Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh điều dưỡng ở bệnh viện bệnh nhiệt đói, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 133 trang )

:iì!


-!
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Bộ GIÁO
DỤC
VÀVINII
ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
ĐẠI
IIỌC
TRƯỜNG ĐẠI IIỌC VINII

PHẠM THỊ LƯỢM
PHẠM THỊ LƯỢM

MỘT SÔ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THỰC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG
0 BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI THÀNH PHÔ Hổ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MỘT sô GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÃ SÓ: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dàn khoa học:
PGS. TS. THÁI VẢN THÀNH

NGHỆ AN - 2013




BGĐ

Ban giám đốc

BN
BS

Bệnh nhân
Bác sĩ

BV

Bệnh viện
Bệnh viện Bệnh Nhiệt CÁC
Đới CHỮ VIÉT
LỜI
CẢM
ƠN LUÂN VĂN
TẮT
TRONG

BV. BND
BVSK
CBQL
CNH
cs
CSĐD


Bảo vệ sức khỏe

Cán bộ quản lý Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận vãn này,
tôihóa
xin chân thành cảm on:
Công nghiệp
Chăm sóc

CSYT

Ban giám hiệu trường Đại học Vinh đã giúp đỡ cho tôi được nâng
Chăm sóc Điều Duỡng
cao trình độ nhằm phục vụ sự nghiệp giảo dục ngày càng tot hon;
Chăm sóc nguời bệnh toàn diện
Ban Giám hiệu Trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc Ycho
Tế tôi học tập;

ĐD

Điều Dirỡng

CSNBTD
CSSK

GD
GD SK
GV
HĐH

HSĐD
HSSV
NB
QL
TCVN
TP
TTLS
VN
XHCN
YT

Ouỷ Thầy Cô tham gia giảng dạy trong chương trình Thạc sĩ
Giáo dục Ouản
Giáo dục sức
lý khỏe
giáo dục khỏa 19A đã hết lòng truyền đạt những kiến thức vô cùng
Giáo viên quý báo giúp tôi có những bài học ứng dụng trong cuộc song, trong
Hiện đại hóacông tác quản lý và trong quả trình làm luận vãn này;
Học sinh Điều Dưỡng
Tôi cũng không quên ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,
Học sinh sinh viên
Ban Giám hiệu, Trưởng Bộ môn Điều dưõng Trường Đại học Quốc Te
Người bệnh
Hồng Bàng đã giúp đỡ ủng hộ tôi theo học chưong trình này;
Quản lý
Tiêu chuẩn Việt Tôi
Nammãi mãi tôn kỉnh và biết ơn sâu sắc về sự tận tình giúp đỡ của
Thành phố Thầy Phó Giảo Sư Tiến sĩ Thải Vãn Thành, Thầy Phó Giáo Sư Tiến sĩ
Nguyễn
Thực tập lâm

sàng Vãn Tứ dã hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này;
Việt Nam
Hoàn thành luận vãn này, tôi luôn ghi nhớ sự nhiệt tình giúp đỡ
Xã hội chủ của
nghĩacác Phòng Ban trong Bệnh viện, Giáo viên, Điều dưỡng hướng
YTế

dẫn
lâm sàng, Học sinh Điểu dưỡng đã nhận xét và cung cấp so liệu minh
chứng liên qucm;

Phạm Thị Lươm


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài..................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu............................................................................3

3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................3

4.


Giả thuyết khoa học..............................................................................3

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................3

6.

Phưcmg pháp nghiên cứu.....................................................................4

7.

Những đóng góp của luận văn..............................................................4

8.

Cấu trúc của luận văn...........................................................................5

Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THựC TẬP LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH ĐIÈƯ DƯỠNG...........................6
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................ố

1.2.

Một số khái niệm cơ bản cúa đề tài...................................................17

1.3.


Một số vấn đề lý luận về quản lý chất lượng thực tập lâm sàng
của học sinh Điều dưỡng....................................................................26

Chương 2. THựC TRẠNG QUẢN LÝ THựC TẬP LÂM SÀNG
CỦA HỌC SINH ĐIÈƯ DƯỠNG Ở BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT
ĐỚI, TP. IIỒ CHÍ MIMI...................................................................32
2.1.

Khái quát về bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh...............32

2.2.

Thực trạng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh
viện Bệnh Nhiệt đới,TP. Hồ Chí Minh...............................................44

2.3.

Thực trạng quản lý thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng
ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.................................48

2.4.

Thực trạng sử dụng các giải pháp đê nâng cao chất lượng thực
tập lâm sàng của hoc sinh Điều dưỡng..............................................51

2.5.

Đánh giá chung về thực trạng............................................................55



Chương 3. MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT
Ở BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI, TP. HỎ CHÍ MINH.......................58
3.1.

Các nguyên tắc đề xuất giải pháp......................................................58

3.2.

Các giải pháp quản lý nâng cao chất lirợng thực tập lâm sàng
của học sinh Điều dirỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đói, TP. Hồ
Chí Minh.............................................................................................60

3.3.

Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất........80

KÉT LUẬN VẢ KIẾN NGHỊ

85

TẢI LIỆU THAM KHẢO............................................................................89


DANH MỤC Sơ ĐÒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ:
Hình 2.1.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới...........................................................33


Hình 2.2.

