MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI VIÊN TRONG
HOẠT ĐỘNG ĐỘI
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Nâng cao chất lượng đội viên trong hoạt động Đội là nhiệm vụ rất quan trọng.
Chất lượng đội viên là mục tiêu phấn đấu của Đội. Những giải pháp hiện có đã
không đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Để nâng cao chất lượng đội
viên, cần phải có những biện pháp mới cụ thể, sát thực phù hợp với yêu cầu của
thực tiễn, đó chính là một yêu cầu cần thiết phải có sáng kiến. Sáng kiến này nhằm
giải quyết những yêu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng đội viên của đơn vị.
Từ thực tiễn công tác Đội, tôi thấy việc giáo dục đội viên trong hoạt động Đội
ở đơn vị còn có một số khó khăn sau:
Do yếu tố chủ quan: Một số giáo viên phụ trách Đội chưa quan tâm
đúng mức việc nâng cao chất lượng cho đội viên, nên khi tổ chức triển khai các
hoạt động Đội, thường làm theo kiểu hình thức, chiếu lệ qua loa. Ban Chỉ Huy Đội
còn có những yếu kém trong công tác quản lý chỉ huy liên chi đội. Mục tiêu phấn
đấu của một số đội viên còn mờ nhạt.
Do yếu tố khách quan: Môi trường giáo dục ở địa phương biến động
phức tạp, có nhiều tác động xấu đến các em, phương tiện phục vụ cho hoạt động
Đội chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn. Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình,
nhà trường, xã hội ở địa phương còn có những bất cập chưa được khắc phục.
Những yếu tố chủ quan và khách quan trên đã làm giảm hiệu quả hoạt động
Đội, dẫn đến làm giảm chất lượng đội viên.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Tập hợp, thu hút đội viên trong hoạt động Đội
1
Phụ trách Đội là trung tâm thu hút đội viên trong hoạt động Đội, để tập hợp
thu hút đội viên đạt hiệu quả cao, ta cần chú ý những điểm sau:
Phải làm sao cho các em yêu quý mình? Bởi vì các em chỉ nghe lời và làm
theo những người mà các em yêu quý. Để được các em yêu quý, chúng ta phải yêu
quý các em. Phải gần gũi thân thiện với các em trong từng hoạt động Đội, không
nên thể hiện kiểu dáng của người bề trên mệnh lệnh, giảng giải hay hướng dẫn cho
các em điều gì phải nhẹ nhàng, ân cần, kiên nhẫn. Tham gia cùng chơi, cùng tìm
hiểu khám phá với các em nhưng cũng không quên vai trò chủ đạo của mình. Phải
tạo cho các em có cảm giác tin tưởng, an toàn và thích thú khi được gặp, được sinh
hoạt cùng với thầy cô phụ trách.
Chúng ta phải luôn chuyển vai diễn của mình khi tiếp cận với các em. Chẳng
hạn như khi hướng dẫn mẫu một điều gì đó, thì vai trò của Phụ trách Đội là người
thầy, tư thế tác phong phải gương mẫu chuẩn mực. Khi đứng ở vị trí chỉ huy trước
đội hình, đội ngũ thì tư thế tác phong phải nghiêm túc, chuẩn xác. Khi cùng tham
gia chơi với các em thì hòa đồng vui vẻ như một người bạn của các em. Khi nói
chuyện tâm sự với các em ta cần lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ cùng các em những
vui buồn, thân thiện như người anh, người chị, hay cha mẹ trong gia đình. Khi lập
được mối quan hệ tốt đẹp như thế thì việc hướng dẫn hay truyền tải cho các em nội
dung kế hoạch gì, sẽ rất thuận lợi. Do đó phụ trách Đội không nên chỉ giữ nguyên
một vai là người thầy trong hoạt động Đội với thiếu nhi. Được hòa đồng với thầy
cô, được thầy cô tin tưởng, khoảng cách giữa các em với giáo viên phụ trách sẽ
được thu hẹp, các em sẽ rất tự tin và thích thú, cố gắng thể hiện hết mình, từ đó tiết
sinh hoạt sẽ đạt hiệu quả như mong muốn và chất lượng đội viên từng bước được
nâng cao.
