Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện tương dương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.09 KB, 117 trang )

MỞngười
ĐẦU và nguồn nhân lực- nhân tố quyết
Để đạt được các yêu cầu về con
định sự1.phát
Lí do
triển
chọn
đấtđề
nước
tài trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất
nước. Chiến
lượcbước
phát sang
triển thế
giáokỷ
dục
thể hóamới
Nghịvới
quyết
Đại
Thế giới
thứ2011-2020
XXI, mộtđãkỷcụnguyên
xu thế:
hội
HoàĐảng toàn quốc lần thứ XI bằng mục tiêu tống quát: “ Đen năm 2020, nền
giáo
đượctriển.
đôi mới
theo
hưóng


ăn nghệ
hoá,
bình,dục
hợpnước
tác vàtaphát
Toàncăn
cầubản
hoávà
vàtoàn
cáchdiện
mạng
khoa
học chu
- công
hiện
xãmẽ,
hội thúc
hoá, đẩy
dânquá
chủtrình
hỏa và
hộithành
nhậpxãquốc
tế; chất
giáo
phát đại
triểnhoá,
mạnh
hình
hội thông

tinlượng
và kinh
tế
dục
đượcTri
nâng
caotài
một
cách
diện,
kỹ để
năng
tri thức.
thức,
năng
vàtoàn
nguồn
lựcgồm:
con giáo
ngườidục
là đạo
con đức,
đường
đổisong,
mới
năng
lựctriển,
sảngvấn
tạo,đềnăng
thực

ngoạithếngữ
tin học;
và phát
đặt ralực
cho
tất hành,
cả các năng
quốc lực
gia trên
giớivànhững
thờiđáp

ủng
nhu
cầu
nhân
lực,
nhất

nhăn
lực
chất
lượng
cao
phục
vụ
sự
nghiệp
và thách thức lớn đối với bản lĩnh và trình độ của mỗi dân tộc. Cả thế giới
công

hiệnkinh
đại tế
hỏa
đất nghiệp
nước vàsang
xây nền
dựngkinh
nền tếkinh
tri thức;
đang nghiệp
chuyểnhỏa,
từ nền
công
tri tế
thức,
đó là đảm
quá
bảo
công
bằng

hội
trong
giáo
dục


hội
học
tập

suốt
đời
cho
moi
trình chuyên đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên
người
dân,
từng
hình
thành
”[37].
sang nền
kinh
tế bước
chủ yếu
dựa
vào xã
tri hội
thứchọc
contập
người.
TrongNam
Chỉ đang
thị sốđứng
40/CT-TƯ
Bí thư
Trung
Đảng
đã nêu
Việt

trước của
mộtBan
xã hội
tương
lai:ương
xã hội
thông
tin,
rõ:
“Mục
lược phát
triển
dục học
là xây
dộitrong
ngũ một
nhà
xã hội
họctiêu
tập, của
ở đóchiến
mỗi người
phải nỗ
lựcgiáo
học tập,
tập dựng
suốt đời
giáo
và cán
dục những

được chuẩn
đủ về
nền giáo
dụcbộ
tốtquản
nhất lý
đếgiáo
có được
phẩm hóa,
chất,đảm
năngbảo
lực chất
mới lượng,
xứng đáng

sổ
lượng,
bộ về
cẩu,
đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
vị trí
trungdồng
tâm của
sự cơ
phát
triển.
phẩm
chất,
loivàsong,
tay nghề

nhàtrong
giáo,sựthông
quacách
việc mạng
quản
Giáo
dục
đào lương
tạo là tâm,
bộ phận
quancủa
trọng
nghiệp
lý,
hướng
và cỏ
hiệu
quảNghị
sự nghiệp
giáohội
dụcĐảng
đê nâng
củaphát,
Đảng,triên
Nhàđủng
nướcđịnh
và của
dân tộc
Việt
Nam.

quyết Đại
toàn
cao
quốc lần thứ XI đã khăng định "Đôi mói căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
chất
nguồnchuẩn
nhãn lực,
ngày
sự
Nam lượng
theo hướng
hoá, đáp
hiệnứng
đại những
hoả, xãđòi
hộihỏi
hỏa,
dâncàng
chủ cao
hóa của
và hội
nghiệp
côngtế,nghiệp
hiệnmới
đại cơ
hóachế
đấtquản
nước”[11].
nhập quốc
tronghóa,

