Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

HIỆN THỰC đô THỊ TRONG TIỂU THUYẾT đỏ PHẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.25 KB, 94 trang )

r

*

ĩấ J

p—=

=

=
==
~
tíỤ GIAO
ưụu ƯỤ(J
VA ĐAU
TẠOTẠO
BỤ GIAO
VA ĐAU

TRƯỜNG
ĐẠI HỌC
VINHVINH
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC

TRÀN KIM DŨNG

HIỆN THỰC ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT ĐỎ PHẤN


NGHỆ AN-2013

-lệ


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát.............................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4
6. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 4
Chuông 1. TIẺƯ TIIƯYÉT DỖ PHÁN TRONG BỨC TRANII CHUNG
CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÈ ĐÈ TÀI DÔ THỊ......5
1.1. Sự thể hiện đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam hiện đại........................5
1.1.1. Khái niệm đô thị...................................................................................5
1.1.2. Đề tài đô thị ừong văn xuôi Việt Nam ừước 1945 đến năm 1975.........8
1.1.3. Đe tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975........................ 12
1.2. Một số tác giả tiêu biêu trong văn học Việt Nam từ 1975 đến nay
viết về đề tài đô thị..............................................................................................16
1.2.1. Ma Văn Kháng....................................................................................16
1.2.2. Nguyễn Việt Hà..................................................................................18
1.2.3. Hồ Anh Thái.......................................................................................21
1.2.4. Phong Điệp.........................................................................................22
1.2.5. Chu Lai...............................................................................................26
1.3. Đỗ Phấn - một cây bút có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam
hiện đại qua mảng đề tài đô thị............................................................................28
1.3.1. Đỗ Phấn - vài nét về con người, cuộc đời và sự nghiệp......................28

1.3.2. Hiện thực đô thị - đề tài nổi bật trong tiểu thuyết Đỗ Phấn.................29


Chương 2. CÁC PHƯƠNG DIỆN CHỦ YÉƯ CỦA HIỆN THựC ĐÔ
THỊ ĐƯỢC PHÁN ÁNH TRONG TIẺU THUYÉT DỖ PHÁN 35
2.1. Sự xuống cấp của đạo đức, sự xáo trộn của các bảng giá trị .....................35
2.2. Sự cô đon của con người............................................................................ 52
2.3. Sự xung đột giữa truyền thống và hiện đại................................................ 62
Chương 3. NGHỆ THUẬT THẺ HIỆN IIIỆN Tĩlực DÔ THỊ
TRONG TIẺƯ THUYÉT ĐỎ PHẤN
71
3.1. Tiểu thuyết nhu là sự tập hợp nhiều câu chuyên nhỏ................................. 71
3.2. Bút pháp trào lộng, giễu nhại và nhãn quan ngôn ngữ hậu hiện đại... 74
3.3. Nghệ thuật xây đựng không gian đô thị và xây dựng chân dung
con người đô thị...................................................................................................77
KÉT LUẬN............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KIIẢO

86


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hiện thực đô thị là một đề tài không phải mới trong văn học Việt
Nam hiện đại, nhưng từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, nó đã được
những người cầm bút quan tâm một cách đặc biệt. Chính sự quan tâm đó đã
đưa đến nhiều kết quả đáng được ghi nhận, với một đội ngũ tác giả chuyên
khai thác đề tài này và với những tác phâm gây được tiếng vang rộng rãi

trên văn đàn. Rõ ràng, đây là hiện tượng cần được tìm hiểu một cách sâu
sắc, thấu đáo.
1.2. Đỗ Phấn là một “ca” đặc biệt trong làng văn Việt Nam đương đại.
Xuất thân là họa sĩ nhưng ông lại chọn văn chương như một điểm đến và có
những thành công được văn giới thừa nhận, nhất là ở thê loại tiểu thuyết. Đô
thị là đề tài chính trong tiểu thuyết của ông. Vậy, đâu là cái mới, là đóng góp
riêng của Đỗ Phấn so với những nhà văn khác cùng quan tâm thể hiện đề tài
này? Cho đến nay, đây còn là vấn đề chưa được chú ý nghiên cứu.
1.3. Nói đến hiện thực đô thị thực ra chỉ là một cách để nói đến sự tồn
tại của con người trong xã hội hiện đại với bao vấn đề nhức nhối của nó. Đỗ
Phấn luôn ý thức được điều này. Bởi vậy, sáng tác của ông luôn gợi nghĩ đến
những chuyện có tính phổ quát. Qua nghiên cứu tiểu thuyết Đỗ Phấn, hẳn
nhiên ta sẽ có dịp hiểu thêm về những cách mà các nhà văn Việt Nam đã vận
dụng để đưa tác phẩm của mình đạt tới tầm khái quát cao, đụng tới những vấn
đề có ý nghĩa thời đại.
2. Lịch sử vấn đề
Đối với nhiều người, trong đó có các nhà phê bình văn học, Đỗ Phấn có
lẽ đang là một hiện tượng ít được biết tới. Vì vậy, những bài viết về tác giả
này chưa nhiều. Tuy vậy, cũng có một số ít ý kiến đáng chú ý.


