Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Phát triển và nâng cao chất lượng cá hoạt động văn hóa, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.54 KB, 45 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá là một hiện tượng lịch sử, văn hóa và giáo dục luôn hòa
quyện với nhau thể hiện bản sắc, sức mạnh của quốc gia, dân tộc. Văn hóa,
giáo dục với các chức năng: Kinh tế, chính trị tư tưởng, văn hoá xã hội, văn
hoá con người; trang bị tri thức; điều chỉnh hướng đích cho xã hội và cá
nhân; kích thích sáng tạo; tích luỹ, lưu giữ và truyền bá thông tin; dự
báo.v.v. có vai trò to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đánh giá về vai
trò của văn hoá, Đảng ta khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã
hội, “vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII); Kết luận của Hội nghị Trung ương
lần thứ 10 (khoá IX) đã nhấn mạnh và đề cập đến nhiều điểm cụ thể về vai
trò của văn hoá, tỏ rõ quyết tâm chính trị: Phát triển và nâng cao chất
lượng cá hoạt động văn hóa, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Trên thực tế, văn hoá đã đi vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội,
theo đó hàng loạt các thuật ngữ như: Văn hoá chính trị; văn hóa quân sự; văn
hoá Đảng; văn hoá lãnh đạo; văn hóa quản lí; văn hoá giao tiếp; văn hóa
kinh doanh; văn hoá sản xuất; văn hoá ẩm thực; văn hóa giao thông; v.v.v.
Cùng với hoạt động quản lí xã hội, văn hóa quản lí đã hình thành và được sử
dụng ngày càng rộng rãi trong các hoạt động lao động sáng tạo, mang hiệu
quả kinh tế, chính trị, xã hội rất lớn. Đảng ta “ Đặc biệt coi trọng nâng cao
văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa kinh doanh và văn hóa nhân cách
của thanh niên, thiếu niên; chống các hiện tượng phản văn hóa, phi văn
hóa” [VKĐH. X.Tr,213 ]
Nhà trường đào tạo sĩ quan, hoạt động quản lí học viên có vị trí đặc biệt
quan trọng trong quá trình giáo dục- đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lí học viên


là người quản lí trực tiếp ở cơ sở, có vai trò trách nhiệm tổ chức các hoạt động
giáo dục- đào tạo, rèn luyện học viên đúng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Cán bộ


quản lí học viên là người lãnh đạo, quản lí, chỉ huy, người thày “tại chỗ”, là
lực lượng nòng cốt tổ chức các hoạt động huấn luyện, rèn luyện học viên trở
thành sĩ quan quân đội.
Hoạt động quản lí hoc viên của đội ngũ cán bộ quản lí ở trường đào
tạo sĩ quan Quân đội rất cần đến văn hoá quản lí. Văn hoá quản lí không
chỉ giúp đội ngũ này có trí tuệ quản lí, lãnh đạo sâu sắc, bản lĩnh chính trị
vững vàng , thực hiện công việc quản lí một cách khoa học và hiệu quả hơn
mà còn tạo ra uy tín cao của người cán bộ quản lí. Văn hoá quản lí còn đóng
vai trò là những giá trị nền gốc, mang ý nghĩa kinh nghiệm, sáng tạo và
truyền thống để cán bộ trưởng thành nhanh, vững chắc. Đối với tập thể, khi
văn hoá quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí học viên phát triển, nét đẹp trong
hoạt động quản lý, tạo bầu không khí, tâm lý tập thể lành mạnh, hoạt động
quản lý học viên sẽ không còn "khô khan, cứng nhắc", đi sâu vào đời sống
và hoạt động huấn luyên, rèn luyện học viên như những giá trị văn hoá,
mang đậm nét nhân văn quân sự. Không những vậy, văn hoá quản lí ở họ
còn là chất keo, tạo được sự đoàn kết, thống nhất cao, phát huy cao độ vai
trò, tiềm năng của cán bộ, học viên, xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi
mặt.
Tuy nhiên, trên thực tế, trình độ văn hoá quản lí của đội ngũ cán bộ quản
lí học viên và việc bồi dưỡng văn hoá quản lí còn nhiều bất cập, bồi
dưỡng văn hóa quản lí mang tính tự phát, thường được lồng ghép với hoạt
động CTĐ,CTCT. Mặt khác, ngay cả thuật ngữ văn hoá quản lí nói
chung, đối với đội ngũ cán bộ quản lí tuy được sử dụng nhiều, nhưng việc
hiểu và sử dụng thuật ngữ đó còn có sự khác nhau, đòi hỏi cần nghiên cứu


thấu đáo. Với ý nghĩa đó tôi chọn vấn đề “ Bồi dưỡng văn hóa quản lí
cho cán bộ quản lí học viên các trường sĩ quan ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn văn hoá quản lí của cán bộ
quản lí học viên, đề xuất phương hướng, nội dung, biện pháp bồi dưỡng văn
hoá quản lí cho cán bộ quản lí học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải, làm rõ văn hoá quản lí, văn hóa quản lí của đội ngũ cán
bộ quản lí học viên trường sĩ quan.
- Nghiên cứu và làm rõ thực trạng về bồi dưỡng văn hóa quản lí đối
với đội ngũ cán bộ quản lí học viên trường sĩ quan hiện nay.
- Đề xuất biện pháp bồi dưỡng văn hoá quản lí cho cán bộ quản lí học
viên trường sĩ quan.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Khách thể nghiên cứu
- Là đội ngũ cán bộ quản lí học viên cácTrường Sĩ quan.
Đối tượng nghiên cứu
- Bồi dưỡng văn hóa quản lí cho cán bộ quản lí học viên ở các
Trường Sĩ quan hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến văn hoá quản lý của cán bộ quản lí học
viên. Tập trung làm rõ vấn đề bồi dưỡng văn hóa quản lí cho cán bộ trung đội,
đại đội, lớp, tiểu đoàn, hệ quản lý học viên các Trường sĩ quan. Các số liệu, tư


