đại, các nhà khoa học,
các nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu và đưa ra các luận diêm về vấn đề xã
hội hóa giáo dục. Trong cuốn "Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ
XXL"
Giáo sư Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: Xã hội hóa công tác giáo dục là một tư
tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát
triển giáo dục nước ta... Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước mà
là của toàn xã hội; mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung
ương và địa phương cùng làm giáo dục [11].
8



phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được
chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình
độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn
tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của
dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo

điều kiện đê toàn xã hội học tập và học tập suốt đời....., đáp ứng yêu cầu CNH -

HĐHđất nước [1].

Viện Khoa học Giáo dục đã tiến hành nghiên cứu về xã hội hóa công tác
giáo dục, tổng kết kinh nghiệm để phát triển lý luận và đề xuất chính sách nhằm
hoàn thiện về nhận thức lý luận và thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây
dựng Đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010".
Tháng 12/2002 Hội nghị toàn quốc về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội
hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thê thao được tổ chức đẻ đánh giá kết quả, rút kinh
nghiệm thực tiễn công tác XHHGD. Tại Hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải đã
phát biểu ý kiến chỉ đạo: cần phải chú ý nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
đẻ giải quyết một số vấn đề cơ bản về xã hội hóa, nhằm tạo sự nhất trí cao trong
xã hội về nhận thức, giải quyết tốt các vấn đề về tài chính, đất đai, cơ sở vật
chất, nhân lực và kỹ thuật cho công tác xã hội hóa.

XHHGD không chỉ là kêu gợi sự đóng góp của dân vào đầu tư trường,
lớp mà cần huy động các tầng lớp này tham gia xây dựng chương trình giáo dục
và đánh giá giáo dục, xây dựng mạng lưới thu thập và xử lý, cung cấp thông tin
về giáo dục cho mọi người.

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới đều rất quan tâm




- Xã hội hỏa giáo dục bậc trung học phô thông ở các nước trong khu vực
và trên thế giỏi. Từ lâu, giáo dục đã được coi là quốc sách hàng đầu của nhiều
quốc gia trên thế giới. Tìm hiểu cách làm giáo dục ở nhiều nước cho thấy xã hội
hóa sự nghiệp giáo dục là cách làm phổ biến, kể cả ở những nước có nền công
nghiệp hiện đại - kinh tế phát triển cao.

Có thế khăng định rằng, mặc dù bản chất của giáo dục ở các nước có
khác nhau nhưng đều có điếm chung là huy động mọi nguồn lực và mọi điều
kiện cho phát triên giáo dục. ở những nước tiên tiến, việc quan tâm đầu tư cho
giáo dục qua quá trình huy động sức mạnh của nhà nước và các tầng lớp xã hội,
nâng cao mặt bằng tri thức, đưa dân trí ngang tầm thời đại đế con người làm
chủ nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp, ở những nước đang phát
triển, việc huy động mọi nguồn lực cho giáo dục là phương thức tốt nhất nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm phong phú tài năng trí tuệ để phục vụ
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tư đúng mức cho con người sẽ
tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển bền vững ở những nước có nền kinh tế
đang phát triển. Và chỉ có bằng cách ấy, các quốc gia này mói có thể "đi tắt",
"đón đầu" góp phần phát triển kinh tế - xã hội đạt đến trình độ hiện đại, hội
nhập với các nước tiên tiến.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện khá rộng rãi sự phân
quyền, giao trách nhiệm từ cấp trung ương sang cấp cơ sở, mở rộng quyền lực
của cấp cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề và ra quyết định. Trong bối cảnh
đó, "quản lý dựa vào nhà trường" xuất hiện như một tất yếu nhằm thu hút và tạo
điều kiện cho mọi người, trong đó có giáo viên và học sinh được tham gia một
cách dân chủ vào việc quản lý và quyết định những vấn đề liên quan đến nhà
trường. Theo xu hướng này, ở nhiều nước như: Mĩ, Anh, Australia, New
Dealand, Canada,... SBM xuất hiện theo các cách gọi khác nhau và có hai tỉnh