đó, đôi
lý giáo dục, phát triển dội ngũ
Trong
điều
củalýLuật
cũng
ghi”rõ.
giữvai
giáo viên
và cán
bộ15
quản
giáoGiáo
dục làDục
khâu
thenđãchốt
và “Nhà
“Giảogiáo
dục và
đào
trò
định trong
việcdân
đảmtrí,bảo
chất
lượng
giáo
dục”
Vì vậy,nhân
xây

tạo quyết
có sứ mệnh
nâng cao
phát
tri en
nguồn
nhân
lực,[31].
bồi dưỡng
dựng,
phát
triển
và nâng
đội ngũ
nhiệm
vụ con
cấp
tài, góp
phần
quan
trọng cao
xây chất
dụnglượng
đất nước,
xây giáo
dựngviên
nền làvăn
hóa và
thiết
ngườicủa

ViệtNgành
Nam"giáo
[13].dục và tất cả các nhà trường. Giáo dục phổ thông giữ vai
trò đặc
biệtlược
quanphát
trọng
trong
việc
mặt bằng
dân
đáphướng:
ứng yêu
cầu
Chiến
triển
kinh
tế -tạo
xãdựng
hội 2011
- 2020
đãtrí,
định
"Phát
phát
kinh cao
tế- xã
hộilượng
của một
quốcnhân

gia. lực,
Muốn
thực
trọnglượng
trách
triến triển
và nâng
chất
nguồn
nhất
là hiện
nhănđược
lực chất
của
giáo
viênlược"
trung[14].
học cơ sở ngoài tri thức, kỹ năng đã được
cao mình,
là mộtngười
dột phá
chiến
1


đào tạo, phải luôn được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về mặt phẩm chất đạo
đức, tri thức, kỹ năng sư phạm nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, nắm bắt
được phương pháp giảng dạy mới, không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn. Trong những năm qua, công tác xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội
ngũ giáo viên của các cấp quản lý giáo dục đã đạt được nhiều kết quả đáng

ghi nhận. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, tùy thuộc vào điều kiện thực tế đã có
những cách thực hiện khác nhau.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, ban hành kèm theo Thông tư
số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã trở thành “thước đo” chất lượng giáo viên các trường
THCS và THPT trên cả nước. Tuy nhiên để chuẩn này thực sự phát huy tác
dụng, những người làm công tác quản lý nhà trường cần phải có những biện
pháp phát triển đội ngũ dựa trên chuẩn, hướng tới chuẩn và đáp ứng yêu cầu
đặc thù của từng địa phương.
Huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có 17 trường trung học cơ sở
(THCS), trong đó có 1 trường PTDTNT, 3 trường PTDTBT, 1 trường PTCS
và 12 trường THCS. Các trường trung học cơ sở huyện Tương Dương, tỉnh
Nghệ An có điều kiện đặc thù về địa bàn và nguồn lực khác nhau, mặc dù đã
có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên
cũng như cán bộ quản lý giáo dục nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng được với những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về việc đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng cao đáp ứng công cuộc đổi mói và phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, giải pháp quản lý nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên THCS đóng vai trò quan trọng, một nhân tố quyết
định cho sự phát triển của mỗi nhà trường.

3


Chính vì những lý do trên, bản thân chọn đề tài nghiên cứu: “Một sổ
giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THCS
huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thục trạng, đề xuất một số

giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất luợng đội ngũ giáo viên các trirờng
THCS huyện Tuơng Duơng, tỉnh Nghệ An.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thế nghiên cứu: Công tác quản lý chất lirợng đội ngũ giáo

viên ở các truờng THCS.
3.2. Đối tuợng nghiên cứu: Giải pháp quản lý nâng cao chất luợng đội

ngũ giáo viên các truờng THCS huyện Tuơng Duơng, tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện đirợc những giải pháp có cơ sở khoa học, phù
hợp với thục tiễn, có tính khả thi thì sẽ nâng cao chất luợng đội ngũ giáo viên
các truờng THCS huyện Tuơng Duơng, tỉnh Nghệ An.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cúu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cúu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên bậc THCS.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thục trạng đội ngũ giáo viên và công

tác nâng cao chất luợng đội ngũ giáo viên các trirờng THCS huyện Tuơng
Dirơng, tỉnh Nghệ An
- Đe xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất luợng đội ngũ giáo

viên các trirờng THCS huyện Tuơng Duơng, tỉnh Nghệ An.
5.2. Phạm vi nghiên cúu

Vì điều kiện thời gian chúng tôi chỉ tổ chức thăm dò, đánh giá tính
khả thi và cần thiết của các giải pháp mà không tổ chức thực nghiêm.

