Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hoạt
động giao lưu hàng hoá ngày càng trở nên sôi động, với sự phát triển cả về
lượng và chất. Song hành với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế là sự
phát triển của các hoạt động thanh toán quốc tế .
Trong sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động thanh toán quốc tế thì
vai trò của các ngân hàng thương mại đóng góp một phần vô cùng quan trọng
đó là cầu nối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước .
Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh hàng đậu cũng không
phải ngoại lệ. Kể từ ngày được thành lập cho tới nay ngân hàng đã đạt được
rất nhiều kết quả tích cực trong hoạt động thanh toán quốc tế góp phần không
nhỏ trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Tuy nhiên, không phải không có những khó khăn, những thách thức
dành cho ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu, nhất là khi Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
WTO, đòi hỏi ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh hàng đậu phải ngày càng
hoàn thiện mình hơn
Xuất phát từ yêu cầu trên, cùng với thời gian thực tập tai ngân hàng
TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng đậu. Em muốn được đi sâu nghiên cứu đề tài :
“ Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế taị
Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu “
Để tìm hiểu sâu hơn về các phương thức thanh toán quốc tế taị Ngân
hàng TMCP Bắc Á . Qua đó tìm ra các giải pháp để có thể phát triển và nâng
cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 chương:
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
CHƯƠNG II : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI
NHÁNH HÀNG ĐẬU CÚNG NHƯ CÁC KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH
CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH
HÀNG ĐẬU
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ TỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.Khái niệm chung về hoạt động thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền phát sinh có liên
quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ
chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước.
Về cơ bản, TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế, nó
là khâu cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các
tổ chức và cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau, nếu công tác TTQT được tổ
chức tốt, thực hiện nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và chính xác thì nó sẽ tác
động đến hoạt động ngoại thương của một nước
1.1. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
Như ta đã biết TTQT liên quan đến các bên có các quốc tịch khác nhau
với ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau do đó dễ nảy sinh những tranh
chấp có liên quan đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia . Và
các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia đựơc
gọi là : Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
Điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm : Điều kiện về tiền tệ - Điều kiện
về thời gian - Điều kiện về địa điểm - Điều kiện về phương thức thanh toán
Điều kiện tiền tệ:
Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định
của một nước nào đó. Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy
định tiền tệ. Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4
trong hợp đồng ngoại thương và hiệp định ký kết giữa các nước. Đồng thời
điều kiện này cũng quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động.
Người ta có thể chia thành hai loại tiền sau:
- Đồng tiền tính toán: Là loại tiền được dùng để thể hiện giá cả và tính
toán tổng giá trị hợp đồng.
- Đồng tiền thanh toán :Là loại tiền để chi trả nợ nần, hợp đồng mua bán
ngoại thương. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu, của
nước xuất khẩu hoặc có thể là đồng tiền quy định thanh toán của nước thứ 3.
Điều kiện về địa điểm thanh toán:
- Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa các
bên. Địa điểm thanh toán có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người bán hay
có thể là một nước thứ 3.
- Tuy nhiên, trong TTQT giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tại
nước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán. Sở dĩ như vậy vì thanh
toán tại nước mình thì có nhiều điểm thuận lợi hơn.
- Trên thực tế việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lực lượng
giữa hai bên quyết định, đồng thời còn thấy rằng dùng đồng tiền của nước nào
thì địa điểm thanh toán là nước ấy.
Điều kiền về thời gian thanh toán:
Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyển
vốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ thanh
toán. Do đó, nó là vấn đề quan trọng và thường xẩy ra tranh chấp giữa các bên
trong đàm phán ký kết hợp đồng.
Thông thường có 3 cách quy định về thời gian thanh toán:
- Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên bán toàn bộ hay một
phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu
chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu.
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
- Trả tiền ngay là việc người mua trả tiền sau khi người bán hoàn hành
nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi
người mua nhận được hàng tại nơi quy định.
- Trả tiền sau là việc người mua trả tiền cho gnười xuất khẩu sau một
khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.