chất cơ bản: tăng quyền tự chủ cho nhà trường đối với hoạt động tài chính,
10


- Các tiêu chuẩn thực hiện phương thức quản lý dựa vào nhà trường.
Nhà trường thực hiện các cải cách như đổi mới phương pháp giảng dạy, linh
hoạt trong việc quản lý và thực hiện chương trình, có hệ thống chỉ dẫn quá trình
dạy và học. Được tự quản về tài chính: Nhà trường có quyền được nhận, phân
bố, sử dụng tài chính theo yêu cầu của nhà trường, được phép chuyên tiền dư
thừa sang năm sau...Tự quản về nhân sự, chủ động trong việc điều hành nhân
sự: họp đồng, chấm dứt hợp đồng, sa thải, tăng lương, đề bạt cho giáo viên và
cán bộ nhân viên...Xây dựng tương lai phát triên của nhà trường bằng ý kiến
của tập thể. Có chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phù hợp vói chuẩn chung
của quốc gia và yêu cầu của địa phương. Chất lượng học sinh đạt chuân cao.Phân quyền quản lý rõ ràng và được thay đổi cơ cấu tổ chức nhà trường đế có
nhiều người tham gia vào việc ra quyết định: giáo viên, nhân viên phục vụ, phụ
huynh, các thành viên cộng đồng. Thường xuyên đầu tư nâng cao năng lực đội
ngũ. Giáo viên và nhân viên nhà trường có nhiều sáng kiến cải tiến, chủ động
trong việc. Giáo viên và nhân viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao,
hoàn thành mọi công việc được giao. Có phương thức và chủ động khen thưởng
bằng vật chất và tinh thần cho các thành viên của nhà trường. Thỏa mãn các nhu
cầu về giáo dục. Cha mẹ và cộng đồng tham gia tích cực vào việc giáo dục học
sinh. Có hệ thống thông tin và thường xuyên truyền thông tin về nhà trường
trong nội bộ và trong cộng đồng, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
và quản lý nhà trường. Đảm bảo sự công bằng trong giáo dục. Kiểm tra, đánh
giá dựa trên tiêu chuẩn. Bầu không khí sư phạm họp tác, dân chủ. Phát triển
năng khiếu của học sinh, học sinh có phương pháp tự học, tự quản tốt. Nhà
trường được chính quyền địa phương hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động cải
cách như hỗ trợ về kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện
để trường tự quản.


Thực chất của quản lý dựa vào nhà trường là sự phân quyền, tạo điều
kiện cho các thành viên trong nhà trường và cộng đồng tự quyết định vận mệnh
11


Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi:
"Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công
việc của Nhà nước và xã hội...", do đó khi bàn đến vấn đề dân chủ trong giáo
dục, không thể không bàn đến một số vấn đề thuộc về quản lý, đó là xã hội hóa
công tác giáo dục, tương tự vấn đề nhà trường tự quản.
- Xã hội hóa giáo dục bậc trung học phô thông ở nước ta

Xã hội hóa bậc học trung học phổ thông là một hoạt động mang tính xã
hội với sự tác động, chi phối và có mối liên hệ mật thiết với bậc học THPT
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học ở mọi loại hình công lập
cũng như tư thục dưới sự quản lý, chỉ đạo chung của Nhà nước. Thực hiện phân
luồng làm co sở cho đào tạo nghề, là tiền đề cho quá trình hình thành một lực
lượng lao động sau khi đào tạo chuyên nghiệp.

Đánh giá thực trạng giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục bậc trung
học phổ thông nói riêng là một công việc đầu tiên rất quan trọng, là điều kiện
tiên quyết để xác định đúng các mục tiêu chiến lược và các giải pháp khả thi.
Nhưng đó là một việc khó khăn và phức tạp, bởi lẽ "sản phấm" của hoạt động
giáo dục là nhân cách được hình thành trong một quá trình qua nhiều giai đoạn,
chịu sự chi phối của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục, do
đó không thế dễ dàng thấy được, đo lường được như sản phấm của các quá trình
sản xuất vật chất khác. Chẳng hạn như ở nước ta hiện nay, đế có được một học
vấn THPT đầy đủ cần 12 năm, đào tạo đại học - chuyên nghiệp cần từ 2 đến 6
năm, còn đào tạo và bồi dưỡng sau đại học thường diễn ra trong suốt thời gian
hoạt động nghề nghiệp. Như vậy những gì được tiến hành trong nhà trường hôm

nay có khi phải hàng chục năm sau mói có điều kiện đánh giá đầy đủ, chính
xác.

Giáo dục bậc THPT là một bộ12
phận cấu thành của hệ thống giáo dục


nó phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết một cách đúng đắn, họp quy luật các
mối quan hệ này.

Từ năm 1986, đất nước ta bước vào giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế,
từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ đường lối đổi mới do Đại hội
Đảng lần thứ VI, VII đề ra, Nhà nước ta đã chuyển hệ thống giáo dục quốc dân
từ mục tiêu phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang phục vụ cho
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ chuyển đổi
này về giáo dục, Nhà nước đã có những chủ trương:

- Đối với các cấp bậc học trên tiểu học thì huy động sự đóng góp của

nhiều tầng lớp dân cư.