4



6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng 3 nhóm phương pháp, đó là:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích lịch sử, nghiên cứu so sánh, phân tích logic những quan
niệm, lý thuyết, khái quát hoá lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cím thực tiễn

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm những phương
pháp nghiên cứu sau đây:
6.2.1.

Phương pháp điều tra

Thông qua phiếu điều tra đế khảo sát Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh
các trường THCS huyện Tương Dương về thực trạng chất lượng giáo viên và
công tác phát triên đội ngũ giáo viên
6.2.2.

Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh 17 trường trung học cơ sở
đê làm rõ hơn và lý giải nguyên nhân thực trạng.
6.2.3.

Phương pháp quan sát


Dự giờ dạy của giáo viên và các hoạt động ngoài giờ lên lớp để đánh
giá chất lượng giáo viên.
6.3.

Nhóm phương pháp toán thống kê

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học đê xử lý các số liệu của
phiếu hỏi.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên các trường THCS.

5


Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên
các trường THCS huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên các trường THCS huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

6


Chương 1
cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẮT LƯỢNG ĐỌI
NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THCS
1.1. Lịch sử nghiên cúu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cíni ở nước ngoài

Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt của loài người. Giáo dục là sự
truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm sống từ thế hệ đi trước cho thế hệ đi
sau, đồng thời thế hệ đi sau vừa lĩnh hội, vừa sáng tạo ra những tri thức mới.
Chính vì vậy, giáo dục ra đời và tồn tại cùng sự phát triển của xã hội loài
người. Do đó, giáo dục đã được loài người sớm quan tâm, thúc đẩy phát triên
và được mọi quốc gia, dân tộc chú trọng nghiên cứu. Trên thế giới có nhiều
công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Có nhiều công
trình nghiên cứu giáo dục từ thời cổ đại, trung cận đại đê lại các tư tưởng, các
giá trị được phát huy đến tận ngày nay như: Xô Crát (429-347 TCN) với
“Phương pháp đỡ đẻ trong giáo dục”, Khổng Tử và nhiều học trò của ông
nổi tiếng với hệ thống phương pháp giáo dục do ông sáng tạo ra. Trong xã hội
hiện đại hiện nay, các dân tộc, các quốc gia đều chú trọng giáo dục. Các nước
phát triển đã có nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại về giáo dục, các công trình
đó đều kết luận: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục là chìa
khóa để đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước. Nhiều quốc gia coi giáo dục là
quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển và giáo dục đang trở thành
một lĩnh vực cạnh tranh trên toàn cầu. Vì thế, các công trình nghiên cứu nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục cũng như nghiên cứu về công tác quản lý của
Hiệu trưởng ngày càng nhiều.
Các nhà giáo dục Xô Viết cho rằng: kết quả hoạt động của toàn bộ nhà
trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác
hoạt động của đội ngũ giáo viên.

7


Các nhà nghiên círu Xô Viết cũng đã thống nhất vấn đề: Một trong
những giải pháp hữu hiệu nhất để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là

phải bồi dưỡng đội ngũ, phát huy được tính sáng tạo trong lao động, tạo ra
khả năng ngày càng hoàn thiện về tay nghề sư phạm, phải bồi dưỡng hỗ trợ
thành giáo viên tốt theo tiêu chuân nhất định, bằng những biện pháp khác
nhau.
Một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đó là tố chức hội
thảo chuyên môn nhằm trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ sư
phạm. Vấn đề đưa ra hội thảo phải mang tính thực tiễn cao, được nhiều giáo
viên quan tâm và có tác dụng thiết thực.
V.A. Xukhomlinxki và Xovecxlrơ còn nhấn mạnh đến biện pháp dự
giờ, phân tích bài giảng, sinh hoạt tố nhóm chuyên môn. Các tác giả cho rằng:
Việc phân tích bài giảng là đòn bẩy quan trọng nhất trong công tác quản lý
chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; nhằm làm cho giáo viên nhận thấy và
khắc phục những thiếu sót, đồng thời phát huy mặt mạnh của mình trong mỗi
bài giảng.
1.1.2. Các nghiên cún ở trong nước