liệu chủ yếu lấy trong 3 năm lại đây, ở các trường SQCT, SQTTG, SQLQ,
SQPB.
4. Giả thuyết khoa học
Vấn đề bồi dưỡng văn hóa quản lí cho cán bộ quản lí học viên các
trường sĩ quan hiện nay, phụ thuộc vào nhiều yếu tố với nhiều cách làm khác
nhau. Tuy nhiên, khi hoạt động bồi dưỡng được thực hiện: Có kế hoạch chặt
chẽ; nội dung, hình thức, phương pháp, phong phú và đa dạng; ý thức tự bồi

dưỡng tích cực hơn; công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời
với điều kiện môi trường, vật chất bảo đảm tốt thì văn hóa quản lí của cán bộ
QLHV nhà trường sĩ quan sẽ nâng lên một bước mới.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá, văn hoá
lãnh đạo, văn hóa quản lí. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khoa học xã hội nhân văn, trong đó chú trọng kết hợp phương pháp lịch sử
với phương pháp lôgíc; khái quát, phân tích và tổng hợp.
* Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số nhóm phương
pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: Các phương pháp
phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận, các
công trình nghiên cứu có liên quan.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
+ Phương pháp trưng cầu ý kiến; phương pháp phỏng vấn về thực
trạng văn hóa quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí học viên và bồi dưỡng văn


hóa quản lí của cán bộ quản lí học viên, tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp bồi dưỡng văn hóa quản lí đối với đội ngũ cán bộ QLHV.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, trao đổi, tọa đàm với cán bộ
quản lí, giáo viên, học viên.
+ Phương pháp quan sát thực tiễn các hoạt động bồi dưỡng văn hóa
quản lí của đội ngũ cán bộ QLHV.
+ Phương pháp chuyên gia, thông qua các mẫu phiếu và trao đổi trực
tiếp để xi ý kién các chuyên gia về các biện pháp bồi dưỡng văn hóa quản lí
dối với cán bộ QLHV.
+ Phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, lượng hóa các

kết quả nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản về văn hoá quản lí của đội ngũ
cán bộ quản lí học viên và đề xuất biện pháp bồi dưỡng văn hóa quản lí đối
với đội ngũ cán bộ quản lí học viên nhà trường sĩ quan hiện nay.
7. Kết cấu đề tài
Gồm mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục kèm theo.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG VĂN HÓA QUẢN
LÍ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ
QUAN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
* Quan niệm về văn hóa, quản lí và văn hóa quản lí


Khái niệm văn hóa đã xuất hiện từ thời cổ đại và không ngừng được
hoàn thiện cả về nội hàm và ngoại diên của nó. Theo nghĩa Hán - Việt, thuật
ngữ văn hóa là sự kết hợp hai từ “ vẻ đẹp” và “giáo hóa” dùng đểchỉ sự
thống trị của một triều đại phong kiến, dưới hình thức đẹp đẽ “văn trị” và
“đức trị”, sự thống trị dựa trên cơ sở giáo dục và thuyết phục con người.
Thờikỳ Hy lạpcổ đại có thuật ngữ “cultus” nghĩa là gieo trồng, “cultus
agree” là gieo trồng tinh thần, “cultus animi” là văn hóa, chắt chịư nâng niu,
nuôi dưỡng bản chất, phẩm giá con người theo nững cái hay, cái đẹp, cái tiến
bộ, cái văn minh.
Cho đến nay, thế giới có hàng trăm định nghĩa về văn hóa khácnhau,
tùy thuộc vào thế giới quan, chỗ đứng, hiếu biết, tùy theo hoàn cảnh cụ thể
của các nhà nghiên cứu để giải thích, cắt nghĩa văn hóa. Tổ chức Giáo dục,
khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đang nhìn nhận văn hóa

với ý nghĩa rộng rãi nhất, như một phức thể - tổng thể các đặc trưng, diện
mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm...khắc họa nên bản sắc của
cộng đồng gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã hội. Theo nghĩa hẹp
hơn văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử
và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù
riêng...Văn hóa hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện
tượng ( đẹp hay xấu, đạo đức hay vô luân, phải hay trái, đúng hay sai...) theo
cộng đồng ấy.4. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về văn hóa: “ Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ ngững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” 5.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
rất quan tâm lãnh đạo hoạt động văn hóa, coi văn là hóa là một mặt trận


năm 1943 trong bối đất nước còn chưa giành được độc lập, Đảng ta đã có đề
cương phát triển văn hóa dân tộc Việt nam, khi đất nước giành được độc lập,
chúng ta tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa đồng thời với cách
khoa học kỹ thuật và quan hệ sản xuất. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, đất nước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các Nghị quyết của
Đảng luôn quán triệt quan điểm phát triển và bảo vệ nền văn hóa việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhân dân, khoa học và đại chúng. Cùng với
Nghị quyết ( TW, 2.KhóaVIII) về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo,
Đảng ta có Nghị quyết chuyên đề ( TW.5. Khóa VIII) về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế - văn
hóa xã hội, giao lưu và hội nhập quốc tế, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X
Đảng ta xác định: “Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, làm cho
văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện

hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của
dân tộc và tiếp thu văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa
đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong hoạt động kinh tế, chính trị,
xã hội và sinh hoạt của nhân dân”(VKĐH,X.Tr,213). Đẩy mạnh các cuộc
vận động toàn dân xây dựng văn hóa mới, tổ chức tốt các lễ hội văn hóa của
vùng miền,của dân tộc, đất nước. Nghị quyết 86/ĐUQSTW về công tác giáo
dục đào tạo nhà trường quan đội trong thời kỳ mới, quán triệt quan điểm
giáo dục đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng đội ngũ
cán bộ, sĩ quan QĐNDVN có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây
dựng quân đội trong thời kỳ mới…Toàn quân thực hiện tốt cuộc vận đông
xây dựng môi trường văn hóa, xanh, sạch đẹp; phát huy phẩm chất “Bộ đội
Cụ Hồ”; Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa trong nước và
quốc tế; Thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức


Hồ Chí Minh-Nhà văn hóa lớn. Làm cho vẻ đẹp và phẩm chất “Bộ đội Cụ
Hồ” luôn tỏa sang trong long nhân dân.
Quản lí là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong
các hoạt động của con người. Tư tưởng quản lí đã có từ xa xưa, nhưng lí
luận về quản lí chỉ được hình thành từ cuối thế ký 19 đầu thế kỷ 20. Quản lí
là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động
của con người, nhiều học giả cho rằng: Quản lí là lực lượng sản xuất; quản lí
và kỹ thuật là hai trụ lớn, hai bánh xe thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
hiện đại; quản lí đúng nghĩa là con người đã nhận thức được quy luật, vận
động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn trong cuộc sống,
lao động và sáng tạo. Quản lí: Theo từ điển TiếngViệt thông dụng( NXB
giáo dục, 1998) là tổchức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan;
Theo một số học giả nước ngoài, F. W Taylo cho rằng: Quản li là biết chính
xác điềumuốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công
viẹc mộtcách tốt nhất và rẻ nhất. H. Koontz thì khẳng định: Quản lí là một

hoạt động thiết yếu, nó bảo đảmphối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân
nhằm đạt được các mục đích của nhóm( tổ chức). Mục tiêu của quản lý là
hình thành một môi trường mà trong đó mà con người có thẻ đạt được các
mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất mà sự bất mãn cá nhân ít
nhất. Quản lí đúng nghĩa là con người đã nhận thức được quy luật, vận động
theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Trong tất cả cá lĩnh
vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phảidựa
vào nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức, từ một phạm vi nhỏ đến phạm vi
rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận và chịu một sự
quản lý nào đó. C. Mác đã viết: “ Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.


Ngày nay thuật ngữ quản lí, đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một định
nghĩa thống nhất. Cho đến nay nhiều người cho rằng: Quản lý chính là các
hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người
khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Với tư cách là một hành động có
thể định nghĩa: Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra. Từ định nghĩa trên
cho chúng ta thấy: Quản lí bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục
tiêu xác định. Quản lí thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lí
và đối tượng quản lý, đây là quan hệ ra lệnh- phục tùng, không đồng cấp và
có tính bắt buộc, là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với
quy luật khách quan. Quản lí xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông
tin, có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lí và ngược lại.
Quản lí bao giờ cũng là quản lí con người, có mục tiêu quản lí, đối tượng
quản lý là các quan hệ quản lí, có tính khoa học và nghệ thuật, là một nghề
có thuộc tính tổ chức- kỹ thuật và kinh tế- xã hội. Quản lí là quá trình sử
dụng tri thức, kỹ thuật và phương pháp chuyên môn, lập kế hoạch, tôe chức,
lãnh đạo và điều khiển hoạt động của tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu của

tổ chức một cách hữu hiệu.

Văn hóa quản lí, theo trường phái quản lí của Nhật xuất hiện thuyết J
của William Ouchi và lí thuyết Kạien của Masaakiimai, các lí thuyết này ra
đời với những đặc thù truyền thống văn hóa, tâm lí dân tộc của Nhật. Thuyết
J cho rằng cần có mô hình quản lí kinh doanh dựa vào một nền văn hóa kiểu
J cho môi trường bên trong của doanh nghiệp với các đặc điểm sau: Xí
nghiệp phải duy trì công việc suốt đời cho công nhân, xây dựng sự trung
thành của thợ đối với chủ. Xí nghiệp J sẽ không có hiện tượng công nhân


vắng mặt, lười biếng hay bị sa thải, tất cả hợp thành một gia đình, một cộng
đồng sinh tồn có liên hệ chặt chẽ với nhau về tổ chức. Trong xí nghiệp J
không có sự áp đặt trên. Mọi người được tham gia vào quyết định chung vi
thuyết này cho rằng việc ra quyết định tập thể có hiệu quả hơn quyết định
của cá nhân. Lí thuyết Kaijen của Masaakiimai là chìa khóa của sự thành
công trong quản lí ở Nhật. Thuyết này nhấn mạnh đến vai trò của người
quản lí trong việc ủng hộ va khuyến khích các lỗ lực của công nhân để cải
tiến quy trình làm việc. Một giám đốc cảu Kaijen(tiếng Nhật có nghĩa là cải
tiến, cải thiện ) thường chú trọng đến: Kỉ luật, quản lí thời gian, phát triển
tay nghề, tham gia các hoạt động trong công ti, tinh thần lao động, sự cảm
thông.
Văn hóa quản lí là nét đẹp trong hoạt động quản lí. Người có văn hóa
quản lí là người hội tụ các nhân tố tích cực của ba nhân tố: Tầm nhìn quản lí,
kỹ năng quản lí, phong cách quản lí. Người có văn hóa quản lí phải đích
thực là người có tầm nhìn quản lí thể hiện ở năng lực tốt trong công tác phân
tích, tổng hợp dự báo; có năng lực tốt trong thực hiện nghiệp vụ quảnlí qua
việc xử lí đồng bộ kỹ năng kế họach, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra; có phong
cách quản lí trong sáng do liên kết được mọi người trong quá trình điều hành
bằng sự mẫu mực của nhân cách cá nhân bản thân. Văn hóa quản lí là sự hội

tụ của “Tài – Tâm - Tầm”.Người quản lí có tài là người : Thấy việc sai mà
sửa được, thấy việc xấu mà ngăn được.Người quảnlí có tầm là người: Chưa
có viẹc mà biết việc sắp đến, định việc mà dự báo việc diễn biến ra sao, triển
khai việc mà đoán được kết quả cuối cùng. Người quản lí có tâm: Là người
luôn tu tâm, thường xuyên rèn đức, luyện tài, nghĩa cử cao đẹp trong sáng.
Trong hoạt động quản lí phải bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, người
làm công tác quản lí cần nắm vững hệ thống giá trị tạo lập văn hoa quản lí,
từ đó hình thành văn hóa quản lý cho mình đó là: Quản lí công việc đạt tới