Khu di tích Trần Phú nằm trong khuôn viên bệnh viện..............34

Hình 2.3. BN nặng sử dụng những thiết bị hiện đại, BS thăm khám
thường xuyên...............................................................................35
Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới............37
Hình 2.5. Sơ đồ chức năng bệnh viện.............................................................38
Hình 2.6. Mô hình tổng thể BV. BNĐ.............................................................43
Hình 2.7. Biêu đồ ý kiến giáo viên và ĐD về hoạt động TTLS của
HSĐD...........................................................................................48
Hình 2.8. Sơ đồ hệ thống quản lý học sinh Điều dưỡng thực tập...................49
Hình 2.9. Biểu đồ Ý kiến giáo viên và ĐD về quản lý TTLS của HSĐD.......50
Hình 2.10. Biểu đồ ý kiến GV và ĐD về giải pháp quản lý TTLS của
HSĐD...........................................................................................52
Hình 2.11. Biểu đồ ý kiến của HS về sự hài lòng khi TTLS ở BV. BNĐ.....52
Hình 2.12. Biêu đồ ý kiến của HS về những điều hài lòng khi đi thực tập ở53
Hình 2.13. Biểu đồ Ý kiến của HS về những khó khăn khi đi TT ở BV......53
Hình 2.14. Biểu đồ Ý kiến của HS về mức độ học tập khi đi thực tập


Bảng:
Bảng 2.1. Tình hình nhân sự BV thời đểm tháng 10 năm 2012...................36
Bảng 2.2. Thống kê số lượng GV bộ môn Y dược ở BV. BNĐ năm
2012.............................................................................................39
Bảng 2.3. Thống kê số lượng giáo viên các trường trung cấp ĐD
hướng dẫn HS ở BV.BNĐ năm 2012...........................................40
Bảng 2.4. Thống kê số lượng BS, ĐD hướng dẫn HS ở BV.BNĐ
năm 2012......................................................................................41
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động BV 24 giờ (tài liệu từ phòng kế hoạch

BV. BNĐ).....................................................................................42
Bảng 2.6

Tổng hợp công tác huấn luyện đào tạo năm 2012........................43

Bảng 2.7. Thống kê số lượng HSĐD thực tập ở BV.BNĐ năm 2012..........45
Bảng 2.8. Phân bổ HSĐD thực tập ở các khoa.............................................46
Bảng 2.9. Kết quả thực tập của HSĐD năm 2012........................................47
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất.... 81


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Lý do về mặt lý luân

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam,
đồng thời là nhà giáo dục lớn của dân tộc. Người đã đế lại cho chúng ta
nhiều quan điếm giáo dục có giá trị, trong đó quan điếm “Học đi đôi với
hành’ là cơ sở khoa học, phương pháp luận biện chứng và là quy luật của sự
phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển nền giáo dục Việt Nam
hiện đại trong tương lai.
Theo quan điếm giáo dục mới, việc học kết hợp với thực tế được đề
cao, nhất là trong lãnh vực học nghề cần phải kết hợp học ở trường và học ở
các cơ sở có hành nghề ấy.
Trường Y trong đó thầy cô, sinh viên Y khoa, sinh viên, học sinh Điều
dưỡng hơn bao giờ hết họ thấu hiểu nguyên tắc này, phương châm của họ là
“Trăm nghe không bằng lần thấy, trăm thay không bằng lần làm\

Thực tập lâm sàng ở các bệnh viện là phần không thể thiếu trong
chương trình đào tạo sinh viên Y khoa, sinh viên, học sinh Điều dưỡng, nó
chiếm gần phân nửa số tiết và học phần trong chương trình. Thực tập lâm
sàng giúp sinh viên, học sinh tiếp cận với bệnh nhân làm quen với môi trường
bệnh viện, ứng dụng kiến thức, rèn luyện tay nghề. Ngoài giáo viên hướng
dẫn, Bác sĩ, Điều dưỡng, bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, môi trường làm việc tại


2
Trong các trường đào tạo nghề, trường Y trong đó có ngành Điều
dưỡng, học sinh có thời gian thực hành bắt buộc tại cơ sở Bệnh viện có thời
lượng dài và tần suất nhiều. Không phải chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước
trên thế giới chương trình đào tạo Điều dưỡng đều phải như thế vì do tính
chất
nghề nghiệp: trực tiếp phục vụ cho sức khỏe con người, một sai sót nhỏ cũng
có thể ảnh hưởng đến tính mạng, mà tính mạng là điều thiêng liêng nhất của
con người và con người là vốn quý của xã hội.
Thực tập lâm sàng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kiến
thức, kỹ năng, thái độ của người Điều dưỡng sau khi tốt nghiệp và hành nghề.
Những bài học lý thuyết thầy cô giảng dạy tại trường hoặc các kỹ thuật thực
hành tại phòng thực hành của trường chỉ giúp sinh viên, học sinh có khái
niệm
ban đầu. Người học sinh chưa thể hiểu chính chắn lý thuyết, chưa có kỹ năng
tốt để thực hiện các kỹ thuật, vì vậy nó chưa phải là kiến thức và kỹ năng thật
sự để người học sinh có thể hành nghề tốt sau khi tốt nghiệp, nếu không qua
thực tập lâm sàng tại bệnh viện.
Trong thời đại ngày nay, khi xã hội văn minh, điều kiện sống con người
được cải thiện, thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng được lưu tâm, yêu cầu xã
hội về hệ thống Y tế càng cao nhất là chất lượng đội ngũ Bác sĩ và Điều
dưỡng, do vậy đào tạo đội ngũ nay cần đặc biệt quan tâm về kiến thức, thái

độ, kỹ năng và nhất là khả năng ứng dụng thực tế, đối với Điều dưỡng còn
gọi
là tay nghề mà tay nghề sẽ được hình thành qua thực tập lâm sàng.