2
Tháng 10/2011 Dương Tử Thành trong bài Gã thị dân lạc lõng giữa
'Rừng

người

trên

trang


/>
đã nêu lên tính mới, tính thời sự trong tiểu thuyết Đỗ Phấn: “(...) Không
phải ngẫu nhiên mà văn Đỗ Phấn nhận được sự cộng hưởng từ phía những
người trẻ. Là bởi tính chất thời sự của vấn đề anh đặt ra, cách anh đào sâu
vào những vấn đề của xã hội đương đại... luôn bám sát đời sống đương
đại (...) Có thể nói ít người theo đuổi, tha thiết với đô thị, nhìn nhận các
vấn đề của đô thị một cách thấu triệt, mố xẻ, tiên đoán, bắt bệnh cho nó
nhiệt thành, cùng kiệt như Đỗ Phấn, ơ các tiểu thuyết của anh, người ta
thấy một đô thị đang vỡ ra, đang bị cày xới, sục sạo trong cuộc chiến giữa
bản thế và những lai tạp nhố nhăng”.
Đoàn Ánh Dương, trong bài Luồng lự và chiêm nghiêm (Văn nghệ, số
35 + 36 - 2011), đánh giá cao bút lực của Đỗ Phấn về mảng đời sống đô thị
hiện đại: “Trong mấy năm trở lại đây, từ hội hoạ chuyển sang lĩnh vực văn
chương, Đỗ Phấn đã nhanh chóng khắng định được bút lực của mình. Trong
sáng tác của anh, đời sống đô thị hiện đại luôn hiện ra với nhiều dáng vẻ,
khiến người đọc khó mà không suy ngẫm về nó (...) văn Đỗ Phấn sắc sảo đến
chao chát trong việc lột tả hiện thực đời sống thị dân bát nháo”.
Khắng định những thành công của Đỗ Phấn ở phương diện kỹ thuật
viết tiểu thuyết, Trần Nhã Thuỵ, trong bài Vừa nhớ vừa bịa, đăng cuối tiểu
thuyết Vắng mặt (Dỗ Phấn), Nxb Hội Nhà văn, 2010, viết: “Không còn hư
thực, lẫn lộn nữa, mà là vắng mặt. Con người soi gương và hốt hoảng không
nhìn thấy khuôn mặt mình. Nhưng sản phẩm không “nói triết”, tác giả cũng
loại trừ một lối viết ẩn dụ, hay huyền ảo, hay giễu cợt, hay luận đề... Tác giả
chỉ tập trung làm rõ những tính chất của sự thật bằng cách lấy hiện thực làm
chất lửa, và phổ lên đó cái giọng buồn, cái nụ cười thầm của mình”.
Hoài Nam, trong bài Hai họa sĩ của làng vãn Việt (An ninh thế giới
cuối thảng, số 133, tháng 9 - 2012), cho rằng: “Đỗ Phấn viết cái gì và viết như



3
thế nào? “Đời sống thị dân bát nháo” - đó là một chủ đề trong tiểu thuyết của
Đỗ Phấn, một chủ đề nằm trong phối cảnh chủ đề rộng hơn: đời sống đô thị
như nó đang diễn ra. Trên phương diện này, so với những nhà văn như Hồ
Anh Thái hay Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn là người đến sau chính vỉ thế mà anh
phải tìm và đã tìm được lối đi riêng của mình”.
Bài Đo Phấn giữa chủng ta của Đoàn Ánh Dương đăng trên trang
ra ngày 20/4/2012 đã đưa ra một số đối
sánh, từ đó làm rõ thêm trong sáng tác của Đỗ Phấn như sau: “... Nguyễn Việt
Hà và Đỗ Phấn, đều từ các lĩnh vực khác muộn mằn đến vói văn chương, mỗi
người mỗi kiểu, mỗi cách và đều rất độc đáo. ơ Nguyễn Việt Hà, nó đọng ở
cấu trúc nghệ thuật ngôn từ và ở Đỗ Phấn, nó lửng lơ ở ngoài cái cấu trúc
ngôn từ nghệ thuật ấy (...) Sáng tác của Đỗ Phấn không nhằm bày ra cho
người đọc cấu trúc ngôn từ nghệ thuật, cũng không tham vọng cao đàm khoát
luận về giá trị, tư tưởng, tự do, chân lý. Nó chỉ bày ra một sự thụ cảm cuộc
sống một cách có nghệ thuật”.
Trên đây là các bài viết về tiểu thuyết Đỗ Phấn tuy chưa nhiều nhưng
đều có những đánh giá khá “chụm” về thành công mảng đề tài đô thị của ông.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện thực đô thị trong tiểu thuyết Đỗ Phấn.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
3.2.1. Tiếu thuyết của ĐỖ Phẩn
- Vẳng mặt, (2010) Nxb Hội Nhà văn - Công ty Bách Việt.
- Rừng người, (2010) Nxb Phụ nữ.
- Chảy qua bóng toi, (2011 )Nxb Trẻ.
- Gần như là sổng, (2013) Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh



4
- Kiến đi đằng kiến (2009, Tập truyện), Nxb Phụ nữ.
- Đêm tiền sử(2009, Tập truyện), Nxb Hội Nhà văn.
- Thác hoa (2010, Tập truyện), Nxb Quân đội nhân dân.
- Ông ngoại hay cười (2011, Tản văn), Nxb Lao động - Trung tâm Văn
hóa Ngôn ngữ Đông Tây.
3.2.3. Sủng tác của các nhà văn khác (Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà...)
đế so sánh, đoi chiếu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu:
- Tiêu thuyết Đỗ Phấn trong bức tranh chung của văn xuôi Việt Nam
hiện đại về đề tài đô thị.
- Chiêm nghiệm về hiện thực đô thị trong tiếu thuyết Đỗ Phấn.
- Nghệ thuật thể hiện hiện thực đô thị trong tiểu thuyết Đỗ Phấn.
5. Phưong pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc.
- Phương pháp miêu tả.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng họp.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
triển khai qua 3 chương:
Chương 1. Tiểu thuyết Đỗ Phấn trong bức tranh chung của văn xuôi
Việt Nam hiện đại về đề tài đô thị
Chương 2. Các phương diện chủ yếu của hiện thực đô thị được phản



5
Chương 1
TIỂU THUYẾT ĐÕ PHẤN TRONG BỨC TRANH CHƯNG
CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÈ ĐÈ TÀI ĐÔ THỊ
1.1. Sụ thể hiện đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam hiện đại

1.1.1. Khái niệm đô thị

Đô thị hoá là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đirừng phát triển.
Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ở những mức độ khác nhau và
với những sắc thái khác nhau, làn sóng đô thị hoá tiếp tục lan rộng như là một
quá trình kinh tế, xã hội toàn thế giới - quá trình mở rộng thành phố, tập trung
dân cư, thay đổi các mối quan hệ xã hội; quá trình đẩy mạnh và đa dạng hoá
những chức năng phi nông nghiệp, mở rộng giao dịch, phát triển lối sống và
văn hoá đô thị.
Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam tuy diễn ra khá sớm, ngay từ thời
trung đại với sự hình thành một số đô thị phong kiến, song do nhiều nguyên
nhân, quá trình đó diễn ra chậm chạp, mức độ phát triển dân cư thành thị thấp.
Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị ở Việt Nam.
Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp (năm
2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban
hành Nghị định về Qui chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997)...
nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết


6
đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau: về cấp quản lí, đô thị là
thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

thành lập; về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: là
trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh,
vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành
phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối vói
khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối
thiêu phải đạt 65% tống số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của
dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch
xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người
và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km2.
Từ sau 1986, đất nước dường như đã dần “thay da đổi thịt”, con người
Việt Nam lúc này đã có những sự thay đối lớn trong đời sống. Vói suy nghĩ
và hiện thực cũng khác trước, họ đã dần dần khắng định mình trong xã hội.
Bộ mặt nông thôn ngày nay cũng khác nhiều so với trước đây. Người nông
dân giờ đã không còn thô mộc như người nông dân xưa. Sự thay đổi ấy hiện
dần lên từ manh quần, tấm áo lành lặn, sạch sẽ. Nhiều người đã rời bỏ công
việc nặng nhọc mà trước phải dùng sức lực lao động thủ công thì giờ được
thay thế bằng máy móc công nghiệp. Người ta có thời gian đê nghe đài đọc
báo nhiều hơn, quan tâm đến đời sống chính trị nhiều hơn. Từ đó trình độ dân
trí của nông dân được nâng cao. Nen kinh tế thị trường dần lấn át vào đời
sống con người.
Đô thị hóa là một quá trình tất yếu. Việc ngăn chặn các luồng di dân
từ nông thôn vào thành thị là không thực tế và không thể. Kinh nghiệm của
các nước cho thấy, chỉ có thê làm chậm lại chứ không thê ngăn cản hoàn
toàn quá trình đô thị hóa và những luồng di dân của người nghèo vào thành


7
phố. Cuộc sống đô thị trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn, con người muốn
thay đối cuộc sống của mình khi đặt chân lên thành thị. Từ những miền quê

nghèo, người dân bước chân vào cuộc sống phồn hoa đô thị, với ước vọng
đối đời, nhưng vòng xoáy cuộc sống đã cuốn con người vào cơn lốc của cơ
chế thị trường thời mở cửa. Có thế đấy là bước ngoặt lớn thay đổi vận mệnh
con người, và cũng có thể đấy là bước chân hụt khi chạm tới môi trường
thành thị.
Theo Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, nhà triết học, nhà nghiên cứu văn hóa:
“Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá
xa. Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị. Quá
trình đô thị hóa nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở
thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề. Lối sống thành phố du nhập vào
nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê
Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời”. Neu như ở nông
thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã bót đi nhiều. Quá
trình đô thị hóa nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước. Cái
được là rất lớn. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con người
đã nảy sinh dần dần trong nông thôn. Đời sống được nâng cao đã khiến cho
người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn. Đường sá nông thôn
được trải nhựa, bê-tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện. Người nông dân trước kia
chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài. Tuy nhiên,
những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm láng giềng
cũng có phần bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ăn chơi, đua đòi; quan hệ con
cái với cha mẹ trong một số gia đình ngày càng xa dần; thế hệ trẻ tiếp thu
nhanh xu thế hiện đại, ngược lại với đa phần người cao tuổi cố giữ những giá
trị truyền thống, dẫn tới những mâu thuẫn mới.


8
1.1.2. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam trước 1945 đến năm 1975
Trong nhiều tác phẩm viết về đề tài đô thị thuộc giai đoạn văn học 1945

- 1975, các nhà văn đã tập trung miêu tả cuộc sống thành thị với cảm hứng
phê phán những lối sống thực dụng, buông thả, không lý tưởng, coi đồng tiền
là trên hết, bất chấp luân thường, đạo lý. Tiêu thuyết Cô Lan của Anh Huy,
Hai dòng con của Hoàng Thị Như Mai... là sự cảnh báo về sự xuống cấp về
mặt đạo đức, sự tha hóa của tầng lớp trí thức trước làn sóng vật chất và văn
minh phương Tây. Lan trong Cô Lan là người có học nhưng cuối cùng gặp
phải những trắc trở trong cuộc đời cũng bởi cô coi thường các giá trị truyền
thống đế chạy theo lối sống thực dụng, mờ mắt trước đồng tiền và cuộc sống
xa hoa nơi phố thị. Lan sống trong một vòng luẩn quân không lối thoát. Mẹ
nàng vốn là một gái bán hương, vì cuộc sống mưu sinh đã làm vợ bé ông
Mộc, chủ nhà nghỉ Mộc Hương. Cuộc sống mẹ con Lan thay đối từ đó. Lan
sống trong nhung lụa, lớn lên xinh đẹp. Thế rồi nàng yêu Trúc, con riêng của
Mộc. Trúc qua Pháp du học, Lan ở nhà buồn bã tìm đến rượu và thú vui khiêu
vũ. Nàng bị giáo sư khiêu vũ chuốc rượu và cưỡng hiếp. Nàng được ông Mộc
đưa đến nhà bác sĩ Hại để bỏ cái thai. Sau đó Lan bị Hại cưỡng dâm nhiều
lần. Cuộc đời của Lan bắt đầu trượt dốc và nàng trở thành món đồ chơi của
Mộc. Toàn bộ cuộc sống tủi nhục của Lan được cô viết thành thiên phóng sự
xã hội Một thế giới hỗn loạn. Trong thế giới ấy, mọi giá trị đạo đức truyền
thống dường như bị đảo lộn hoàn toàn. Sự sa ngã của con người trước đồng
tiền cũng được các nhà văn đặc biệt chú ý miêu tả với cảm hứng phê phán.
Trong rất nhiều cuốn tiểu thuyết, đồng tiền phi nghĩa lắm lúc là tác nhân gây
nên bi kịch của gia đình, bi kịch cá nhân. Cuộc sống vật chất cũng đã làm cho
Cấm Tâm trong Hai dòng con từ một cô gái hiền lành trở thành kẻ phá nát sự
nghiệp của cha, đây hai người anh đến cảnh khốn cùng. Bản thân cẩm Tâm
cũng phải nhận lấy cái chết đau đớn và để lại các con còn thơ dại. Điều đáng


9
nói là qua hình tượng nhân vật Lan, cẩm Tâm tác giả cũng đã chỉ ra sự lầm
lạc của họ phần là do hoàn cảnh xã hội tạo nên và cần phải cải tạo xã hội. Đó

là một cái nhìn sâu sắc, tiếng nói đầy trách nhiệm của nhà văn đối với cuộc
sống con người và xã hội. Trong lời giới thiệu thiên phóng sụ Một thế giới
hon loạn của Ly Thôn, nhà văn Anh Huy đã cho thấy phần nào ý hướng đó:
“Cô Lan, nhân vật chánh trong thiên phóng sự này là hình ảnh của một số gái
Việt và có lẽ cũng là hình ảnh của tôi, đang cùng sống trong một hoàn cảnh
ngặt nghèo nếu không gợi là số kiếp... Giờ đây mời bạn hãy đi sâu vào lòng
xã hội đế cùng tôi chiêm nghiệm ít cảnh đời. Ước ao đây chỉ là một chuyến đò
đang qua một khúc sông đêm đê đi đến một bến mai tươi sáng”.
Trong giai đoạn này ta không thê không nhắc tói Tự Lực văn đoàn. Tự
Lực văn đoàn chính thức thành lập năm 1933, gồm có Nhất Linh (Nguyễn
Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường
Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ
(Nguyễn Thứ Lễ), về sau thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu (em Khái Hưng)" (theo
tài liệu của Trương Chính). Các nhà văn cộng tác chặt chẽ với văn đoàn này
là Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ. Cơ quan ngôn luận của
văn đoàn là tờ báo Phong hỏa, khi Phong hỏa bị đóng cửa năm 1936 thì có tờ
Ngày nay thay thế.
Khi ra đời, Tự Lực văn đoàn có đề ra tôn chỉ mục đích rõ ràng: "Lúc
nào cũng mới, trẻ, yêu đòi, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ
nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý phái. Tôn trọng tự do cá
nhân. Làm cho người ta biết đạo Khống không hợp thời nữa. Đem phương
pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam".
Sau khi khởi nghĩa Yên Bái vào đêm mồng 9 tháng 2 năm 1930 bị
thất bại, một không khí chán nản, u hoài, yếm thế bao trùm đời sống.
Thanh niên lớn lên không còn có lý tưởng để phụng sự. Con đường yêu


