Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN một số biện pháp “ giúp đỡ học sinh yếu khắc phục tình trạng khó khăn khi dạy toán và tiếng việt ở lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.55 KB, 13 trang )

Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp: “ Giúp đỡ học sinh yếu khắc phục tình
trạng khó khăn khi dạy Toán và Tiếng Việt ở lớp 5 ”.
- Tên cá nhân thực hiện: Hồ Phước Thanh
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 9/9/2011 đến nay.
1. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao
chất lượng dạy học Toán và Tiếng Việt nói riêng.
Trong tất cả các môn học ở Trường Tiểu học thì môn Toán và môn Tiếng
Việt được coi là trọng tâm với số lượng tiết nhiều. Qua việc học Toán và Tiếng
Việt, học sinh bước đầu nắm được các kiến thức cơ bản để có cơ sở học tốt các
môn học khác, giúp các em tự tin, luôn luôn vươn tới sự tìm tòi, sáng tạo, tăng
cường thực hành và ứng dụng kiến thức mới nhằm giúp học sinh học tập tích
cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực của học sinh.
Xuất phát từ những khó khăn thường gặp từ những giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy học, sách giáo khoa Toán và Tiếng Việt mới.
Xuất phát từ thực tế trong những năm qua khi dạy học Toán và Tiếng Việt
mới ở lớp 5 trong trường Tiểu học hiện nay. Do về kiến thức các em chưa nắm
rõ phần lí thuyết, do hỏng kiến thức từ lớp dưới, tư duy hạn chế, do các em còn
ham chơi, chưa chú trọng vào việc học, do điều kiện gia đình kinh tế khó khăn.
Học sinh chưa hiểu yêu cầu bài tập đưa ra.
Trong một lớp học đại trà chưa đạt chuẩn sự chênh lệnh về trình độ, năng lực
học tập của học sinh là một điều tất yếu. Đặc biệt là năng lực học tập hai môn
Tiếng Việt và Toán, mà nguyên nhân chủ yếu là do các em tiếp thu chậm kiến
thức và kĩ năng cơ bản. Điều đó khiến cho các em khó vượt qua để theo kịp với
các bạn trong lớp. Hơn nữa lớp 5 là lớp cuối cấp học không thi Tốt nghiệp, cho
nên các em học yếu lơ là chủ quan, không chú tâm nhiều đến việc học. Vì vậy


nhiệm vụ được đặt ra cho người giáo viên phụ trách lớp là phải phân loại các em
GV: Hồ Phước Thanh

Trang 1


Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

học sinh và tìm ra giải pháp giúp đỡ các em nhanh chóng theo kịp mặt bằng kiến
thức của học sinh lớp mình. Tôi trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở trường Tiểu
học Tân Dân tôi không khỏi lo lắng trước vấn đề đó, cho nên tôi mạnh dạn
nghiên cứu tìm ra sáng kiến Một số biện pháp: “ Giúp đỡ học sinh yếu khắc
phục tình trạng khó khăn khi dạy Toán và Tiếng Việt ở lớp 5 ”.
- Mục đích nghiên cứu: Sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng
học sinh yếu vượt lên ngang mặt bằng kiến thức trong lớp.
2. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
- Phạm vi triển khai thực hiện: Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5 trường
Tiểu học Tân Dân.
- Phạm vi triển khai thực hiện: Nghiên cứu môn Toán và Tiếng Việt.
3. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
- Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy hầu hết học sinh yếu đều có một số nguyên
nhân chung là: Đọc yếu, viết yếu, tính toán chậm và yếu. Kiến thức của các lớp
dưới, học sinh nắm chưa vững, chưa có phương pháp học tập đúng đắn và thiếu
hứng thú trong học tập và thực hành.
Từ những lí do, cơ sở, phạm vi trên thực tiễn lớp 5A trường Tiểu học Tân
Dân đã nảy sinh những thuận lợi và khó khăn như :
+ Thuận lợi:
- Phần lớn cha mẹ học sinh luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

học tập của các em. Cha mẹ học sinh luôn luôn hợp tác tích cực với nhà trường
và giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình tốt hơn.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi chép, dụng cụ học tập. Học sinh
được sự quan tâm của toàn xã hội.
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn phối hợp và hỗ trợ tích cực
trong việc giáo dục học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, nắm bắt kịp thời
từng học sinh để xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp, đúng đắn.
- Thư viện nhiệt tình cung cấp, cho mượn truyện, tranh,…
+ Khó khăn:
GV: Hồ Phước Thanh