Việt Nam ta cũng có những nghiên cứu về vấn đề trên như Tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên của Thạc sĩ Thái Bình Dương
đăng trên Tạp chí Giáo dục số 126 (tháng 11/2005); Xây dựng đội ngũ giáo
viên phổ thông trong 60 năm phát triển nền giáo dục Việt Nam của Tiến sĩ Vũ
Văn Dụ đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục số 14 (tháng 11/2006); Quan
điểm Hồ Chí Minh về đạo đức của người thầy giáo của tác giả Lê Văn Hà Khoa Mác-Lê Nin, trường Đại học Kinh tế Đà Nang; Kinh tế thị trường và
đạo đức người thầy hiện nay của tác giả Nguyễn Thanh Bình- Khoa Giáo dục
chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đăng trên Tạp chí Giáo dục số 177
(tháng 11/2007).

8


Các tài liệu thể hiện rất rõ quan điểm của các tác giả về vị trí, vai trò,

nhiệm vụ và đạo đức của nhà giáo. Điều này có liên quan mật thiết với việc
tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức về nghề
nghiệp cho giáo viên THCS.
Khi bàn về vai trò, năng lực của người giáo viên trong sự nghiệp giáo
dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Thầy giảo ỉà nhăn vật trọng tâm trong
nhà trường, ì à người quyết định đào tạo nên những con người- con người
mới
Xã hội Chủ nghĩa”, đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: “Vấn đề lớn nhất
trong giáo dục của chủng ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất đế đội
ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách đế làm
tròn sứ mạng của mình ”.
Chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm
vụ trọng tâm và là ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý của nhà trường.
Người cán bộ quản lý trường học nhận thức được vai trò của công tác này,
đầu tư công sức, trí tuệ cho công tác này sẽ thu được chất lượng giáo dục cao.
Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) của Đảng đưa ra quan điểm chỉ
đạo: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” [9]: pháp luật nước ta cũng đã quy
định địa vị của nhà giáo.
Điều 61 Luật Giáo dục đã quy định tiêu chuẩn một nhà giáo như sau:
- Phẩm chất đạo đức tư tưởng tốt.
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
- Đủ sức khỏe theo yêu cầu [31].

Các tác giả PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi, PGS.TS Phạm Minh Hùng,
PGS.TS Thái Văn Thành trong các công trình nghiên cứu của mình đã nêu lên
nguyên tắc chung của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như sau:
- Xác định đầy đủ nội dung hoạt động chuyên môn của giáo viên.
- Xây dựng hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn giáo

9



viên.
- Tổ chức đánh giá xếp loại chuyên môn của giáo viên.
- Sắp xếp, điều chuyến những giáo viên không đáp ứng yêu cầu về

chuyên môn.
Từ đó các tác giả nhấn mạnh vai trò quản lý chuyên môn trong việc
thực hiện mục tiêu giáo dục. Ngoài giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lóp,
hoạt động chuyên môn còn bao gồm cả những công việc nhu: tự bồi dưỡng,
giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa
học giáo dục..., hay nói cách khác quản lý chuyên môn của giáo viên thực
chất là quản lý quá trình sư phạm của người thầy.
Ngày càng có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề tài quản lý về nâng
cao chất lượng đội ngũ như:
- “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên THCS huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Hoàng Sỹ
Hùng (2008);
- “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên ở các trường THPT Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn
Văn Cường (2009);
- “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên THCS huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Lê Huy Tuấn
(2010);
- “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên THCS huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn Thị

Phương (2011);
Mặc dù các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu nhiều về đề tài
quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, song các tác giả đều nghiên
cứu trên phạm vi rộng mà chưa thể hiện được tính vùng miền nên còn mang