10
nước bế tắc, họ thoát ly trong những tình cảm cá nhân nhất là yêu đương.
Thơ văn ái tình lãng mạng bắt đầu từ đấy. Chính thời 1930 văn học đã đẻ ra

những nhân vật điển hình như Tố Tâm, Đạm Thủy. Rồi thơ của bà Tương
Phố, ông Đông Hồ, người chết chồng, kẻ chết vợ, họ khóc lóc nỉ non, khơi
mào cho các nhà văn lãng mạn lớp sau đi sâu vào tình yêu đê rồi phô diễn
thành vần thành điệu.
Tự Lực văn đoàn đề ra mục đích tôn chỉ "lúc nào cũng trẻ, yêu đời" là
muốn phá tan cái không khí u uất, sầu thảm kia. Trong hoàn cảnh xã hội thời
Pháp thuộc, cái nhân văn tiểu tư sản đó tiến bộ nhiều hơn so với cái nhân văn
cổ hủ, hẹp hòi thời phong kiến. Trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn thanh niên
chưa dám đứng lên cứu nước, đang tìm mọi cách thoát ly thực tế đời sống.
Vui, cũng để mà quên. Đối với họ than vãn là lạc hậu, nói như Nhất Linh
trong lời tựa cuốn Hồn bưóm mơ tiên của Khái Hưng. Tâm hồn họ "phảng
phất vui lẫn buồn tựa như những ngày thu nắng nhạt điểm mưa thưa".
Từ sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc vào năm 1954, số tác giả viết
về hiện thực đô thị tuy không nhiều nhưng thành tựu sáng tác trên đề tài này
thì rất đáng chú ý.
Năm 1961, Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) hoàn thành tiểu thuyết
Song mãi với thủ đô. Hà Nội vẫn là địa bàn cho Nguyễn Huy Tưởng dồn tất
cả tâm huyết của mình; vẫn là nơi ông gửi gắm những khát vọng sáng tạo của
mình đế có một sổng mãi với thủ đô mang tầm vóc sử thi về 3 ngày đêm
chiến đấu của quân dân Thủ đô. Trong sổng mãi với thủ đô, Nguyễn Huy
Tưởng vẫn tiếp tục chọn Hà Nội làm bối cảnh hoạt động cho thế giới nhân vật
của mình. Nhưng lần này có khác trước, lần này là một Hà Nội “đa thanh”,
phức tạp và nhiều vẻ. Một Hà Nội của nhiều Hà Nội: Hà Nội phù hoa, Hà Nội
thượng lưu, Hà Nội lao động, Hà Nội lầm than, Hà Nội của mọi lớp người...
Miêu tả Hà Nội trong vẻ toàn vẹn và phức tạp của nó, Nguyễn Huy Tưởng đã


11
có những cố gắng lớn để mở rộng thế giới nhân vật. Nhiều trang sổng mãi với
thủ đô rạo rực một không khí hùng tráng của sử thi. Đọc truyện, ta khó theo

dõi được thời gian, ta bị cuốn đi trong những diễn biến lớn lao, căng thắng
của cuộc đời, tưởng như đã xảy ra hàng năm hàng tháng, nhưng thật ra chỉ có
mấy ngày đêm. Không khí loãng tan xao xác dưới những mái trường. Quang
cảnh rạo rực chuân bị kháng chiến trên từng khu phố, góc nhà, đến buổi chiều
ở vườn hoa Cửa Nam, người Hà Nội vẫn vây quanh một anh thợ nặn, sống
nốt quang cảnh yên bình cuối cùng khi chung quanh đã ngột lên mùi tanh giá
của chiến tranh. Từng chuyến tàu vội vã. Đêm tản cư. Những buổi chia tay.
Vụ thảm sát Yên Ninh. Những trận đánh giằng co, căng thẳng ở Bắc Bộ Phủ,
ở nhà bưu điện Bờ Hồ... Tiếng cười nói, tiếng súng đạn, tiếng trẻ bán báo, rao
hàng, tiếng cười ấm áp, tiếng sinh hoạt của đời... bản hoà tấu của nhiều âm
thanh khác nhau đó trong truyện, nghe khác hắn tiếng gõ quan tài bi thảm
trong kịch Những người ở lại.
Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) tác giả của bài hát Người Hà Nội và
những bài thơ hay về Hà Nội cũng là người sớm đến với văn xuôi. Nói văn
xuôi của Nguyễn Đình Thi trước hết là nói về bộ tiểu thuyết Vỡ bờ, 2 tập, ra
đời trong khoảng 10 năm (1962 - 1970).
Vỡ bờ bao quát một phạm vi hiện thực rộng, gồm hoạt động của nhiều
lớp người trên ba địa bàn: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng. Có nông dân,
công nhân, trí thức, dân nghèo thành thị; có địa chủ, tư sản, tư sản mại bản, và
bọn tay sai Nhật - Pháp; có hoạt động của người cách mạng. Bộ mặt kẻ thù
trong cấu kết giữa Pháp - Nhật, trong hoạt động của các tầng lớp địa chủ, tư
sản, quan lại - như Nghị Khanh, Huyện Môn, ích Phong... nhằm tạo ra tình
thế tương phản, và làm nên một cái nền tối cho bức tranh... cố gắng của tác
giả Vỡ bờ là ở chỗ, vói lượng trang khá lớn, tác giả đã đặt các nhân vật, gồm
nhiều loại, trong các mối quan hệ qua lại. Và đó là ưu thế cần phải có khi thế


12
giới nhân vật được mở rộng ra nhiều tầng lớp, và hoạt động trên một không
gian rộng, gắn nối với Hà Nội.