các giá trị, năng xuất, chất lượng, hiệu quả. Quản lí các mối quan hệ đạt các
giá trị, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm. Quản lí môi trường đạt tới giá trị,
phòng vệ đẩy lùi cácđe dọa, tận dụng được cơ may, cạnh tranh lành mạnh và
kết hợp hợp tác với các tổ chức khác. Quản lí chính sự quản lí của mình
nhằm đạt tới các giá trị, biết lắng nghe thu lượm được mọi ý kiến đóng góp
của tập thể, biết quyết đoán, biết bồi dưỡng tinh hoa.
Triết lí phương Đông khi nói đến văn hóa quản lí, thường đề cập hai mô
hình tư tưởng của Khổng Tử và Hàn Phi. Khổng Tử nói đến “Nhân – Trí –
Dũng” trong lí tưởng và hành xử của người quản lí, thường được gọi là Đức
trị, quản lí xã hội lấy đạo đức làm nền tảng. Hàn Phi thì nói đến “Pháp Thuật - Thhế” trong lí tưởng và hành xử của người quản lí, thường được gọi
là Pháp trị, quản lý xã hội lấy luật pháp làm nền tảng. Thực tế cho thấy chỉ
có “ Nhân – Trí – Dũng” mà thiếu “Pháp - Thuật - Thế” thì cũng không thể
hoàn thành mục tiêu “Trị bình” đất nước ổn định phát triển. Ngược lại chỉ có
“Pháp - Thuật - Thế” mà không đặt trên nền tảng “Nhân – Trí – Dũng” sẽ là
kẻ quản lí bá đạo. “Nhân – Trí – Dũng” và “Pháp - Thuật - Thế” vừa là điều
kiện cần và là điều kiện đủ dể xây dựng văn hóa quản lí đích thực vì sự phát
triển con người và xã hội phong kiến.
Lênin, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình, ông khuyên cán bộ quản lí thường xuyên tu dưỡng văn hóa
quản lí: Phải có tính kiên trí bền bỉ, phải luôn luôn trong sáng và ngay thẳng.

Phải là người khiêm tốn, dịu dàng mềm mỏng, có lòng nhân ái biết quan
tâm đến đồng chí của mình, phải là người kiên định theo lí tưởng và cần
khoan dung hơn, trung thực hơn, lễ độ hơn, tính khí ít thất thường hơn
nữa...Hồ Chí Minh nhà quân sự lỗi lạc trong quá trình lãnh đạo xây dựng
quân đội Người đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với cán bộ chiến sĩ.
Trong lời khuyên một cán bộ cấp cao của quân đội Người viết “ Đảm dục


đại- Tâm dục tế - Trí dục viên- Hành dục phương” nghĩa là: Làm cán bộ,
làm tướng phải có chí lớn có dúng cảm lớn. Phải rèn luyện đạo đức, khiêm
tốn, kính yêu đồng chí, đồng bào. Chịu khó học hỏi năng cao mọi sự hiểu
biết. Hành động phải đem lại tiếng thơm cho đời, phải lấy hiệu quả công
việc làm cái đích quan trọng. Với mười hai từ đầy chất nhân văn quân sự đã
định hướng cho cán bộ rèn luyện nhân cách, văn hóa quản lí, tạo nên phẩm
chất “Bộ Đội Cụ Hồ” cao đẹp.
Lâu nay và gần đây, nhiều người đã đề cập đến văn hóa quản lí. Từ
góc độ quản lí, có thể hiểu văn hóa quản lí bao gồm hai khía cạnh văn hóa
quản lí của người lãnh đạo và văn hóa của tổ chức . Trong thực tế, người
lãnh đạo có văn hóa quản lí không thôi chưa đủ, mà còn phải cùng các thành
viên xây dựng văn hóa chung của tổ chức. Văn hóa của chủ thê quản lí được
biểu hiện trong phạm vi rất rộng. Nó là giá trị văn hóa của chủ thể quản lí, là
cái đẹp trong lao động quản lí, đối lập với phản văn hóa, với tư tưởng dùng
bạo lực trong quản Vấn đề văn hoá quản lí nói chung, văn hoá quản lí của đội
ngũ cán bộ quản lí học viên ở nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam nói
riêng, hiện nay chưa được đề cập với góc độ một công trình, hay một bài viết
độc lập mà mới chỉ được đặt ra với nghĩa là một khía cạnh nằm trong tiêu
chuẩn của người cán bộ nói chung, cán bộ sĩ quan quân đội nói riêng. Đó là
những nội dung, tiêu chí, được đề cập trong nhiều văn kiện, nghị quyết của
Đảng, của Đảng uỷ Quân sự Trung ương hoặc trong mô hình đào tạo cán bộ,
sĩ quan của các nhà trường, đào tạo cán bộ của Đảng, của Nhà nước, của

Quân đội.
Có một số sách, bài viết, luận án như: “ Khoa học ứng xử, nghệ thuật
ứng xử” của Triệu Quốc Vinh ( Nhà xuất bản phụ nữ, Tháng 02 năm 2004 ),
“Nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay” của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam


(Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 2005); “Văn hoá Đảng và vấn
đề nâng cao vai trò người đảng viên” của PGS, TS Văn Đức Thanh, Tiến sĩ
Phạm Văn Thắng (Tạp chí Tư tưởng văn hoá, Số 2, năm 2005); “Văn hoá chỉ
huy và văn hoá lãnh đạo” của tác giả Đoàn Chương; “Phát triển giá trị văn
hoá trong nhân cách người sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”
của Nguyễn Xuân Trường (Luận án tiến sĩ triết học 2005), “ Văn hóa lãnh đạo
của đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay” của T.S. Nguyễn Văn Hữu.Viện KHXHNVQS( Đề tài năm 2007), “Biết
người, dùng người, quản người” của Tạ Ngọc Ái ( Nhà xuất bản từ điển bách
khoa. Tháng 01 năm 2009)…Các tác giả đã đề cập đến những nội dung có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống chuyên sâu về
văn hoá văn hóa quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí học viên nhà trường quân
đội nhân dân Việt Nam. Do đó, đề tài“ Bồi dưỡng văn hóa quản lí cho cán bộ
quản lí học viên các trường sĩ quan” hiện nay không trùng lặp với các công
trình nghiên cứu đã nghiệm thu, công bố.
1.1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
* Văn hóa quản lí trong quản lí giáo dục
Văn hóa quản lí là cái đẹp trong lao động quản lí; trong quản lí giáo dục,
văn hóa quản lí hòa trộn với giáo dục thành sức mạnh giúp thực hiện quá
trình quản lí đạt hiệu quả; văn hóa quản lí thể hiện trong lý tưởng quản lí,
trong phương thức quản lí và nhân cách người quản lí, từ việc đặt ra mục
tiêu quản lí , điều hành quản lí nề nếp làm việc...đến việc giao tiếp ứng xử

với mọi người, thái độ cư sử với cấp trên và cấp dưới.
Khái niệm trên cho thấy:
- Theo nghĩa chung nhất văn hóa quản lí là nét đẹp trong lao động quản lí.


