Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số kĩ NĂNG THIẾT kế, tổ CHỨC các mô HÌNH HOẠT ĐỘNG đội đạt HIỆU QUẢ CAO TRONG LIÊN đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.17 KB, 14 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: “MỘT SỐ KĨ NĂNG THIẾT KẾ, TỔ CHỨC CÁC MÔ
HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐỘI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG LIÊN ĐỘI.”
Người thực hiện: Đào Việt Khái
Thời gian triển khai thực hiện: Năm học 2011-2012
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Vì vậy đòi hỏi giáo viên
Tổng phụ trách đội luôn trực tiếp gần gũi với các em hằng ngày để động viên, theo
dõi sự tìm tòi, kích thích sự sáng tạo của các em. Từ đó trang bị cho các em những
tri thức cần thiết góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho đất nước trong tương lai
giúp các em ra sức thi đua học tập xứng đáng là những con ngoan, trò giỏi, cháu
ngoan Bác Hồ.
Trong những năm qua hoạt động đội trong nhà trường gặp nhiều khó khăn,
chưa thu hút được đội viên tham gia các hoạt động, là một giáo viên có tâm huyết
với nghề tôi luôn băn khăn, trăn trở làm sao để tìm ra biện pháp tốt nhất để thu hút
đông đảo đội viên tham gia hoạt động. Từ những khó khăn trên trong năm học qua
tôi đã thiết kế một số hoạt động các mô hình cho đội viên tham gia và đem lại kết
quả đáng kể. Để thiết kế các hoạt động đội đòi hỏi phải lựa chọn nội dung, hình
thức, phương pháp tổ chức hoạt động và sắp xếp theo một trình tự hợp lý trên cơ sở
đảm bảo tính thực tiễn cho các em thực hiện theo yêu cầu của đội đề ra.
Việc tổ chức thiết kế giúp cho các em nắm bắt một cách tận tường mọi vấn đề
nội dung, hình thức và các tình huống có thể sảy ra trong quá trình tổ chức thực
hiện nhằm giúp cho các em có ý thức thực hiện chương trình một cách thành thạo;
góp phần rèn luyện và bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý cho các em.


Vì thế để hoạt động của Đội thiếu niên trong nhà trường được sôi nổi và có
hiệu quả đội viên phải gương mẫu và thực hiện tốt vai trò của mình. Thực hiện tốt
nghi thức đội trong trường Tiểu học là một phương tiện giáo dục rất quan trọng của
đội TNTP Hồ Chí Minh; sinh hoạt nghi thức đội còn góp phần giúp đội viên rèn


luyện ý thức tổ chức kĩ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tạo nên tình cảm
gắn bó đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Hoạt động nghi thức đội sẽ
tạo thành thói quen, nền nếp tốt trong sinh hoạt hằng ngày cho cá nhân đội viên
như: Biết cách ăn mặc đẹp, gọn gàng, sạch sẽ, đi học đúng giờ vào lớp thuộc bài ra
lớp hiểu bài, tạo cho các em mạnh dạn trong học tập và có ý thức giữ gìn vệ sinh
lớp học sạch đẹp, ngăn nắp chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan nhà trường xanh sạch
đẹp, góp phần thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực…
Từ những vấn đề trên, bản thân tôi đã tìm ra nhiều biện pháp nhằm khắc phục
những hạn chế yếu kém trong công tác đội và đúc rút ra được cách giáo dục cho đội
viên thông qua các kĩ năng, thiết kế tổ chức trong sinh hoạt đội. Vì vậy tôi đã chọn
đề tài “Một số kĩ năng thiết kế, tổ chức các mô hình hoạt động đội đạt hiệu quả
cao trong Liên đội”.
II. Phạm vi triển khai thực hiện:
Sáng kiến này được áp dụng cho học sinh, đội viên trường Tiểu học Việt Khái
3, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
III. Nội dung sáng kiến:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
- Trường Tiểu học Việt Khái 3 thuộc vùng sâu nên ảnh hưởng rất nhiều trong
quá trình triển khai các kĩ năng thiết kế, tổ chức các mô hình hoạt động đội; hơn
nữa trường có đến 3 điểm lẻ nên Tổng phụ trách Đội phải sắp xếp thời gian mỗi
tháng xuống điểm lẻ một lần. Từ đó, tập hợp các em để tham gia sinh hoạt còn hạn
chế và gặp nhiều khó khăn.
- Việc xác định tổ chức các kĩ năng, thiết kế tổ chức hoạt động theo chủ điểm
tháng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Đội viên. Tuy nhiên để Đội viên thực hiện


