Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số biện pháp rèn luyện đạo đức hs lớp 8 trường THCS mỹ hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.72 KB, 13 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
- Đạo đức là thước đo giá trị của con người. Hiện nay đạo đức học sinh
là vấn đề được nhiều người quan tâm và suy nghĩ nhất là người làm công tác
giáo dục như chúng ta. Trong thời kì kinh tế hội nhập các giá trị đạo đức dần có
xu hướng phai nhạt mà giới trẻ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất không ai
khác đó là học sinh thân yêu - là chủ nhân tương lai của đất nước. Các em xem
việc nói tục, chửi thề, bạo lực, ứng xử thiếu văn hóa, vô lễ với thầy cô là chuyện
bình thường… Ở đa số các lớp học đều có một vài học sinh có biểu hiện chưa
ngoan điều này không chỉ làm giảm kết quả học tập của các em mà còn ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường và đây còn là nỗi lo của gia đình
và xã hội. Đáng lo hơn là hành vi thiếu đạo đức lại lan truyền quá nhanh và trở
thành một trào lưu “nóng” cho giới trẻ.
- Chuẩn mực đạo đức của một thế hệ phản ánh thế giới tinh thần, trình
độ văn minh của thế hệ đó. Tiêu chuẩn đạo đức chính là sự kết tinh những gì
tinh tuý nhất, giá trị nhất mà con người đã tích luỹ được trong quá trình phát
triển nền văn hoá nhân loại. Và điều gì xảy ra khi thế hệ trẻ xem thường chuẩn
mực đạo đức?
- Bác Hồ đã dạy: ”Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Như vậy, chúng ta
không chỉ dạy tri thức cho học sinh mà phải dạy các em làm người hữu ích cho
xã hội. Và điều đó được thực hiện khi học sinh của chúng ta được định hướng để
tự nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân mình. Trên cở sở đó các em sẽ biết
khắc phục những hạn chế đồng thời phát huy những mặt tích cực của bản thân từ
đó sẽ hoàn thiện dần về nhân cách.
- Việc khắc phục những hạn chế của bản thân mà do chính bản thân
người đó phát hiện ra và được mọi người góp ý sửa đổi, tự có biện pháp, thời
gian… khắc phục thì hiệu quả rèn luyện sẽ cao hơn.

1



Chính vì những lí do trên tôi đã rèn luyện đạo đức cho học sinh lớp 8 và
cụ thể là lớp 8A3 mình chủ nhiệm bằng phương pháp phê bình và tự phê bình
trong giờ sinh hoạt lớp để từng bước hình thành nhân cách của học sinh.
II. Phạm vi nghiên cứu:
Các vấn đề liên quan đến việc giao tiếp, ứng xử của học sinh lớp 8:
- Cách giao tiếp của học sinh với bạn bè trong lớp.
- Cách giao tiếp với thầy cô, nhân viên nhà trường.
- Thời gian thực hiện từ tháng 11/2012 đến hết tháng 3/2013.
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Quan sát cách giao tiếp cũng như hành vi ứng xử của học sinh từ đó
hình thành cho các em có kĩ năng giao tiếp thật tốt.
- Trò chuyện, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, hoàn cảnh của các em tìm ra biện
pháp giáo dục có hiệu quả.
- Tìm và phát huy mặt mạnh của học sinh nhất là học sinh chưa ngoan.
- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để điều chỉnh, uốn nắn tư
tưởng đạo đức của học sinh.

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
2


- Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ
với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương
lai, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh
của dư luận xã hội.
- Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển đạo đức của con
người là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hóa những

nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức – xã hội thành những phẩm chất
đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức đáp ứng yêu
cầu của xã hội. Có thể hiểu quá trình giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ
chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị
đạo đức, của cá nhân nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và
thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội.
- Chuẩn mực đạo đức giúp con người điều chỉnh những mối quan
hệ hiện hữu giữa con người với thế giới xung quanh.
- Con người đủ đức và tài để lập thân, lập nghiệp, để xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc là con người toàn diện có đầy đủ phẩm chất: Đạo đức, tri thức, thể chất,
thẩm mĩ, lao động, nghề nghiệp.
- Giáo dục đạo đức cho học là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và rất cần
thiết. Đây là vấn đề lớn trong chiến lược con người mà Đảng và Nhà nước ta xác
định phải quan tâm trong thời kì đổi mới, thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước. Giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng về hành
vi, thói quen, đạo đức, hình thành những nét tính cách của con người mới phù
hợp mục đích giáo dục.
- Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài.
Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Công tác giáo dục đạo
đức tốt sẽ là cơ sở để nâng cao giáo dục toàn diện.
- Giáo viên cần giáo dục đạo đức cho học sinh theo hướng kế thừa và
phát huy những giá trị đạo đức truyền thống với những giá trị đạo đức mới trong
nền kinh tế hội nhập. Cần đa dạng hóa các loại hình giáo dục đạo đức cho học
3


sinh mà quan trọng là kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Song nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các biện pháp nhằm tạo ra
sự thống nhất cho mọi hoạt động.
* Yêu cầu:

- Giúp học sinh nhận ra những khuyết điểm của bản thân thông qua công
tác phê bình và tự phê bình.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đánh giá bản thân của mình và của
người khác thông qua bản tự phê.
- Giúp học sinh nhận thấy mặt mạnh hay giá trị của bản thân mình mà
phát huy, khắc phục những mặt sai đáng chê trách.
- Từ đó tìm ra được biện pháp giáo dục học sinh một cách phù hợp giúp
các em có những cử chỉ đẹp đối với bạn bè, thầy cô và mọi người.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn
-

Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với thầy cô, nói

tục, gây gổ đánh nhau, không trung thực, ích kỷ, ham chơi, đua đòi... ngày càng
nhiều. Công tác giáo dục đạo đức học sinh ngày càng khó khăn hơn vì các em
chỉ biết đến quyền mà quên đi nghĩa vụ của mình đôi khi còn thách thức, trêu
chọc giáo viên.
-

Theo sự ghi nhận trong công tác giảng dạy của tôi nhiều năm về

khối học sinh lớp 8 thì 98% các em đã bước vào tuổi dậy thì và các em rất muốn
tìm hiểu về sự phát triển của bản thân mình, muốn khẳng định mình, chứng tỏ
mình là người lớn.
1. Khái quát đặc điểm lớp 8A3:
a. Thuận lợi:
- Là giáo viên giảng dạy môn sinh học nên phần nào nắm được tâm sinh
lí của các em ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
- Luôn được phân công chủ nhiệm liên tục nhiều năm nhất là chủ nhiệm
lớp 8 có nhiều học sinh yếu và chưa ngoan nên phần nào cũng rút kết được

nhiều kinh nghiệm quý báo trong công tác chủ nhiệm.
- Được sự tín nhiệm của học sinh, sự phối hợp của giáo viên bộ môn và
sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường.
4


- Bên cạnh những học sinh chưa ngoan thì các em còn lại cũng có ý thức
học tập và đó là động lực giúp tôi quan tâm và yêu thương học sinh lớp mình
chủ nhiệm hơn.
b. Khó khăn:
- Học sinh khối 8 nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng có rất nhiều biến
đổi về thể chất lẫn tâm sinh lí. Ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, nghịch
ngượm, luôn chao chuốt vẻ bên ngoài… hay làm những việc khiến người khác
phải chú ý, luôn chứng tỏ mình là người lớn, muốn được tự do không chịu sự
quản lí của người lớn.
- Lớp có nhiều học sinh chưa ngoan như em Quang, Quý, Khánh, Thanh,
Nhân… biểu hiện: không học bài, không ghi bài, hay đi lại tự do trong lớp, phát
biểu linh tinh, nói leo và đặc biệt rất thích làm cho thầy cô nổi giận là niềm vui
của các em.
- Có 2 học sinh mồ côi cha,1 học sinh mồ côi mẹ, 5 học sinh thuộc hộ
nghèo, 3 học sinh có cha đi làm ăn xa phải ở với ông bà và còn l9 học sinh có
điều kiện sống chỉ ở mức trung bình khá vì chủ yếu là làm thuê và làm ruộng ít
quan tâm đến việc học của con em mình.
- Ý thức học tập của đa số học sinh chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu kém giao
động 17%- 26%, mức độ vi phạm nội quy khoản 50%.
* Những khó khăn trên đã phần nào ảnh hưởng đến việc học tập cũng
như việc rèn luyện đạo đức vì muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải có sự
kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là quan hệ thống nhất không
thể tách rời trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.
2. Thực trạng:

- Học sinh THCS có sự phát triển tâm lí vô cùng phức tạp, ở lứa tuổi này
các em luôn muốn thể hiện mình, luôn được mọi người chú ý nhất là người bạn
khác giới, các em luôn tỏ ra mình là người lớn nên sẽ có những hành vi, những
biểu hiện đôi khi bị lệch lạc nếu không được điều chỉnh kịp thời như: hút thuốc,
uống rượu, chửi thề, bạo lực, đua đòi, yêu…
- Đa số giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức mà quên đi
việc giáo dục đạo đức cho học sinh, hoặc sự giáo dục đạo đức không đến nơi
5


đến chốn dẫn đến sự phản ứng thiếu thiện chí từ phía học sinh. Đồng thời xem
việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
- Chưa có mô hình giáo dục đạo đức cụ thể cho học sinh, chỉ dừng lại ở
mức phê bình, khiển trách rất ít trường hợp bị kỉ luật và cũng chưa tạo được
nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh.
- Học sinh chưa nhận ra được ưu điểm để phát huy cũng như khuyết
điểm cần khắc phục của chính bản thân mình mà điều này là hết sức cần thiết và
quan trọng trong quá hình thành nhân cách của học sinh.
- Sự quan tâm của phụ huynh chưa đúng cách, hoặc nuôn chìu con quá
mức nên làm cho các em thoát khỏi khuôn khổ giáo dục chuẩn mực rồi cuối
cùng không quản nổi các em.
- Hình thức tổ chức 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm chưa phong phú, hấp dẫn
lôi cuốn học sinh còn mang nặng đánh giá phê bình, chê trách làm căng thẳng
tiết sinh hoạt lớp.
- Qua kết quả nhận xét của giáo viên bộ môn trong sổ đầu bài cho thấy
mức độ vi phạm của học sinh lớp 8A3 như sau:
Thời gian
Tháng 10

Hành vi vi phạm

Tháng 8+ 9
Không nghiêm túc trong giờ
35 lượt
28 lượt
học, trốn tiết
Chửi thể nói tục, nói leo
16 lượt
20 lượt
Thiếu tôn trọng giáo viên
6 lượt
13 lượt
Không ghi bài, chuẩn bị bài
30 lượt
19 lượt
Không đồng phục
90 lượt
26 lượt
3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do:

Tháng 11
13 lượt
10 lượt
10 lượt
16 lượt
10 lượt

- Bản thân học sinh chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học
và rèn luyện đạo đức, các em quên một điều “Tiên học lễ, hậu học văn”, tri
thức và đạo đức phải song hành với nhau trong mỗi con người chúng ta.
- Không có cơ hội để chính bản thân học sinh mạnh dạn nhận ra khuyết

điểm của mình cũng như sự đóng góp ý kiến từ người khác vì giáo viên dành
phần lớn thời gian để đảm bảo nội dung bài học.
- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, xâm nhập của văn hóa đồi trị, lối
sống thực dụng…đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của học
sinh.
6


- Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh chưa thật sự sâu sắc và gần
gũi, còn khoản cách quá lớn giữa thầy và trò.
- Các câu lạc bộ sinh hoạt vui chơi mang tính giáo dục và lâu dài cho học
sinh trong trường học chưa mang lại hiệu quả cao, chỉ dừng lại ở giờ ngoại khóa
dưới cờ, nếu có chỉ là những học sinh khá giỏi tham gia nhưng đối tượng cần
quan tâm nhiều lại là học sinh chưa ngoan, học sinh có học lực yếu.
- Một số bậc cha mẹ chỉ quan tâm con cái bằng cách cho tiền nhưng
không để ý rằng con cái rất cần sự chia sẻ từ người thân trong gia đình, công tác
phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh chưa chặt chẽ còn giao
nhiệm vụ giáo dục con cho nhà trường.
Chương 3: Các giải pháp:
1. Phương hướng chung:
Từ những nguyên nhân trên chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp phù
hợp, lâu dài và hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh. Tuy nhiên giáo dục
đạo đức học sinh không thể nhanh chóng mang lại hiệu quả cao mà còn phụ
thuộc vào mức độ quan tâm của giáo viên và sự nhận thức của học sinh. Nhưng
điều trước tiên chúng ta cần giúp học sinh nhận ra hành vi sai trái của mình bằng
chính cái tâm của người thầy - người thân đứng phía sau cha mẹ của các em và
từ chính những người bạn của mình. Hãy lấy ưu điểm cảm hóa khuyết điểm, hãy
giúp các em tự đề ra biện pháp, thời gian khắc phục những sai trái của bản thân
bằng chính sự quyết tâm của các em và đây là điều vô cùng quan trọng . Khi
thấy được vai trò của đạo đức thì các em thấy được giá trị của bản thân mình,

đây là cơ sở để nâng cao ý thức học tập từ đó các em sẽ có niềm tin vào bản thân
và có mục tiêu, lí tưởng sống để phấn đấu. Chính vì vậy tôi đã đề ra phương
pháp rèn luyện đạo đức cho học sinh lớp mình chủ nhiệm bằng phương pháp
phê bình và tự phê bình lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp, bên cạnh đó tôi cũng
cho học sinh làm quen và học theo đức tính của Bác Hồ thông qua những mẫu
chuyện về Bác do chính học sinh trong lớp sưu tầm và kể lại. Và một điều
không thể thiếu đó phần xét thi đua khen thưởng ở mỗi học kì cho những học
sinh có nhiều tiến bộ do chính các em trong lớp bầu chọn.
1. Các giải pháp:
7


* Giải pháp: phê bình tự phê bình
- Trong giờ sinh hoạt lớp sau khi các tổ trưởng, ban cán sự lớp hoàn thành
phần báo cáo, nhận ra điểm cần phát huy, điểm cần khắc phục. Giáo viên nhận
xét về hoạt động và đề ra kế hoạch cho tuần kế tiếp.
- Tiếp theo là công tác phê tự phê: được sự phân công từ tuần trước thì 2
học sinh sẽ lần lượt đứng lên đọc bảng tự phê, trong bảng tự phê các em phải tự
nêu ra được ưu điểm, khuyết điểm, biện pháp khắc phục và thời gian thực hiện.
- Các học sinh trong lớp phải nhận xét về bản tự phê của bạn mình, ngoài
ra có thể nêu thêm những ưu, khuyết điểm của bạn mình trên tinh thần giúp nhau
tiến bộ (Mỗi bản tự phê phải có ít nhất 3 ý kiến đóng góp). Khâu đóng góp hết
sức sôi nổi vì các em học chung lớp hàng ngày nên sẽ để ý, phát hiện ra những
hành vi sai trái hoặc việc làm tốt của bạn nên rất mạnh dạng cho ý kiến không e
ngại hoặc nể nang như người lớn chúng ta. Đây là cơ hội để giáo viên chủ nhiệm
hiểu thêm về từng cá nhân của lớp mình.
- Người được phê bình sẽ tự nhận ra những điểm cần khắc phục trên tinh
thần thoải mái, thành khẩn. Muốn được như thế giáo viên phải hết sức cẩn trọng
và phải làm công tác tư tưởng cho các em tránh sự đố kị, ghen ghét lẫn nhau.
- Khi học sinh nhận ra mặt hạn chế của bản thân thì giáo viên sẽ định