10


tính chất chung chung. Đặc biệt, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu công
tác quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở bậc THCS trên địa bàn
huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, giải pháp quản lý

ỉ. 2. ỉ. ỉ. Quản lý (QL)
Quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý:
Theo H.Koontz: QL là hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp các
nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm (tổ chức) và của cộng
đồng [25]. Theo Phạm Minh Hạc: QL là tác động có định hướng có chủ định
của chủ thể QL (người QL) đến khách thể QL (người bị QL) trong một tổ
chức
nhằm làm cho một tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [15].
Theo Giáo trình Tâm lý học xã hội trong quản lý của trường Đại học

phạm Hà Nội thì: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể quản lý lên đối tượng (khách thế) quản lý, nhằm sử dụng và phát huy hiệu
quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của đối tượng đế đạt được mục tiêu đề ra
trong điều kiện biến động của môi trường [17].
Các nhà nghiên cứu quan niệm quản lý là sự tác động của cơ quan quản

lý vào đối tượng quản lý đế tạo ra sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống nhằm
đạt mục tiêu nhất định [18]; quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ
chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc
xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình,
mục đích hoạt động [26]. Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và
môi trường, do đó: quản lý được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống
11


Nhiều nhà nghiên cứu có những cách nhìn về khái niệm quản lý từ góc
độ khác nhau. Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ
thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức đẻ vận hành tổ chức, nhằm
đạt mục đích nhất định [39]. Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều
người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã
hội; quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát
huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực,
tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt
mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất; quản lý một hệ thống xã hội là
tác động có mục đích đến tập thê người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ
vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến [22]. Quản lý là tác động có
mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của
họ trong quá trình lao động [34].
Các quan điểm, cách nhìn trên đây tuy khác nhau, nhưng đều khẳng
định quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ
thống thông tin của chủ thê đến khách thế của nó. Vì vậy, khái niệm quản lý
có nội hàm chủ yếu sau đây:
+ Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tố chức hay một nhóm
xã hội.
+ Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích.
+ Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân

nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
+ Hoạt động quản lý gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho
những người khác thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Ouản lý là sự tác động có mục đích, có
kế
hoạch của chủ thể quản lý lên đoi titxỵng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề
ra
12


Trong công trình Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề ỉỷ luận và
thực tiễn, tác giả Trần Kiếm đã khái quát một số nội dung về khái niệm quản
lý giáo dục như sau [23]:
+ QLGD (vĩ mô) là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thê quản lý đến tất cả các mắt
xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở GD là nhà trường) nhằm
thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD, đào tạo thế hệ trẻ
mà xã hội đặt ra cho ngành GD.
+ Cũng có thể định nghĩa QLGD (vĩ mô) là hoạt động tự giác của chủ
thê quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, ... một
cách có hiệu quả các nguồn lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho
mục tiêu phát triển GD, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH.
+ QLGD (vi mô) là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch, có hệ thống, họp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể
GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và
ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của
nhà trường.
+ Cũng có thế định nghĩa QLGD (vi mô) thực chất là những tác động
của chủ thể quản lý vào quá trình GD (được tiến hành bởi tập thể GV và HS,
với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển

toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Quản lý nhà trường
Cũng trong công trình nói trên, tác giả Trần Kiểm đã nêu khái niệm về
quản lý nhà trường như sau: quản lý nhà trường là hệ thống những tác động
có hướng đích của hiệu trưởng (principal) đến con người (GV, cán bộ nhân
viên và HS), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin, v.v...)

13


hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật GD, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế,
quy luật xã hội, v.v...) nhằm đạt mục tiêu GD [23].
1.2.1.2. Giải pháp quản lý
Giải pháp
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề”
[41].
Theo Từ điến Tiếng Việt: “Giải pháp là phương pháp giải quyết một
vấn đề cụ thể nào đó” [38].
Cũng theo Từ điển Tiếng Việt trên: “Phương pháp là hệ thống các cách
thức sử dụng đê tiến hành một loạt hoạt động nào đó” [38].
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát khái niệm giải pháp
như sau: Giải pháp là những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến
một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định,... tựu trung lại, nhằm
đạt được mục đích hoạt động.
Giải pháp quản lý
Từ khái niệm giải pháp đã khái quát ở trên, chúng ta có thể nêu khái
niệm giải pháp quản lý như sau: Giải pháp quản lý là những cách thức tác
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm tạo ra những biến đổi về chất lượng cho một hệ thống, một quá trình,
một trạng thái nhất định.