Hơn 30 năm đất nước trong chiến tranh, đề tài trung tâm của văn học
đương nhiên phải là đề tài chiến tranh. Trong số hàng trăm tiểu thuyết, có gắn
với đề tài về đô thị đặc biệt là đề tài Hà Nội, có nhân vật là người Hà Nội
hoặc có địa bàn hoạt động ở Hà Nội có thể kể đến Vùng trời (3 tập - 1971,
1974, 1980) của Hữu Mai (1926-2007), Những tầm cao (2 tập - 1973, 1977)
của Hồ Phương cho đến Lửa từ những ngôi nhà (1977) của Nguyễn Minh
Châu (1930-1989)... Đây là những cuốn tiểu thuyết in đậm dấu ấn một thời
hào hùng và bi tráng của dân tộc, được viết trong cảm hứng khắng định vẻ
đẹp và sức mạnh của nhân dân, dẫu ở vị trí nào cũng đều có tư cách người
chiến sĩ...

1.1.3. Đề tài đô thị trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975

Văn học thời kỉ này với lăng kính đa chiều, dưới nhiều góc độ quan sát
khác nhau, tạo nên những mảng màu chân thực, sống động và đa dạng của
cuộc sống muôn mặt đời thường.
Dưới ống kính soi chiếu này, con người trong tiếu thuyết Việt Nam hiện
lên rất phức tạp, là sự đan cài nhiều tính cách khác nhau trong một con người.
Đó là: Mùa lá nmg trong vườn (1984) của Ma Văn Kháng; Cuốn gia phả đế lại
(1988) của Đoàn Lê. Một đi vào những rạn vỡ trong đời sống gia đình trước sự
xâm nhập của nền kinh tế thị trường. Một đi vào vấn đề gia tộc và dòng họ với
những lủng củng, xung đột, bất an, vẫn là do sự chi phối của đồng tiền. Một


13
thời kì hoà bình, đời sống được nâng lên tầm cao mới, con người mới được thể
hiện qua tác phấm với nhiều phương diện khác nhau. Quan niệm về con người
trong văn học sau 1986 là một quan niệm đầy biện chứng. Con người ở đây
hiện lên chân thực như nó vốn có, không bị thần thánh hoá, lí tưởng hoá. Họ
được đặt trong bầu không khí ngốn ngang của hiện thực, sự xô bồ của thời buối

kinh tế thị trường, trước sự bon chen, tranh dành quyền lợi của con người.
Chính vì thế, khi đọc tiểu thuyết hôm nay người đọc như nhận diện được chính
mình, mọi người xung quanh mình, xã hội mình đang sống một cách trung thực
và trọn vẹn hơn, không tô hồng hay bóp méo sự thật, đó là hiện thực vốn có
không phải là hiện thực như mình mong muốn.
Chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta đã thúc đẩy nền kinh tế
phát triển một cách mạnh mẽ và thu được nhiều thắng lợi. Vị trí nước ta trên
trường quốc tế được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện vượt bậc.
Đất nước bước sang một thời đại mới với những bước ngoặt to lớn có nhiều
cơ hội và thách thức. Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng làm cho bộ mặt
nước ta mang một sắc diện mới. Bên cạnh sự phát triển đó chúng ta phải gánh
chịu những hậu quả của nền kinh tế thị trường, tác động đến văn hoá truyền
thống và nguy hại hơn nó làm thay đối lối sống, đạo đức của người Việt Nam.
Con người đứng trong vòng xoáy của quá khứ, hiện tại và tương lai, có người
không định hướng được cho hành động của mình, sự thực ấy dẫn họ đến với
những cú sốc nặng nề về tâm lý. Họ lạc vào vòng quay của cuộc sống mới, sự
cạnh tranh của kinh tế hàng hoá và buông mình theo lối sống thực dụng, bất
chấp luân lý, nền tảng đạo đức truyền thống bị sa sút nghiêm trọng. Thực
trạng phi lý và cay đắng đó đang làm tha hoá cái thế giới tinh thần mà bấy lâu
nay ta hằng coi trọng và giữ gìn.
Hiện thực đời sống thành thị thời hậu chiến với những vấn đề gai góc
cũng được ngòi bút Lê Lựu quan tâm khai thác. Nếu như ở phần hai của Thời


14
xa vẳng, quãng đời bi kịch tiếp theo của Sài đã cho thấy phần nào mặt trái của
cơ chế quan liêu bao cấp, sự phức tạp xô bồ nơi phố phường thì ở Hai nhà
phạm vi và cấp độ phản ánh hiện thực được mở rộng, nâng cao hơn. Tái hiện
lại một thời thiếu thốn và khó khăn, Lê Lựu nhìn thấy những bất hợp lý trong
cơ chế xã hội. Nhà văn khái quát hóa lối sống thực dụng, ích kỷ đang dần

hình thành. Đó còn là sự tấn công mạnh mẽ từ bên ngoài vào “tế bào” gia
đình làm tan rã mô hình gia đình truyền thống. Bằng cái nhìn sắc sảo, ráo riết,
Lê Lựu phân tích, lý giải những biến động của đời sống xã hội, sự tác động
đến số phận con người. Hai nhà mở dần tìmg ô cửa để thấy được thực chất
“ngôi nhà” bên trong, mỗi cánh cửa hé mở là mỗi lần thôi thúc sự dò tìm của
người đọc: lần thứ nhất mượn lời người chú rể của Linh Anh để tiết lộ quá
khứ của cô gái thành thị lọc lõi, hư hỏng; lần thứ hai nhấm nháp từng trang
nhật ký của cô ta đẻ vén thêm bức màn bí mật về những hoan lạc của thời con
gái buông thả, những cảm giác bức bói khi phải sống với người chồng không
như mong ước, những thèm khát dẫn tới cuộc tình vụng trộm và trận đánh
ghen bẽ bàng; lần thứ ba bức thư tuyệt mệnh của ông Địa đã xé toang tất cả,
làm rõ vỉ sao lại có cái chết oan uổng của thằng cháu ngoan ngoãn, học giỏi
và được tất cả mọi người yêu mến. Không chỉ phê phán sự tha hóa, cái xấu
xa, ông cảm nhận thấm thìa những lầm lẫn, hạn chế của cả một thời. Nhận
thức quá khứ và thực trạng đời sống, tiếu thuyết Lê Lựu còn có khả năng dự
báo xu thế phát triển tất yếu và những đổi thay trong xã hội. Có thẻ nói đây là
sự khởi đầu của dòng văn học “tự vấn”, một hướng đi mới của tiểu thuyết
nước ta mà trước đó chưa có.
Nỗi buồn chiến tranh (1990) của Bảo Ninh là một bổ sung cần thiết cho
bức tranh thấm đẫm không khí anh hùng một thời của dân tộc, qua tính cách
và số phận một chiến binh, từ là anh lính trinh sát trong chiến tranh, được
sống đế trở về, rồi trở thành “nhà văn phường” có nơi sinh và nơi ở là Hà Nội.