tốt các kĩ năng thiết kế trong sinh hoạt đội đòi hỏi giáo viên Tổng phụ trách và giáo
viên chủ nhiệm lớp đóng một vai trò to lớn vào sự thành công của buổi sinh hoạt để
đảm bảo đúng các kĩ năng mà các em đã thực hiện. Đồng thời hướng dẫn để các em

thực hiện tốt các yêu cầu đã nêu và giúp cho các em hiểu rõ về tổ chức Đội, để giáo
dục cho các em toàn diện trên tất cả các mặt như giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức
trách nhiệm thái độ trong học tập. Vậy muốn đạt được điều đó giáo viên Tổng phụ
trách phải biết gây hứng thú cho đội viên để các em tích cực tham gia hoạt động
Đội và có ý thức học tập các kĩ năng về nghi thức đội.
- Đa số giáo viên chưa qua nghiệp vụ công tác đội, mà hầu hết là giáo viên chủ
nhiệm lớp rồi chuyển sang làm công tác phụ trách đội; nên gặp rất nhiều khó khăn
và lúng túng trong các khâu tổ chức vui chơi, sinh hoạt theo chủ điểm tuần tháng…
Chưa phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nên ảnh hưởng đến việc tổ chức hay giáo
dục cho các em còn gặp nhiều hạn chế.
- Đối với giáo viên Tổng phụ trách đội khi hướng dẫn kĩ năng thiết kế và tổ
chức cho các em đội viên thường làm theo những hình thức sau:
+ Do địa bàn đơn vị trường thuộc vùng sâu, sân tập còn hạn chế nên giáo viên
tổng phụ trách thường xuyên cho các em thực hành các nghi thức đội ở trong lớp
học chỉ vào ngày thứ 7. Từ đó ảnh hưởng đến sự tiếp thu của các em rồi dẫn đến
kết quả không cao.
+ Sân bãi hẹp giáo viên cho các em luyện tập theo nhóm nhưng sự giám sát
luyện tập của giáo viên đối với các em còn hạn chế do số đội viên quá đông từ đó
nhiều em đội viên nói chuyện riêng ít tham gia luyện tập ảnh hưởng đến kết quả
sinh hoạt.
2. Một số yêu cầu khi thiết kế hoạt động Đội:
- Thiết kế hoạt động đội là sự lựa chọn về nội dung, hình thức, phương pháp
giáo dục nhằm tạo ra mô hình hoạt động và tổ chức sáng tạo theo một chủ đề, chủ
điểm, một yêu cầu giáo dục mang tính nhất định của đội.
- Phải đảm bảo tính lôgic hợp lý, có mở đầu, có kết thúc và xác định rõ đâu là
khâu chủ yếu, quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động.


- Xác định rõ thời điểm nào sẽ diễn ra hoạt động đó trong năm. Thời gian dành
cho hoạt động, cho từng mảng công việc là bao nhiêu. Tất cả phải được cụ thể hóa