1.2.2. Chat lượng

Xung quanh khái niệm chất lượng có nhiều quan niệm khác nhau. Theo
Từ điên Tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con
người, một sự vật, sự việc” [38]. Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, chất
lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật hoặc là cái tạo nên bản
chất của sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”.

14


Theo ISO 9000- 2000, chất lượng là “mức độ đáp ứng các yêu cầu của
một tập hợp các đặc tính vốn có”. Tác giả Nguyễn Hữu Châu có một định
nghĩa về chất lượng tỏ ra có ý nghĩa đối với việc xác định chất lượng giáo dục
và cả việc đánh giá nó, đó là: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu [6].
Từ định nghĩa chất lượng của tác giả Nguyễn Hữu Châu ở trên, ta có
thể nói: Chất lượng của đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở là sự phù
hợp với những yêu cầu của xã hội về phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ
giáo viên trường trung học cơ sở mà các trường trung học cơ sở phải đáp ứng.
1.2.3. Trường trung học cơ sở
1.2.3.1. Vị trí của trường trung học cơ sở

Theo Điểm 2, điều 22, Luật Giáo dục năm 2005, Giáo dục trung học cơ
sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào
học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi
[31].
Theo Điều 2, Điều lệ trường Trường trung học cơ sở, trường trung học
phố thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được Ban hành kèm theo
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo thì trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống

giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu
riêng [4].
1.2.3.2. Mục tiêu giáo dục của trường trung học cơ sở

Theo Điều 23, Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu của GD trung học cơ
sở là: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triên toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thấm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuấn bị

15


cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và
những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp đê tiếp tục học trung
học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
động [31].
1.2.3.3. Nhiệm vụ và CỊĩtyển hạn của trường trung học cơ sở

Điều 3, Điều lệ Trường trung học cơ sở năm 2011 đã nêu rõ nhiệm vụ
và quyền hạn của trường trung học cơ sở như sau [4].
Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo

mục
tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung

các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng
giáo dục.
b. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
c. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản

lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
e. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.

Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
g. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy

định của Nhà nước.
h. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã

hội.
1. Thực hiện các hoạt động về kiếm định chất lượng giáo dục.
16


1.2.4. Giáo viên, giáo viên trường trung học cơ sở
1.2.4.1. Giáo viên

Theo từ điển Tiếng Việt trang 351-NXB KHXH, khái niệm giáo viên
được hiểu là người dạy học ở các trường phố thông. Yếu tố “giáo” được hiểu
là dạy bảo, yếu tố “viên” được hiêu là người làm một việc gì đó.
Vai trò của người giáo viên đối với sự nghiệp giáo dục vô cùng to lớn:
“Không thầy đố mầy làm nên”. Giáo dục là một quá trình hoạt động có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp người mới những kinh
nghiêm đấu tranh và sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội và về tư

duy để họ có thể có đầy đủ khả năng tham gia vào lao động và đời sống xã
hội.
Đế đảm trách được vai trò ấy, người giáo viên phải hội tụ được các năng
lực và phẩm chất nghề nghiệp. Các năng lực cần phải có của giáo viên là năng
lực nhận thức, năng lực vận dụng kỹ năng, năng lực sư phạm, năng lực cảm
nhận tâm lý lứa tuối. Một người giáo viên lành nghề phải có khả năng nhận
thức, ngoài kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực hẹp cần phải bo sung cho mình
kiến thức toàn diện của mọi lĩnh vực cuộc sống, đây là những kiến thức bố trợ
cần thiết. Nhận thức tốt nhưng phải biết cách vận dụng thành thực tiễn sinh
động trong khả năng xử lý kiến thức phù hợp tình huống: phải biết cách
truyền thụ để đối tượng tiếp nhận một cách hiệu quả, đó chính là năng lực sư
phạm.... Đê đạt được tất cả những vấn đề trên, người giáo viên phải nhạy cảm
trước các hiện tượng tâm lý lứa tuổi. Như vậy, về năng lực của người giáo
viên, ta có thẻ thấy chúng quan hệ với nhau theo một phép biện chứng, về
phẩm chất của người giáo viên, chúng ta cần phân biệt giữa phẩm chất đạo
đức và phẩm chất chính trị. Phẩm chất đạo đức mà một người giáo viên phải
đạt tới là lương tâm trong sáng, lối sống lành mạnh, phong cách chuẩn mực...
Tất cả được biểu hiện thành chuỗi hành vi có tính chất mẫu mực sư phạm.