15
“Nỗi buồn” - Nỗi buồn chiến tranh như tên đầu của nó, hoặc “Thân phận” Thân phận tình yêu, như một tên khác của nó, gần như đã chỉ ra được nét
riêng, độc đáo của một tiểu thuyết từng gây ra nhiều ý kiến khác nhau trong
các lớp người đọc, với nhiều tâm thế đọc. Nhưng dẫu ý kiến đánh giá có khác
nhau và gay gắt đến mấy, thì đây vẫn là tác phâm gợi được nhiều ám ảnh nhất
và sẽ có sự sống bền lâu nhất nối dài được mối quan tâm của người đọc, cả

trong nước và nước ngoài về đề tài cuộc chiến ở Việt Nam, trong các khoảng
lùi của thời gian...
Sau 1986, hiện thực được phản ánh trong văn học không chỉ là hiện
thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng. Mà đó là hiện
thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, đa sự,
phức tạp đan dệt nên những mảng nổi, mảng ngầm của cuộc sống. Đời sống
đô thị là một hiện thực phong phú lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà văn. ơ đó
có vô vàn mối quan hệ chằng chịt của con người dệt lên như những mảnh lưới
bao trùm lên mỗi số phận trong cuộc sống này. Họ vừa có cuộc sống chung,
vừa có những góc khuất riêng. Văn học đã nhanh nhạy, nắm bắt được những
vấn đề nóng bỏng của xã hội, đề cập đến những vấn đề cá nhân, xoáy sâu vào
đời sống thực tế, đời sống nội tâm của con người, để thấy được khuôn hình
hài rõ nét muôn mặt của đời sống hiện đại. Đề tài đô thị trong tiểu thuyết
được thể hiện rất phong phú, đó là bức tranh đa dạng của sự pha tạp nhiều
mảng màu khác nhau trong xã hội. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái
mới, ca ngợi những điều tốt đẹp, nhà văn lúc bấy giờ được phép viết nhiều
hơn về những mặt trái của xã hội, được khuyến khích viết chỉ ra những tiêu
cực, những hạn chế đang dần dần xâm chiếm vào đời sống con người.
Đời sống đô thị, trong quá trình phát triển đã đặt ra bao điều khiến ta
phải ngẫm ngợi, trăn trở. Đời sống ấy hiện hữu đêm ngày với sự náo nhiệt, xô
bồ của môi trường sống cùng vói những con người đang cùng nhau làm lụng


16
mưu sinh đã được nhà văn Phong Điệp mô tả một cách trung thực qua tập tản
văn Bay trên mải nhà thành pho (Nhà xuất bản Văn học, năm 2012).
Phong Điệp là một nữ nhà văn trẻ đã có nhiều tác phâm viết về đời sống
đô thị. Trước đó, chị đã có tập truyện ngắn Người bên kia đường (năm 2000),
Phòng trọ (năm 2001), truyện dài Lạc chon thị thành (năm 2005), tiểu thuyết
Blogger (năm 2009) viết về đô thị. Lần này, tập tản văn Bay trên mái nhà thành

pho của Phong Điệp lại đưa đến cho người đọc những bức tranh sống động,
những sự tình, thân phận ám ảnh, tinh tế về đời sống đô thị hôm nay.
1.2. Một số tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam từ 1975 đến
nay viết về đề tài đô thị

1.2.1. Ma Văn Kháng

Trước những năm 80 của thế kỷ XX hẳn người đọc đã quen với một
Ma Văn Kháng thấm đượm cái nhìn “sử thi” trong sáng tác. Ảy thế nhưng
bước sang những năm đầu của thập kỷ 80 ông đã liên tục cho ra đòi những tác
phẩm mang đậm màu sắc sinh hoạt thế sự đời tư, đời thường, đánh dấu những
đổi mới trong tư duy nghệ thuật về cuộc sống và con người.
Thả tâm hồn mình trước buồn vui, âu lo của cuộc sống, đón đợi nguồn
cảm xúc sáng tạo nghệ thuật trước những hạnh phúc, khố đau, những thắng
thua được mất của đời người, ngòi bút Ma Văn Kháng rất nhạy cảm với các
giá trị tinh thần đã nâng đỡ con người vượt lên những lam lũ khốn khó của
cuộc đời. Tìm cho mình điếm tựa là giá trị nhân văn chân chính cổ truyền, Ma
Văn Kháng không ngừng sáng tạo, không ngừng tự đổi mới ngòi bút. Khi


17
như Hưng, Hảo, Thưởng, mụ Nhuần lại sống phè phỡn, sung túc? Đó là
những tiêu cực, bất công đã xuất hiện ngày một nhiều trong xã hội, nó sẽ trở
thành những mối hiêm họa khôn lường nếu trong mỗi người chúng ta không
tự ý thức được.
Nếu nông thôn thường đại diện cho những nếp sống, nếp nghĩ người
Việt Nam thời xưa thì thành thị lại thường đại diện cho một lối sống, cách
nghĩ của con người thời hiện đại. ơ thành thị, với sự phong phú, ngổn ngang,
bề bộn, trắng đen, phải trái lẫn lộn, đan xen biết bao là biến động, khiến con
người bị chi phối bởi lối sống gấp gáp, xô bồ, chỉ biết chạy theo đồng tiền mà

quên đi mọi đạo lý trên đời. “Thành phố vẻ như là nơi đây sinh đẻ ra sự vô
danh, thái độ bàng quan cá nhân và các thói lệ tầm thường”. Đắm mình trong
môi trường ấy, con người không thể thuần nhất trong tính cách của mình. Từ
Mưa mùa hạ, Mùa lả rụng trong viròn, Ngày đẹp trời, Đám cưới không có
giấy giá thủ... là hàng lọat kiểu loại nhân vật, phong phú, đa dạng, phức tạp.
Cũng từ Mưa mùa hạ cho đến hàng loạt các sáng tác ở cuối thập kỷ 80, nhân
vật trí thức như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác của Ma Văn Kháng.
Trong tác phẩm Mưa mùa hạ, Ma Văn Kháng đã dành nhiều tâm sức,
tình cảm để xây dựng nhân vật Trọng. Trọng hiện thân cho mơ ước, hoài bão
mà tác giả muốn gửi gắm về một mẫu người trí thức tài năng, trong sáng,
phúc hậu đối lập hoàn toàn với thói dung tục xấu xa. Trọng là một trí thức trẻ,
có tài, năng nổ say sưa cống hiến toàn bộ công sức mình cho công việc. Anh
cùng đồng đội chiến đấu với thủy thần để bảo vệ con đê, bảo vệ thành quả lao
động mà văn minh dân tộc đã có công xây dựng. Trọng cùng đồng đội vượt
lên những cám dỗ về vật chất đẻ giữ gìn và vươn tới những giá trị tinh thần
cao quý của con người. Lấy thân mình làm vật cản lại dòng nước xiết, Trọng
đã hy sinh thật anh dũng. Nhưng sau cái chết của Trọng, ông giáo cầu, cha
anh bỗng trở nên tỉnh táo hơn, từ bỏ lối sống tiêu cực, kiểu “mũ ni che tai” để