trong quá trình thiết kế.
- Phải phù hợp với đối tượng giáo dục, thiếu nhi, đội viên theo từng độ tuổi; về
khả năng, trình độ, sức khỏe của các em, đồng thời phải thể hiện màu sắc của Đội,
biểu trưng, sự vui tươi lãng mạn, mang màu sắc vui chơi tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn
các em.
- Sát với yêu cầu chỉ đạo của Đoàn, Hội đồng đội cấp trên, đặc biệt phải phù
hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và nhà trường.
- Phải đảm bảo mang tính giáo dục nhằm tuyên truyền sâu rộng trong đội viên,
nhi đồng, để giúp các em rèn luyện một cách toàn diện.
- Người tổ chức phải thật sự gần gũi để giúp đỡ các em trong quá trình hoạt
động; từ đó mới thu hút các em và mang lại kết quả cao.
- Người tổ chức phải thật sự sáng tạo, tìm kiếm những cái mới trong quá trình
hoạt động cũng như đưa ra các trò chơi thích hợp sau mỗi buổi hoạt động để tạo đà
phấn khởi và thu hút các em.
3. Phương pháp khi thực hiện các thiết kế, kĩ năng:
- Người phụ trách cần tìm ra những phương pháp thích hợp trong quá trình
hoạt động khi thiết kế các mô hình theo từng chủ điểm như:
+ Cho học sinh tham quan thực tế;
+ Cho học sinh sưu tầm tài liệu trước khi hoạt động về một chủ đề cụ thể;
+ Đặt hệ thống câu hỏi cho học sinh trả lời theo nội dung hoạt động;
+ Sử dụng hệ thống nhóm, phân đội, chi đội cho học sinh hoạt động;
+ Dùng hoạt cảnh, hò, vè, hoạt động trò chơi để sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm.
4. Cấu trúc thiết kế hoạt động Đội:
* Cấu trúc một bản thiết kế được thể hiện như sau:
- Tên bản thiết kế
- Liên đội trường
- Mục tiêu của bản thiết kế


- Nội dung và chương trình hoạt động (Nội dung cụ thể, địa điểm, thời gian,

người chịu trách nhiệm.
- Ban tổ chức chỉ đạo thi công thiết kế
- Điều kiện cơ sở vật chất và công tác phối hợp
- Phương án dự phòng (chú ý các điều kiện phòng tránh tai nạn thương tích
cho các em khi tổ chức hoạt động đội, phương án và thời tiết xấu và các tình huống
có thể xảy ra).
- Những điểm cần chú ý.
* Giới thiệu một mẫu cấu trúc thiết kế, kĩ năng hoạt động Đội như sau:
I. Mục tiêu.
II.Tổ chức thực hiện
1. Thời gian
2. Địa điểm
3. Thành phần: Khách mời, tham gia
4. Trang trí, khánh tiết
5. Sơ đồ
III. Phân công nhiệm vụ:
1. Chuẩn bị nội dung
2. Chuẩn bị cơ sở vật chất
3. Kinh phí thực hiện
IV. Bảng biểu diễn chương trình
STT Thời gian Diển biến nội dung Hình thức yêu cầu
V. Lời dẫn chương trình
VI. Các mục tiêu thiết kế
* Các bước tiến hành thiết kế hoạt động đội:
- Bước 1: Công tác chuẩn bị:
+ Những căn cứ để lựa chọn chủ đề thiết kế hoạt động Đội;
+ Chỉ thị và chủ trương cấp trên;
+ Nhiệm vụ năm học của nhành giáo dục, của địa phương;
+ Nhu cầu, nguyện vọng của các em thiếu nhi;


Thực hiện


+ Các ngày lễ lớn, chủ điểm trong năm học;
- Bước 2: Thiết kế nội dung chương trình hoạt động:
+ Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động Đội là một công việc rất quan
trọng và có tính quyết định. Nội dung của từng hoạt động cụ thể phải bám sát vào
mục tiêu đề ra và có tính khả thi cao, phải gắn liền với công việc cụ thể, thường
xuyên, chủ yếu trọng tâm và gắn liền với địa điểm cụ thể.
+ Cần có phương án dự phòng cho các nội dung và phải có điều chỉnh kế
hoạch trước, đặc biệt cần cương quyết chỉ đạo thực hiện tránh tình trạng “đầu voi,
đuôi chuột”
- Bước 3: Chỉ đạo thực hiện:
+ Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên
dương những thành tích cũng như nhắc nhở những lệch lạc của cá nhân và tập thể
Đội. Cần phải nghiêm túc việc thực hiện nội dung, chương trình hoạt động đã thiết
kế vì vậy cần phải linh hoạt, sáng tạo để xử lý và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp
với tình hình.
+ Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên hội ý Ban tổ chức để kịp thời
nắm bắt diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực
hiện có hiệu quả nội dung và chương trình đề ra.
- Bước 4: Tổng kết đánh giá kết quả.
+ Sau hoạt động việc xem xét một cách nghiêm túc những mục tiêu đặt ra
được gì, những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu, nhược điểm của cá nhân và các tập
thể là rất cần thiết. Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm là để ban tổ chức và các em
xem lại mình, tự đánh giá và rút ra bài học cho lần sau. Ngoài ra, tổng kết, đánh giá
kết quả để kịp thời động viên, tuyên dương, khen thưởng cũng như nhắc nhở, phê
phán những cá nhân, tập thể nhằm đảm bảo thực hiện các yêu cầu của bản thiết kế
và nguyên tắc chỉ đạo hoạt động.
+ Tổng kết đánh giá phải khách quan, vô tư công bằng, đúng người, đúng việc,

từ vấn đề tổ chức, yêu cầu nội dung giáo dục đến hiệu quả kinh tế và các mối quan
hệ với các Liên đội trong quá trình hoạt động Đội.