- Văn hóa quản lí thể hiện sức mạnh quản lí, nâng cao hiệu quả quản lí giáo
dục.
- Văn hóa quản lí thể hiện trong lí tưởng quản lí, phương thức quản lí, nhân
cách quản lí....nghệ thuật quản lí.
- Văn hóa quản lí thể hiện sâu sắc mối quan hệ quản lí.
*Văn hóa quản lí của cán bộ quản lí học viên các trường sĩ quan
văn hoá quản lí của cán bộ QLHV ở các trường sĩ quan là một bộ phận
văn hoá lãnh đạo của Đảng, gồm tổng hoà các yếu tố tri tuệ, lãnh đạo, quản
lí; bản lĩnh chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực, phương pháp,
tác phong, kỹ năng công tác và nghệ thuật quản lí được kết tinh thành hệ giá
trị chân, thiện, mỹ được hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản
lí của họ theo cương vị chức trách, trở thành một trong những nhân tố góp
phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả, giáo dục và rèn luyện học viên
các trường sĩ quan.
Khái niệm trên cho biết:
- Văn hóa quản lí của đội ngũ cán bộ quan lí học viên là một bộ phận
văn hóa quản lí, văn hóa lãnh đạo của Đảng ta.
- Vai trò quan trọng của văn hóa quản lí, nâng cao hiệu lực quản lí và
tác động sâu sắc tới việc hình thành phẩm chất, nhân cách, phương pháp tác
phong công tác của của người cán bộ quản lí học viên và học viên nhà
trường sĩ quan.
- Cấu trúc văn hóa quản lí của cán bộ quản lí học viên: Bản lĩnh chính
trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống , năng lực, phương pháp công tác, phong
cách và nghệ thuật quản lí.



- Nét đặc trưng văn hóa quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí học viên là,
hệ giá trị chân, thiện, mĩ - tâm, tài, tầm của người cán bộ quản lí học viên.
- Tính quy luật của sự hình thành và phát triển văn hóa quản lí, là đưa
những giá trị đặc trưng chân, thiện, mĩ - tâm, tài, tầm, tiêu chí cán bộ quản lí
vào nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của mỗi cán bộ trong quá trình
quản lí, trở thành phẩm chất văn hóa của cán bộ quản lí học viên.
* Bồi dưỡng văn hóa quản lí cho cán bộ quản lí học viên các trường sĩ
quan
Bồi dưỡng văn hóa quản lí đối với đội ngũ cán bộ quản lí học viên, là
hoạt động có mục đích, được tổ chức chặt chẽ thường xuyên của lãnh đạo,
chỉ huy, các cơ quan chuyên môn nhà trường đối với đội ngũ cán bộ quản lí
học viên, tạo cơ hội và điều kiện cho họ được bổ sung kiến thức, phát triển
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lí, kí năng quản lí và nghệ thuật quản
lí, nhằm đạt tới trình độ văn hóa quản lí, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường sĩ quan
trong giai đoạn mới.
Khái niệm chỉ rõ:
- Mục đích của hoạt động bồi dưỡng văn hóa quản lí trường sĩ quan là bổ
sung kiến thức, nâng cao trình độ và năng lực quản lí để đạt tới trình độ văn
hóa quản lí( nét đẹp trong hoạt động quản lí), đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.
- Chủ thể bồi dưỡng văn hóa quản lí cho cán bộ QLHV là, đảng ủy, chỉ
huy các cấp quản lí học viên và cơ quan chuyên môn của nhà trường, mà
trực tiếp là cấp ủy chỉ huy các đơn vị quản lí học viên.


- Đối tượng bồi dưỡng là cán bộ quản lí học viên trực tiếp ở các hệ, tiểu
đoàn, đại đội, trung đội học viên.
- Nội dung bồi dưỡng: Là tổng hợp các kiến thức nâng cao phẩm chất,

năng lực, phong cách quản lí; đi sâu bồi dưỡng kiến thức khoa học quản lí,
phương pháp quản lí, tâm lí và nghệ thuật quản lí trong môi trường quân sự.
- quá trình bồi dưỡng gắn với hoạt động quản lí học viên, kết hợp bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng, tự hình thành và hoàn thiện văn hóa quản lí đáp ứng
yêu cầu quản lí.
1.1.3. Biểu hiện, tiêu chí đánh giá và những nhân tố tác động ảnh
hưởng đến văn hóa quản lí của người cán bộ quản lí học viên trường sĩ
quan.
* biểu hiện( nhận diện ) văn hóa quản lí của người cán bộ quản lí học
viên trường sĩ quan
Một là, văn hoá quản lí của cán bộ quản lí học viên được biểu hiện là
nét đặc trưng thể hiện văn hóa Đảng và phẩm chất nhân cách “Bộ Đội Cụ
Hồ”; cán bộ quản lí học viên là người lãnh đạo, người quản lí, người chỉ
huy, người thày tại chỗ, vừa là người đồng chí vừa là người bạn tin cậy của
đội ngũ học viên.
Hai là, văn hoá quản lí của cán bộ quản lí học viên biểu hiện là người
có kiến thức sâu rộng, nghệ thật ứng xử, giải quyết tốt các mối quan hệ quản
lí; thấy sai thì sửa, thấy xấu thì kịp thời ngăn chặn; làm việc có kế hoạch,
biết việc, biết người, biết dự báo, đánh giá và tiếp thu ý kiến.
Ba là, văn hoá quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí học viên được biểu
hiện sự quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần, nâng cao chất lượng


học tập rèn luyện của mỗi học viên; Nêu cao tự học, tự rèn, nếp sống có kỷ
luật, là gương sáng để mỗi học viên học tập và làm theo.
Bốn là, văn hoá quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí học viên biểu hiện có
kiến thức chuyên môn quân sự giỏi; nắm vững lí luận khoa học quản lí, quản
lí về số lượng và chất lượng, quản lí con người, quản lí cơ sở vật chất, quản
lí cả quá trình đào tạo học viên; luôn hướng học viên nêu cao tự học tập, rèn
luyện, hoàn thiện phẩm chất nhân cách người sĩ quan theo mục tiêu đào tạo.