hướng cho học sinh cách khắc phục, lấy ưu điểm của học sinh cảm hóa khuyết
điểm giúp học sinh nhận ra rằng bản thân mình cũng có giá trị, cũng có thể
mang lại nhiều lợi ích cho tập thể từ những ưu điểm của chính bản thân.
- Tiếp theo công tác phê tự phê là phần kể chuyện về Bác, từ mẫu chuyện
các em rút ra được bài học gì từ đức tính vô cùng quý báo của Bác. Thông qua
câu chuyện giáo viên dần dần hình thành nhân cách của học sinh trên cơ sở ưu
khuyết điểm của các em. Ở phần này sẽ có những phần thưởng như kẹo, bánh
Oshi… cho các em có câu trả lời hay như thế làm cho tiết sinh hoạt lớp sẽ vui
hơn, nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn. Tiềm mua quà lấy từ tiền quỹ của lớp và
được tập thể lớp thống nhất từ trước.
- Đến lúc xét hạnh kiểm tháng thì đem kết quả rèn luyện của các em cho
lớp xem xét và xếp loại dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
* Giải pháp: Ai vi phạm sẽ bị làm lớp trưởng:

8


Theo tôi nghĩ khi mình giữ một vai trò chủ đạo, chức vụ nào đó thì chắc
chắn mình phải làm gương thì nói người khác mới nghe. Chính vì thế tôi đề ra
qui định ở lớp chủ nhiệm như sau: Nếu ai vi phạm trong giờ học bị giáo viên ghi
sổ đầu bài làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp thì người đó phải làm lớp trưởng
một tuần. Nếu có nhiều học sinh vi phạm thì tập thể sẽ bầu chọn từng chức danh
riêng cho từng người như: lớp trưởng, lớp phó trật tự, lớp phó lao động. Nếu làm
tốt dẽ được thưởng, xét hạnh kiểm tốt. Nếu làm không tốt thì sẽ tiếp tục làm
nhiệm vụ đó và bị hạ hạnh kiểm theo quy định. Giáo viên chủ nhiệm phân công
lớp trưởng được lớp bầu chọn từ đầu năm học làm công tác cố vấn, và giúp đỡ
lớp trưởng mới khi gặp khó khăn. Thường các em chưa ngoan ít khi muốn làm
một chức vụ nào đó vì nó quá gò bó và phải bao quát toàn lớp, không phù hợp
với thói quen xấu hàng ngày nên các em sẽ cố gắng làm tốt công việc được giao
để tuần sau không làm lớp trưởng nữa. Trong quá trình làm nhiệm vụ thì rõ ràng

chúng ta đang rèn luyện đạo đức cho các em, từ từ các em sẽ thấy những hành
vi xấu của bản thân dần dần được tự mình khắc phục. Giáo viên chủ nhiệm phải
theo dõi sát các hành vi của những học sinh này để kịp thời hướng các em vào
yêu cầu rèn luyện của mình đề ra. Khi các em tiến bộ đó chính là niềm vui của
giáo viên chủ nhiệm.
3. Kết quả đạt được:
Khi thực hiện các giải pháp nêu trên tôi nhận thấy lớp chủ nhiệm của
mình có sự tiến bộ rỏ rệt. Nhiệt tình hơn khi tham gia phong trào do trường, lớp
đề ra. Số tiết học tốt tăng dần, số học sinh vi phạm giảm nhiều, đặc biệt là sự
tiến bộ rõ của 6 học sinh gần như cá biệt của lớp (em Quang, Khánh, Nhân,
Nghĩa, Quý, Thanh) vì đa số tiết khá, trung bình là do 6 học sinh này gây nên, cụ
thể:
* Kết quả đạt được:
Hành vi vi phạm