5. Hoạt động cụ thể:
THỰC HÀNH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘI
CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. MỤC TIÊU
Sau khi kết thúc hoạt động, đội viên có khả năng:
- Hiểu biết về truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam. Hiểu biết
về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày Quốc phòng toàn dân 22 - 12.
- Tự hào về truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam, biết giữ
gìn phát huy truyền thống đó trong học tập, rèn luyện.
- Xây dựng bầu không khí vui tươi, đoàn kết trong các hoạt động học tập.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian: 60 phút
2. Địa điểm: Lớp học
3. Thành phần:
- Khách mời: Cựu chiến binh trong xã; Phụ huynh của học sinh là bọ đội;
Lãnh đạo nhà trường
- Tham gia:
+ Toàn thể chi đội lớp 5A
4. Trang trí:
- Băng rôn (Trang trí trong lớp học): Đội viên Chi đội lớp 5A thi đua lập thành
tích chào mừng ngày truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày Quốc
phòng toàn dân 22- 12.
- Trưng bày những sản phẩm mà chi đội đã sưu tầm được trong hoạt động
chào mừng chủ điểm này.
- Bảng lớp:



5. Sơ đồ:
Bảng trang trí

PHÂN ĐỘI 1

PHÂN ĐỘI 2

ĐẠI BIỂU

PHÂN ĐỘI 3

III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị nội dung:
- Xây dựng thiết kế tổng thể
- Xây dựng kịch bản chương trình
- Viết câu hỏi về các móc son lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam
- Viết câu hỏi tìm hiểu các thời kỳ đổi tên của quân đội
- Tập màn múa hát chào mừng
- Viết lời dẫn cho màn múa chào mừng
- Viết và đọc bài viết kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và
ngày hội Quốc phòng toàn dân 22 - 12
- Mời đại biểu là bộ đội của đội viên tham dự
- Mời cựu chiến binh của xã tham dự
- Chuẩn bị nội dung trò chơi “Em tập làm bộ đội”
- Chuẩn bị một số câu chuyện,bài hát, trò chơi về về anh bộ đội.
- Chuẩn bị bài phát biểu cảm tưởng.
2. Chuẩn bị cơ sở vật chất.
- Các đạo cụ cho màn múa chào mừng



- Cơ sở vật chất phục vụ trò chơi “Em tập làm bộ đội”
- Chuẩn bị hoa tặng cựu chiến binh
- Bàn ghế theo sơ đồ
- Chuẩn bị phần thưởng cho các trò chơi
- Tiếp đón đại biểu về dự buổi sinh hoạt.
3. Kinh phí thực hiện.
Phối hợp với BGH, BCH công đoàn, đoàn thanh niên hỗ trợ kinh phí để tổ chức.
4.Tiến độ thực hiện.
- Lên tiến độ tập màn múa chào mừng
- Lên tiến độ duyệt các văn bản phục vụ nội dung hoạt động
- Lên tiến độ sơ, tổng duyệt và chính thức.
IV. BẢNG DIỂN BIẾN CHƯƠNG TRÌNH.
STT

THỜI
GIAN

DIỂN BIẾN - NỘI DUNG

HÌNH THỨC -

THỰC

YÊU CẦU

HIỆN

Tập trung ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số đội viên

1

5 phút

- Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung
- Kiểm tra chuẩn bị CSVC
Tổng duyệt một số hoạt động chính

Kiểm tra theo
đầu đơn vị và
đầu việc

- Đón đại biểu vào phòng khách
Đón đại biểu
2
3

Chi đội
trưởng

Dẫn

2 phút

- Hát tập thể: “Chú bộ đội và cơn

2 phút

mưa”
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.


