Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN biện pháp khắc phục học sinh yếu ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.66 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: “Biện pháp khắc phục học sinh yếu ở lớp 3”
- Họ và tên: Nguyễn Quốc Long
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cái Đôi Vàm 2 – huyện Phú Tân.

1. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu):
- là một người giáo viên ở bậc Tiểu học, tôi đã có nhiều trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng học sinh yếu ở trong lớp giúp học sinh có cơ sở
ban đầu về “Đức, Trí, Thể , Mỹ” biết tiếp thu và sử dụng tinh hoa văn hoá của
nhân loại để góp phần xây dựng đất nước tiên tiến, hiện đại.
- Chất lượng dạy và học có tác dụng tích cực đến mục tiêu giáo dục. Nâng
cao chất lượng giáo dục cho học sinh chính là tiền đề cho sự phát triển con người
mới trong giai đoạn hiện nay.
- Thị trấn Cái Đôi Vàm thuộc vùng ven biển, phần lớn phụ huynh học sinh
sống bằng nghề làm biển, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên quan tâm đến việc
học hành của con em còn nhiều hạn chế (ngoài thời gian đến trường, các em về nhà
ít chú ý học tập, phụ huynh cũng không có thời gian để nhắc nhở, hướng dẫn). Vì
thế chất lượng học tập của một số học sinh chưa nâng cao.
- Để giữ vững chất lượng giáo dục của nhà trường, tôi góp phần cùng nhà
trường thực hiện mục tiêu đồng bộ giữa qui mô phát triển với chất lượng và hiệu
quả giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy ở lớp 3. Vì vậy, tôi tiến hành
nghiên cứu, tìm hiểu và chọn đề tài “Biện pháp khắc phục học sinh yếu trong
dạy học ở lớp 3” để làm đề tài nghiên cứu của mình và xin chia sẻ, bày tỏ với các
bạn đồng nghiệp.
1


2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được vận dụng thành công trong khối lớp 3 tại
trường, mang nhiều hiệu quả và nâng cao chất lượng rõ rệt. Với kết quả này có thể
vận dụng cho các khối lớp ở bậc tiểu học nhằm thúc đẩy phong trào dạy và học ở
nhà trường ngày càng đáp ứng với yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới.


3. Mô tả sáng kiến:
3.1. Xây dựng nề nếp dạy học trên lớp:
- Nề nếp phản ánh chất lượng dạy và học. Một lớp học có nề nếp tốt thì chất
lượng dạy và học của lớp đó đạt hiệu quả cao, mọi sinh hoạt lớp đều phải qui định
cụ thể, chặt chẽ và tạo không khí thoải mái cho thầy và trò cùng làm việc.
- Mỗi giáo viên phải phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, phải gương
mẫu trong mọi hoạt động và làm việc phải có kế hoạch cụ thể.
3.2. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề:
Giáo viên là nhân vật trung tâm quyết định cho chất lượng dạy và học trong
nhà trường nên việc bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, vận dụng
nhiều phương pháp dạy học cho phù hợp với từng bộ môn và tưng đối tượng học
sinh là một vấn đề cần thiết đối với giáo viên.
- Giáo viên thường xuyên dự giờ để rút ra kinh nghiệm trong giảng dạy.
Tham gia đầy đủ các buổi học chuyên đề thao giảng để nắm bắt kiến thức và
phương pháp giảng dạy.
- Tham gia các cuộc thi do ngành tổ chức như thi giáo viên dạy giỏi cấp
trường, huyện, tỉnh, thi sử dụng đồ dùng dạy học.
- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
3.3. Biện pháp cụ thể đối với học sinh:

2


Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm thông qua cho phụ huynh rõ về
tình hình chất lượng đầu năm, kết hợp với phụ huynh để nắm được trình độ tiếp thu
bài của từng em mà có kế hoạch sắp xếp chỗ ngồi cho những em học sinh yếu kém
hay đùa nghịch ngồi cùng với học sinh khá, giỏi và giao nhiệm vụ cho từng học sinh
khá giỏi có trách nhiệm giúp đỡ để cùng tiến bộ trong học tập.
Những học sinh yếu về toán và tiếng việt, trước hết là những nguyên nhân
đưa đến việc học yếu. Nếu học yếu về Tiếng Việt thì những giờ rỗi rãi có thể hướng