Điều kiện về phương thức thanh toán:
Đây là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Phương thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền
về như thế nào. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuỳ từng điều
kiện cụ thể mà người mua và người bán có thể thoả thuận để xác định phương
thức thanh toán cho phù hợp.
1.2 Các công cụ trong thanh toán quốc tế
1.2.1 Hối phiếu (Draft, Bill of exchange)
Theo luật ULB, Luật điều chỉnh hối phiếu, định nghĩa “Hối phiếu là một
tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu
cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến ngày cụ thể nhất định hoặc
đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền cho một
người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho
người cầm phiếu”.
Theo định nghĩa này cho thấy, hối phiếu có ba đặc điểm quan trọng đó là
tính trừu tượng, tính bắt buộc và tính lưu thông.
Để hối phiếu có giá trị pháp lý, người lập hối phiếu phải tuân theo
những quy luật chặt chẽ về hình thức và nội dung của hối phiếu. Về hình
thức, hối phiếu bắt buộc phải bằng văn bản, hối phiếu thường được lập thành
2 bản có giá trị pháp lý như nhau. Về nội dung, hối phiếu bắt buộc phải có
tiêu đề của hối phiếu, có địa điểm và ngày phát hành hối phiếu; mệnh lệnh trả
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6
tiền vô điều kiện, ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ ; thời hạn trả tiền của hối
phiếu, người trả tiền và người hưởng lợi hối phiếu…
Hối phiếu được sử dụng rất rộng rãi trong TTQT quốc tế, đặc biệt trong
các phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhờ thu….
2. Tác động của hoạt đông thanh toán quốc
2.1 Đối với ngân hàng thương mại
Đối với hoạt động của Ngân hàng, việc phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động thanh toán quốc tế mà nhất là hình thức thư tín dụng chứng
từ có vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng thương mai. Nó
không chỉ đơn giản là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt động không
thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .
- Hoạt động thanh toán quốc tế tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hút
thêm được khách hàng có những nguời có nhu cầu giao dịch quốc tế. Dựa
trên cơ sở đó, Ngân hàng mở rộng thêm quy mô, có thêm nguồn thu nhập,
phát triển khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay
- Nhờ các hoạt động Thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể phát triển mở
rộng hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu cũng như có thêm được nguồn vốn huy
động tạm thời nhờ và thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức , cá
nhân có nhu cầu quan hệ Thanh toán quốc tế qua ngân hàng thương mại
- Giúp Ngân hàng có được một nguồn thu lớn ngoại hối từ đó Ngân
hàng có thể mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ
thanh toán quốc tế với các Ngân hàng quốc tế khác.
- Hơn thế nữa, hoạt động TTQT còn giúp Ngân hàng đáp ứng tốt hơn
yêu cầu của khách hàng dựa trên cơ sở nâng cao uy tín và chất lượng của
Ngân hàng.
Có thể nói, trong xu thế ngày nay hoạt động Thanh toán quốc tế có vai
trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7
KTĐN nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trang để có biện pháp thực
hiện nghiệp vụ Thanh toán quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục
vụ tốt hơn cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
2.2 . Đối với nền kinh tế quốc dân :
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc gia
đang ra sức phát triển và mở cửa thị trường hợp tác và hội nhập .Trong bối
cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là một câu nối trung gian giữa quốc
gia với phần còn lại của thế giới, có tác dụng bôi trơn thúc đẩy thu hút kiều
hối và các quan hệ tài chính quốc tế. Và giờ đây hoạt đông thanh toán quốc tế
ngay càng được khẳng định trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay các quốc gia đều coi hoat đông kinh tế được đặt
lên hàng đầu .