1.2. Lý do về mặt thực tiễn


3
Kinh nghiêm của giáo viên hướng dẫn lâm sàng, sự tạo điều kiện của
lãnh
đạo Bệnh viện, sự sẵn lòng chỉ dẫn của Bác sĩ, Điều dưỡng khoa thực tập.
Những yếu tố trên chi phối chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh
Điều dưỡng.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nhằm góp phần nâng cao
chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng các trường tại Bệnh
viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh, tôi lựa chọn đề tài: “Một sổ giải pháp
quản ìỷ nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưõng ở
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phổ Hồ Chí MinhT.
2. Mục đích nghiên cún

Đe xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thực tập
lâm sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố
Hồ
Chí Minh đảm bảo an toàn cho người bệnh, đáp ứng chuẩn đào tạo ĐD.
3. Khách the và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cún

Công tác quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều
dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
3.2. Dối tượng nghiên cúư


Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh
Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được một số giải pháp quản lý có cơ sở khoa học, có tính
khả
thi và áp dụng được trong thực tiễn thì sẽ nâng cao được chất lượng thực tập
lâm
sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.


4
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của

học
sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
5.3.

Đe xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập

lâm
sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí
Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu, các luận án, đề tài, các văn bản pháp lý có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu đế làm luận cứ khoa học cho các đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp chuyên gia.
6.3. Phương pháp thống kê toán học đe xử lý số liệu
7. Nhũng đóng góp của luận văn
7.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Góp phần hệ thống và cụ thể hóa một số vấn đề lý luận về quản lý

chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh Điều dưỡng.
- Xây dựng một số qui trình quản lý học sinh Điều dưỡng thực tập ở BV
- Xây dựng chuẩn đánh giá chất lượng học sinh Điều dưỡng thực tập

lâm sàng ở Bệnh viện.
7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học

sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.


5
lượng thực tập lâm sàng của đối tượng này ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn có 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của
học sinh Điều dưỡng.
Chương 2. Thực trạng quản lý chất lượng thực tập lâm sàng của học

sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh.
Chương 3. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm
sàng của học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đói, Thành phố Hồ
Chí Minh.


6
Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHÁT LƯỢNG THựC TẬP
LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH ĐIÈƯ DƯỠNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Đe cập đến sức khoẻ, chúng ta thường nghe những câu phố biến như:
“Sức khoẻ là vàng ’ ; “Sức khoẻ quý hơn vàng”. Chúng ta thường mơ ước rất
nhiều điều, nhưng khi bệnh tật, chúng ta chỉ còn ước một điều duy nhất: đó là
có sức khoẻ. “Mất sức khoẻ là mất tất c ả “ S ứ c khoẻ ỉà trụ cột của cuộc
song\ Chính vì những lẽ trên mà hiện tại, xã hội không chỉ có nhu cầu lao
động kỹ thuật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mà
còn có nhu cầu về lực lượng chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng cao
ở cả trong nước và quốc tế. ĐD chính là lực lượng lao động trực tiếp chăm
sóc sức khỏe cả cho BN tại BV và sức khỏe con người trong cộng đồng.
Hiện nay trên thế giới, nhu cầu đầo tạo Điều dưỡng viên đã gia tăng
một cách nhanh chóng, để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chăm sóc bệnh nhân/
khách hàng một cách toàn diện hơn. Vì vậy, quan niệm về nghề Điều dưỡng
cũng thay đổi và có một định hướng riêng biệt như các ngành nghề khác và
cấp đào tạo cũng đa dạng và phong phú hơn gồm từ hệ đào tạo 1-2 năm
(Nursing Assistant/ Licened Practice Nurse - LPN/ Licened Vocational
Nurse - LVN / tạm dịch là Tá viên Điều dưỡng), 2-3 năm (Associate in

Applied
Science in Nursing-AS/ Registered Nurse / tạm dịch là Cán sự Điều dưỡng),


7
DrNP), Tiến sĩ Khoa học (Doctor of Philosophy in Nursing/ PhD), các khoá
học chứng chỉ (Certiíĩcate) hoặc bằng tốt nghiệp (Diploma) [22].
Một nghiên cứu khác của Học viện Khoa học Y học quốc gia Hoa kỳ
đã
chỉ ra rằng: “Trình độ ĐD ảnh hưởng tới những kết quả đầu ra và sự an toàn
của
NB”. Việc theo dõi không đầy đủ, thiếu phương tiện làm việc và sự quá tải
công
việc trong khi số lượng ĐD chuyên nghiệp quá thiếu. Điều này hên quan tới
sự
gia tăng tỷ lệ tử vong và thương tổn cho BN đã giết chết 98.000 NB ở Mỹ
mỗi
năm, trong khi những sai sót Y tế nói trên có khả năng phòng ngừa được
[9,24].
Tại Thái Lan, Philippine đã có những chương trình đào tạo Điều dưỡng theo
từng chuyên ngành (Nurse Practitioner/ Specialist) lão khoa, nhi khoa, người
lớn, chăm sóc gia đình, cộng đồng, sức khỏe tâm thần, ... theo xu hướng
chăm sóc sức khỏe dựa vào chứng cứ (evidence- based healthcare) [22]. Mặc
khác, để giải quyết vấn đề chất lượng ĐD thì đào tạo là khâu quan trọng. Đặc
biệt trong đào tạo ĐD, chủ yếu là thực hành, thực tập, nhất là thực tập lâm
sàng tại bệnh viện. Vì đối tượng phục vụ của ĐD là chăm sóc sức khỏe con
người, nhất là khi ốm đau bệnh tật. Người ĐD cần phải có kiến thức, kỹ năng,
tay nghề, tất cả những điều này khi còn là HSĐD ngoài việc được trang bị
kiến thức kỹ năng trên ghế nhà trường, người HSĐD phải qua trải nghiệm
thực tế trên người bệnh bằng việc đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở khám