Cần tránh những thái độ bực tức, bức xúc, hay trách phạt đối với các em, khi
các em chưa hoàn thành nhiệm vụ. Thay vào đó là sự động viên khuyến khích, tin
tưởng vào khả năng của các em, luôn tạo cho các em có những cơ hội mới để thể
hiện mình, nhưng phải có sự theo dõi kiểm tra, đánh giá, không bỏ mặc các em
hoặc động viên chiếu lệ qua loa.
2
2. Lựa chọn và bồi dưỡng Ban Chỉ Huy Đội
Lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội là nhiệm vụ rất quan trọng. Tổng phụ
trách và Phụ trách Đội là những người có vai trò quyết định trong việc định hướng
lựa chọn và bồi dưỡng Ban Chỉ Huy Đội. Điều này nên đặc biệt quan tâm vì khi có
một Ban Chỉ Huy Đội giỏi, tự quản lý chỉ huy được những công việc của liên chi
Đội thì lúc này Phụ trách Đội mới ở vai trò chủ đạo được, các em là những người
chủ động. Mặt khác, đây là phương pháp dùng “Trẻ với trẻ”, các em sẽ rất thích
thú, sáng tạo, tự nâng cao được năng lực quản lý chỉ huy cho mình. Cũng cần chú ý
rằng, khi không cần thiết thì Phụ trách Đội không nên can thiệp quá nhiều vào
những việc nội bộ của liên chi đội, nên để cho các em tự quyết theo nguyên tắc
“Tự nguyện, tự quản” của Đội.
Vai trò định hướng trong lựa chọn và bồi dưỡng Ban Chỉ Huy Đội, là việc đòi
hỏi người Phụ trách Đội phải có tầm nhìn xa trông rộng, thấy được những tiềm
năng và khả năng còn tiềm ẩn trong các em để giới thiệu, thông qua đại hội Đội mà
có được những cán bộ đội đủ tiêu chuẩn. Vì đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến
quyền lợi và danh dự của các em nên Phụ trách Đội phải thật công tâm, không
thiên vị riêng tư, không thành kiến trù dập áp đặt, tôn trọng quyết định của các em,
kể cả quyết định ấy có trái ngược với ý muốn của mình. Vì học sinh tiểu học có
cảm nhận trực quan, khi các em thấy được thầy cô của mình là những người công
bằng khách quan thì lòng kính trọng của các em đối với chúng ta càng được nhân
lên gấp bội. Khi đã có Ban chỉ Huy Đội rồi, cũng không phải các em sẽ tự giỏi
ngay, mà lúc này Tổng phụ trách Đội và các phụ trách Đội phải tổ chức bồi dưỡng
cho các em về chuyên môn nghiệp vụ quản lý chỉ huy Đội. Lựa chọn và bồi dưỡng
Ban chỉ Huy Đội là một yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội
viên.
3. Vận dụng các nguyên tắc một cách linh hoạt
Chất lượng đội viên được nâng cao từ việc phải khơi thông tư tưởng chính trị
cho các em, vì đây là lý tưởng, là mục tiêu để phấn đấu, cho nên Hoạt động Đội
phải góp phần hình thành thế giới quan khoa học cho đội viên, giúp các em định
3
hướng mục đích sống đúng đắn, lành mạnh. Hoạt động Đội từng bước hình thành
và củng cố niềm tin cho các em vào sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất
nước của Đảng và nhân dân ta. Hoạt động Đội giúp các em hiểu biết truyền thống
dân tộc, truyền thống của Đảng từ đó củng cố và nâng cao lòng yêu quê hương đất
nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của Đảng, của dân tộc và của địa phương
mình. Hoạt động Đội làm cho các em thêm yêu quý cuộc sống, ra sức rèn luyện
phẩm chất, năng lực, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động tập thể hữu ích, ham
muốn được cống hiến sức lực nhỏ bé của mình vào việc xây dựng cuộc sống mới.
Do đó Phụ trách Đội khi xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động Đội phải xác
định quan điểm bảo đảm tính định hướng chính trị - xã hội ngay từ việc đặt tên, nội
dung, hình thức hoạt động cho đến tổ chức diễn ra hoạt động phải đảm bảo đúng
mục tiêu giáo dục của Đảng và thực hiện nghiêm túc điều lệ Đội.