- Đào tạo không chỉ thỏa mãn nhu cầu về nhân lực của kinh tế quốc

doanh
và biên chế Nhà nước mà còn thỏa mãn nhu cầu nguồn lực lao động của mọi
thành
phần kinh tế và nhu cầu xã hội, đào tạo bằng nhiều nguồn tài chính và theo
phương

thức, kế hoạch mềm dẻo. Người tốt nghiệp tự tìm, tự tạo việc làm.

- Mở rộng cơ hội học tập đế mọi người có thể cập nhật, đổi mới kiến

thức
và rèn luyện các kỹ năng làm việc.

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, thực hiện chính

13


tế quốc tế. Bên cạnh các trường THPT công lập đã có các trường THPT dân lập,
tư thục được hình thành đi vào hoạt động và đã huy động được nhiều thành
phần xã hội tham gia vào hoạt động này. Hoạt động giáo dục XHH bậc học
THPT đã đa dạng và phong phú hơn về loại hình, đáp ứng nhu cầu học tập của
thanh thiếu niên trong độ tuổi và bước đầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh trong giáo dục, từng bước thúc đấy chất lượng giáo dục bậc THPT nâng
lên.

Tuy nhiên, công tác XHHGD bậc THPT vẫn chưa đáp ứng được các nhu
cầu của người học và yêu cầu chuẩn bị cung cấp nguồn nhân lực sau bậc học
trung học phố thông. Do khả năng học tập, làm việc phù hợp với năng lực nhận
thức và định hướng nghề nghiệp, chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh THPT học
lên đại học, đại đa số học sinh bậc học THPT mong muốn được học nghề và có
nhu cầu được đi làm sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó, hệ thống trường THPT
của nước ta chưa có các trường THPT phân luồng và học nghề như giáo dục
phố thông của một số nước tiên tiến khác, một vấn đề mấu chốt của "đầu ra cho
sản phẩm giáo dục" chưa được giải quyết nên những tác động tích cực của khía
cạnh xã hội hóa giáo dục chưa thực sự có hiệu quả.

1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục
1.2.1.1. Xã hội hóa

Thuật ngữ xã hội hóa (socialization) đã được các nhà xã hội học sử dụng
để mô tả những phương pháp, cách thức mà con người học hỏi các giá trị, các
chuân mực mà xã hội đề ra, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân
cách con người. Đồng thời con người con người có đủ điều kiện đê hòa nhập
với xã hội đó, đảm bảo sự phố quát, đại chúng và phù hợp.

14


đó là quá trình phát triển của lực lượng sản xuất từ trình độ hợp tác giản đon lên
trình độ hợp tác có phân công, chuyên môn hóa cao trên phạm vi toàn xã hội.

Từ đầu thế kỷ XX, Emilo Dur Kheim (1858-1917) nhà xã hội học người
Pháp cho rằng "Giáo dục vừa có chức năng phân hóa vừa có chức năng xã hội
hóa". Trong ba thập niên gần đây, khái niệm xã hội hóa được quan tâm thảo
luận nhiều hơn, khái niệm "xã hội hóa" chủ yếu được xem xét và hiểu biết ở
bình diện xã hội học. Đây là một lý thuyết khoa học về sự hình thành và phát
triển nhân cách.

Năm 1968, trong cuốn "Giáo dục học", Boloiview đã tìmg cho rằng: xã
hội
hóa là quá trình cá nhân hòa nhập vào xã hội hay vào một trong các nhóm của
họ
thông qua quá trình chuẩn mực và giá trị của từng nhóm xã hội.

Năm 1989, theo G.Enđnveit quan niệm: xã hội hóa được hiểu chung như

là một quá trình biện chứng, trong đó, mỗi người, với tư cách là thành viên của
xã hội trở nên có năng lực hành động trong xã hội đó và mặt khác, thông qua
quá trình này duy trì và tái sản xuất xã hội.

Đen năm 1994, F.W.Kron phát biểu: Quá trình xã hội hóa được hiểu
chung như là một quá trình biện chứng, trong đó mỗi người, với tư cách là
thành viên của xã hội trở nên có năng lực hành động trong xã hội đó và mặt
khác, thông qua quá trình này, duy trì và tái sản xuất xã hội.

Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần XHH, Nhà
nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh
15


trên tất cả lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong mối quan
hệ tương hỗ lẫn nhau; có thể hiểu xã hội hóa một cách đầy đủ nhất theo định
nghĩa sau:

XHH là quá trình cá nhân nhờ hoạt động, tiếp thu giáo dục, giáo lý... mà
học hỏi được cách sống trong cộng đồng, trong đời sống xã hội và phát triển
được khả năng đảm nhiệm các vai trò xã hội với tư cách vừa là cá thế vừa là
một thành viên của xã hội.