dẫn cho các em luyện đánh vần hoặc phân một số em giỏi kèm cặp giúp đỡ trước
giờ học, giờ ra chơi.
Đối với những em yếu môn Toán, giáo viên xác định em yếu những chỗ nào,
yếu về cộng, trừ, nhân, chia hay chưa thuộc các bẳng nhân, chia. Biện pháp ở đây là
cho các em tự học thuộc lòng các bảng nhân, cách đặt số và thực hiện. Cũng như
trên giáo viên phải bỏ một ít thời gian kèm cặp, giúp đỡ. Đối với những học sinh
này giáo viên thường khen nhiều hơn chê, động viên nhiều hơn trách phạt khi các
em chưa thật sự tiến bộ.
Đối với học sinh cá biệt, giáo viên phải kiên trì hơn, cố gắng hơn trong việc
động viên thuyết phục để các em hiểu và thực hiện đúng những nhiệm vụ của học
sinh. Sau khi áp dụng những biện pháp trên một số em cá biệt, học sinh yếu của lớp
dần dần có những chuyển biến đi lên trong học tập.
Việc tổ chức trả bài đầu giờ giáo viên tổ chức thực hiện cho lớp một cách
chặt chẽ, nhóm học tập giáo viên cũng đến trước lớp 15 phút hàng ngày để kiểm tra
việc thực hiện của các em.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Qua năm học 2011 -2012, với những nhiệm vụ và sáng kiến của mình, bản
thân tôi đã đem lại cho khối lớp 3 những kết quả đáng phấn khởi. Sự tiến bộ của học

3


sinh đã tiếp thêm cho tôi niềm tin và nghị lực. Sở dĩ có được thành tích trên là do
những yếu tố sau:
+ Luôn xác định cho mình một lý tưởng cao đẹp vì đàn em thân yêu.
+ Phải đề ra những biện pháp và kiểm tra thực hiện một cách thường xuyên,
có biện pháp uốn nắn những sai lệch.
+ Phải theo dõi sâu sát trong mọi công việc đề ra, không hình thức, không
giao khoán cho một tập thể hay cá nhân.
+ Phải biết kết hợp cùng với lực lượng xã hội hoá giáo dục hoạt động nhất là

giáo dục của học sinh.
+ Phải có biện pháp khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời đối với
học sinh có tiến bộ trong học tập.
+ Lên lớp có nhiều phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm gây hứng thú học
tập cho học sinh.
+ Đặc biệt có sự lãnh chỉ đạo của Ban giám hiệu của nhà trường, cùng với
đồng nghiệp và sự lãnh chỉ đạo cấp trên.
Nhờ một số biện pháp trên mà trong năm học 2011-2012 học sinh có những
tiến bộ rõ rệt. Không còn học sinh yếu kém, số học sinh khá giỏi tăng giỏi lên.
Kết quả xếp loại cuối năm học 2011-2012 lớp tôi đạt được như sau :

HỌC LỰC
Giỏi

Môn
Tiếng Việt
Toán

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

6

18.75

10

31.25

15

46.88

1

3.12

9

28.13


12

37.50

10

31.25

1

3.12
4


5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Qua nghiên cứu chương trình và thực tế trong quá trình triển khai “đề tài” vào
giảng dạy, cho thấy – để tăng cường mức độ hứng thú, sự say mê, ham tiến bộ của
học sinh trong học tập. Đó là động lực giúp các em tự tin và tiến bộ hơn rất nhiều.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Việc khắc phục học sinh yếu và nâng cao chất lượng dạy và học chính là để
nâng cao chất lượng toàn diện là yếu tố quyết định phải là năng lực đội ngũ giáo
viên. Mặt khác phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đó
chính là động lực thúc đẩy toàn diện trong nhà trường ngày càng được nâng cao.
Muốn vậy người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ năng lực, thể hiện
sự yêu người, yêu nghề bằng hành động cụ thể. Đồng thời tạo cho học sinh có ý
thức vươn lên trong học tập để đạt được hiệu quả cao hơn.
Có thực hiện được vấn đề trên mới làm chuyển biến được chất lượng giảng
dạy và học ở trường tiểu học, góp phần “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân
lực bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước.


CĐV, ngày 25 tháng 11 năm 2012
Ý kiến xác nhận

Người viết

Của Thủ trưởng đơn vị

Nguyễn Quốc Long

5


6



×