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng
hóa dịch vụ giữa các tổ chức các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau . Nếu
như không có các hoạt đông thanh toán quốc tế thì kinh tế quốc tế khó mà
phát triển được . Nếu hoạt đông thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an
toàn thì sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hang hóa – tiền tệ giữa
người mua và người bán . Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán
người bán giao hàng thể hiện chất lượng của chu kì kinh doanh, phản ánh
hiệu quả kinh tế và tài chính tronh các hoạt động của doanh nghiệp . Do đó ta
có thể nói
TTQT có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia:
được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
1. Bôi trơn và thúc đẩy HĐ XNK của nền kinh tế như một tổng thể.
2. Bôi trơn và thúc đẩy HĐ đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
3. Thúc đẩy và mở rộng HĐ dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế.
4. Tăng cường thu hút ngoại tệ và các nguồn lực tài chính khác
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8
5. Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế
3. Các phương thức thanh toán quốc tế
3.1 Phương thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người
yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.
3.1.1. Các bên tham gia vào qui trình chuyển tiền
Người trả tiền (Payer): người mua, người bị ký phát.
Người chuyển tiền (Remitter): là người đầu tư, người nước ngoài chuyển
tiền về nước, người chuyển tiền phát sinh từ các thu nhập yếu tố…
Người hưởng lợi (Benificiary): là người nhận tiền do người yêu cầu
chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàng ở nước ngoài yêu
cầu chuyển tiền chỉ định.
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
TTQT đối với
nền kinh tế
1.Bôi trơn & thúc đẩy xuất nhập khẩu
2. Bôi trơn & thúc đẩy đầu tư nước ngoài
3. Thúc đẩy phát triển hoạt động dịch vụ
4. Tăng cường thu hút kiều hối
5. Thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập QT
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9
Ngân hàng trung gian (Intermidiary bank) hay ngân hàng trả tiền
(Playing bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở
nước ngoài hưởng lợi.
( 3)
(2) (4)
(1 ( 1)
Sơ đồ 1: Quy trình chuyển tiền
(1): Giao dịch thương mại.
(2): Người mua sau khi nhận hàng tiến hành viết đơn yêu cầu chuyển
tiền ( bằng thư hoặc bàng điện)cùng với uỷ nhiệm chi(nếu có tài khoản mở tại
ngân hàng) gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
(3): Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra chứng từ nếu thấy hợp lệ thì tiến
hành chuyển tiền qua ngân hàng dại lý.
(4): Ngân hàng đại lý tiến hành chuyển tiền chongười hưởng lợi.
* Trường hợp áp dụng.
- Phương thức chuyển tiền được áp dụng trong trường hợp trả tiền hàng
hoá xuất khẩu nước ngoài, thường là khi nhận đầy đủ hàng hoá hoặc chứng từ
gửi hàng.
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
NH Chuyển tiền NH Đại lý
Người chuyển tiền Người hưởng lợi
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10
- Thanh toán hàng hoá trong lĩnh vực thương mại và các chi phí liên
quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư hoặc
chi tiêu thương mại, chuyển kiều hối
* Các yêu cầu về chuyển tiền.
- Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc Bộ Tài
chính, hợp đồng mua bán ngoại thương, giấp phép kinh doanh xuất nhập
khẩu, bộ chứng từ, UNC ngoại tệ và phí chuyển tiền.
- Trong đơn chuyển tiền càn ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người hưởng
lợi,số tài khoản nếu người hưởng lơi yêu cầu,số ngoại tệ,loại ngoại tệ,ý do
chuyển tiền và những yêu cầu khác, sau đó ký tên và đóng dấu
3.1.2 Các hình thức chuyển tiền
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T, có những dạng điện
là: Telex, Fax, EFT (Electronic Funds Transfer) và SWIFT (Society for
Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Trong đó SWIFT là
hình thức phổ biến ngày nay do phương thức chuyển tiền này có ưu điểm là
chuyển thông tin thanh toán nhanh chóng với giá thành hạ và an toàn.
Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): phương tiện này tuy có chi
phí rẻ nhưng tốc độ thanh toán chậm nên ít được sử dụng.
