Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

skkn toán thpt vận dụng phần mềm GSP hỗ trợ dạy học khám phá dạng toán ứng dụng đạo hàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.89 KB, 25 trang )

i

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
TRƢỜNG THPT THỐT NỐT
------------------------------------------

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHẦN MỀM GSP HỖ TRỢ DẠY HỌC
KHÁM PHÁ DẠNG TOÁN ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM

Giáo viên: BÙI THỊ DIỄM TRANG
Bộ Môn: Toán – Trƣờng THPT Thốt Nốt

CẦN THƠ, 2015


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công
trình nào khác. Các tài liệu trích dẫn trong đề tài được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả đề tài

Bùi Thị Diễm Trang


iii

MỤC LỤC


Phụ bìa .................................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................iii
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... iv
TÓM TẮT BÀI VIẾT ............................................................................................................ v
1. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.6. Những đóng góp của đề tài ......................................................................................... 3
1.7. Cấu trúc của bài viết ................................................................................................... 3
2. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................ 4
2.1. Vai trò CNTT trong dạy học toán .............................................................................. 4
2.1.1. Rèn luyện, phát triển tư duy toán học, năng lực khám phá, phát hiện và giải
quyết vấn đề ................................................................................................................... 4
2.1.2. Tính minh họa, trực quan ................................................................................... 4
2.1.3. Tính kiểm chứng................................................................................................... 5
2.2.Sơ lược về cơ sở lý thuyết của dạy học khám phá ....................................................... 5
2.2.1. Khái niệm về dạy học khám phá .......................................................................... 5
2.2.2. Một số mô hình dạy học khám phá ...................................................................... 6
2.3. Vận dụng phần mềm GSP vào dạy học khám phá một số dạng toán ứng dụng của
đạo hàm .............................................................................................................................. 7
2.4. Thực nghiệm ............................................................................................................. 13
2.4.1. Đánh giá định tính ............................................................................................. 13
2.4.2. Đánh giá định lượng .......................................................................................... 14
3. KẾT LUẬN...................................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 17



iv

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
GV

:Giáo viên

HS

:Học sinh

SKKN

: Sáng kiến kinh nghiệm

NXB

:Nhà xuất bản

SGK

:Sách giáo khoa

GD&ĐT

:Giáo dục và đào tạo

GSP


:The Geometer’s Sketchpad

CNTT

:Công nghệ thông tin

PPDH

:Phương pháp dạy học

DH
DHKP

:Dạy học
:Dạy học khám phá


v

TÓM TẮT BÀI VIẾT
Từ thực tế khách quan và kinh nghiệm giảng dạy, chúng tôi chọn đề tài
SKKN “Vận dụng phần mềm GSP hỗ trợ dạy học khám phá dạng toán ứng
dụng đạo hàm”. Nhằm giúp HS phát triển tư duy độc lập, sáng tạo thông qua
phương pháp DHKP, cùng với tính ưu việt của phần mềm GSP mà chúng tôi
đã trình bày trong nội dung của cơ sở lý luận, bài viết còn minh họa một số ví
dụ cụ thể trong dạy học định lí và khái niệm chương “Ứng dụng đạo hàm để
khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số”. Để tránh suy nghĩ chủ quan, phần
cuối bài viết, chúng tôi có trình bày thêm quá trình và kết quả thực nghiệm
trên các lớp mà mình đang giảng dạy.



1

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1 Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2005 đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên" (chương I, điều 4). "Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh" (chương I, điều 24).
1.1.2. Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010 của Bộ
Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo
dục dựa trên công nghệ thông tin (CNTT), vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo
ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội
dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp
dạy và học”. Khi sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin như là một
phương tiện dạy học, ta có thể khai thác những điểm mạnh về kĩ thuật để ứng
dụng nó một cách hiệu quả, giúp người học có thể tự khám phá tri thức mới,
cũng như nhận thức vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện.
1.1.3. Ngày nay các công trình nghiên cứu về vận dụng các phần mềm
hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu tuy có dấu hiệu tiến triển khá tốt nhưng còn
chưa được rộng rãi trong hệ thống trường phổ thông, đặc biệt lĩnh vực đại số
và giải tích. Trong khi vận dụng phần mềm GSP giáo viên chỉ cần mất ít thời
gian thao tác là đã có được sản phẩm mong muốn, giúp người học phát triển
được các thao tác tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách



2

sâu sắc và toàn diện.
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là:
“Vận dụng phần mềm GSP hỗ trợ dạy học khám phá dạng toán ứng dụng
đạo hàm”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu con đường nâng cao hiệu quả dạy học toán, dựa vào việc
vận dụng phần mềm hỗ trợ giúp người học tự mình phát hiện tri thức mới.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu con đường dẫn đến tri thức mới bằng hoạt động khám phá
của học sinh.
- Đề xuất các hoạt động nhằm tích cực hóa khả năng nhận thức cũng như
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng những đề xuất trên.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các dạng toán ứng dụng của đạo hàm.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số định lí, khái niệm trong chương
“Ứng dụng đạo hàm để khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số”, SGK
giải tích 12, ban cơ bản.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài – lý luận dạy học tích cực, tâm lý
học, giáo dục học, lý luận dạy học môn toán, và làm sáng tỏ khả năng phát
hiện và giải quyết vấn đề của học sinh thông qua sự hỗ trợ phần mềm GSP.
- Khảo sát thực tiễn: học tập kinh nghiệm đồng nghiệp (giáo viên giỏi, giáo
viên đã từng sử dụng CNTT trong giảng dạy).


3


- Thực nghiệm sư phạm.
1.6. Những đóng góp của đề tài
Các hoạt động giúp HS tìm tòi, khám phá tri thức mới góp phần nâng cao
chất lượng dạy học nội dung “Ứng dụng của đạo hàm”.
1.7. Cấu trúc của bài viết
Bài viết gồm các nội dung chính sau:
I. Phần mở đầu
II. Phần nội dung
1. Vai trò CNTT trong dạy học toán
2. Cơ sở lý thuyết của DHKP
3. Vận dụng phần mềm GSP vào dạy học khám phá một số dạng toán
ứng dụng của đạo hàm
4. Thực nghiệm
III. Kết luận


4

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Vai trò CNTT trong dạy học toán
2.1.1. Rèn luyện, phát triển tư duy toán học, năng lực khám phá, phát
hiện và giải quyết vấn đề
Việc học tập thông qua công cụ trực quan bằng CNTT giúp HS phát triển
nhiều năng lực tư duy như năng lực quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, dự
đoán, khái quát hoá, tổng quát hoá, lập luận suy diễn và chứng minh. Các
phần mềm dạy học có sức hấp dẫn, thu hút HS tìm tòi nghiên cứu, nhờ khả
năng biến đổi nhanh chóng các hình ảnh, đo đạc tính toán chính xác, HS có
thể phát triển tư duy phê phán trong suy luận dự đoán các tính chất của hình
được dựng, dễ dàng kiểm nghiệm lại điều được dự đoán, rồi khái quát nêu ra

giả thuyết...Ngoài ra, cách học này tránh được kiểu học vẹt, máy móc, nhồi
nhét, đối phó như trước đây. Trong quá trình học tập với sự hỗ trợ của CNTT,
HS có điều kiện phát triển khả năng làm việc với cường độ cao một cách khoa
học, rèn luyện được đức tính cần cù, chịu khó, khả năng độc lập sáng tạo, tính
trung thực, cẩn thận, chính xác, kiên trì, tự chủ và kỷ luật cao.
2.1.2. Tính minh họa, trực quan
Nhà giáo dục học người Pháp Mongtenho coi chủ trương trong dạy học
bằng hoạt động và bằng quan sát, tiếp xúc với sự vật trong cuộc sống hằng
ngày. Đối với J.A .Cômenski – một trong những nhà giáo dục đề xướng
phương pháp trực quan cho rằng dạy học không thể bắt đầu bằng sự giải thích
các sự vật mà phải từ quan sát trực tiếp chúng.
Phát huy thế mạnh đồ dùng trực quan, GV giúp HS tìm hiểu, so sánh,
nhận xét, phỏng đoán và ghi nhận sự vật, dễ dàng hiểu sự vật qua quan sát
bằng nét vẽ, màu sắc một cách nhanh chóng, ghi nhớ sự vật lâu hơn.