Tuổi thiếu nhi thường thích làm người lớn, thích hướng tới những gì cao
thượng, anh hùng lãng mạn, thơ mộng. Dựa vào đặc điểm đó, Phụ trách Đội nên tổ
chức các hoạt động thể hiện sự bay bổng, hấp dẫn, có tính lãng mạn trong các hoạt
động nhưng phải thể hiện sự lành mạnh, chứ hoàn toàn không mang tính phiêu lưu,
huyền bí, viển vông. Tính lãng mạn nên thể hiện ngay từ tên chủ đề của mỗi hoạt
động Đội, ví dụ: Đi tìm địa chỉ đỏ; theo bước chân những người anh hùng; đôi bạn
cùng tiến…
Người Phụ trách Đội cần phải thấy đây là một trong những nguyên tắc đặc
trưng của hoạt động Đội, nên khi xây dựng và tổ chức các hoạt động cần có ý thức
tìm tòi sáng tạo, để có những nội dung phong phú và hình thức hấp dẫn. Những nội
dung và hình thức ấy không chỉ vừa sức với nhiếu nhi mà còn phải phù hợp với
hoàn cảnh, điều kiện thực tế cho phép. Truyền tải những nội dung giáo dục cho các
em phải mang màu sắc vui chơi, thông qua các hình thức hấp dẫn như: Các trò
chơi, các cuộc vui, các hội thi, các câu lạc bộ, các cuộc tham quan du lịch…
“Nguyên tắc đảm bảo định hướng chính trị” và “Nguyên tắc đảm bảo tính lãng
mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội” là hai nguyên
4
tắc có tác động rất sâu sắc đến chất lượng hoạt động Đội, do đó Phụ trách Đội phải
biết vận dụng sáng tạo các nguyên tắc để nâng cao chất lượng đội viên.
4. Xây dựng nội dung lựa chọn hình thức hoạt động Đội
Thực tế cuộc sống hàng ngày có rất nhiều những cám dỗ đối với các em đội
viên, nhi đồng. Chẳng hạn như các trò chơi game trên mạng, đã có nhiều ảnh
hưởng xấu đối với các em, nhưng sức hấp dẫn của nó thì rất mạnh. Nếu các nội
dung hoạt động Đội đơn điệu, tẻ nhạt thì không thể kéo các em ra khỏi những cám
dỗ trên. Vì vậy Tổng phụ trách và các phụ trách Đội phải có những chiến thuật, thủ
thuật xây dựng nội dung, tổ chức hoạt động, để tập hợp thu hút các em. Sức hút
của hoạt động Đội phải mạnh hơn sức hấp dẫn của các cám dỗ bên ngoài, muốn
vậy người phụ trách phải thường xuyên thăm dò tâm tư nguyện vọng các em, tiếp
cận tìm hiểu xem các em đang muốn gì, đang làm gì, để có kế hoạch đi trước đón
đầu, không để mình rơi vào thế theo đuôi, thụ động.
Nội dung của hoạt động Đội được thể hiện thông qua các mặt giáo dục cụ thể,
đây là phần quyết định nâng cao chất lượng đội viên. Tổng phụ trách và các phụ
trách Đội trong khi lựa chọn nội dung cho từng mặt giáo dục cần phải chú ý rằng
thực tế trong cuộc sống đang vận động và biển đổi không ngừng, nên khi xây dựng
nội dung hoạt động Đội, ngoài việc phải đảm bảo những nội dung mang tính định
hướng, thì còn luôn phải bám sát vào diễn biến thực tế của đời sống xã hội mà lựa
chọn những nội dung giáo dục sao cho phù hợp, phải kết hợp có chọn lọc giữa
những nội dung giáo dục cơ bản của Đội với những diễn biến nổi bật của xã hội
sao cho phù hợp với các em.
Nội dung và hình thức hoạt động Đội phải phù hợp và thống nhất với nhau
một cách biện chứng. Nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với hình
thức hoạt động Đội. Ví dụ: Nội dung là tìm hiểu, bảo vệ và phát huy các giá trị của
các di tích lịch sử ở địa phương, thì hình thức phù hợp với nội dung này là hoạt
động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại. Vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động
Đội cho các em thiếu nhi, Phụ trách Đội phải từ nội dung mà lựa chọn hình thức
thể hiện tương ứng, nhằm đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ, tính hấp dẫn và
5
đảm bảo các nguyên tắc hoạt động Đội. Để hoạt động đội đạt hiệu quả cao, người
tổ chức phải thường xuyên phát hiện những chỗ bất hợp lý giữa nội dung và hình
thức, kịp thời điều chỉnh hoạt động Đội theo mục tiêu đã đề ra.