17


Còn phẩm chất chính trị mà người thầy phải có là giữ vững lập trường giai
cấp; kiên định về đường lối của Đảng; giàu ý chí và nghị lực để sống thật sự
với nghề, không tha hóa đạo đức trong thời kỳ kinh tế thị trường với không ít
những ưu việt nhưng cũng không tránh khỏi mặt trái của nó. Ta có thể thấy;
phâm chất đạo đức và phâm chất chính trị như hai mặt của một vấn đề có tính
thống nhất.
1.2.4.2. Giáo viên trung học cơ sở


Người giáo viên THCS là người tốt nghiệp ngành sư phạm theo chuẩn
đào tạo bang cao đắng chuyên nghiệp. Họ là những người đứng trong hệ
thống giáo dục phố thông, giáo dục THCS được thực hiện 4 năm từ lớp 6 đến
lớp 9. Đây là những giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình THCS nhằm
đạt mục tiêu giáo dục phổ thông, là giúp học sinh phát triển toàn diện và hình
thành các khả năng, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành nhân cách, chuân
bị tiền đề cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Nếu
giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu thì giáo
dục THCS giúp học sinh phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, hình
thành học vấn ở trình độ cơ sở, những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật... đế tiếp
tục học lên THPT hoặc đi vào cuộc sống lao động. Như vậy, ta có thê thấy
người giáo viên THCS có một vai trò quan trọng, tạo cầu nối cho giáo dục
phổ thông bậc tiểu học và THPT.
1.2.5. Đội ngũ giáo viên
1.2.5.1. Đội ngũ

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Đội ngũ là khối người được
tổ chức và tập hợp thành lực lượng”. Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Đội ngũ
là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành
một lực lượng” [38].

18


Tuy nhiên ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp
một số đông người, họp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức
năng, có thế cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề nghiệp, nhưng có chung mục
đích xác định; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật
chất và tinh thần.
Như vậy, khái niệm đội ngũ có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau,

nhưng đều thống nhất: Đó là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thành
một lực lượng đê thực hiện mục đích nhất định. Do đó, người quản lý nhà
trường phải xây dựng, gắn kết các thành viên tạo ra đội ngũ, trong đó mỗi
người có thê có phong cách riêng, nhimg phải có sự thống nhất cao về mục
tiêu cần đạt tới.
1.2.5.2. Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên là tập thế những người trực tiếp tham gia giảng dạy,
giáo dục trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường là lực lượng
chủ yếu để tổ chức quá trình giáo dục. Chất lượng đào tạo cao hay thấp phụ
thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên. Một đội ngũ am hiểu công việc, tâm
huyết với nghề nghiệp, có đủ phẩm chất và năng lực sẽ đóng vai trò tích cực
vào thành tích chung của trường. Vì vậy, người quản lý nhà trường (Hiệu
trưởng), hưn ai hết phải thấy rõ vai trò của đội ngũ giáo viên đế củng cố và
xây dựng lực lượng đó ngày càng vững mạnh.
1.3. Đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở

Đội ngũ giáo viên THCS là lực lượng các nhà giáo tham gia giáo dục và
giảng dạy ở cấp THCS. Đội ngũ giáo viên THCS được tố chức chặt chẽ, có sự
thống nhất cao về lý tưởng, có cùng mục đích giáo dục học sinh thành con
người phát triển toàn diện. Đội ngũ giáo viên THCS bao gồm người tham gia
trực tiếp quá trình quản lý hoạt động giáo dục, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản

19


Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo
viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với
trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viên làm công tác tư

vấn cho học sinh
1.3.1. Chúc năng, nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở
1.3.1. ỉ. Chức năng của giáo viên trung học cơ sở