Phương thức chuyển tiền chủ yếu được sử dụng là một bộ phận của
phương thức thanh toán khác, thường là kết thúc của phương thức thanh toán
khác như nhờ thu, ghi sổ, bảo lãnh ngân hàng…
Phương thức này cũng được áp dụng một cách độc lập trong thanh toán
phi thương mại như:
- Chuyển tiền thanh toán cung ứng dịch vụ cho nước ngoài.
- Chuyển kiều hối, chuyển tiền cho du học sinh
- Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài…
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11
Trong thanh toán quốc tế, phương thức này chỉ có lợi chongười mua do
người mua nhận hàng xong mới phải chuyển tiền trả cho người bán.
Vai trò của ngân hàng thương mại trong phương thức chuyển tiền. Trong
phương thức thanh toán này, ngân hàng thương mại chỉ đóng vai trò trung
gian thanh toán, thực hiện lệnh thanh toán và hướng phí dịch vụ từ việc
chuyển tiền. Chì vì vậy, ngân hàng ít phải gánh chịu rủi ro trừ khi ngân hàng
cấp tín dụng cho người thanh toán.
3.2 . Phương thức nhờ thu
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khác hàng uỷ
thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu
của người bán ra lập ra.
Cã hai h×nh thøc nhê thu
3.2.1 - Nhờ thu phiếu trơn:
Đây là phương thức thanh toán trong đó người người bán uỷ thác cho
Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn
chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho cho người mua không qua Ngân hàng.
Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu phải trải qua các bước sau:
(2)
(4)
(1) (4) (4) (3)
Gửi hàng & Chứng từ
(4) ( 3)
Sơ đồ 2: Gửi hàng & Chứng từ
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
NH Chuyển chứng
từ
NH thu & xuất
trình chứng từ
Người bán Người mua
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12
(1): Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua,
họ sẽ lập một hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng của
mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu.
(2): Ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra chứng từ, sau đó gửi thư uỷ
thác nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua
nhờ thu tiền.
(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu trả tiền
ngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu).
(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán thông qua
ngân hàng chuyển chứng từ. Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ
hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng
sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên
Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong các trường hợp
người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với
nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau. Hoặc trong
trường hợp thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá.
Phương thức nhờ thu phiếu trơn không áp dụng thanh toán nhiều trong
mậu dịch và nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Đối với người mua,
áp dụng phương thức này cũng gặp nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm
hơn chứng từ người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao
hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không.
3.2.2 - Nhờ thu kèm chứng từ:
Là phương thức thanh toán mà người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ
tiền từ người mua trên sơ sở ký phát hối phiếu đòi tiền và toàn bộ chứng từ liên
quan kèm điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân
hàng mới giao bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng.
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13
(2)
(4)
(1) (4) (4) (3)
Gửi hàng
Sơ đồ 3: Trình tự nhờ thu kèm chứng từ
(1): Người bán sau khi gửi hàng cho người mua, lập bộ chứng từ nhờ
ngân hàng thu hộ tiền. Bộ chứng từ gồm hối phiếu và các chứng từ gửi hàng
kèm theo.
(2): Ngân hàng phục vụ người bán uỷ thác cho ngân hàng đai lý của
mình ở nước người mua nhờ thu tiền.
(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền. Ngân hàng chỉ trao
chứng từ gửi hàng cho người mua nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hối
phiếu.
(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nguời bán thông qua ngân hàng
chuyển chứng từ.
Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bàn ngoài việc nhờ thu hộ tiền còn
có việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua. Với
cách khống chế này thì quyền lợi người bán được đảm bảo hơn.