trình
Dẫn

- Giới thiệu ý nghĩa của ngày thành

chương

lập quân đội nhân dân Việt Nam và

trình

Quốc phòng toàn dân 22 - 12
- Giới thiệu những hoạt động hướng
tới chương trình sinh hoạt theo chủ
điểm của chi đội

Hát tập thể

chương


- Giới thiệu các đại biểu tham dự buổi
sinh hoạt.
Bài phát biểu kỹ niệm
- Giới thiệu lịch sử của ngày thành
lập quân đội nhân dân Việt Nam và
Quốc phòng toàn dân 22 - 12
- Giới thiệu những thành tích lớn của
4


3 phút

quân đội trong các cuộc kháng chiến

Đọc diển văn

và trong thời bình.

Chi đội
trưởng

- Giới thiệu nhưng hoạt động thiết thực
của chi đội hướng tới kỹ niệm ngày
thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
và Quốc phòng toàn dân 22 - 12
Màn hát múa chào mừng
- Bài “Qua miền tây Bắc” (Nguyễn
Thành)
5

Hát múa tưng

Phân đội

bừng

1

Kết thúc màn


Dẫn

múa hát mời lên

chương

tặng hoa
Nghe kể chuyện

trình
Cựu

10 phút

- Mời một số bác cựu chiến binh kể

chiến

20 phút

chuyện và giao lưu với chi đội
Các hoạt động chào mừng

7 phút

- Bài “Chiến thắng Điện Biên” (Đỗ
Nhuận)
- Lời dẫn: Giới thiệu những trận đánh lớn
của dân tộc theo nội dung các bài hát.


6

7
8

3 phút

Tặng hoa cựu chiến binh và Bộ đội

- Trò chơi “ Em tập làm chú bộ đội”.
Mỗi bạn tham gia phải thực hiện một
động tác của bọ đội mà mình biết.
Sau đó giải thích động tác đó.

Chơi tập thể

binh
Phân đội
2


- Kể chuyện về chú bộ đội
Trò chơi “ tiếp theo truyền thống”
- Các móc son lịch sử
Các thời kỳ đổi tên của Quân đội
Phát biểu cảm tưởng

Các câu hỏi tìm


Phân đội

hiểu, Chuyền

3

bóng bay, Giành
quyền trả lời

- Nói lên tình cảm của bản thân với
9

4 phút

anh bộ đội
- Những lời cảm ơn đến anh bộ đội

Đại diện Chi đội.

Chi đội
trưởng

- Những lời hứa phấn đấu noi gương
trong học tập, rèn luyện
Kết thúc
- Cảm ơn đại biểu
10

4 phút


- Tuyên bố kết thúc

Dẫn
Hát tập thể

- Hát tập thể: Ca ngợi tổ quốc (Hoàng

chương
trình

Vân)
IV. Kết quả, hiệu quả mang lại:
1. Kết quả:
- Được sự quan tâm của các ngành đoàn thể, BGH nhà trường đã tạo điều kiện
cho tôi hoạt động tốt các phương pháp tổ chức các kĩ năng thiết kế, tổ chức trong
liên đội có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên từ đó giúp cho các em đội viên thực
hiện tốt hơn và hoàn thành tốt vai trò của mình trong lớp và trong Liên đội.
- Sau khi áp dụng đúng những phương pháp yêu cầu về kĩ năng tổ chức, thiết
kế trong Liên đội đã đem lại hiệu quả chuyến biến cao hơn hẳn so với khi chưa áp
dụng đúng những yêu cầu và phương pháp, cụ thể.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Thăm các di
tích, chứng tích tại địa phương, giáo dục kỹ năng sống, hướng dẫn đội viên cách
tiết kiệm năng lượng, ca, múa tập thể, các trò chơi dân gian, trò chơi truyền thống,
thường xuyên sinh hoạt tập thể để đánh giá rút kinh nghiệm, tổ chức thi “Thi viết
chữ đẹp” hái hoa dân chủ …


- Thông qua các hoạt động kiểm tra, công nhận các chuyên hiệu trong chương
trình rèn luyện đội viên và chương trình dự bị đội viên, qua đó lựa chọn đội viên
tiêu biểu, xuất sắc để khen thưởng, động viên.