Năm là, văn hoá quản lí của cán bộ quản lí học viên biểu hiện, có sự
nhạy bén trong ứng sử, linh hoạt trong giao tiếp, biết lắng nghe, phân tích,
đánh giá tình hình, tôn trọng nhân cách, cá tính quân nhân; tác phong làm
việc nghiêm túc, chân thành và cởi mở; phương pháp công tác khoa học, tôn
trọng khách quan, vận dụng khéo léo các phương pháp quản lí, phát huy
được vai trò của tổ chức và các thành viên trong đơn vị.
* Tiêu chí đánh giá văn hóa quản lí đối với cán bộ quản lí học viên
trường sĩ quan
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, quán triệt, thực hiện và vận dụng tốt
các quản điêm của đảng về văn hóa trong quá trình quản lí học viên.
- Đây là tiêu chí quan trọng nhất, bảo đảm đánh giá đúng chuẩn, trình
độ, khả năng am hiểu về văn hóa Đảng, văn hóa lành đạo, văn hóa quản lí
và vận dụng vào quá trình quản lí học viên đào tạo sĩ quan.
- Luôn kiên định mục tiêu, lí tưởng Đảng, có nhận thức sâu sắc về
Đảng, bản chất giai cấp công nhân của Đảng, Đảng Ta là đạo đức và văn
minh. Quán triệt và vận dụng các quan điểm của đảng về văn hóa, gắn với
yêu cầu rèn luyện phẩm chất, năng lực của người sĩ quan tương lai. Gương
mẫu chấp hành và thực hiện tốt các cuộc vận động của đảng, nhà nước,
quan đội và các tổ chức đoàn thể xây dựng gia đình văn hóa, môi trường


văn hóa. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giao lưu văn hóa trong
quá trình quản lí học viên.
2. Có phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, có lối sống trong
sang, lành mạnh, đoàn kết, kỷ luật, uy tín và trách nhiệm cao.
- Đạo đức là gốc của người cán bộ cách mạng, bảo đảm cho mọi hoạt
động của người cán bộ là tấm gương cho mỗi học viên học tập và noi
theo.
- Là hành động mẫu mực, từ lời nói đến việc làm, tư thế tác phong, nếp
sống có kỷ luật, có văn hóa, hết long thương yêu giúp đỡ đồng chí đồng

đội; sâu sát hướng dẫn, uốn nắn từng nếp ăn ngủ, nghỉ, sinh hoạt của học
viên.
- Luôn nêu cao tự học, tự rèn, chủ động khắc phực khó khăn, thi đua tìm
tòi sáng tạo, đoàn kết gắn bó cán bộ học viên, có lối sống giản dị, trong
sang, khiêm tốn, phát huy dân chủ xây dựng đơn vị có môi trường văn hóa
tốt.
3.Nắm vững và thường xuyên vận dụng kiến thức ,tri thức, khoa học quản
lý vào thực tiễn quản lí học viên.
- Là nội dung quan trọng, thể hiện năng lực, trình độ của người cán bộ
quản lí học viên, gắn vơi chức trách nhiệm vụ được giao. Bảo đảm công
tác quản lí học viên được tiến hành một cách khoa học và đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện học viên.
- là người có kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên, xã hội, khoa học
quân sự và chuyên ngành quân sự; kiến thức về tâm lí học lãnh đạo, quản
lí, tâm lí quân nhân; đặc biệt là kiến thức về khoa học quản lí, quản lí giáo
dục trong nhà trường quân sự gắn với mục tiêu đào tạo của nhà trường;
quản lí chặt chễ các hoạt động của học viên, trong huấn luyện, giáo dục,


quân sự, chính trị...gắn với thực tiễn nhiệm vụ huấn luyện của từng môn
học, từng học kì, ôn thi tốt nghiệp ra trường; luôn đặt ra những yêu cầu cụ
thể với mỗi học viên, động viên phát huy được khả năng, trách nhiệm học
tập, đẩy mạnh phong trào thi đau học tốt rèn nghiêm công tác tốt; xây
dựng đơn vị có môi trường học tập, môi trường văn hóa tốt.
4. Tiến hành các phương pháp quản lí linh hoạt có hiệu quả, phù hợp với
đối tượng quản lí, Có phong cách , tác phong làm việc dân chủ, khoa học,
sâu sát và tỉ mỉ, sát đối tượng quản lí.
- Là một yêu cầu cần có đối với mỗi cán bộ quản lí học viên; xuất phát từ
thực tiễn công tác quản lí, đòi hỏi người cán bộ quản lí phải có kỹ năng quản
lí và văn hóa quản lí. Là những nét văn hóa càn có ở người cán bộ quản lí,

thể hiện bản chất, phong cách của người cán bộ quan đội.
- Thể hiện sự vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp quản lí phù
hợp với đặc điểm của từng đối tượng quản lí; quản lí hành chính, kỷ luật gắn
với quản lí chất lượng học tập và rèn luyện; quản lí chất lượng chính trị với
quản lí về tư tưởng và các mối quan hệ xã hội; quản lí kế hoạch huấn luyện
với quản lí kế hoạch tự học của mỗi học viên; kết hợp hài hòa các phương
pháp quản lí, hành chính pháp luật, giáo dục tâm lí, giáo dục chung với giáo
dục riêng và động viên khích lệ phù hợp, cụ thể với từng đối tượng, từng
nhiệm vụ; luôn giữ vững tính nguyên tắc trong quá trình quản lí, mềm mỏng
và kiên quyết, không giản đơn, thụ động, cứng nhắc; luôn chủ động quản lí
dự báo các tình huống, xử lí, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện, dấu hiệu vi
phạm kỷ luật, mất đoàn kết...
- Luôn quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, giáo
dục là dạy trữ, dạy nghề và dạy người, dạy cách ứng xử thích nghi với cuộc