chửa bệnh như bệnh viện, phòng khám, trạm xá...Trải nghiệm này là tối cần
thiết cho một HSĐD đẻ hoàn tất khóa học và bước vào nghề. Trong lịch sử
ĐD, năm 60, bà Phoebe (Hy Lạp) đã đến từng gia đình có người ốm đau để


8
trên người bệnh khởi đầu từ chăm sóc cho những nông dân bị đau ốm và cả
súc vật nuôi trong gia đình. Như vậy cách để trở thành một người ĐD, từ
trong lịch sử của ngành là bắt nguồn từ việc thực hành ở những nơi có bệnh
nhân [26].
Chỉ ở môi trường có BN, môi trường bệnh viện người HSĐD mói có

hội tiếp xúc với người bệnh, nhìn thấy những dấu hiệu, những biến đổi,
những
triệu chứng thực thể, cơ năng, những tâm tư nguyện vọng của người bệnh.
Bên
cạnh đó người HSĐD còn được kiến tập và thực tập những kỹ thuật ĐD trên
bệnh nhân dưới sự hướng dẫn “cầm tay chỉ việc” của GV hoặc ĐD Bệnh
viện,
người HS còn học được cách sáng tạo và khéo léo của nhiều người trong thực
hành chăm sóc người bệnh. Đây là cách học đê làm, đế hành nghề sau này
của
người HSĐD. Và cũng chính môi trường Bệnh viện là nơi để người HSĐD
học
để chung sống, nơi đây người HSĐD có mối quan hệ tương tác trong công
việc
với rất nhiều người Bác sĩ, ĐD, Hộ lý, nhân viên Y tế khác, bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân, thầy cô giáo và những học sinh thực tập cùng cấp, trên cấp...
Tất cả, có lúc là tấm gương là hình ảnh đẹp, có lúc là sự thiếu sót, là những
hình ảnh không hay, có khi là sự cấu thành một tình huống cần giải quyết.

Việc
giải quyết các tình huống này, có người làm rất khéo, đúng qui luật, hợp lý
họp
tình mang lại kết quả tốt. Qua đó người HSĐD sẽ học được cách chung sống,


9
nhân viên hiện có. Yêu cầu bên ngoài mong đợi và yêu cầu học hỏi trong môi
trường lâm sàng. Việc học tại noi làm việc nhấn mạnh nhu cầu phối hợp giữa
học và làm nhằm đem lại lợi ích cho BN, HS và đơn vị. Điều này cho người
học cơ hội đạt đuợc kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợp trong bối cảnh liên
quan.
- Môi trirờng học tập lâm sàng phức tạp vì sử dụng các kỹ thuật cao,

đa
dạng, nhịp độ nguời ra vào thuờng xuyên. Tình trạng bệnh nguy kịch, nhu
cầu
người bệnh đa dạng. Nhân viên Y tế đa dạng, nhiều thành phần. Có những
thay đổi về xã hội và chính sách.
- Một vài yếu tố khác tác động lên môi trường thực tập lâm sàng: vai

trò của người hướng dẫn lâm sàng. Vai trò của nhân viên Y tế trong hướng
dẫn lâm sàng (đặc biệt là thái độ quản lý). Sự tín nhiệm của người hướng dẫn
lâm sàng đối với nhân viên Y tế.
- Đặc tính của người hướng dẫn lâm sàng: chuyên gia trong lãnh vực

của mình, kiến thức và kỹ năng đáng tin cậy. Uyên thông trong vai trò giảng
dạy, giỏi tổ chức và chuẩn bị. Tự tin và sẵn sàng nhận các ý kiến đề nghị và
quan điểm khác. Linh hoạt và dễ tiếp cận, quan tâm và dành thời gian với HS.
Công bằng, điềm đạm, thân thiện và khôi hài. Biết rõ mặt mạnh và mặt yếu

của từng HS. Dan dắt HS tốt với nhịp độ thích hợp. Đưa ra phản hồi hợp lý

hiệu quả. Có khả năng làm rõ mối liên kết giữa lý thuyết và thực hành. Nói
chuyện với SVHS bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Khó bị ảnh hưởng của môi trường
làm xao lãng.
- Chọn lựa thầy hướng dẫn lâm sàng là người sẵn lòng làm việc,

không
vỉ ép buộc. Phải thể hiện và đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tiêu chuẩn năng lực