5

Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS rất hiếu động, tò mò, dễ thích ứng
nhưng cũng rất dễ chán nên đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung bài dạy,
hình ảnh được thiết lập mang tính chuẩn mực, thẩm mĩ, tính khoa học và tính
giáo dục cao sẽ làm tăng mức độ tập trung, sự hứng thú, và tư duy sáng tạo
cho HS.
2.1.3. Tính kiểm chứng
Chức năng kiểm nghiệm của CNTT có tính độc đáo ở chỗ cho phép
kiểm nghiệm được một loạt trường hợp riêng lẻ trong một thời gian rất ngắn
và đạt kết quả chính xác cao. Thông thường, muốn kiểm nghiệm một tính chất
nào đó của một hình cần phải vẽ các hình khác nhau để kiểm nghiệm rất mất
thì giờ, hơn nữa một số tính chất liên quan đến các biểu thức về các số đo thì
không thể nào thực hiện được; còn đối với các phần mềm hình học động chỉ

cần thao tác kéo rê chuột là có thể tạo ra hàng hoạt hình vẽ mới để kiểm
nghiệm. Với khả năng đo đạc và tính toán của phần mềm, hình vẽ sẽ gợi ý
cho ta kết quả ngay lập tức.
Ngoài những nội dung nêu trên, giáo án ứng dụng CNTT tiết kiệm
được thời gian chết trên lớp ( giáo viên không phải tốn thời gian viết bản
nhiều) và có được quỹ thời gian tương đối để truyền đạt nội dung bài học, ý
tưởng của mình đến người học thoải mái hơn; hình vẽ đẹp và sinh động hơn...
2.2.Sơ lƣợc về cơ sở lý thuyết của dạy học khám phá
2.2.1. Khái niệm về dạy học khám phá
Theo [20], “Phương pháp DHKP được hiểu là PPDH trong đó dưới sự
hướng dẫn của GV, thông qua các hoạt động, HS khám phá ra một tri thức
nào đó trong chương trình môn học.”
Theo các nhà nghiên cứu, để tiến hành DHKP người học cần có một số
kỹ năng nhận thức như: quan sát, phân loại, phân tích, so sánh, tiên đoán, mô


6

tả, khái quát hóa, luận ra, hình thành giả thuyết, thiết kế thí nghiệm, phân tích
dữ liệu,…
2.2.2. Một số mô hình dạy học khám phá
Theo [17], có thể tóm tắt các mô hình dạy học khám phá khái niệm,
khám phá định lý có khâu nêu giả thuyết theo sơ đồ sau (hình 2.1, hình 2.2):
Tìm kiếm
Tìm đoán

Quan sát

Khái quát hóa


Phát hiện
Hình 2.1

Sơ đồ tóm tắt mô hình hình thành khái niệm theo con đường qui nạp

Gợi động cơ và phát biểu vấn đề
Học sinh quan sát, khảo sát các trường hợp riêng,...
Hình thành giả thuyết
Kiểm chứng giả thuyết

-

+
Bổ sung, chính xác hóa (nếu cần) và phát biểu định
lý hay qui luật
Vận dụng và củng cố định lý
Hình 2.2

Mô hình dạy học khám phá định lý có khâu nêu giả thuyết


7

2.3. Vận dụng phần mềm GSP vào dạy học khám phá một số dạng toán
ứng dụng của đạo hàm
Trong nội dung SKKN này chúng tôi chỉ trình bày một số hoạt động
dẫn dắt HS khám phá nội dung định lí hoặc phát biểu được định nghĩa khái
niệm, mà không trình bày các hoạt động củng cố bài học.
* Quy trình dạy học khám phá khái niệm dưới sự hỗ trợ của phần mềm
GSP được tiến hành theo các hoạt động sau:

- Hoạt động 1: Minh họa hình ảnh, tương tác với phần mềm GSP;
- Hoạt động 2: HS quan sát sự thay đổi của các giá trị và đưa ra giả
thuyết, dự đoán;
- Hoạt động 3: GV giới thiệu tên của khái niệm mới.
- Hoạt động 4: HS nêu định nghĩa khái niệm.
* Quy trình dạy học khám phá định lí:
- Hoạt động 1: Minh họa hình ảnh, tương tác với phần mềm GSP;
- Hoạt động 2: HS quan sát sự thay đổi của các giá trị.
- Hoạt động 3: HS phát hiện được mối liên hệ giữa kiến thức đã biết và
kiến thức mới hình thành.
- Hoạt động 4: HS phát biểu định lí.
Ví dụ 2.1 Dẫn dắt nội dung định lí:
“Cho hàm số

có đạo hàm trên K.

a. Nếu

thì hàm số

đồng biến trên K.

b. Nếu

thì hàm số

nghịch biến trên K. ”

Giúp HS khám phá định lí bằng một số hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Cho HS quan sát hình vẽ (hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5)