Tuy nhiên, nó có nhược điểm là người bán không khống khế được việc
trả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài thời gian tả tiền khi thấy
tình hình thị trường bất lợi cho họ hay việc trả tiền tiến hành quá chậm
chạp.Mặt khác, Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thu tiền hộ, chứ
không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
NH Chuyển chứng
từ
NH thu & xuất
trình chứng từ
Người bán Người mua
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14
Có hai điều kiện trả tiền trong phương thức thanh toán nhờ thu, đó là
điều kiện D/A và D/P. Theo điều kiện D/A (Documentary against
acceptance), người mua phải trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ
chứng từ hàng hoá cho họ, theo điều kiện D/P (Documentary against
payment) thay vì hành động trả tiền bằng hành động chấp nhận trả tiền của
người mua, trường hợp này dùng cho việc bán chịu hàng ngắn ngày của người
bán cho ngưoi mua
3.2.1 Các bên tham gia
Người bán, người hưởng lợi (Principal)
Người mua, người trả tiền (Drawee)
Ngân hàng nước ngoài xuất khẩu, ngân hàng chuyển (Remitting bank)
Ngân hàng đại lý, ngân hàng nhờ thu (Collecting bank )
3.3.Phương thức tín dụng chứng từ ( L/C )
Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân
hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mở
thư tín dụng) phát hành một văn bản cam kết sẽ trả ngay, hoặc chấp nhận trả
vào một ngày trong tương lai, một số tiền nhất định cho người thứ ba (người
hưởng lợi số tiền trong thư tín dụng, người được chỉ định trong thư tín dụng)
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Ngân hàng
chuyển
Ngân hàng
thu
Người hưởng lợi Người trả tiền
6
3
7 2
1
5
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15
nếu họ xuất trình cho ngân hàng đầy đủ bộ chứng từ thanh toán hoàn toàn
phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng.
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, thư tín dụng là một
văn bản pháp lý quan trọng cho việc thanh toán tiền hàng, nó xác định cam
kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng. Vì vậy, trong thực tế người là còn
gọi phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán thư tín dụng
(Letter of Credits) hay còn gọi là phương thức thanh toán L/C. Chúng ta có
thể khái niệm về L/C như sau:
Thư tín dụng (L/C) là văn bản pháp lý, trong đó ngân hàng mở L/C cam kết
trả tiền cho người bán nếu họ xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp
với nội dung của L/C. L/C có tính chất quan trọng nó được hình thành trên cơ sở
hợp đồng thương mại, tức là căn cứ vào nội dung và yêu cầu của hợp đồng để
người mua làm đơn yêu cầu mở L/C và sau khi mở, L/C lại độc lập với hợp
đồng thương mại đó, nghĩa là ngân hàng trả tiền chỉ căn cứ vào L/C.
Tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng rất phổ biến trong thanh
toán quốc tế vì nếu thanh toán theo phương thức này nghĩa vụ của ngân hàng
được ràng buộc nhiều hơn và do đó an toàn hơn cho cả người xuất khẩu và
người nhập khẩu.
3.3.1 .Các bên tham gia
Applicant : Ngươi yêu cầu mở thư tín dụng, là người mua hoặc là người
nhập khẩu uỷ thác cho một người khác
Issuing Bank: Ngân hàng phát hành thư tín dụng, là ngân hàng của người
mua, nó cấp tín dụng cho người mua
Beneficiary : Người hưởng lợi thư tín dụng, là người bán hay bất cứ
người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định
Advising Bank: Ngân hàng thông báo thư tín dụng, là ngân hàng đại lý
của ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16
Confirming bank: Ngân hàng xác nhận là ngân hàng cam kết thanh toán
cho người bán thay cho ngân hàng mở L/C.
Negotiating bank :Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng chiết khấu bộ
chứng từ của người bán sau đó ngân hàng này đứng ra đòi tiền ngân hàng mở
L/C.
Transfering bank (Ngân hàng chuyển nhượng) : trong trường hợp tín
dụng được phép chuyển nhượng thì ngân hàng này sẽ đứng ra làm thủ tục
chuyển nhượng thư tín dụng từ người hưởng thứ nhất sang người hưởng lợi
thứ hai theo yêu cầu của người mở thư tín dụng và người hưởng lợi thứ nhất
(3)
(6)
(7)
(2) (8) (9) (4) (6) (7)
(1)
( 5)
Sơ đồ 4: Sơ đồ qui trình nghiệp vụ L/C
(1) : Trong quá trình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, người bán và
người mua ký hợp đồng thương mại với nhau. Nếu người bán yêu cầu thanh
toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ thì trong hợp đồng thương
mại phải có điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
(2) : Người mua căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở L/C tại
Ngân hàng phục vụ mình.