10
- Trách nhiệm của người hướng dẫn lâm sàng: tạo dựng không khí

môi
trường học tập tích cực. Ket hợp HS trong hoạt động thực tập. Liên kết với
mục tiêu học tập. Đưa ra nhận xét phản hồi kịp thời đến HS, GV phụ trách
chính hoặc nhà trường. Đánh giá học sinh phải dựa trên năng lực.
- Trách nhiệm của HS: có thái độ tích cực trong việc học tập của

mình.
Phối hợp đầy đủ các hình thức học tập: Học tập tích cực (Active learning),
học tập hành động (Action learning), học tập trải nghiệm (Expriential
learning), học tập từ sự phản hồi (Reílective learning), học tập qua dự án
(prọiect learning). Có mục tiêu học tập cho riêng mình. Biết những ranh giói
cho phép (phạm vi thực tập, năng lực). Hiêu biết về quy chế bệnh viện. Phối
hợp tốt với người bệnh và các nhân viên Y tế khác. Tự lượng giá và phản hồi.
Hiện nay công tác quản lý HSĐD thực tập lâm sàng ở các nước đã
được chuẩn hóa cao.
- Tại Hoa kỳ, HSĐD thực tập khi đến BV trước khi thực hành trên


BN
đều phải thực hành tại phòng thực hành của BV những kỹ thuật liên quan đến
khoa phòng BV hiện có. GV hướng dẫn lâm sàng thường làm việc tại khoa
thực tập, mỗi người chỉ phụ trách từ 2 - 3 HS, sv.
- Tại Ưc, GV hướng dẫn lâm sàng là ĐD của BV được chỉ định làm

GV
hướng dẫn lâm sàng, mỗi GV phụ trách từ 3 - 5 HS.
- Ở Singapore, trường học kết hợp với BV, mỗi trường thường có một

BV riêng và HS của họ thực tập ở đó.
- ơ Thái Lan, HS thực tập ít có cơ hội thực hành trên người bệnh, họ

chỉ thực hành trên người bệnh dưới sự giám sát hướng dẫn của GV lâm sàng
nhiều kinh nghiệm. Một GV hướng dẫn từ 5 - 8 em.


11
quản lý thực tập lâm sàng của HSĐD ở các nước tiên tiến đã cho ta thấy Điều
dưỡng là lực lượng rất cần thiết và rất khan hiếm hiện nay. Đào tạo ĐD rất
đặc
biệt nhất là thực tập lâm sàng, hoạt động này đang được nâng cao và đi vào
chiều sâu, trong đó người ta chú trọng đến năng lực, trách nhiệm của GV
hướng
dẫn, số lượng HS / người hướng dẫn, tinh thần và phương pháp học tập của
HS.

1.1.2. Các nghiên cừu ở trong nước


ờ nước ta, Đảng và Nhà nước coi GD là: “Quốc sách hàng đầu ”, toàn
xã hội đều có ý thức chăm lo cho sự nghiệp GD, đặc biệt là GD chuyên
nghiệp. Trong Luật GD 2005 đã chỉ rõ mục tiêu của GD chuyên nghiệp là:
“Đào tạo người ỉao động cỏ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ
khác nhau. Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ỷ thức kỷ luật, cỏ tác phong
công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả
năng
tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát, triến kinh tế - xã hội, củng cổ quốc
phòng
an ninh” [15].
Luyện tập tay nghề là khâu quan trọng nhất trong quá trình đào tạo
nghề. Quy trình đào tạo nghề bao gồm các kiến thức phổ thông, chuyên môn
và bậc nghề. Luyện tập thực hành nhằm giải quyết mặt thực tế của HS được
đào tạo, sao cho HS có khả năng hoàn thành một nghề xác định ở bậc đào tạo.
Đào tạo ĐD cũng là hình thức đào tạo nghề và là một loại nghề đặc
biệt


12
Hệ thống đào tạo nhân lực ĐD ngày càng được củng cố và mở rộng.
Hiện cả nước có 10 trường đại học, 7 trường cao đắng và 56 trường trung cấp
Y tế đào tạo chuyên ngành ĐD [18] [8]. Riêng TP. Hồ Chí Minh có 3 trường
đào tạo ĐD đại học: Trường Đại học Y dược, Trường Phạm Ngọc Thạch,
Trường Đại học Quốc Te Hồng Bàng; 12 trường đào tạo ĐD trung cấp:
Trường Đại học Y dược, Trường Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Quốc
Te Hồng Bàng, Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, Trường Trung cấp Hồng
Đức, Trung cấp Phương Nam, Trung cấp Nam Sài Gòn, Trung cấp Quang
Trung, Trung cấp Cửu Long, Trung cấp Đông Nam Á, Trung cấp Âu Việt,
Trung Cấp Bách Việt. Hệ thống đào tạo ĐD đã và đang hình thành mạng lưới
đào tạo tương đối hoàn chỉnh, xu hướng đào tạo ĐD có trình độ cao nhiều