GV gợi ý HS quan sát mối quan hệ giữa dấu của đạo hàm (vị trí hàm số


8

khi M chuyển động trên đồ

so với trục hoành, hoặc giá trị

thị) và chiều biến thiên của hàm số. Thay đổi giá trị tham số để có các dạng
khác nhau của đồ thị.
y

y = f(x) = a∙x3 + b∙x2 + c∙x + d
y = f'(x) = 3∙a∙x2 + 2∙b∙x + c

M2

a = –0.87
b = –0.81
c = 5.19
d = 4.41

M

xM f(xM) f'(xM)
–3.05 5.74 –14.16

y=f(x)


x
x1

x2
a
b

M1

d
cđM

y = f'(x)

Hình 2.3

Thay đổi các giá trị tham số:
y
y = f(x) = a∙x3 + b∙x2 + c∙x + d
y = f'(x) = 3∙a∙x2 + 2∙b∙x + c

y=f(x)

a = –1.85
b = 3.82
c = –2.80
d = 2.29

M


xM f(xM) f'(xM)
–0.63 6.03 –9.81
x

a
b

y = f'(x)

c
cđM

Hình 2.4

d

c


9

y
y = f(x) = a∙x3 + b∙x2 + c∙x + d
y = f'(x) = 3∙a∙x2 + 2∙b∙x + c
a = 1.83
b = 3.82
c = 4.19
d = 0.84

y = f'(x)


xM
f(xM) f'(xM)
–1.10 –1.58 2.42
x

M

a

y=f(x)

b
c

d
cđM

Hình 2.5

Hay nhận xét mối quan hệ giữa dấu của đạo hàm và chiều biến
thiên hàm số sau trên từng khoảng xác định của nó:
y

a = 1.96
b = 1.28
c = 3.34
d = 2.74
e = –1.35
f(x) =


M1

xM
f(xM) f'(xM)
–3.04 –1.81 0.58

y = f'(x)

x1
x2

a∙x2 + b∙x + c
d∙x + e

x

cđM

M2
y = f(x)

M
a
b

c
d

e


Hình 2.6


10

Thay đổi giá trị của tham số:
y

a = –2.38
b = 1.28
c = 2.76
d = 2.88
e = –1.93

y = f(x)
f(x) =

M

a∙x2 + b∙x + c
d∙x + e

xM f(xM) f'(xM)
–3.04 2.17 –0.89
x

cđM

y = f'(x)


a
b

c
d

e

Hình 2.7

Hoạt động 2: HS quan sát hình ảnh.
Hoạt động 3: “GV: Các em hãy cho biết mối liên hệ giữa dấu của đạo
hàm và chiều biến thiên của hàm số trong các trường hợp trên?”. HS phát
biểu được mối liên hệ giữa dấu của đạo hàm và chiều biến thiên của hàm số.
Hoạt động 4: “GV: Người ta cũng đã phát hiện và chứng minh được
điều nhận định của các em là đúng trong trường hợp tổng quát, các em có thể
phát biểu nội dung định lý mà mình vừa phát hiện?”. HS phát biểu được nội
dung định lí.
Ví dụ 2.2 Dẫn dắt HS phát hiện định lí điều kiện đủ để hàm số có cực
trị.
“ Giả sử hàm số
a. Nếu

liên tục trên
trên

là điểm cực đại của hàm số
b. Nếu




trên

thì



trên

thì

.

trên

là điểm cực tiểu của hàm số

.

.”


11

Tương tự cách dẫn dắt trong ví dụ 2.1, ta có các hoạt động giúp HS
khám phá định lí:
Hoạt động 1: Cho HS quan sát hình vẽ (hình 2.1, hình 2.4). Cho M
chuyển động. Dấu của đạo hàm có diễn tiến như thế nào khi điểm M đi qua
các điểm M1, M2? Các điểm M1, M2 đóng vai trò gì của đồ thị hàm số

?
Tiếp tục thay đổi giá trị tham số, cho các em quan sát hình 2.2, hình
2.3, hình 2.5. Đạo hàm của hàm số mang dấu như thế nào? Hàm số có cực trị
không?
Hoạt động 2: HS quan sát hình ảnh.
Hoạt động 3: HS phát hiện mối liên hệ giữa sự thay đổi dấu của đạo
hàm và sự tồn tại cực trị của hàm số.
Hoạt động 4: HS phát biểu được nội dung định lí.
Ví dụ 2.3 Dạy học khái niệm tiệm cận ngang:
“ Cho hàm số

xác định trên một khoảng vô hạn. Đường thẳng

là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số

nếu ít nhất một

trong các điều kiện sau được thỏa mãn:

lim f ( x)  y
x 

0

,

lim f ( x)  y ."
x 

0


Các hoạt động giúp HS khám phá khái niệm:
Hoạt động 1: Cho HS quan sát hình vẽ (hình 2.6). Điểm M chuyển
động trên đồ thị lần lượt theo hai hướng (sang phải, sang trái). So sánh giá trị
với

khi x càng lớn

, hoặc x càng bé

.