Khái niệm "xã hội hóa" nói trên không đồng nghĩa với khái niệm "xã hội
hóa" một hoạt động nào đó (như XHHGD, văn hóa, y tế, thể dục thể thao) mà
chúng ta đặt ra. Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn vận dụng
và phát triến chủ trương XHH, coi trọng việc phát huy lực lượng toàn xã hội
vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị như một đường lối vận động quần
chúng trong từng thời kỳ cách mạng, nó chứa đựng tư tưởng chiến lược, quan
điểm chỉ đạo của Đảng ta đối với công cuộc phát triển đất nước.

1.2.1.2. Xã hội hóa giáo dục

XHHGD là một hoạt động giáo dục có tính chất đa dạng về mặt xã hội,
có sự tham gia của nhiều thành phần, nhiều lực lượng trong xã hội. Hoạt động
giáo dục trong phạm trù XHHGD không đơn thuần là hoạt động dạy của người
thầy đối với hoạt động học của các đối tượng tham gia học tập mà hoạt động
giáo dục còn hướng tới những yêu cầu, những nhu cầu tất yếu, cấp thiết trong
xu thế phát triển của xã hội một cách đại chúng và phổ quát; ngược lại đối
tượng được thụ hưởng quyền lợi giáo dục và có trách nhiệm tham gia mọi hoạt
động giáo dục không bó hẹp trong phạm vi người học mà đó là quyền lợi và
trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và các đối tượng, các thành phần xã hội
có liên quan trực tiếp tới hoạt động giáo dục nói riêng.
16


bản phải được nhà trường đề cập đến trong mục tiêu chiến lược và kế hoạch
hoạt động của mình. Muốn vậy, quá trình giáo dục phải thể hiện sự phù hợp với
đặc trưng và yêu cầu thực tế của xã hội: Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu
phát triển đất nước, vừa phù họp vói xu thế tiến bộ của thời đại nhằm đào tạo
nguồn nhân lực có đủ khả năng để phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Chúng ta phải hiểu một quy luật mang tính ngẫu nhiên
rằng trong hoạt động giáo dục của nhà trường đã có bản chất xã hội. Nhà trường
không thể chỉ thực hiện công việc dạy học một cách độc lập, không thế tự khép
mình trong phạm vi khuôn viên của mình, mà phải có sự hòa nhập, đáp ứng các
nhu cầu của xã hội. Nếu chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo
quy định, rồi tìm mọi cách đạt tỷ lệ cao về chuyển lớp, chuyển cấp, thi tốt
nghiệp thì làm sao có thể có bản chất xã hội và đáp ứng được mọi nhu cầu như
mong muốn của xã hội? Đó là vấn đề rất quan trọng mà các nhà quản lý giáo
dục, trực tiếp là quản lý các trường học phải hết sức quan tâm.


Theo giác độ thứ hai, đó là những tác động về mọi mặt của xã hội có tác
động trở lại đối vói hoạt động giáo dục vì giáo dục được coi là sự nghiệp của
quần chúng, đó là việc huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng
lớp
nhân dân, các lực lượng xã hội đóng góp các nguồn lực cho giáo dục, góp phần
XHH nền giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước. Như vậy, việc phát triển sự
nghiệp giáo dục không thể lệ thuộc vào một số quan điểm chủ quan của những
người làm công tác giáo dục mà còn phụ thuộc vào quan điếm và tác động của
toàn xã hội. Trong hai giác độ có tác động qua lẫn nhau trong hoạt động giáo
dục
mang tính chất xã hội hóa thì tác động của xã hội đối với giáo dục là quan trọng
hơn cả. Và đế XHHGD được thực hiện một cách có hiệu quả, đúng với bản chất
và ý nghĩa của nó, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại cần phải hết sức
chú ý thực hiện triệt để một nguyên tắc, một cơ sở của hoạt động XHHGD, đó
17


Giáo dục trung học phổ thông là cấp học rất quan trọng trong hệ thống
giáo dục quốc dân, là cấp học tiền đề tạo nền móng khẳng định cho sự phát
triển nhân cách, khả năng năng lực nghề nghiệp đế các em bước vào cuộc sống
và trở thành một nguồn lực cho xã hội. Việc chú trọng đầu tư, tác động tích
cực cho bậc học THPT phát triển là trách nhiệm của toàn xã hội, cụ thẻ là của
các cấp chính quyền, của ngành giáo dục và các ngành hên quan, mọi gia
đình, phụ huynh học sinh thực hiện XHH bậc học THPT dưới sự lãnh đạo cúa
Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đặc trimg của XHHGD bậc THPT là các
cấp chính quyền phải có chủ trương thể hiện trong chương trình hành động
cùng với cơ chế chính sách tạo điều kiện cho XHHGD bậc học phát triển. Nói
một cách hình tượng là có một "cơ chế mở" đẻ cho bậc học THPT đa dạng hóa
các loại hình, tăng cường quyền tự chú, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo
dục bậc Trung học. Tuy nhiên "cơ chế mở" đó phải được đặt dưới sự quản lý

của Nhà nước bằng Luật và các quy định cụ thể, rõ ràng, trên cơ sở đó kiểm
tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Một đặc trưng nữa cúa XHHGD THPT là
phân luồng mạnh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh dưới tác động của
nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của xã hội. (Hiện nay bậc học THPT
thực hiện phân ban).