hơn
ngày càng rõ nét. Dự kiến trong khoảng 10 năm tới tỷ lệ đào tạo cao đắng và
đại học ĐD sẽ tăng. Tuy nhiên thực trạng đào tạo ĐD trung cấp một cách 0 ạt
vẫn còn đang diễn ra.
Các cơ sở đảm bảo thực hành cho sv, HSĐD tại TP. Hồ Chí Minh gồm
có các BV tuyến Trung ương và tuyến Thành phố như: Chợ rẫy, Thống nhất,
Nhiệt đới, Phạm Ngọc Thạch, An bình, Nguyễn Tri Phương, BV 115, Từ dữ,
Chấn thương chỉnh hình, Bình dân, BV 175, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, BV Y
học cổ truyền, BV cấp cứu Trưng Vương, BV Sài Gòn...Các BV tuyến quận
như: BV quận 8, BV quận 5, BV quận 4.
- về thành tựu: Trong những năm gần đây mạng lưới tổ chức ĐD được
củng cố và tăng cường từ Trung ương đến Y tế cơ sở. Năng lực ĐD được phát
triển lên tầm cao mới: ĐD sơ cấp giảm còn 25.7%, trung cấp tăng 71%, cao
đắng và đại học chiếm 3.3%. Tuy số lượng ĐD cao đăng và đại học có số
lượng ít nhưng đã làm thay đổi đáng kể nhận thức xã hội về vị thế nghề ĐD
và người ĐD Việt Nam. Chất lượng chăm sóc đã có những chuyển biến tích
cực. Thông qua việc thực hiện qui chế CSNBTD và các qui trình kỹ thuật


13
chăm sóc NB, qui trình chống nhiễm khuẩn đã được Bộ Y tế ban hành và áp
dụng thống nhất trong các BV. Chất lượng chăm sóc NB tại các trung tâm Y
tế chuyên sâu đã hỗ trợ tích cực cho việc áp dụng thành công các kỹ thuật Y
học hiện đại [25]. Chức năng nghề nghiệp của ĐD đã được mở rộng: Người
ĐD được giao thêm trách nhiệm chủ động trong chăm sóc NB, đồng thời phối
hợp với thầy thuốc trong công tác điều trị, tư vấn, GDSK bên cạnh việc thực
hiện Y lệnh điều trị (kế hoạch điều trị) [8].
- Bên cạnh các thành tựu mà ĐD đã đạt được, các nghiên cứu trong
nước còn chỉ ra những yếu kém, bất cập mà ngành ĐD cần phải nỗ lực khắc
phục. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Xuân và cộng sự cho thấy nguồn nhân

lực GV trong các trường đào tạo ĐD còn thiếu về số lượng: số giảng viên
chuyên ngành ĐD có trình độ sau đại học là 0.47%, trình độ đại học là 4.1%,
trình độ trung học là 22.4%, trong khi đó số GV là Bác sĩ lại chiếm tói 68%.
Tỷ lệ GV so với HS,SV còn bất hợp lý, đa số các trường có tỷ lệ GV / HS,SV
là 1/18. Trong số GV đó, số người chưa được học về nghiệp vụ Sư phạm
hoặc
Sư phạm Y học chiếm 16,13%. GV hướng dẫn lâm sàng còn thiếu tính
chuyên nghiệp [8] [25].
Ờ nước ta tỷ lệ BS/ĐD còn quá cao so với các nước trong khu vực và
trên thế giới: Tại Australia là 1/3.17, Singapore là 1/3.0, Philippines là 1/3.4,
Lào là 1/4.5 và ở Việt Nam là 1/1.4 [28] [33].
Tỷ lệ ĐD / 10.000 dân lại rất thấp so với nhu cầu CSSK và thấp hcm
rất
nhiều so với các nước trên thế giới, trong khu vực: Malaysia (2001) là 10.31,
Singapore (2001) là 41.11, Philippines (2000) là 44.28, Thái Lan (2000) là
16.26... ở Việt Nam là 5.95 [22].
Cơ cấu trình độ ĐD đã có những thay đối giữa trung học và sơ học.
Theo thống kê của Vụ điều trị và HỘI ĐD: ĐD trung cấp tăng từ 25.26%


14
cao đắng và đại học, thống kê năm 2003 cho thấy ĐD có trình độ cao đắng,
đại học chiếm 3.26%. Đội ngũ cán bộ ĐD trưởng chủ yếu có trình độ trung
cấp chiếm 70%.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay một nghịch lý thấy rõ là nguồn nhân
lực ĐD đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, thiếu trong các BV, thiếu
trong phục vụ người dân (tỉ lệ ĐD trên BS và tỉ lệ ĐD trên 10.000 dân rất
thấp
so với các nước cùng khu vực), nhưng thừa trong đào tạo, ĐD ra trường
không có việc làm hoặc phải làm những công việc không thuộc ngành nghề

[27].Trong khi thị trường quốc tế đang thu hút ĐD. Để giải quyết thực trạng
này các nhà lãnh đạo BV phải đổi mới tư duy hơn nữa trong việc tăng tuyên
dụng ĐD. Hệ thống Y tế phải bố trí ĐD đến cộng đồng. Đồng thời trong đào
tạo cũng như thực hành ĐD cần có những bước phát triển hơn nữa để theo
kịp
chuẩn ĐD quốc tế và hướng đến việc đào tạo ĐD lao động nước ngoài.
Ngày 24 tháng 4 năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số
1352/QĐ - BYT về việc phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Điều
dưỡng Việt Nam". Bộ chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam được
cấu trúc theo khuôn mẫu chung của Điều dưỡng khu vực Châu A Thái Bình
Dương và ASEAN để đáp ứng yêu cầu của khu vực và đê dễ so sánh với
chuẩn năng lực Điều dưỡng các nước. Tài liệu chuẩn năng lực cơ bản ĐD
Việt Nam được cấu trúc thành 3 lĩnh vực, 25 tiêu chuẩn và 110 tiêu chí [ 4 ].
- về lĩnh vực thực tập lâm sàng cùa HSĐD, chúng tôi tham khảo văn

bản quy định về học phần thực tập lâm sàng của một số trường đào tạo ĐD.
Trích của trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (Ban hành theo Quyết
định số: 411/QĐ - ĐHKTYTHD ngày 22 tháng 10 năm 2012, văn bản đã
nêu:
* Ony trình thực tập lâm sàng