18
trở lại với cuộc đòi. Nếu Trọng còn phảng phát cái yếu đuối trong tâm hồn,
thì trưởng phòng Nam là sự bố sung hoàn thiện với một tính cách mạnh mẽ,
đầy sức sống, một tầm tư tưởng cao hon, Nam đã nhận rõ được thực trạng
cuộc sống. Tiếp nối cho mẫu người trí thức đích thực, Ma Văn Kháng tiếp tục
phát triển trong Mùa lả rụng trong vưòn với những nhân vật: ông Bằng, Luận
và được phát triển ở nhân vật thầy giáo Đặng Trần Tư, thầy giáo Thuật trong
tác phấm Đám cưới không có giấy giá thủ. Đó là những trí thức chân chính,
tài năng, suốt đời theo đuổi lý tưởng nhưng lại bị ném chìm vào một xã hội
thực dụng, băng hoại về đạo đức và nhân cách, sa sút về niềm tin và lẽ sống,

kết cục cuộc đòi là một tấm bị kịch.

1.2.2. Nguyễn Việt Hà

Nguyễn Việt Hà tên thật là Trần Quốc Cường, sinh ngày 12-7-1962 tại
Hà Nội. Hiện nay ông làm việc tại ngân hàng công thưong. Nguyễn Việt Hà
xuất thân là một người con nhỏ bé của Hà Nội, với tuổi thơ phải nếm trải
những nhọc nhằn, thiếu hụt của cuộc đời hè phố. Bởi vậy trong sáng tác của
ông có xuất hiện những âm thanh hỗn tạp của đô thị với những cảnh đời lam
lũ khác nhau.
Nguyễn Việt Hà là cây bút đặc sắc thuộc thế hệ những người không trải
qua chiến tranh. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Việt Hà luôn có cái nhìn
sắc sảo về thành thị, thanh niên và giới trí thức. Luôn thường trực trong tâm
niệm của tác giả sự nỗ lực hàng đầu đó là không ngừng làm phong phú kĩ
thuật kể chuyên vượt lên trên cả nội dung và nghệ thuật để có thể đạt tới lối


19
sâu thẳm tâm hồn con người được Nguyễn Việt Hà tái hiện rất sinh động và
tinh tế. Đó là không khí trì trệ nhàm chán ở một số công sở, là những nhân vật
trí trúc có tài trong sáng nhưng bất cần, lập dị... Trước những cái hỗn tạp của
cuộc sống đời thường được thể hiện rất thành công, Nguyễn Việt Hà còn
mang những giây phút trong trẻo, những khát khao, ước vọng để con người ta
tự nhìn lại chính mình và có thể tìm thấy mình trong đó.
Sự độc đáo của Cơ hội của Chúa thể hiện trước hết ở cái nhìn đời sống
của nhà văn. Trong Cơ hội của Chúa, ta không tìm thấy đâu là lý tưởng, bản
ngã, đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Thế cuộc hỗn loạn, trớ trêu. Các
thang bảng giá trị đời sống tan tành đố vỡ. Cả những niềm tin tôn giáo cũng
trở nên đáng ngờ vực, mong manh. Qua lối “umua đen' 1 của nhà văn, đâu đâu
cũng thấy “những khái quát xanh rờn” về thời buổi, đại loại: “thị trường còn

trinh nguyên nhưng đã tự làm suy yếu bằng thói buôn bán thủ dâm”; “các
company nhiều như nấm sau mưa, nơi liên doanh của quan chức cơ hội với
bọn buôn lậu liều lĩnh”; “chín mươi ba phần trăm các công ti tư doanh chọn
sự lừa đảo làm kim chỉ nam của hoạt động nghiệp vụ”; cơ quan công chức là
“một thứ vườn trẻ để gửi con ông cháu cha”, nơi cán bộ nhà nước “trở nên
sung túc vì biết ăn cắp”; “muốn công ty đứng vững chỉ có hai cách trốn thuế
và buôn lậu”...
Sự “nhố nhố nhăng nhăng” của thời buổi trong đây quả là cơ hội lớn
cho những trí thức tha hoá toàn diện và “khốn nạn có gien” như Lâm, Trần
Bình, Sáng. Và, trớ trêu, những kẻ bất chấp thủ đoạn, chỉ biết chạy theo danh
lợi (và sẵn sàng biến người khác thành nạn nhân của danh, lợi) - những quan
chức, trí thức, doanh nhân, lại là gương mặt của tương lai. Trong Cơ hội của
Chúa, nhân vật đa phần là những kẻ ham hố. Chỉ có điều, người “mạnh mẽ
quyết đoán nhưng chưa đủ độc ác” (như Tâm), thì “rất khó giàu”. Loại người
muốn kinh doanh “chân chính bằng đúng trí thông minh và bản lĩnh” (như
Tâm, Thắng), chỉ có thể là mẫu người của xã hội tương lai.