Hoạt động XHH bậc học THPT đặc trưng trên các khía cạnh: Cộng
đồng trách nhiệm, đa dạng hóa các loại hình giáo dục THPT, đa dạng hóa thu
hút các nguồn lực cho giáo dục THPT, thẻ chế hóa các quy định chế tài đối
với nghĩa vụ trách nhiệm cua các LLXH đối với việc tham gia giáo dục
THPT.
1.2.2.2. Bản chất xã hội hỏa giáo dục ở trường trung học phô thông

Hoạt động giáo dục nói chung đều mang bản chất của XHH. Vậy bản
chất của xã hội hóa là gì? Đó là sự tham gia của toàn xã hội vào hoạt động giáo
dục và giáo dục phải đáp ứng được các nhu cầu do xã hội đặt ra cho giáo dục.
18


nghề nghiệp đế các em có thể chuẩn bị bước vào cuộc sống của người công dân
có ích cho xã hội.

XHHGD bậc học THPT là một bộ phận của XHH sự nghiệp nói chung.
Bản chất của XHHGD bậc học THPT là tạo ra một tổng hòa các tác động qua
lại lẫn nhau của các đối tượng tham gia giáo dục và các đối tượng được thụ
hưởng giáo dục dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. XHHGD bậc THPT
là một phương thức đế thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục con người, hình
thành và phát triến nhân cách, tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước. Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải huy động được
toàn xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giáo dục đào tạo, đồng thời khai

thác được tối ưu tiềm năng của các LLXH tham gia vào việc hỗ trợ cho bậc học
phát triển. Quá trình đó phải thể hiện được bản chất cúa hoạt động XHH là thực
hiện công bằng dân chủ và huy động sức mạnh tống hợp của các LLXH trong
việc hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng bậc THPT.

Như vậy, bản chất của XHHGD bậc THPT là việc thể hiện tính cộng
đồng trách nhiệm trong hoạt động giáo dục với những đặc thù riêng của nó
mang tính quy luật và mang tính xu thế phát triển tất yếu của xã hội trong quá
trình đối mói, cải cách và hội nhập.
1.2.2.3. Moi quan hệ giữa xã hội hóa và dãn chủ ở trường THPT

Khái niệm dân chủ nói chung là quyền của người dân được tham gia vào
các hoạt động xã hội để góp phần xây dựng đất nước và đảm bảo quyền lợi của
mình. Dân chủ được hiểu như một nguyên tắc đảm bảo cho sự phát triển một
cách bền vững mọi hoạt động mang tính xã hội trong đó có sự đảm bảo cho nhu
cầu, nguyện vọng của cá nhân trong thế chế chính trị, xã hội đó.

19


chiến lược con người là tạo ra những chủ thể đích thực của đời sống nhân tính.
Đó là những cá thể đang sống cuộc sống người và đang trở thành động lực cúa
sự phát triển xã hội. Hiệu quả của XHHGD phản ánh mức độ dân chủ trong
giáo dục. Noi nào giáo dục càng gắn với xã hội, càng được xã hội chăm sóc
nhiều bao nhiêu thì nơi đó nhân dân và con em họ càng được hưởng nhiều bấy
nhiêu quyền về giáo dục. về vấn đề này, giáo dục ở một số nơi đã cho thấy
nhiều bài học quý báu. Người dân coi giáo dục và nhà trường là của mình. Ket
quả là dân trí nâng cao, đó là chìa khóa mở cửa cho sản xuất và đời sống phát
triển. Nếu dân chủ hàm chứa tự do thì XHHGD được thực hiện trên cơ sở tự
nguyên của quần chúng. Do đó XHHGD chỉ trở thành đích thực khi nó được

quần chúng chấp nhận với tư cách là chủ thể tự giác và tích cực.