sống quân ngũ và thích ứng xã hội, thể hiện bán chất quân nhân cách mạng,
phẩm chất bộ Đội Cụ Hồ; làm việc có kế hoạch, đúng nguyên tắc và thể hiện
sự tôn trọng nhân cách quân nhân. Biết cách phân loại đối tượng quản lí, kỹ
năng quản lí với từng lĩnh vực cụ thể, từng điểm mạnh, khâu yếu, mặt yếu
của tập thể, nhóm, cá nhân học viên; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học
viên; không có tư tưởng cụ bộ, định kiến cá nhân, nhìn nhận, đánh giá khách
quan kết quả học tập, phấn đấu rèn luyện của học viên.
5. Giải quyết tốt các mối quan hệ quản lí, là người có uy tín lãnh đạo
quản lí chỉ huy đơn vị
- Quá trình quản lí học viên người cán bộ quản lí phải giải quyết đồng thời
rất nhiều mối quan hệ công tác, quan hệ xã hội, qua đó xây dựng uy tín của
ngườicán bộ quản lí; đó là những bài học thực tiễn giúp người học viên hình
thành bản lĩnh công tác, phương hướng rèn luyện, xây dựng uy tín của người
cán bộ, với những yêu cầu ngày càng cao.

- Biểu hiện cụ thể trong quá trình quản lí học viên, người cán bộ quản lí
phải giải quyết các mối quan hệ quản lí như: quan hệ cấp trên - cấp dưới,
quan hệ lãnh đạo, chỉ huy và phục tùng, quan hệ với cơ quan quản lí, quan
hệ với khoa giáo viên, quan hệ với đơn vị bạn, quan hệ với địa phương, quan
hệ với gia đình quân nhân về quản lí chất lượng học tập và rèn luyện của học
viên, của đơn vị mình quản lí; giải quyết hài hòa các mối quan hệ trên cơ sở
tuân thủ nguyên tắc quản lí, pháp luật nhà nước, điều lệnh quân đội, điều lệ
công tác nhà trường quân đội và quy định của đơn vị; là người phẩm chất và
năng lực công tác tốt, có uy tín thật sự, được quần chúng tín nhiệm. Mọi
hoạt động quản lí, quan hệ quản lí bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, công
khai, không có biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng...


6. Đánh giá bằng kết quả hoàn thành nhiệm vụ quản lí học viên của đơn vị
quản lí học viên.
- Là một trong những tiêu chí có tính quyết định về chất lượng, hiệu quả
công tác quản lí học viên trong từng nhiệm vụ và cả quá trình đào tạo; là
một yêu cầu cao thể hiện trách nhiệm cá nhân gắn với trách nhiệm tập thể,
phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, quản lí với chế độ một người chỉ huy.
- Bản thân mỗi cán bộ quản lí phải nỗ lực hết mình để quản lí tốt mọi mặt
của đơn vị mình, bảo đảm về chất lượng và số lượng; song phải thể hiện
trách nhiệm chung, không chỉ có quản lí đơn vị mình mà còn tham gia quản
lí đơn vị bạn, phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị, các lực lượng cùng tham
gia quản lí; kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách, gắn với kết quả
hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn đơn vị, còn là nội dng có tính nguyên
tắc trong đánh giá cán bộ, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lí học viên phải đoàn
kết, phối hợp công tác tốt từng khâu, từng bước, từng nội dung, trong quá
trình quản lí, bảo đảm tính thống nhất, nhất quán, giữa các đơn vị và bộ phận
quản lí.
* những nhân tố tác động đến văn hóa quản lí của người cán bộ quản

lí học viên trường sĩ quan
- Tác động trực tiếp của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước.
+ Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đến đời sống của cán bộ, học viên.
+ Tác động của âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch
nhằm phi chính trị quân đội.
+ Tác động của nhiệm vụ đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục
+ Tác động của xã hội hóa, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế về giáo dục.


- Tác động của nhiệm vụ quân đội trong tình hình mới, của công cuộc
đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo đáp ứng yêu cầu
xây dựng nhà trường quân đội trong thời kỳ mới.
+ Yêu cầu thực hiện Nghị quyết 86/ ĐUQSTW về đổi mới nâng cao
chhất lượng giáo dục và xây dựng nhà trường quân đội trong thời kỳ mới.
+ Từ đổi mới nâng cao chất lượng đào đạo của các nhà trường quân
đội, chuyển hướng đào tạo tập trung vào kiến thức sang tập trung về chuyên
môn, ứng dụng phương pháp dạy học tích cực...
+ sự yêu cầu cao về phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lí,
người sĩ quan tương lai.
+ Tác động của cơ chế chính sách đối với can bộ quản lí học viên.
+ Tác động của việc tiếp tục hoàn thiện, thực hiện chế độ một người
chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội
nhân dân Việt Nam
+ về tâm lí của đội ngũ cán bộ quản lí học viên, trong điều chỉnh, giải
quyết mối quan hệ lãnh đạo - chỉ huy.
- Địa bàn đóng quân, điều kiện huấn luyện, giáo dục của nhà trường
(Thực trạng của nhà trường)
+ Sự ổn định và chưa ổn định địa bàn đóng quân của nhà trường, tới

đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ học viên
+ Từ sự chuyển đổi, nâng cấp đào tạo, bậc đào tạo và sự đa dạng mục
tiêu, đối tượng đào tạo của nhà trường.
+ cơ sở vật chất đại bộ phận các nhà trường còn lạc hậu, ứng dụng
công nghệ mới còn chậm.
+ Tác động từ sự đa dạng đối tượng học viên, với tính đặc thù văn
hóa vùng mièn