(3) : Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra xem đơn mở thư tín dụng đó đã
hợp lệ hay chưa. Nếu đáp ứng đủ yêu cầu Ngân hàng sẽ mở L/C và thông báo
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Ngân hàng phát hành
(Issing Bank)
Ngân hàng thông báo
(Advising Bank)
Người yêu cầu mở
L/C
Người thụ hưởng
(Benificiary)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17
qua Ngân hàng đại lý của mình ở nước người bán về việc mở L/C và chuyển
1 bản gốc cho người bán.
(4) : Khi nhận được thông báo về việc mở L/C và 1 bản gốc L/C, Ngân
hàng thông báo chuyển L/C cho người thụ hưởng.
(5) : Người bán khi nhận được 1 bản gốc L/C, nếu chấp nhận nội dung
L/C thì sẽ tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã ký kết trong hợp đồng.
Nếu không họ sẽ yêu cầu Ngân hàng chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của mình
rồi mới tiến hành giao hàng.
(6) : Sau khi chuyển giao hàng hoá, người bán tiến hành lập bộ chứng từ
thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến Ngân hàng phát hành thông qua
Ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán. Ngoài ra, người bán cũng
có thể xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng được chỉ định thanh
toán được xác định trong L/C.
(7) : Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù
hợp với quy định trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh
toán. Nếu Ngân hàng thấy không phù hợp thì sẽ từ chối thanh toán và trả hồ
sơ cho người bán.
(8) : Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người bán
và yêu cầu thanh toán.
(9) : Người phát hành kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành hoàn trả tiền
cho ngân hàng.
3.3.2. Các hình thức thư tín dụng chứng từ ( L / C )
Hình thức thư tín dụng (L/C).
Có rất nhiều cách phân loại thư tín dụng. Tuỳ theo từng tiêu thức khác
nhau người ta có thể phân loại khác nhau.
Theo loại hình người ta có thể chia làm hai loại là L/C có thể huỷ ngang và
L/C không huỷ ngang.
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18
L/C có thể huỷ ngang.
- Đây là loại L/C mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị
Ngân hàng phát hành thay đổi , bổ xung hoặc huỷ bỏ nó mà không cần
báo trước cho người hưởng lợi biết
-Do vậy , L/C có thể huỷ ngang thuộc loại cam kết không bị ràng buộc
trách nhiệm pháp lý. Mặc dù vậy , loại thư tín dụng này không đảm bảo
được quyền lợi của người bán vì người mua có thể đơn phương huỷ bỏ
L/C. Chính vì vậy ngày nay loại L/C này ít được sử dụng trong thương
mại quốc tế.
L/C không thể huỷ ngang.
Đây là loại L/C mà sau khi mở thì mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ
xung hoặc huỷ bỏ nó Ngân hàng phát hành chỉ có thể tiến hành trên cơ sở có
sự thoả thuận của các bên có liên quan. Vì thế quyền lợi của người bán được
đảm bảo. Tuy nhiên, L/C không thể không thể huỷ ngang không có nghĩa
không thể huỷ bỏ. Trong trường hợp các bên đồng ý huỷ bỏ L/C thì nó được
công nhận là không còn giá trị thực hiện. Đây là loại L/C được sử dụng nhiều
nhất trong thương mại quốc tế ngày nay.
Theo phương thức sử dụng người ta phân chia L/C thành nhiều loại khác
nhau.
L/C không huỷ ngang có giá trị trực tiếp.
Đây là loại L/C mà chứng từ được yêu cầu xuất trình trực tiếp để thanh
toán tại Ngân hàng phát hành. Do vậy, thời hạn hiệu lực sẽ kết thúc tại Ngân
hàng phát hành.