XHHGD và dân chủ trong giáo dục xét theo khía cạnh khác có thể coi là
lợi ích và phương tiện đạt lợi ích. Dân chủ của nhân dân trong giáo dục là một
loại quyền về giáo dục, là lợi ích giáo dục. Song về nguyên tắc, lợi ích giáo dục
lại là kết quả của hoạt động: hoạt động thỏa mãn lợi ích. Do đó ở đây thể hiện
hai quan hệ: quan hệ giữa chủ thế và đối tượng thỏa mãn lợi ích; quan hệ giữa
các chủ thể có cùng đối tượng thỏa mãn lợi ích. Nếu trong quan hệ thứ nhất chủ
thể hoạt động nhằm thỏa mãn lợi ích thông qua hoạt động phù họp với ưu thế
trội của mình thì trong quan hệ thứ hai các ưu thế trội của các chủ thể được phối
hợp với nhau. Trong trường họp này cơ chế hợp tác là nối bật. Do đó XHHGD
phải thỏa mãn hai yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, trong từng việc làm cụ thể cần nêu bật lợi ích của từng thành
viên cũng như lợi ích của toàn cộng đồng. Chẳng hạn, việc ngăn ngừa có kết
quả
hiện tượng lưu ban, bỏ học không những đảm bảo phát triên quy mô giáo dục,
bảo
đảm uy tín của nhà trường mà còn giảm thất thoát về kinh tế cho Nhà nước và
20


cộng đồng. Nếu coi các lực lượng này là những thành tố của hệ thống tạo thành
môi trường giáo dục thì chất lượng của hệ thống phụ thuộc vào quan hệ tưong
tác giữa các lực lượng giáo dục trong cộng đồng mà biếu hiện của nó là thể chế
và cơ chế XHHGD. Thể chế là hiện thực hóa những giá trị dân chủ về giáo dục
nhằm kích thích khả năng phát triển nội sinh của cộng đồng về giáo dục. Cơ chế
được xem là cách thức vận hành của hệ thống theo những nguyên tắc tổ chức và
hoạt động nhất định nhằm bảo đảm quyền dân chủ của các lực lượng trong cộng
đồng. Nói cách khác, cơ chế là sự bảo đảm bằng tổ chức trong việc thực hiện

quyền công dân; nhừ sự vận hành của cơ chế mà những quy định được thực
hiện.

Là một hiện tượng xã hội, giáo dục được coi vừa là phương thức phát
triển xã hội vừa là phương thức hình thành và phát triển nhân cách, tạo điều
kiện cho mỗi người có trình độ và năng lực làm chủ. Đó cũng là nội dung cơ
bản của khái niệm dân chủ làm chủ. đó cũng là nội dung cơ bản của khái niệm
dân chủ tham gia như đã nói ở trên. Do đó, thực hiện dân chủ trong giáo dục là
thực hiện quyền được học của thế hệ trẻ và người lao động. Biện pháp trước
mắt và lâu dài là củng cố, phát triển thành quả của phổ cập giáo dục tiểu học,
tiến tói phố cập trung học cơ sở, THPT khuyến khích phát triển các ngành học,
các hình thức học nhằm đáp ímg nguyện vọng của nhân dân.

Quyền "được học" phải gắn liền với "khả năng học được". Không tạo
điều kiện cho người học học thì quyền được học chỉ là khâu hiệu suông về dân
chủ. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có hệ thống những biện pháp đổi mới
đồng bộ tất cả các yếu tố từ mục tiêu giáo dục đến nội dung, phương pháp giáo
dục và cả đánh giá thi cử. Việc đổi mới những yếu tố trên, đặc biệt là đổi mới
phương pháp giáo dục phải hướng vào người học, nhằm đề cao vai trò chủ thể
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình giáo dục nhằm kích
thích tiềm năng trí tuệ của con người.

21


trao quyền đế tham gia xây dựng giáo dục. Tuy nhiên, dân chủ thể hiện trirớc
tiên trong quá trình giáo dục. Chang hạn, trước đây giáo dục và dạy học diễn ra
theo kiểu áp đặt, một chiều từ người dạy đến người học (mất dân chủ). Nhưng
bây giờ, xu thế chung coi giáo dục nói chung và dạy học nói riêng là quá trình
vận động của các chủ thể (người được giáo dục và người giáo dục) trong mối

quan hệ tương tác giữa ba tác nhân: người học, người dạy và môi trường. Trong
quá trình này, người học là người thợ của chính của quá trình đào tạo. Như vậy
có thể khắng định: theo nghĩa rộng hiệu quả của quá trình dạy học nói chung và
quá trình học nói riêng phụ thuộc vào tiềm năng của người học. Vai trò của
người dạy trong quá trình này là người hướng dẫn. Người dạy đồng hành với
người học để phối hợp với người học, hướng dẫn người học, giúp cho người
học hình thành phương pháp học, đặc biệt là phương pháp tự học. Trong dạy
học, tinh thần dân chủ được thẻ hiện trong một số cách tiếp cận dạy học hiện
đại, như: Tiếp cận cùng tham gia; Dạy học giải quyết vấn đề; Dạy làm chủ;
Dạy học theo tình huống; Dạy học lấy trẻ làm trung tâm.