5. Vận dụng và phối hợp các phương pháp một cách sáng tạo
Phương pháp công tác đội có vai trò rất quan trọng. Nó không thể tách rời nội
dung và hình thức hoạt động Đội, mà có mối quan hệ mật thiết với nội dung, hình
thức để tạo thành một quá trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đội viên.
khi vận dụng thực hành, ta nên phối hợp các phương pháp với nhau để nâng
cao hiệu quả hơn. Ví dụ: Khi tổ chức một tiết sinh hoạt đội theo chủ đề “Chú bộ
đội” ta có thể sử dụng phối hợp các phương pháp: Phương pháp trò chơi, Phương
pháp thuyết phục, Phương pháp giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên, và phương pháp
khen thưởng.
Sử dụng hợp lí các phương pháp trong hoạt động đội, có tác dụng rất lớn trong
việc nâng cao chất lượng đội viên.Việc phối hợp các phương pháp phù hợp với
từng nội dung hoạt động là một nghệ thuật và là tài năng của người phụ trách Đội,
đỉnh cao của sự phối hợp là không có giới hạn, song không phải bất kì hoạt động
nào cũng phải phối hợp các phương pháp với nhau. Ví dụ: Khi cần thuyết phục hay
động viên cá nhân hay một tập thể nào đó, ta chỉ cần sử dụng phương pháp thuyết
phục là được. Vì vậy người phụ trách phải linh hoạt, sáng tạo khi sử dụng các
phương pháp trong hoạt động đội để đạt được hiệu quả cao nhất.
* Tóm lại, cái mới của sáng kiến là khi áp dụng các kinh nghiệm vào trong
mỗi hoạt động Đội, người phụ trách phải tìm cách truyền cảm hứng cho các em, đó
là sự khơi dậy đam mê, kích thích tìm hiểu, định hướng sáng tạo. Muốn vậy người
phụ trách phải nắm rõ tâm tư tình cảm, nguyện vọng và năng lực của từng cá nhân
các em và của cả tập thể, rồi chiếm lấy cảm tình, để đưa các nội dung giáo dục của
Đội đến với các em thông qua con đường tình cảm. để có sự phân công nhiệm vụ
và điều chỉnh cho phù hợp. Luôn khuyến khích các em tư duy độc lập, hợp tác
nhưng không dựa dập vào người khác, sống có nghị lực, cẩn thận chu đáo trong
6
công việc, có khát vọng vươn lên để trở thành người thông minh sáng tạo có ích
cho xã hội.
Đây là yếu tố then chốt quan trọng mang tính chủ đạo xuyên suốt trong các
hoạt động đội, là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng đội viên.
PHẦN THỨ BA: KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
“Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội viên trong hoạt động Đội”
đã được tôi thử nghiệm và được phổ biến ứng dụng vào thực tiễn cho đội ngũ giáo
viên phụ trách Đội của trường thực hiện. Qua thực hiện chất lượng đội viên được
nâng cao rõ rệt, mỗi đội viên là một phần tử tích cực sáng tạo trong tập thể Đội, do
đó các hoạt động và phong trào của Đội diễn ra sôi nổi và đạt hiệu quả cao. góp
phần tiết kiệm thời gian, công sức và kinh tế trong hoạt động Đội.
Bảng so sánh kết quả phân loại đội viên
Phân loại đội viên
Tổng số đội viên
Tổng số chi đội
Chi đội xuất sắc
Chi đội xếp loại khá
Đội viên xuất sắc
Đội viên xếp loại khá
Đội viên xếp loại trung bình
Số đội viên đạt từ 5 chuyên hiệu trở lên
Số đội viên đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ
Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
462
480
15
16
5
33,33%
7
43,75%
10
66,67%
9
56,25%
265
57,35%
306
63,74%
194
41,99%
172
35,83%
3
0,64%
2
0,41%
459
99,35%
478
99,58%
459
99,35%
478
99,58%
Khi được triển khai thực hiện, sáng kiến đã tác động góp phần nâng cao kĩ
năng nghiệp vụ về công tác Đội cho đội ngũ phụ trách Đội trong trường. Đồng thời
đã từng bước nâng cao chất lượng đội viên. Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng
rãi cho các đơn vị trường khác.
Ý kiến xác nhận
Sông Đốc, ngày 24 tháng 5 năm 2013
của thủ trưởng đơn vị
Người viết sáng kiến
7
Trịnh Văn Tuyên
8