15
- Bệnh viện tổ chức phổ biến nội quy, quy định cho HSSV bắt đầu đi

thực tập lâm sàng vào đầu năm học. Buổi đầu tiên của đợt thực tập lâm sàng,
Điều dưỡng trưởng khoa sẽ gặp mặt HSSV đẻ phổ biến nội quy khoa/ phòng
thực tập; giáo vụ khoa lâm sàng phố biến cách thức học tập lâm sàng tại khoa.
+ Đầu mỗi buối học, Tổ trưởng nhóm HSSV điểm danh, báo cáo giảng
viên lâm sàng/ Điều dưỡng trưởng khoa.

+ Giao ban HSSV tại phòng học của khoa.
I HSSV thực hiện chăm sóc người bệnh, thực hiện quy trình kỹ thuật
(tùy thuộc vào khoa thực tập) tại vị trí được phân công.
+ Giảng viên hướng dẫn học lâm sàng tại buồng bệnh hoặc khi thực
hiện kỹ thuật.
* Quy định thực tập lâm sàng đoi với giảng viên
- Trước khi vào năm học ít nhất 4 tuần, các khoa/bộ môn đề xuất danh

sách giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy lâm sàng
tại các cơ sở Y tế và lựa chọn các giáo vụ khoa lâm sàng. Phòng Đào tạo tổng
hợp và trình Hiệu trưởng ra quyết định giao nhiệm vụ giáo vụ khoa lâm sàng
cho các giảng viên và phê duyệt danh sách các giảng viên tham gia giảng dạy
lâm sàng.
- Các khoa/bộ môn chịu trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu lâm sàng đảm

bảo mục tiêu đào tạo của từng học phần lâm sàng, cụ thể: khoa Điều dưỡng
xây dựng các chỉ tiêu về thực tập lâm sàng Điều dưỡng (điều dưỡng cơ bản,
chăm sóc người bệnh nội khoa, ngoại khoa, chăm sóc sức khỏe trẻ em, hồi
sức tích cực, chăm sóc người bệnh truyền nhiễm); bộ môn Y học lâm sàng
xây dựng chỉ tiêu lâm sàng về thực tập lâm sàng sản phụ khoa; bộ môn Y tế
công cộng phối hợp khoa Điều dưỡng, bộ môn Y học lâm sàng xây dựng các
chỉ tiêu về thực tập cộng đồng; khoa/bộ môn chuyên ngành xây dựng các chỉ
tiêu thực tập lâm sàng chuyên ngành do khoa/bộ môn mình quản lý.


16

* Oiỉy định đổi với học sinh, sinh viên học thực tập lâm sàng
- Chấp hành nội quy, quy chế bệnh viện và khoa/phòng thực tập, tuân


thủ theo sự phân công tổ trưởng HSSV, của giảng viên, Điều dưỡng trưởng và
cán bộ Y tế tại khoa/phòng, không cười đùa trong bệnh viện, không sử dụng
thang máy, nghiêm cấm mặc quần áo Blouse ra khỏi bệnh viện; trèo tường ra
vào bệnh viện.
- Có thái độ đúng mực với thầy cô, nhân viên Y tế, bạn học, đoàn kết

giúp bạn trong học tập. Có thái độ ân cần niềm nở, nhanh nhẹn sẵn sàng giúp
đỡ đối với người bệnh, gia đình người bệnh. Tôn trọng các chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp, tuyệt đối không nhận tiền hoặc gợi ý nhận tiền của người
bệnh và gia đình người bệnh dưới bất kỳ thời điểm, hình thức nào.
- Đi học, trực đầy đủ, đúng giờ, trang phục (quần áo blouse, mũ, khẩu

trang, thẻ HSSV) theo đúng quy định.
- Thực hiện nghiêm quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, giữ gìn

trật tự vệ sinh chung, tham gia công tác vệ sinh bệnh viện định kỳ hàng tuần
và đột xuất khi có yêu cầu.
- Trong giờ học lâm sàng phải ở đúng vị trí được phân công, không sử

dụng điện thoại di động, không ở trong phòng học, không tụ tập, đứng, ngồi
ngoài hành lang.
- Thực hiện đúng các qui định về học lâm sàng; có số tay lâm sàng, sổ

thực hiện chỉ tiêu lâm sàng, thực hiện đủ chỉ tiêu tay nghề có xác nhận của
thầy cô hoặc cán bộ Y tế bệnh viện, làm đầy đủ các kế hoạch chăm sóc, bài
tập được giao trong suốt quá trình thực tập tại khoa/phòng.
- Tham gia trực tại khoa thực tập theo đúng lịch phân công. Nếu có

thay đối phải báo cáo với giảng viên phụ trách và ký xác nhận trong lịch trực.
Sinh viên trực phải viết giao ban vào sổ giao ban, xác nhận trực của ca trực

vào sổ tay lâm sàng và báo cáo giao ban vào đầu giờ buổi học sau.