Do phương thức giáo dục thay đổi nên phương thức quản lý giáo dục
cũng phải thay đổi. Thiên chức của nhà QLGD bây giờ là tạo điều kiện để thuộc
cấp hoặc người học và người dạy phát huy nội lực của mình. Chẳng hạn, việc
quản lý chương trình ở nhiều nước trên thế giới đang theo phương thức phân
cấp từ Trung ương xuống đến tận cơ sở. Trong nhà trường, người Hiệu trưởng
phải thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của giáo viên và học sinh theo
Quy chế thực hiện dân chủ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo
Quyết định số 04/2000/BGD&ĐT ngày 01-3-2000 nhằm triển khai thực hiện
Chỉ thị 30/CT/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng "về xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở" ngày 18-2-1998. Theo tinh thần dân chủ, người
quản lý nhà trường phải quan tâm thích đáng đến việc xây dựng và phát huy vai
trò tự quản của tất cả các thành viên, các nhóm, tổ trong nhà trường; mặt khác,
cần tạo ra cơ chế phối hợp đồng bộ vấn đề tự quản ở ba cấp độ; cấp độ nhà
22


1.2.3. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý công

tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học pho thông

1.2.3.1. Khái niệm quản lý

Quản lý nói chung là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính
chất xã hội, đó là sự tác động có tổ chức có định hướng và mục đích của chủ thê
quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy và học nói riêng là
những hoạt động cơ bản trong nhà trường phổ thông. Lãnh đạo Sở, Hiệu trưởng
các trường là các chủ thể quản lý, các phòng ban của Sở, giáo viên các trường,
học sinh và các LLXH ngoài nhà trường là các đối tượng quản lý. Như vậy,
quản lý các hoạt động dạy học nói riêng và QLGD nói chung là những tác động
có mục đích, có kế hoạch của những nhà QLGD đến các đối tượng trực tiếp
giáo dục được giáo dục hoặc tham gia giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm
huy động các đối tượng, các lực lượng đó thực hiện, tham gia, cộng tác, phối
hợp trong mọi hoạt động giáo dục đê đạt được các mục tiêu đã đề ra. cần phải
chú ý quy luật của quản lý là sự tác động chủ quan nhưng đế đạt được hiệu quả
phải phù hợp vói quy luật khách quan của đối tượng quản lý. Có thế nói khái
quát rằng, quản lý giáo dục có đối tượng là hoạt động giáo dục mà hoạt động
giáo dục có bản chất là một quá trình nên khi thực hiện công tác QLGD phải
đảm bảo quy luật biện chứng thống nhất với mỗi yêu cầu và điều kiện xã hội.
Hiệu quả của quản lý giáo dục phụ thuộc vào việc tổ chức hợp lý những hoạt
động và giao lưu với người được giáo dục, đảm bảo tính quy luật thống nhất
biện chứng giữa hoạt động giáo dục của nhà giáo dục và hoạt động tự giáo dục
của người được giáo dục. Hiệu quả của quản lý giáo dục phụ thuộc vào sự phù
hợp của mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đối với các đặc điểm của đối
tượng được giáo dục. Quá trình giáo dục diễn ra vói những tác động qua lại
phức tạp, nhiều tình huống, nhiều mâu thuẫn nên phải sử dụng các hình thức tổ
23



Quản lý giáo dục trong trường phổ thông nói chung và QLGD THPT nói
riêng phải đảm bảo tính nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc tập trung dân chủ,
nguyên tắc này phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý; đảm
bảo mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả giữa tập trung và dân chủ, càng mở rộng
dân chủ thì yêu cầu tập trung thống nhất càng cao. Tập trung phải dựa trên cơ
sở dân chủ, dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ tập trung. Nguyên tắc
này phải đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng trong quản lý hoạt
động giáo dục, cụ thể về mục tiêu, biện pháp thực hiện mục tiêu. Trong tổ chức
chỉ đạo, các nhà QLGD cần chăm lo xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh để thực
hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là XHHGD. Đảm bảo kỷ luật chặt chẽ
trong tổ chức giáo dục, xác định cụ thể phạm vi trách nhiệm của từng cá nhân
và tập thể trong tổ chức quản lý giáo dục.
1.2.3.3. Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là hệ thống con của QLGD. Là
một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang
tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, cơ sở
vật chất nguồn vốn, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của
nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu đế đạt được những mục
tiêu dự kiến.
1.2.3.4. Quản ỉỷ công tác xã hội hỏa giáo dục ở trường trung học phô

thông

Trước hết, phải khăng định hoạt động quản lý giáo dục có mối liên hệ
chặt chẽ với hoạt động XHHGD. QLGD với vai trò tổ chức thực hiện các hoạt
động giáo dục phải chú ý đến các yếu tố tác động của xã hội như nhu cầu học
tập, loại hình học tập, khả năng đáp ứng nhu cầu học tập, kinh phí đào tạo và xu
thế lựa chọn; phương pháp học tập, ngành nghề học tập. Không thể đưa ra và