Trang 2


Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

Bên việc thuận lợi, vẫn còn những khó khăn sau:
- Học sinh trong cùng một lớp không đồng đều khi tiếp thu bài mới, nhiều em
bị hỏng kiến thức từ lớp dưới của chương trình Tiểu học.
- Các phương tiện, đồ dùng dạy học, phục vụ, hỗ trợ cho việc giảng dạy của
thầy và học tập của trò còn thiếu: Phòng đọc sách, thí nghiệm,…
Từ những khó khăn đã nêu trên lớp 5A trường Tiểu học Tân Dân đã khảo sát
đầu năm kết quả như sau:
BẢNG SỐ LIỆU ĐẦU NĂM HỌC 2011 - 2012
Tổng số
Giỏi
6


(học sinh)

40

Toán
Khá TB
6
18

Yếu
10

Giỏi
4

Tiếng Việt
Khá
TB
10
10

Yếu
16

Bảng số liệu về chất lượng học sinh hai môn Toán và Tiếng Việt

* Một số nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu:
Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu có nhiều nguyên nhân, nhưng ở lớp 5A
trường Tiểu học Tân Dân, phân loại các em học sinh yếu theo các nguyên nhân

cụ thể, cơ bản sau:
- Thứ nhất: sự tác động ngoài môi trường và xã hội.
- Thứ hai: các em thiếu điều kiện học tập (hoặc hoàn cảnh xã hội, hoặc do
hoàn cảnh gia đình,…)
- Thứ ba: các em chưa nắm được phương pháp học tập, năng lực tư duy hạn
chế…
- Thứ tư: các em lười, không chịu khó trong học tập; có tính trông chờ, ỷ lại.
- Thứ năm: các em quên kiến thức cơ bản, kĩ năng thực hành yếu.
* Xác định được nguyên nhân cụ thể với mỗi học sinh yếu là rất quan trọng.
Cho nên, người giáo viên tìm biện pháp giải quyết, giúp đỡ các em. Ứng với
từng nguyên nhân trên, tôi xin đưa ra những biện pháp mà tôi đeo đuổi, tìm tòi,
học hỏi, tham khảo, đúc kết sáng kiến như sau:
+ Một là: Sự tác động ngoài môi trường và xã hội.
- Đối với sự tác động ngoài môi trường và xã hội dẫn đến các em lơ là trong
học tập, giáo viên cần làm cho học sinh nhận thấy rằng học tập đóng vai trò
GV: Hồ Phước Thanh

Trang 3


Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

quan trọng trong bản thân của mỗi học sinh. Học ở trường có bạn bè, thầy cô và
được biết bao điều mới lạ ở cuộc sống quanh ta. Mái trường là ngôi nhà thứ hai
của em, ở đó có bao bè bạn tốt và chính ở đó đã ươm mầm để cho các em trở
thành người có ích phục vụ cho đất nước sau này, bản thân các em sẽ tự ý thức
vươn lên học tập thật tốt.
+ Hai là: Đối với học sinh trông chờ, ỷ lại, không chịu khó, lười học

- Những học sinh này thường không chú ý nghe giảng, làm bài cẩu thả, không
có ý thức tự kiểm tra bài làm của mình, không chuẩn bị bài chu đáo…Để các em
có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các
phương pháp dạy học…giúp các em hiểu bài, tự bản thân mình giải quyết các
bài tập thầy giao. Ngoài ra, giáo viên động viên các bạn trong tổ nhắc nhở và
giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em mắc phải những lỗi trên.
Như chúng ta đã biết, một học sinh yếu không đòi hỏi các em phải tiến bộ
ngay được, điều chúng ta mong muốn là sự tiến bộ từng bước ở các em so với
thời gian trước (lớp dưới và đầu năm).
+ Ba là: Những học sinh thiếu điều kiện học tập (hoặc hoàn cảnh xã hội,
hoặc do hoàn cảnh gia đình khó khăn…)
- Ở gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh.
Trước tiên là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc. Vì vậy, giáo dục gia đình là một
“điểm mạnh”, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục học sinh.
Song, mỗi gia đình có những hoàn cảnh riêng nên giáo viên phải biết phối hợp
với phụ huynh đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn trong quá trình giáo dục.
Đồng thời phát huy sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục học
sinh đạt hiệu quả.
- Các em nằm trong hoàn cảnh này thường thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần,
vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải tạo điều kiện gần gũi thường xuyên với các em
để an ủi, động viên, kèm cập cho các em.
- Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục
các em.