17
- Thực hiện và giữ gìn vệ sinh phòng học lâm sàng, có trách nhiệm
quản lý chìa khóa phòng học khi được tổ trưởng bàn giao. Nếu HSSV đế mất
chìa khóa phòng học lâm sàng, mất trang thiết bị phòng học lâm sàng trong
thời gian thực tập tại khoa, phải chịu trách nhiệm trước nhà trường và bồi
hoàn tài sản đã mất.
về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, chúng tôi có tham
khảo đề tài “Một so biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác thực
hành, thực tập tốt nghiệp của học sinh Điều dưỡng trường Trung cấp kỹ
thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn ”, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
Giáo dục khóa XVIII của tác giả Phan Kế Thuận (2012) [23] và đề tài
“Quản ỉỷ chất lượng dạy học lâm sàng cho Điều dưỡng viên trình độ đại học
tại các trường Đại học Y Việt Nam ”, luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục của
tác
giả Nguyễn Văn Khải (2012) [13].
Tóm lại qua nghiên cứu tài liệu và những công trình trong nước, chúng
tôi
nhân thấy vai trò vị trí ĐD đang được nhìn nhận, cố gắng hòan thiện năng lực
ĐD, chú trọng đến chất lượng đào tạo ĐD. Công tác thực hành thực tập của
ĐD
cũng có những quy định rõ ràng từ các trường đào tạo ĐD.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Học sinh và học sinh Điều dưỡng
1.2.1.1. Học sinh



18
Điều dưỡng là người phụ trách chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình
trạng bệnh nhân, kê toa thuốc và các công việc khác để phục vụ cho quá trình
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân. Theo
một định nghĩa khác thì Điều dưỡng viên (bao gồm cả nam và nữ) là những
người có nền tảng khoa học cơ bản về Điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuân
được kê toa tùy theo sự giáo dục và sự hoàn thiện lâm sàng (Dorland’s
Medical Dictionary, edition 30th , 2006).
ơ Việt Nam, trước đây người Điều dưỡng được gợi là Y tá, có nghĩa là
người phụ tá của người thầy thuốc. Ngày nay, Điều dưỡng đã được xem là
một nghề độc lập trong hệ thống Y tế, do đó người làm công tác Điều dưỡng
được gợi là Điều dưỡng viên. Người Điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình
độ và đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công
chức theo các văn bản quy định của Bộ Nội VỊ1 nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
Dưới góc nhìn của công chúng Điều dưỡng là những người trực tiếp
chăm sóc người bệnh với những công việc như cho bệnh nhân ăn, uống
thuốc,
tiêm chích, truyền dịch, an ủi động viên, giúp đỡ người bệnh vệ sinh cá nhân
tắm, gội chăm sóc răng miệng, đo huyết áp, lấy nhiệt độ, lau mát hạ nhiệt, lấy
máu làm xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh trong
chăm sóc, dinh dưỡng và tuân thủ điều trị.
* Học sinh Điều dưỡng
Người học nghề trong hệ thống Trung học chuyên nghiệp. Nghề được
đào tạo là nghề Điều dưỡng. Chương trình học 24 tháng. Đối tượng là HS đã
tốt nghiệp Trung học phổ thông, theo học chương đào tạo Điều dưỡng bao
gồm những kiến thức (phụ lục 1).
Học xong chương trình này, người học có đủ kiến thức, kỹ năng Điều
dưỡng để được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở Y tế của nhà nước hoặc



19
các cơ sở Y tế ngoài công lập. Sau khi công tác tại các cơ sở Y tế với thâm
niên trên 3 năm người Điều dưỡng có thể học lên Đại học Điều dưỡng.

1.2.2. Thực tập lâm sàng, thực tập làm sàng của học sinh Điều

dưỡng
1.2.2.1. Thực tập lâm sàng
- Thực tập là quá trình thực hành nhưng được diễn ra trong thực tế có

khuynh hướng về nghề nghiệp, chủ yếu nhằm tăng cường kỹ năng của
chuyên
ngành được đào tạo, vận dụng các kiến thức lý thuyết đế giải quyết vấn đề
của
thực tiễn. Trong quá trình thực tập kỹ năng trở nên thuần thục dần trở thành
kỹ xảo. Như vậy thực tập là tập làm trong thực tế, áp dụng điều đã học, qua
đó dần nâng cao năng lực chuyên môn.
- Lâm sàng là từ chuyên ngành trong lãnh vực Y khoa, (lâm: đến, vào.

Sàng: giường, giường ở đây là giường bệnh). Lâm sàng là trực tiếp đến tận
giường bệnh.
- Thực tập lâm sàng là quá trình tập làm những gì đã được học trong lý

thuyết, được thực hành tại nhà trường ; và làm trên bệnh nhân “thậr tại
giường bệnh. Thực tập lâm sàng còn là quá trình học những tình huống,
những vấn đề mắt thấy tai nghe, những hình ảnh có thật ngay trên người
bệnh.
- Đặc điểm học lâm sàng, đây là điểm mấu chốt khác học ở trường,


mỗi
người bệnh là một bài học khác nhau, không bao giờ có hai người bệnh giống
bệnh nhân.


×