12

y
a = 3.62
b = 1.41
c = 2.57
d = 4.57
a∙x + b
f(x) =
c∙x + d

y0

y = y0

xM yM
y0

3.05 1.00 1.41

M
x
y=f(x)

cđM

a
b
c
d

Hình 2.8

Hoạt động 2: HS quan sát sự thay đổi của các giá trị và đưa ra giả
thuyết, dự đoán.
Hoạt động 3: GV giới thiệu khái niệm “tiệm cận ngang”: “GV: Đường
thẳng y = y0 trong trường hợp trên người ta gọi là đường tiệm cận ngang của
đồ thị hàm số y = f(x)”
Hoạt động 4: “GV: Vậy các em cho biết khi nào đường thẳng y = y0
gọi là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x)?”. HS phát biểu được
định nghĩa.
Qua một số ví dụ trên đây, rõ ràng việc vận dụng phần mềm toán học
một cách phù hợp sẽ mang lại kết quả tối ưu trong giảng dạy. Khả năng ghi
nhớ và hiểu rõ kiến thức của HS được tăng lên khi quan sát được sự thay đổi
của các con số một cách “liên tục” bằng quá trình đo đạc, kiểm chứng; rèn
luyện năng lực huy động kiến thức; có được cơ hội khám phá tri thức bằng
việc vận dụng rất nhiều thao tác tư duy, từ đó giúp HS phát huy khả năng
sáng tạo, độc lập giải quyết nhiều vấn đề trong thực tiễn.



13

2.4. Thực nghiệm
Việc thực nghiệm được tiến hành dựa trên quan sát quá trình phát biểu
xây dựng bài của HS và kết quả bài kiểm tra (đối chiếu giữa lớp 12A6 năm
học 2013-2014 với lớp 12A13 năm học 2014-2015).
Đề bài kiểm tra 15 phút của học sinh khối 12 (12A6 và 12A13) (sau khi
học khái niệm tiệm cận ngang) như sau:
Câu 1: Nêu cách tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = f(x)?(3 điểm)
Câu 2: Tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số sau (nếu có):
a.

(4 điểm)

b.

(3 điểm)

2.4.1. Đánh giá định tính
Phần đánh giá định tính được ghi nhận trong quá trình tham gia phát
biểu xây dựng bài, qua quan sát sự tập trung và mức độ ghi nhớ của HS trong
giờ học,…
Nhận thấy kết quả đạt được rất khả quan. Ghi nhận qua các bài kiểm tra
hay câu hỏi thăm dò trên lớp, mức độ tập trung cao, tiếp thu nhanh, HS rất
hứng thú khi tham gia bài giảng, đặc biệt vấn đề được tự các em khám phá
nên được ghi nhớ lâu và sâu sắc.
Đối với bài kiểm tra: Câu 1, qua cách trình bày cho thấy nhiều HS 12A6
còn ghi nhớ một cách máy móc, trong khi đó, lớp 12A13 phần trình bày của

các em có phần “linh hoạt” hơn, mà vẫn đảm bảo tính chính xác nội dung.
Câu 2b, có nhiều HS 12A13 giải được tốt hơn vì các em có quá trình tự phát
hiện tri thức mới (phát hiện khái niệm).