GV: Hồ Phước Thanh

Trang 4


Sáng Kiến


Trường Tiểu Học Tân Dân

- Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành
bài học ngay tại lớp.
- Luôn khích lệ các em để các em không mặt cảm, có đủ tự tin vượt lên hoàn
cảnh phấn đấu học tập tốt. Giáo viên phải hết lòng thương yêu giúp đỡ các em.
Thầy, cô là tấm gương sáng, phải thật sự là chỗ dựa tinh thần của các em, phải
coi sự tiến bộ của các em là phần thưởng vô giá đối với mình.
+ Bốn là: Các em chưa nắm được phương pháp học tập, năng lực tư duy
hạn chế trong khi tiếp thu bài.
- Giáo viên xây dựng những câu hỏi, bài tập vừa sức với các em, tìm những
bài toán vui, những bài tập Tiếng Việt, Toán gắn với thực tế để các em cảm thấy
gần gũi, hứng thú, say mê.
- Tiếp theo, giáo viên bắt tay chỉ việc, hướng dẫn học sinh phương pháp cụ
thể; đồng thời tác động liên tục để tạo cho các em thói quen học tập và
rèn luyện.
+ Năm là: Những học sinh kĩ năng thực hành yếu, quên kiến thức cơ bản.
- Đối với những em học sinh này, không thể bù đắp ngay được phần kiến thức
hỏng của các em trong một thời gian ngắn. Vì thế, ngay từ đầu năm học giáo
viên phải phân loại học sinh và có kế hoạch lâu dài.
- Tránh lạm dụng việc trách phạt học sinh, vì như thế sẽ hạn chế sự độc lập,
sáng tạo của các em.
- Phải đưa ra mục tiêu cụ thể: Trong học kì I phải khắc phục dần lổ hỏng kiến
thức bằng cách hướng dẫn tỉ mĩ những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo một hệ
thống được xây dựng riêng.
- Giúp các em nắm chắc, luyện kĩ. Trong các buổi học trên lớp phải thường
xuyên kiểm tra, rà soát, củng cố các kiến thức, chấm bài trực tiếp cho các em
trong tiết luyện tập, thực hành.
- Thường xuyên khích lệ, động viên các em mỗi khi các em được điểm tốt, lần

sau tiến bộ hơn lần trước, từ đó khơi dậy tinh thần hứng thú học tập của các em
trong những lúc làm bài.
4. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI
GV: Hồ Phước Thanh

Trang 5


Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

Đặc biệt là Ban giám hiệu trường Tiểu học Tân Dân đã phổ biến trong Hội
đồng trường để áp dụng cho toàn khối 5. Sau khi áp dụng một số mặt nêu ở trên,
chất lượng học sinh tiến bộ, kết quả cuối năm học lớp 5A đạt được như sau:
BẢNG SỐ LIỆU CUỐI NĂM HỌC 2011 - 2012
Tổng số
(học sinh)