Trong nhà trường GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục; là
người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học trên lớp và quá trình giáo dục theo
nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT với phương pháp sư phạm nhằm đạt
mục tiêu giáo dục của cấp học, của nhà trường, về vai trò của người thầy
giáo, Bác Hồ khẳng định: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vỉ
nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” [3].
Chức năng của người GV THCS: Trong nhà trường XHCN, GV có
những chức năng sau đây:
- Chức năng của một nhà sư phạm: đây là chức năng cơ bản, thể hiện ở

phương pháp dạy học và giáo dục HS của người GV. Đe thực hiện tốt chức
năng này, người GV phải biết tổ chức đúng đắn quá trình nhận thức, quá trình
hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết cho HS.
- Chức năng của một nhà khoa học: người GV nghiên cứu về nội dung

chương trình, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, tổng kết kinh
nghiệm, đề xuất những sáng kiến hay nói cách khác là tham gia các hoạt động
nghiên cứu khoa học để giải quyết được những vấn đề thường xuyên nẩy sinh
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học - giáo dục.
- Chức năng của nhà hoạt động xã hội: ngoài việc tích cực tham gia

vào
các hoạt động xã hội, người GV còn phải biết tổ chức, hướng dẫn cho HS
tham gia các hoạt động xã hội.
1.3.1.2. Nhiệm vụ của giáo viên tnmg học cơ sở


20


Theo Điều lệ trường Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) quy định [4]:
a) Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch

dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục
do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách
nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư
phạm ímg dụng;
- Tham gia công tác phố cập giáo dục ở địa phương;
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng
tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
- Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng,

chịu sự kiêm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
- Giữ gìn phấm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước

học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo
vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng
nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, họp tác,
an toàn và lành mạnh;

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học

sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

21


b) Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của

Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
- Xây đựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội

dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học
sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp
và của từng học sinh;
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn,

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh, các tố chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập,
rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy
động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề

nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên
lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ
hè, phải ở lại lóp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu


trưởng.
c) Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại

khoản 1 Điều này và các quy định trong họp đồng thỉnh giảng.
d) Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là

giáo
viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh; có nhiệm vụ tố chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà
trường.
e) Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí

Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền


phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức
Đội trong nhà trường.
í) Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học
được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho
cha mẹ học sinh và học sinh đế giúp các em vượt qua những khó khăn gặp
phải trong học tập và sinh hoạt.
1.3.1.3. Ouyền hạn của giáo viên trung học cơ sở
a) Giáo viên có những quyền sau đây:
- Được nhà trường tạo điều kiện đế thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và

giáo dục học sinh;
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc,

bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;

- Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà

trường;
- Được hưởng lưưng và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học đế nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;
- Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Được họp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và

cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều
30 của Điều lệ này và được sự đồng ý của Hiệu trưởng ;
- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b) Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của

Điều
này, còn có những quyền sau đây:
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp

mình;
23


- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ

nhiệm;
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày


liên tục;
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm

lớp.
c) Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,

tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế
độ, chính sách theo quy định hiện hành.
d) Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên làm công tác tư vấn chuyên

trách hoặc kiêm nhiệm. Giáo viên làm công tác tư vấn được bố trí chỗ làm
việc riêng và được vận dụng hưởng các chế độ chính sách hiện hành.
1.3.2. Yêu cầu về phàm chất, năng lực giáo viên trường trung học cơ

sở
Theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên
trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư sổ 30/2009/TT- BGDĐT
ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [5], thì phẩm chất
và năng lực giáo viên phổ thông có những điểm sau:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ,
quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách

24



nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành
mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
3. Tiêu chí 3. ứng xử với học sinh

Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh
khắc phục khó khăn đê học tập và rèn luyện tốt.
4. Tiêu chí 4. ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập
thể tốt đế cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù họp với bản sắc dân tộc và môi
trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu
và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo
dục.
2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong
nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử
dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học


Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với
giáo dục thê hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với
đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt
động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của
học sinh.
25


2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có
hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện
đại, thực tiễn.
3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu
về thái độ được quy định trong chương trình môn học.
4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triến năng lực tự học và tư duy của
học sinh.
5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.
6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác,
thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học


Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính
xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự
đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt
động dạy và học.
Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
Ke hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thế hiện rõ mục tiêu,
nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm
26


×