14

2.4.2. Đánh giá định lượng

Điểm
Lớp

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

Trung
bình

Tổng
số
HS

Lớp
đối
chứng

0

0

2

2

7

6

9

10

6


2

6,8

44

0

0

1

1

6

6

7

7

8

4

7.3

40


(12A6)
Lớp
thực
nghiệm
(12A13)
Bảng 2.1. Thống kê tần số điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng


15

25%

20%

15%
Lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm

10%

5%

0%
0

Hình 2.9

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

Biểu đồ so sánh tần suất điểm số lớp thực nghiệm và lớp đối chứng


16

3. KẾT LUẬN

Nội dung chủ yếu của SKKN này là trình bày xu hướng vận dụng
CNTT vào dạy học trong giai đoạn hiện nay; cơ sở lý thuyết của phương pháp
dạy học khám phá; tính ưu việt của phần mềm GSP; và trọng tâm là thiết kế
mô hình sử dụng GSP vào dạy học một số định lí, khái niệm trong chương
“Ứng dụng đạo hàm để khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số”, SGK giải

tích 12, ban cơ bản.
Phần mềm GSP đã được nhân rộng và phổ biến từ rất lâu, vì tính tiện
dụng (thiết kế nhanh, chỉ qua vài thao tác), tính thẩm mĩ, đặc biệt là yếu tố
“động”, không chỉ GV nên vận dụng nó để góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy, bản thân HS cũng có thể sử dụng như một công cụ để tự mình
khám phá và tìm hướng giải quyết các bài toán khó, đặc biệt là các dạng toán
trừu tượng, các bài toán cần sự đo đạc chính xác,…


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].

Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Sách giáo khoa giải tích 12 – ban nâng
cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2].

Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Sách giáo khoa giải tích 12 – ban cơ
bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3].

Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Sách giáo viên giải tích 12 – ban nâng
cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4].


Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Sách giáo viên giải tích 12 – ban cơ
bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5].

Trần Thanh Cần (2013), Thiết kế và sử dụng một số mô hình động dựa
vào phần mềm Geospace hỗ trợ dạy học hình học không gian, Luận văn
Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại Học Cần Thơ.

[6].

Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội

[7].

B. P. ÊXIPÔP, Những cơ sở của lý luận dạy học, NXB giáo dục
(1997), Hà Nội.

[8].

Nguyễn Thanh Giang, Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH thực hiện
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tạp chí
Giáo dục, kì 2-2/2014, số 328, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[9].

Trịnh Thanh Hải (chủ biên) (2004), Giáo trình ứng dụng công nghệ

thông tin trong dạy học toán, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

[10]. Trịnh Thanh Hải (2005), Giáo trình sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học
toán, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.


18

[11]. Phan Trọng Hải (2013), Sử dụng phần mềm Geogebra hỗ trợ dạy học
phương pháp tọa độ trong mặt phẳng, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo
dục, Trường Đại Học Cần Thơ.
[12]. Lê Văn Hảo (2008), Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, Lưu
hành nội bộ, trường Đại học Nha Trang.
[13]. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại
học sư phạm, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Bá Kim – Vũ Dương Thụy (2003), Phương pháp dạy học môn
Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[15]. Nguyễn Văn Lê (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[16]. Nguyễn Phú Lộc – Nguyễn Kim Hường – Lại Thị Cẩm (2005), Giáo
trình lý luận dạy học Toán học, Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[17]. Nguyễn Phú Lộc (2007), Xu hướng dạy học không truyền thống, Đại
học Cần Thơ, Cần Thơ.
[18]. Nguyễn Phú Lộc (2008), Lịch sử toán học, NXB Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội.
[19]. Nguyễn Phú Lộc (2010), Dạy học hiệu quả môn giải tích, NXB Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
[20]. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn
Toán ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
[21]. Trần Phương – Nguyễn Đức Tấn (2004), Sai lầm thường gặp và các
sáng tạo khi giải toán, NXB Hà Nội, Hà Nội.



19

[22]. Lê Hoành Phò (2010), Bồi dưỡng học sinh giỏi toán giải tích 12, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[23]. J. Piaget (1997), Tâm lý học và giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[24]. Nguyễn Văn Quang (2010), Phát triển tư duy học sinh qua dạy học
môn Toán, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
[25]. Đào Tam (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền
thống trong dạy học Toán ở trường đại học và trường phổ thông, NXB
Đại học sư phạm, Hà Nội.
[26]. Đào Tam (Chủ biên) – Trần Trung (2010), Tổ chức hoạt động nhận
thức trong dạy học môn Toán ở trường trung học pshổ thông, NXB Đại
học sư phạm, Hà Nội.
[27]. Lê Văn Tiến (2005), phương pháp dạy học môn Toán ở trường phổ
thông, Đại học Sư Phạm Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
[28]. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
[29]. Bicknell-Holmes, T. & Hoffman, P. S. (2000) "Elicit, engage,
experience, explore: discovery learning in library instruction",
Reference Services Review, Vol. 28 Iss: 4, pp.313 – 322.


20


×