40

Giỏi
13

Toán
Khá TB
17
10

Yếu

0

Giỏi
12

Tiếng Việt
Khá
TB
16
12

Yếu
0

Bảng số liệu về chất lượng học sinh hai môn Toán và Tiếng Việt

Qua bảng số liệu, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu của lớp 5A trường Tiểu học
Tân Dân có chiều hướng giảm. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên. Đó là kết quả
đáng mừng khi vận dụng sáng kiến trên vào việc khắc phục tình trạng học sinh
yếu trong quá trình giảng dạy. Từ đó, tạo niềm tin ở học sinh và phụ huynh.
Nâng cao chất lượng dạy và học, giảm dần sự chênh lệch trình độ giữa các học
sinh trong lớp. Từ kết quả đó Ban giám hiệu trường Tiểu học Tân Dân cho phép
áp dụng vào các khối 4 và khối 5 trong năm học 2012 - 2013.
5. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
Ở trường Tiểu học Tân Dân hay ở những trường Tiểu học khác trong huyện,
học sinh yếu được nhiều người quan tâm và đã trở thành một vấn đề bức xúc của
toàn xã hội hiện nay. Bởi những em học sinh này là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, hiện tượng cho học sinh
ngồi nhằm lớp vì chạy theo thành tích…Mà xã hội đang băng khoăng, lo lắng.
Vì thế, tôi thiết nghĩ, mỗi chúng ta, những người làm công tác giáo dục, các ban,

ngành, đoàn thể không thể không quan tâm đến vấn đề này.
Với hơn 18 năm trực tiếp đứng lớp, qua học hỏi đồng nghiệp, tìm tòi tài liệu
bản thân tôi đã rút ra được sáng kiến trong việc khắc phục tình trạng học sinh
yếu để nâng dần “mặt bằng” chất lượng ở lớp mình phụ trách nói riêng và “mặt
bằng” chất lượng toàn trường nói chung. Trên tinh thần đó, tôi mạnh dạn trình
bày một vài việc đã làm, có sáng kiến của mình mà tôi đeo đuổi, tâm đắc nhất và
luôn tâm niệm, duy trì và phát huy ngày một tốt hơn để làm tròn nhiệm vụ của
mình và là sự tin cậy, niềm tin ở học sinh, phụ huynh và sự tín nhiệm của đồng
GV: Hồ Phước Thanh

Trang 6


Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

nghiệp cùng các cấp quản lý giáo dục. Nhằm mong góp phần nhỏ bé vào công
cuộc đổi mới giáo dục, rất mong Hội đồng xét, công nhận sáng kiến các cấp xem
xét giúp đỡ, chỉnh sửa lại giùm về sau này, để tôi hoàn thành tốt sự nghiệp
“ trồng người ” của mình.
6. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Nhà trường tiến hành rà soát, phân loại các nhóm đối tượng trong số học
sinh học lực yếu; Học sinh khuyết tật học hòa nhập, học sinh có hoàn cảnh kinh
tế khó khăn…Trên cơ sở đó lên kế hoạch dạy học cụ thể, thống nhất kế hoạch
giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.
- Xếp thành các lớp riêng theo từng nhóm học sinh và trình độ thực có của
học sinh. Các lớp học này có thời khóa biểu riêng với thời lượng nội dung học
tập thiết thực và kế hoạch dạy học phù hợp. Tạo điều kiện để các đối tượng học
sinh yếu có cơ hội được học tập và đáp ứng yêu cầu cơ bản của chương trình

Tiểu học trên cơ sở dạy các môn học xoay quanh trục cơ bản là Toán và Tiếng
Việt. Cần cung cấp kiến thức về địa phương để giúp các em tìm hiểu quê hương
của mình. Có thể tổ chức mỗi tuần một buổi dành cho việc giảng dạy kiến thức
về địa phương.
- Nhà trường cần bố trí giáo viên có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp dạy
những lớp này. Đồng thời các trường Tiểu học cần tập trung chỉ đạo bồi dưỡng
thường xuyên về chuyên môn đến từng giáo viên trực tiếp đứng lớp.
- Tiếp tục duy trì cơ sở vật chất cũng như thư viện, trang thiết bị sẵn có trong
nhà trường. Tiếp tục duy trì, tăng cường công tác sinh hoạt chuyên môn (hội
giảng), thăm lớp dự giờ hàng tháng.
- Cung cấp cơ sở vật chất đặc biệt là bàn ghế đúng quy cách để học sinh tham
gia học nhóm thuận lợi, dễ dàng hơn.
- Các địa phương có kế hoạch hỗ trợ kinh phí giúp nhà trường có thể kéo dài
năm học đến cuối tháng 6 (hoặc cuối tháng 7) để tăng thêm thời gian phụ đạo số
học sinh yếu, đạt trình độ tối thiểu về kiến thức và kĩ năng. Việc kiểm tra, đánh
giá chất lượng kết quả học tập của học sinh cuối năm học được thực hiện theo
tinh thần chỉ đạo của Bộ. Tăng cường công tác thanh tra chuyên môn thường
GV: Hồ Phước Thanh

