Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phân bổ nguồn lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.83 KB, 2 trang )

Phân bổ nguồn lực

Phân bổ nguồn lực
Bởi:
Đại Học Đà Nẵng

Tóm tắt
Trong chương này, chúng ta đã xem xét vấn đề phân bổ các nguồn lực vật chất cho dự
án. Vấn đề tiếp theo của của quản trị dự án là tìm kiếm sự cân nhắc hợp lý về nguồn lực,
trong đó có thời gian.
Chúng ta sẽ xem xét tải trọng nguồn lực, phân bổ và san sẻ nguồn lực và các phương
pháp và quan điểm áp dụng để giải quyết các vấn đề này.
Những nội dung chủ yếu của chương:
? Phương pháp đường găng (CPM) dựa trên sơ đồ mạng như phương pháp PERT nhưng
nó xem xét khả năng bổ sung nguồn lực và rút ngắn thời gian hoàn thành dự án.
? Phân bổ nguồn lực sẽ xác định sự cân nhắc tốt nhất giữa các nguồn lực sẵn sàng (kể cả
thời gian) trong suốt thời kỳ dự án.
? Tính tải trọng nguồn lực là quá trình tính toán tổng khối lượng nguồn lực cần cho mỗi
công việc của dự án trong mỗi thời kỳ của trong suốt thời gian thực hiện dự án.
? Điều phối nguồn lực nhằm làm cân bằng nhu cầu các nguồn lực cần thiết cho dự án
bằng cách dịch chuyển các công việc trong giới hạn thời gian tự do.
? Có hai cách tiếp cận trong việc giải quyết vấn đề phân bổ nguồn lực:
o Phương pháp kinh nghiệm là cách tiếp cận để tìm ra các giải pháp khả thi cho việc giải
quyết vấn đề. Nó sử dụng các quy tắc ưu tiên đơn giản như thời gian ngắn nhất, để xác
định công việc nào cần thực hiện trước và công việc nào cần thực hiện sau.
o Phương pháp tối ưu, như quy hoạch tuyến tính, tìm kiếm sự phân bổ các nguồn lực
cho các công việc.
Chương này sẽ đề cập đến hoạt động phân bổ các nguồn lực vật chất của dự án. Nội
dung của chương này cũng liên quan trực tiếp đến lập tiến độ vì thay đổi tiến độ sẽ dẫn

1/2




Phân bổ nguồn lực

đến thay đổi nhu cầu về nguồn lực và đặc biệt là thay đổi thời gian phát sinh nhu cầu
nguồn lực. Các nguồn lực có thể bao gồm giờ lao động của nhân công, thời gian vận
hành của các loại máy móc thiết bị, thời gian tính toán và các nguồn lực khan hiếm khác
để thực hiện các công việc của dự án. Ví dụ, nếu nhu cầu chiếm khoảng 70 đến 120%
nguồn lực sẵn có thì sẽ có những thời điểm nhu cầu nguồn lực ở dưới mức năng lực và
có những thời điểm thiếu nguồn lực. Nếu tiến độ được điều chỉnh để điều hòa việc sử
dụng nguồn lực, có thể tránh được việc trì hoãn dự án và đồng thời cũng tránh được tình
huống dự trữ nguồn lực quá mức.
Nếu sử dụng các ước lượng xác định về thời gian và nếu thời hạn của dự án là chắc chắn,
thường có khả năng phải rút ngắn một số công việc cuối của dự án. Sử dụng các tham số
thời gian ngẫu nhiên của phương pháp PERT có thể làm giảm cơ hội rút ngắn thời gian
do nó chứa đựng các yếu tố bất định hay bị bỏ qua khi ước lượng thời gian xác định Đầu
tiên chúng ta phải xây dựng một bảng hay đồ thị chi phí của dự án tính theo thời gian
hoàn thành dự án có thể. Chúng ta sẽ bắt đầu với thời gian thực hiện bình thường với tất
cả các công việc của dự án, sau đó lần lượt rút ngắn một số công việc nhằm làm giảm
thời gian thực hiện dự án sao cho chi phí tăng thêm là thấp nhất. Việc rút ngắn dự án
tuân theo hai nguyên tắc:
- tập trung vào các công việc trên đường găng, trừ trường hợp nguồn lực dành cho các
công việc không trên đường găng được sử dụng cho các dự án khác. Việc rút ngắn thời
gian các công việc không nằm trên đường găng không làm rút ngắn thời gian dự án.
- khi rút ngắn thời gian dự án, những công việc có chi phí rút ngắn ít nhất sẽ được chọn
trước.

Nội dung
1. Phương pháp đường găng (CPM)
2. Phân bổ nguồn lực

1. Tải trọng nguồn lực
2. Điều phối nguồn lực
3. Lập tiến độ cho các nguồn lực ràng buộc
4. Câu hỏi ôn tập
Tham khảo chi tiết ở đây.

2/2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×