20
Đa cảm như Du, lại chết yểu. Quyết đoán, cứng rắn như Nhã, nhưng
chưa triệt để tàn nhẫn, rốt cục vẫn là nạn nhân của danh và lợi (với Sáng,
Lâm). Đọc Cơ hội của Chúa, thấy Nguyễn Việt Hà dụng công xây dựng nhân
vật Hoàng. Thông minh, trung thực, nhạy cảm, có lòng tự trọng, có thể xem
Hoàng là chút vương sót cuối cùng của kiểu “nhân vật chính diện”, như cách
hiểu của lý thuyết truyền thống.
Khác với cái khắc khoải ở Cơ hội của Chúa, trong Khải huyền muộn,
nhà văn chấp nhận coi hỗn loạn như một sự kiện. Anh ta “chơi” cùng nó và
không giấu giếm thái độ kéo bạn đọc vào cuộc chơi này. Sự “bậy bạ”, “nhố
nhăng”, “vô nhân”... của nhân vật (quan chức, người mẫu, văn nghệ sĩ...),
chuyện vợ chồng lừa dối nhau, đút lót chạy chọt, tiêu tiền nhà nước, chuyện

lừa thầy phản bạn, ngoại tình, chơi gái... tóm lại, những đổ vỡ của đời sống,
suy đồi của phong hoá chang có gì đáng ngạc nhiên trong con mắt nhà văn.
Tất cả những thói tật của cuộc đời được đưa lên cùng một mặt sân giá trị sòng
phẳng. Nhà văn không thế, và cũng chẳng có quyền năng gì để phán xử
chúng. Anh ta hiểu rõ sự bất lực của mình trong việc đòi lại trật tự cho cái đời
sống đó. Tốt hơn cả, là chơi với nó.
Lối trần thuật kính vạn hoa ở đây khiến bạn đọc có thê nhìn đối tượng
từ nhiều góc độ, và cũng xoá đi ảo tưởng nhà văn là kẻ nhân danh Thượng đế
để minh định nhân vật, phán xét cuộc đời. Anh ta, một cách đầy gắng gỏi, chỉ
thực hiện việc tổ chức trần thuật, vấn đề đánh giá nhân vật, sự kiện, có chăng,
là “thực quyền” của/ở mỗi bạn đọc. Hiện thực đòi sống dưới những cái nhìn
khác nhau là đa tầng, không thuần nhất và cũng chang đáng tin. Nhà phê bình
Đoàn Cầm Thi gợi Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà là “tiếu thuyết của
những cái tôi”. Viết văn với anh ta cũng chỉ là một cứu cánh mơ hồ. Trong
Khải huyền muộn, qua kiểu “nhân vật nhà văn”, bao câu hỏi về nhà văn và
cuộc giang co với ngôn từ, về vai trò - sứ mệnh của nhà văn đương đại được


21
Nguyễn Việt Hà tập trung mổ xẻ. Văn chương hoá ra chẳng phải cái túi càn
khôn để “đựng” cuộc đời như người ta vẫn tưởng. Nhà văn, trước sau, cuối
cùng thì cũng chỉ là kẻ đáng thương. Bất lực trước cuộc đời, anh ta loay hoay
với ngôn từ. Và, cả ngôn từ rồi cũng bất lực. Nó chăng thể biện minh được
cho các sứ mệnh lớn lao mà trước nay nó oằn mình mang gánh...
1.2.3. Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái sinh ngày 18-10-1960 nguyên quán ở Quỳnh Đôi - Quỳnh
Lưu, Nghệ An nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông theo bậc đại học
nghành quan hệ quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, ông đã tham gia viết báo và làm
công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu - Mĩ, đặc biệt là Án Độ. Ông là một
nhà ngoại giao, một nhà nghiên cứu Ân Độ, một giảng viên. Hiện nay ông là

tiến sỹ ngành văn hóa phương Đông, công tác tại bộ ngoại giao Việt Nam.
Hồ Anh Thái bắt đầu viết văn lúc 18 tuổi, trong 30 năm cày ải trên cánh
đồng chữ nghĩa, ông đã có hàng trăm truyện ngắn trên báo chí, đã xuất bản gần
30 tập truyện ngắn và tiểu thuyết. Sách của ông được phát hành với số lượng
lớn và được dịch ra trên 10 ngôn ngữ trong đó chủ yếu là tiếng Anh, Pháp,
Thụy Điển... Như vậy trong suốt 30 năm qua lúc nào ông cũng viết, điều đó
khắng định tính chuyên nghiệp trong con người nhà văn Hồ Anh Thái.
Hồ Anh Thái từng là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, ủy viên ban chấp
hành Hội Nhà văn Việt Nam. Ông sống một mình trong căn nhà nhỏ, sống
trợn vẹn trên căn gác với bốn bề sách và băng đĩa. Sách Tiếng Anh, sách Ân
Độ rất nhiều. Mảng đồ sộ là sách văn hóa Ân Độ trong đó lớn nhất là những
cuốn thơ cổ Ản Độ. Trên trang Xã luận.com đã nhận xét về con người Hồ
Anh Thái: “Người đàn ông này không thuộc bất cứ đám đông nào. Và dường
như anh cũng không có cả cái thú vui nhậu nhẹt của đàn ông. Anh yêu vẻ cô
đơn đẹp đẽ của mình. Anh như một hòn đá chìm trong lòng suối sâu, phải
ngắm rất lâu ngày nước lặng mới gặp. Nhưng chỉ cần mỗi tác phẩm mới của


22
anh xuất hiện, ngay lập tức có những dư luận trái chiều. Người khen cũng
nhiều người chê cũng lắm. Nhưng tuyệt nhiên không có những lời nổi đóa
hay thanh minh. Im lặng sống, im lặng viết. Một mình. Chỉ có những con
chữ xôn xao...”.
Khởi nghiệp viết văn Hồ Anh Thái nối lên như một hiện tượng với
giọng trẻ trung, tưoi mới về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc
phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống. Hồ Anh Thái đã góp phần tạo
nên một động hình ngôn ngữ mói và giọng điệu văn xuôi khác hắn so với văn
xuôi 1945 - 1975. Thông điệp Hồ Anh Thái mang đến không lộ liễu mà toát
lên từ tình thế, qua các biêu tượng thấm đầy chất ảo.


1.2.4. Phong Điệp

Đô thị ngày càng mở rộng theo xu thế “đô thị hóa” ngày một nhanh,
đồng nghĩa vói sự gia tăng cư dân sinh sống.Đời sống đô thị, trong quá trình
phát triển đã đặt ra bao điều khiến ta phải ngẫm ngợi, trăn trở. Đời sống ấy
hiện hữu đêm ngày với sự náo nhiệt,xô bồ của môi trường sống cùng với
những con người đang cùng nhau làm lụng mưu sinh đã được nhà văn Phong
Điệp mô tả một cách trung thực qua tập tản văn Bay trên mải nhà thành pho
(Nhà xuất bản Văn học, năm 2012)
Phong Điệp là một nữ nhà văn trẻ đã có nhiều tác phẩm viết về đời
sống đô thị.Trước đó,chị đã có tập truyện ngắn Người bên kia đường (năm
2000), Phòng trọ (năm 2001),truyện dài Lạc chon thị thành (năm 2005), tiểu
thuyết Bỉogger (năm 2009) viết về đô thị. Lần này, tập tản văn “Bay trên


×