Trang 7


Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

xuyên và đột xuất nhằm đánh giá đúng thực chất kết quả dạy và học ở từng lớp
của từng giáo viên, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học phù
hợp với thực tế của từng trường.
Ý kiến xác nhận


Ngày 03 tháng 03 năm 2013

của Thủ trưởng đơn vị

Người viết sáng kiến

Hồ Phước Thanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Dân, ngày 03 tháng 03 năm 2013

BÁO CÁO
TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp: “ Giúp đỡ học sinh yếu khắc phục tình
trạng khó khăn khi dạy Toán và Tiếng Việt ở lớp 5 ”.
- Tên cá nhân thực hiện: Hồ Phước Thanh
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 9/9/2011 đến nay.
1. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao
chất lượng dạy học Toán và Tiếng Việt nói riêng.
Trong tất cả các môn học ở Trường Tiểu học thì môn Toán và môn Tiếng
Việt được coi là trọng tâm với số lượng tiết nhiều. Qua việc học Toán và Tiếng
Việt, học sinh bước đầu nắm được các kiến thức cơ bản để có cơ sở học tốt các
môn học khác, giúp các em tự tin, luôn luôn vươn tới sự tìm tòi, sáng tạo, tăng
GV: Hồ Phước Thanh

Trang 8



Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

cường thực hành và ứng dụng kiến thức mới nhằm giúp học sinh học tập tích
cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực của học sinh.
Tôi mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến Một số biện pháp: “ Giúp đỡ học sinh
yếu khắc phục tình trạng khó khăn khi dạy Toán và Tiếng Việt ở lớp 5 ”.
- Mục đích nghiên cứu: Sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng
học sinh yếu vượt lên ngang mặt bằng kiến thức trong lớp.
2. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
- Phạm vi triển khai thực hiện: Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5 trường
Tiểu học Tân Dân.
- Phạm vi triển khai thực hiện: Nghiên cứu môn Toán và Tiếng Việt.
3. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
- Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy hầu hết học sinh yếu đều có một số nguyên
nhân chung là: Đọc yếu, viết yếu, tính toán chậm và yếu. Kiến thức của các lớp
dưới, học sinh nắm chưa vững, chưa có phương pháp học tập đúng đắn và thiếu
hứng thú trong học tập và thực hành.
Lớp 5A trường Tiểu học Tân Dân đã khảo sát đầu năm kết quả như sau:
BẢNG SỐ LIỆU ĐẦU NĂM HỌC 2011 - 2012
Tổng số
Giỏi
6

(học sinh)

40

Toán

Khá TB
6
18

Yếu
10

Giỏi
4

Tiếng Việt
Khá
TB
10
10

Yếu
16

Bảng số liệu về chất lượng học sinh hai môn Toán và Tiếng Việt

* Một số nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu:
- Do sự tác động ngoài môi trường và xã hội.
- Do các em thiếu điều kiện học tập (hoặc hoàn cảnh xã hội, hoặc do hoàn
cảnh gia đình,…)
- Do các em chưa nắm được phương pháp học tập, năng lực tư duy hạn chế…
- Do các em lười, không chịu khó trong học tập; có tính trông chờ, ỷ lại.
- Do các em quên kiến thức cơ bản, kĩ năng thực hành yếu.
4. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI


GV: Hồ Phước Thanh

Trang 9


Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

Đặc biệt là Ban giám hiệu trường Tiểu học Tân Dân đã phổ biến trong Hội
đồng trường để áp dụng cho toàn khối 5. Sau khi áp dụng một số mặt nêu ở trên,
chất lượng học sinh tiến bộ, kết quả cuối năm học lớp 5A đạt được như sau:
BẢNG SỐ LIỆU CUỐI NĂM HỌC 2011 - 2012
Tổng số
(học sinh)