24


đến tình trạng thừa thầy - thiếu thợ. Không đáp ứng được nhu cầu về nhận thức
trong tiến trình CHH - HĐH đất nước. Các hoạt động QLGD không thể thờ ơ
với "bệnh thành tích" trong giáo dục giờ đây đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân
dân, cho rằng các cho các cháu một cái bằng tốt nghiệp lóp 12 bởi vì có nó cũng
không giải quyết được vấn đề gì đê dẫn tới các tiêu cực trầm trọng trong thi cử.
QLGD đứng trước một tiến trình hội nhập với yêu cầu cấp thiết là phải tạo ra
nguồn nhân lực lao động có tính chất lượng về trình độ và kỹ năng sống, kỹ
năng làm việc hiện đại, khoa học và hiệu quả cao.

QLGD với vai trò định hướng phải tham mưu với chính quyền địa
phương tăng cường vận động nhân dân, các tố chức tham gia tích cực vào hoạt
động XHHGD, đóng góp nhân lực, vật lực, tài chính, thúc đẩy sự nghiệp giáo
dục phát triển.

QLGD trong phạm vi quản lý các loại hình giáo dục đa dạng phong phú
phải tạo ra một "sân chơi" công bằng, giáo dục công lập cũng như giáo dục giáo
dục ngoài công lập, tạo thế cạnh tranh lành mạnh, phát huy tối đa khả năng tài
chính, trí tuệ, tâm huyết cho giáo dục, đào tạo ra nguồn nhân lực có văn hóa, có
đạo đức, có trình độ chuyên môn cao, đáp ímg "Chiến lược con người" của
Đảng.

Ngược lại, các hoạt động mang tính XHHGD phải có mối liên hệ mật
thiết và tác động trực tiếp với quản lý giáo dục thì mới tạo được tiền đề thuận
lợi đê hình thành chủ trương giải pháp thực hiện. Các hoạt động giáo dục đáp
ứng các nhu cầu mà XHHGD đặt ra; XHHGD có vai trò làm cho QLGD buộc
phải vừa năng động hơn, uyển chuyên hơn đê tiếp cận và giải quyết các nhiệm
vụ liên quan đến phạm vi hoạt động của mình. Nói chung XHHGD như một

yếu tố tích cực hàng đầu tác động trực tiếp và chi phối các hoạt động QLGD.
1.2.4. Giải pháp, hiệu quả và 25
giải pháp quản lý công tác xã hội hóa


thường xuyên phát triển vỉ lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đất
nước.

Huy động các LLXH tham gia xây đựng môi trường giáo dục lành mạnh,
phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội,
làm cho mọi người, mọi tổ chức, các đoàn thê quần chúng, các tố chức kinh tế,
xã hội, các doanh nghiệp và mọi cá nhân trong xã hội nhận thức rõ vị trí, vai trò
của giáo dục và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục của địa
phương và cả nước.

Huy động các LLXH trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đây
là hình thức tham gia mang tính gián tiếp, đóng góp bổ sung nguồn tài lực, vật
lực cho giáo dục. Trong bối cảnh nước ta còn nghèo, Nhà nước đã cố gắng tăng
đầu tư ngân sách cho giáo dục cũng chỉ đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu, thì
việc huy động các nguồn lực của xã hội đóng góp cho giáo dục là yếu tố quan
trọng và rất cần thiết.

Sự huy động các nguồn tài lực bao gồm: đóng học phí của người học,
của các cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ sử dụng lao động, đóng góp xây dựng
trường lớp của nhân dân, các nguồn tài chính khác của địa phương và viện trợ
của các tổ chức phi chính phủ, các nguồn thu của các cơ sở giáo dục, hướng
nghiệp dạy nghề, nghiên cứu khoa học và viện trợ của nước ngoài.

Các nguồn vật lực bao gồm: Đất đai, phòng học, sân chơi, bãi tập, nhà
xe, cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị kỹ thuật, phương tiện, thư viện trường học,

nơi thí nghiệm thực hành. Họ có thể tham gia vận động mở lóp, tham gia giáo
dục trẻ trong gia đình và ngoài xã hội. ở mức độ cao, những người có kinh
nghiệm, có năng lực có thế trực tiếp tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung,
26


×