Thời gian
Trước khi thực hiện

Sau khi thực hiện

Không nghiêm túc trong
giờ học, trốn tiết

76 lượt

28 lượt

Chửi thể nói tục, nói leo

36 lượt


5 lượt
9


Thiếu tôn trọng giáo viên

29 lượt

1 lượt

Không ghi bài, chuẩn bị bài

65 lượt

19 lượt

Không đồng phục

126 lượt

26 lượt

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Trong quá trình thực hiện phương pháp phê bình và tự phê bình tôi nhận
thấy học sinh thật sự trở nên nghiêm túc hơn dưới sự hướng dẫn tận tình của
giáo viên chủ nhiệm. Các em thấy được sự quan tâm, sự đóng góp chân thành từ
người bạn của mình, và cảm nhận được niềm vui khi bạn mình thấy được ưu
điểm của chính mình. Đây là động lực rất lớn để các em khắc phục những

khuyết điểm của bản thân. Tuy nhiên quá trình khắc phục phải có sự hướng dẫn
tận tình của giáo viên chủ nhiệm.
- Để mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức học sinh thì
người giáo viên phải thật sự quan tâm và yêu quý học sinh như chính người em,
người con. Hãy lấy sự sai phạm của học sinh làm động lực để giáo viên rèn
chuyên môn, nghiệp vụ của mình và hãy xem sự tiến bộ của học sinh làm niềm
vui và hạnh phúc của bản thân.
- Phải đầu tư thời gian, sức lực, đặt hết tâm huyết vào công việc giáo dục
học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi bạn lấy được niềm tin ở các em
và các em cảm nhận được tình cảm của bạn thì mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

10


- Phải có các hình thức khen thưởng, xử phạt hợp lí, công bằng, đúng lúc
thì mới tạo ra được không khí thi đua, rèn luyện trong tập thể lớp.
- Đừng vội vàng kết luận một học sinh nào đó mà hãy dành nhiều thời
gian hơn để tìm hiểu các em vì điều này hết sức cần thiết trong công tác chủ
nhiệm.
- Người giáo viên chủ nhiệm cần phải gương mẫu, chuẩn mực, bình tỉnh
trong xử lí các tình huống. Kiên quyết, cứng rắn trong xử phạt, nhưng phải biết
động viên khuyến khích trong những trường hợp cần thiết.
- Khi thực hiện biện pháp phê bình và tự phê bình đối với lớp chủ nhiệm
thì người giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy được: phê bình là nêu ưu
điểm và vạch khuyết điểm của bạn mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch
khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau.
2. Kiến nghị:
Để đề tài mang lại hiệu quả lâu dài và thiết thực cần phải được sự hỗ trợ
rất nhiều từ phía nhà trường và giáo viên bộ môn.
- Nhà trường cần phải tổ chức nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh như câu

lạc bộ em yêu thể thao; cờ vua; câu lạc bộ sáng tác thơ, truyện; vẽ tranh…
nhưng phải kèm theo là những học sinh có hạnh kiểm khá tốt, học lực trung bình
mới được tham gia, như vậy cũng tác động tích cực đến ý thức rèn luyện đạo
đức của các em vì thường những học sinh chưa ngoan này rất thích hoạt động
chân tay.
- Bên cạnh đó nhà trường cũng cần có những biện pháp xử lí nghiêm đối
với các trường hợp vi phạm với mức độ nghiêm trọng để nâng cao ý thức rèn
luyện đạo đức cho học sinh.
- Giáo viên bộ môn cần quản lí tiết dạy của mình tốt hơn nữa để các em
không có cơ hội vi phạm nội qui trong giờ học.
Trên đây là những kinh nghiệm rút kết được khi thực hiện đề tài và nó đã
đem lại hiệu quả cao cho lớp 8A3 của tôi trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên
quá trình thực hiện đề tài cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, muốn hiệu
quả lâu dài thì cần phải tìm ra nhiều giải pháp tốt hơn nữa. Rất mong hội đồng
khoa học các cấp góp ý, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung để cho đề tài hoàn
chỉnh hơn.
11


Xin chân thành cám ơn!

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

1. Ưu điểm chính
....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................


2. Tồn tại cần khắc phục
....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................

3. Kết quả thực hiện tại đơn vị
....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................

4. Hướng phát triển
....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
12


.....................................................................................................................................................................................

4. Xếp loại

A  ; B  ; C  ; KXL  ; Sao chép 
Mỹ Hội, ngày 29 tháng 3 năm 2013.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

13




×