40

Giỏi
13

Toán
Khá TB
17
10

Yếu
0

Giỏi

12

Tiếng Việt
Khá
TB
16
12

Yếu
0

Bảng số liệu về chất lượng học sinh hai môn Toán và Tiếng Việt

Qua bảng số liệu, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu của lớp 5A trường Tiểu học
Tân Dân có chiều hướng giảm. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên. Đó là kết quả
đáng mừng khi vận dụng sáng kiến trên vào việc khắc phục tình trạng học sinh
yếu trong quá trình giảng dạy.
5. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
Ở trường Tiểu học Tân Dân hay ở những trường Tiểu học khác trong huyện,
học sinh yếu được nhiều người quan tâm và đã trở thành một vấn đề bức xúc của
toàn xã hội hiện nay. Bởi những em học sinh này là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, hiện tượng cho học sinh
ngồi nhằm lớp vì chạy theo thành tích…Mà xã hội đang băng khoăng, lo lắng.
Vì thế, tôi thiết nghĩ, mỗi chúng ta, những người làm công tác giáo dục, các ban,
ngành, đoàn thể không thể không quan tâm đến vấn đề này.
Nhằm mong góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới giáo dục, rất mong Hội
đồng xét, công nhận sáng kiến các cấp xem xét giúp đỡ, chỉnh sửa lại giùm về
sau này, để tôi hoàn thành tốt sự nghiệp“ trồng người ” của mình.
6. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Nhà trường tiến hành rà soát, phân loại số học sinh học lực yếu; Học sinh

khuyết tật, xếp thành các lớp riêng theo từng nhóm học sinh, nhà trường cần bố
trí giáo viên có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp dạy những lớp này. Tiếp tục duy
trì cơ sở vật chất trang thiết bị, cung cấp cơ sở vật chất đặc biệt là bàn ghế đúng
quy cách. Các địa phương có kế hoạch hỗ trợ kinh phí giúp nhà trường có thể

GV: Hồ Phước Thanh

Trang 10


Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

kéo dài năm học đến cuối tháng 6 (hoặc cuối tháng 7). Tăng cường công tác
thanh tra chuyên môn thường xuyên và đột xuất, đổi mới phương pháp dạy học.
Ý kiến xác nhận

Ngày 03 tháng 03 năm 2013

của Thủ trưởng đơn vị

Người báo cáo

Hồ Phước Thanh
Mẫu 01/BC-XDSK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Dân, ngày 03 tháng 03 năm 2013
ĐỀ NGHỊ

CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến Cấp tỉnh
- Họ và tên: Hồ Phước Thanh
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Dân
- Cá nhân, tổ chức phối hợp (đối với sáng kiến có nhiều thành viên tham gia):
Cá nhân
Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm 2013 như sau:
1. Tên sáng kiến:
Một số biện pháp: “ Giúp đỡ học sinh yếu khắc phục tình trạng khó
khăn khi dạy Toán và Tiếng Việt ở lớp 5 ”.
2. Sự cần thiết ( lý do nghiên cứu ):
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao
chất lượng dạy học Toán và Tiếng Việt nói riêng.

GV: Hồ Phước Thanh

Trang 11


Sáng Kiến

Trường Tiểu Học Tân Dân

Xuất phát từ những khó khăn thường gặp từ những giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy học, sách giáo khoa Toán và Tiếng Việt mới.
Nhiều học sinh khối lớp 5 đọc yếu, viết yếu, tính toán chậm và yếu. Kiến
thức các lớp dưới học sinh nắm chưa vững, thiếu hứng thú trong học tập và
thực hành.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
Xác định nguyên nhân cụ thể đối với mỗi học sinh yếu, tìm ra biện pháp giải

quyết, giúp đỡ để khắc phục tình trạng học sinh yếu vượt lên ngang mặt bằng
kiến thức trong lớp.
4. Phạm vi áp dụng:
Cấp Tiểu học, đặc biệt là học sinh khối lớp 5.
5. Hiệu quả đạt được:
Cuối năm học 2011 – 2012 các khối lớp 5 của trường Tiểu học Tân Dân
không có học sinh yếu, không có học sinh thi lại, đặc biệt không có học sinh ở
lại lớp. Tất cả đều được Hiệu trưởng nhà trường công nhận Hoàn thành chương
trình tiểu học 100 %.
Người đăng ký

Hồ Phước Thanh

GV: Hồ Phước Thanh

Trang 12


Sáng Kiến

GV: Hồ Phước Thanh

Trường Tiểu Học Tân Dân

Trang 13



×