+ Đa dạng đối tượng đầu vào: Thi tuyển, cử tuyển, cao đẳng, cử nhân,
dài hạn, ngắn hạn, đào tạo theo chức vụ, đào tạo theo chuyên môn...
+ Đa dạng về đối tương kéo theo sự đa dạng về văn hóa, cấp độ nhận
thức, tâm lí vùng miền, đặc thù dân tộc, ...
- Tác động của sự phát triển, tự hoàn thiện phẩm chất người cán bộ theo
quá trình huấn luyện và quản lí học viên.
+ Sự ổn định của cán bộ quản lí theo cả quá trình khóa học
+ Từ khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lí
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
* Khái quát nét chung các nhà trường đào tạo sĩ quan
Lịch sử, truyền thống nhà trường quân đội gắn liền sự trưởng thành và
phát triểncủa quân đội ta. Trải qua hơn sáu mươi năm xây dựng, trưởng
thành và lớn mạnh đến nay hệ thống nhà trường quân đội có hơn hai mươi
nhà trường, học viện đào tạo sĩ quan quân đội, với nhiều loại hình đào tạo
sĩ quan, trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Các thế hệ cán bộ quản
lí học viên các nhà trường đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đào tạo sĩ
quan quân đội. Mỗi nhà trường sĩ quan với chức năng đào tạo cán bộ sĩ
quan khác nhau, đáp ứng nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên của
quân đội. Đội ngũ cán bộ quản lí học viên nhà trường sĩ quan, được biên
chế tổ chức từ cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn đến cán bộ hệ. Họ là
những cán bộ được đào tạo cơ bản, ít nhất đã tốt nghiệp một trường đào

tạo sĩ quan, được lựa chọn, bổ nhiệm làm cán bộ quản lí học viên. Cùng
với sự phát triển của nhiệm vụ giáo dục đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lí
học viên không ngừng được kiện toàn, bảo đảm về cơ cấu tổ chức và
chuyên môn nghiệp vụ lãnh đạo, quản lí. chỉ huy. Song thực tế chất lượng
đào tạo của nhà trường trong những năm qua còn nhiều hạn chế, trong các


nguyên nhân yếu điểm tồn tại có khâu yếu ở cán bộ quản lí, được xem là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân yếu. Quán triệt các quan điểm của đảng
về đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lí, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng,
đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Trong bối cảnh đó công tác bồi dưỡng văn
hóa quản lí đối với đội ngũ cán bộ quản lí học viên nhà trường sĩ quan
được xem như là nhân tố đột phá nâng cao chất lượng quản lí, giáo dục,
rèn luyện học viên, nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan quân đội, đồng
thời chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí học viên được nâng lên đáp ứng
nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.
1.2.1. Thực trạng văn hóa quản lí của người cán bộ quản lí học viên
trong các nhà trường sĩ quan(phẩm chất và năng lục quản lí)
* về hểu biết và vận dụng các kiến thức, văn hóa, khoa học quản lí vào
công tác quản lí
Cơ bản cán bộ quản lí học viên đã biết vận dụng tổng hợp các kiến thức
vào quá trình quản lí học viên. Song mức độ chuyên sâu còn nhiều hạn
chế, có mặt còn chưa theo kịp sự phát triển của mục tiêu, yêu cầu, nhiệm
vụ đào tạo như, quản lí chất lượng đào tạo, quản lí tư tưởng, còn nhiều
biểu hiện sai phạm của học viên chưa được phát hiện ngăn chặn kịp thời,
tệ nạn xã hội xâm nhập vào đơn vị,..
* về đạo đức, phương pháp, tác phong quản lí
Đội ngũ cán bộ đại đội, tiểu đoàn, hệ cơ bản thực hiện tốt chức trách
nhiệm vụ quản lí với sự nỗ lực rất cao. Vận dụng linh hoạt các phương

pháp, hình thức quản lí, nhưng hiệu quả có lúc không cao. nhều đồng chí
còn giản đơn trong tác phong sinh hoạt, ngược lại có đồng chí lại quá khắt
khe, tạo cảm giác khó gần gũi với học viên. Kỹ năng quản lí chưa đảm bảo


tính khoa học và nghệ thuật, thiên về quản lí hành chính, kỷ luật, khô
cứng, máy móc...bầu không khí đơn vị luôn căng nhất là cán bộ trung đội.
Cá biệt cán bộ quản lí còn có những hành động, lời nối thiếu văn hóa, gây
ấn tượng không đẹp ( rượu chè bê tha, quan hệ không lành mạnh...)
* giải quyết các mối quan hệ quản lí và nghệ thuật quản lí
Cùng một lúc người cán bộ quản lí học viên phải giải quyết rất nhiều
mối quan hệ, song việc chủ động giải quyết và định hướng các mối quan
hệ cho học viên còn chưa đáp ứng, có lúc còn lúng túng, nhất là khi độc
lập quản lí và tổ chức các hoạt động huấn luyện của học viên. Không giữ
vững nguyên tắc quản lí, làm việc theo cảm tính, thiếu tự tin, lấy kinh
nghiệm là thống soái.
* hiệu quả công tác quản lí rèn luyện học viên
Sản phẩm của quá trình đào tạo là người sĩ quan quân đội với những
yêu cầu về phẩm chất và năng lực đáp ứng chức trách nhiệm vụ theo mục
tiêu đào tạo. Công tác quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí học viên có tác
động ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phẩm chất năng lực, phương
pháp tác phong công tác của người sĩ quan. Nhà trường là cái nôi đào tạo
sĩ quan, cán bộ quản lí là những người trực tiếp quản lí rèn luyện, cùng ăn,
cùng ở, cùng sinh hoạt học tập với học viên. thực tế hiệu quả công tác
quản lí nhiều khi không đạt được theo yêu cầu, chất lượng ra trường thấp,
tỉ lệ khá giỏi không cao, lý thuyết chung chung, thực hành lúng túng, tay
nghề chuyên môn yếu...Hoạt động quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí học
viên chưa thật sự gây được nhiều ấn tượng, kỷ niệm đẹp đối với học viên.
Chưa quan tâm đúng mức yêu cầu rèn luyện phảm chất nhân cách, chưa có
biện pháp với những yêu cầu cao, có trường thiên về học vấn xem nhẹ việc

rèn luyện ...


×