* Từ những biện pháp tổ chức các kĩ năng thiết kế trong sinh hoạt Liên đội
trong năm học 2011-2012 công tác đội đã đạt được kết quả như sau:
- Tỷ lệ đội viên tích cực tham gia sinh hoạt đội ngày một đông đảo hơn, các
em hăng say hơn trong quá trình sinh hoạt.
- Tỷ lệ học sinh trong tuổi đội được kết nạp vào đội 98% vượt 12% so với năm
học trước.
- Đội viên hoàn thành chuyên hiệu nghi thức đội đạt 100% vượt 5% so với
năm học trước.
2. Hiệu quả mang lại:
- Qua thực hiện đã đem lại hiệu quả đáng kể, các em đội viên, quí thầy cô hưởng
ứng một cách mạnh mẽ cho các phong trào của học sinh, chi đội, liên đội đã lan rộng
trong toàn huyện, qua đó thu hút được nhiều học sinh tham gia các phong trào ngày
càng đông về số lượng cũng như chất lượng được nâng lên.
- Từ những hoạt động đó đã giúp Tổng Phụ Trách tự tin hơn khi triển khai tổ chức
thực hiện các kỹ năng hoạt động cho các em thực hiện rèn luyên và học tập, nhằm phát
triển toàn diện kỹ năng cũng như năng khiếu của mình chưa được phát hiện trong học
tập và trong cuộc sống hằng ngày.
Từ đó giáo dục và định hướng học sinh phát triển một cách toàn diện phát huy
được tính sáng tạo trong học tập và rèn luyện về bản thân theo xu thế phát triển giáo
dục như hiện nay. Đặc biệt các hoạt động này đã cùng với nhà trường thực hiện xuất
sắc phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Vì vậy muốn xây dựng Liên đội mạnh, trước hết việc áp dụng tổ chức thực
hành kĩ năng và thiết kế các hoạt động đội trong nhà trường là biện pháp cực kỳ
quan trọng để giáo dục, rèn luyện đội viên hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ xứng
đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người đội viên tốt, gương mẫu…
V. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:


Thực hiện tốt sáng kiến này sẽ đem đến hiệu quả cao đối với công tác chăm
sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng trong trường tiểu học; vì thiết kế các kỹ năng

hoạt động trong công tác đội sẽ giúp đội viên dễ dàng hơn trong quá trình hoạt
động và sinh hoạt.
Sáng kiến này dễ áp dụng đối với tất cả các Liên đội ở các trường Tiểu học và
THCS trong huyện, tỉnh… sau khi thực hiện giúp các em tự tin hơn trong quá trình
hoạt động.
Trong quá trình thực hiện dự kiến được chính xác về kinh phí, cơ sở vật chất
và các trang thiết bị liên quan.
Tạo được niềm tin yêu của cha mẹ học sinh, đội viên đối với các nhà trường,
giáo viên phụ trách và giáo viên Tổng phụ trách đội, góp phần thúc đẩy sự phát
triển công tác đội ngày một tốt hơn.
Quá trình thực hiện sáng kiến đòi hỏi mất một ít thời gian đáng kể, sự quan
tâm sâu sắc của giáo viên phụ trách, ban đại diện cha mẹ học sinh và lãnh đạo nhà
trường đối với công tác này.
Đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của giáo viên tổng phụ trách đội trong quá
trình thiết kế và tổ chức thực hiện các mô hình hoạt động.
Trong quá trình nghiên cứu tiếp thu sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi
thiếu sót, rất mong sự đóng góp của các cấp quản lý giáo dục và hội đồng khoa học
cấp trên để cho sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi hy vọng những kinh nghiệm
nhỏ này sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc cho giáo viên Tổng phụ trách đội
trong việc tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường góp phần thúc đẩy phong
trào hoạt động đội ngày một vững mạnh hơn.
VI. Kiến nghị, đề xuất:
- Kiến nghị:
Đầu tư trang thiết bị công tác đội cũng như để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Đề xuất:
Phổ biến những sáng kiến hay, mô hình hoạt động có hiệu quả vào các đợt tập
huấn…


Việt Khái, ngày 12 tháng 12 năm 2012

Ý kiến xác nhận

Người báo cáo

Của thủ trưởng đơn vị
Đào Việt Khái



×