Trong thư tín dụng này sẽ không thể hiện điều khoản chiết khấu và chỉ
định ngân hàng chiết khấu. Mặc dù thư tín dụng không có giá trị chiết khấu và
cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị duy nhất đối với
người hưởng, ngân hàng chuyển chứng từ cũng có thể ứng tiền cho khách
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19
hàng nếu chứng từ hoàn toàn hợp lệ.Sau khi nhận được chứng từ hợp lệ,ngân
hàng phát hành chuyển trả tiền cho người hưởng theo chỉ dẫn của ngân hàng
chuyển chứng từ.Vai trò của ngân hàng chuyển chứng từ là bảo vệ quyền lợi
của người hưởng và cũng chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình nếu họ đã
chiế khấu chứng từ.
L/C không huỷ ngang, miễn truy đổi.
- Là loại thư tín dụng chứng từ không thể huỷ ngang mà sau khi thụ
hưởng sẽ được hoàn tiền thì Ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong
bất kỳ tình huống nào.
L/C không huỷ ngang và có xác nhận.
Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang được một Ngân hàng khác
đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng theo yêu cầu của Ngân hàng mở thư tín
dụng đó.
Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nên
loại thư tín dụng này được coi là rất đảm bảo quyền lợi cho bên bán, và đương
nhiên phải thanh toán một khoản phí nhất định đối với ngân hàng xác
nhận.Trên thực tế, nhu cầu thư tín dụng này phụ thuộc nhiều yếu tố song chủ
yếu phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của ngân hàng mở
thư tín dụng.
L/C tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục
hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần
phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.
- Tín dụng tuần hoàn có thể được tích lũy hoặc không.
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20
- Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được
thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp.
- Trường hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng
phần không được sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực.
- Tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người
mua muốn hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (hợp
đồng giao hàng nhiều lần).
L/C với điều kiện “Đỏ”.
Đây là loại L/C mà theo đó người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất
khẩu ngay sau khi thư tín dụng được mở. Hai bên đối tác phải có quan hệ làm
ăn lâu dài và uy tín. Phía nhập khẩu phải là công ty đủ vốn, phía xuất khẩu
phải có nguồn hàng hoá, sản xuất nhưng thiếu vốn.
Với điều kiện Đỏ ngân hàng phát hành cam kết ứng một số tiền nhất
định( khoảng 30 hoặc 50% trị giá L/C)khi nhận được các chứng từ, thông
thường là: hối phiếu của số tiền ứng trước,hoá đơn, cam kết trả nợ hoặc cam
kết giao hàng và các chứng từ khác tuỳ theo thoả thuận.
.L/C dự phòng (Standby letter of Credit)
L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tương tự, thể hiện
nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:
- Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc
được ứng trước.
- Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21
- Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực
hiện nghĩa vụ của mình.
- Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu.
Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt
động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C dự phòng
đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực
hiện.
L/C chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit)
Người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng
của mình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ
hưởng khác.
- Các chứng từ trong L/C chuyển nhượng nên được yêu cầu để có thể
được sử dụng theo như L/C gốc.
- Người thụ hưởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của L/C chuyển
nhượng bằng hóa đơn của mình.
- Số tiền bảo hiểm cho việc chuyển nhượng nên lập bằng với số tiền bảo
hiểm trong L/C gốc.
- Thư tín dụng chỉ có thể được chuyển nhượng giống như các điều khoản
quy định trong L/C gốc.
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 22
CHƯƠNG II
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH
HÀNG ĐẬU CŨNG NHƯ CÁC KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI CHI NHÁNH
1. Khái quát chung về ngân hàng TMCP Bắc Á
Ngân hàng TMCP Bắc Á được thành lập năm 1994 theo quyết định của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông
có uy tín đóng góp, là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần lớn có
hoạt động kinh doanh lành mạnh. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và là ngân hàng thương mại cổ phần có doanh
số hoạt động kinh doanh lớn nhất khu vực Miền Trung Việt Nam.
Có mạng lưới hoạt động ở các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả
nước.
Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng như: Mở tài khoản nội tệ và
ngoại tệ, nhận tiền gửi, đầu tư cho vay và bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài
nước, tài trợ thương mại, chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối, phát hành
và thanh toán thẻ, séc du lịch, homebanking, ngân hàng trực tuyến...
Là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân
hàng toàn cầu, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các ngân hàng Việt
Nam và Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam.
Trong hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã vinh dự được
nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của Ủy Ban
Nhân dân tỉnh Nghệ An, là một trong 10 ngân hàng được chọn tham gia vào
hệ thống thanh toán tự động liên ngân hàng..
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23
Các chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á là :
+ Tại TP. Hà Nội:
Sở Giao dịch: 6 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội: 47 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chi nhánh Thái Hà: 80 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Hàng Đậu: 27 Hàng Đậu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chi nhánh Phương Mai: 43 Tuệ Tĩnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chi nhánh Hàng Đậu:10A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Chi nhánh Cầu Giấy: 376 Cầu Giấy, Hà Nội
Phòng Giao dịch Thái Hà : 61 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Phòng Giao dịch Phương Mai: 101 E9 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Phòng Giao dịch Hàng Bông: 133 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Phòng Giao dịch Tây Sơn: 115 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Phòng Giao dịch Bạch Mai: 277 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Phòng Giao dịch Đội Cấn: 80 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Phòng Giao dịch Khâm Thiên: 203 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
+ Tại Thanh Hoá:
Chi nhánh Thanh Hóa: 159 Đinh Công Tráng, TP. Thanh Hoá
Phòng Giao dịch Lê Hữu Lập : 70 Lê Hữu Lập, TP.Thanh Hóa
+ Tại Nghệ An:
Hội sở: 117 Quang Trung, TP.Vinh
Phòng Giao dịch Chợ Ga Vinh: 01 Trường Chinh, Lê Lợi, TP.Vinh
+ Tại TP. Hồ Chí Minh:
Chi nhánh Hồ Chí Minh:125 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3,
TP HCM
Phòng giao dịch Hai Bà Trưng: 394 Hai Bà Trưng, Phường Tân Định,
Quận 1, TP. HCM
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 24
Phòng giao dịch Cách Mạng Tháng Tám: 733 Cách Mạng Tháng 8,
Phường 6, Q.Tân Bình, TP. HCM
Phòng giao dịch Phan Văn Trị: 615 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò
Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Phòng giao dịch Huỳnh Tấn Phát 623 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân
Thuận Đông, Quận 7, TP.HCM
Phòng giao dịch Lê Thạch: 31 Lê Thạch, Phường 12, Quận 4, TP.Hồ Chí
Minh.
-Phòng giao dịch Triệu Quang Phục: 70 Triệu Quang Phục, Phường 10,
Quận 5, TP.HCM.
Phòng giao dịch Phan Đăng Lưu: 49G Phan Đăng Lưu, Phường 7, Quận
Phú Nhuận, TP.HCM
Phòng giao dịch Trường Chinh: 434 Trường Chinh, Phường 13, Quận
TB, TP.Hồ Chí Minh.
Phòng giao dịch An Sương: 45C Quốc lộ 22, Phường Trung Mỹ Tây,
Quận 12, TP.HCM.
Phòng giao dịch 3/2: 546 Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, Tp.Hồ Chí
Minh.
+ Tại Tp.Cần Thơ
Chi nhánh Đồng Bằng Sông Cửu Long: 8/20/1B Trần Văn Khéo,
Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
Trong đó chi nhánh Hàng Đậu được thành lập theo quyết định của Tổng
giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á với nhiệm vụ chính đó là
cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng như: Mở tài khoản nội tệ và ngoại
tệ, nhận tiền gửi, đầu tư cho vay và bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước,
tài trợ thương mại, chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối, phát hành và
thanh toán thẻ, séc du lịch, homebanking, ngân hàng trực tuyến...
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 25
1.1.Tổ chức nhân sự của chi nhánh
Toàn thể chi nhánh gồm 48 cán bộ nhân viên
Trong đó
Cấp lãnh đạo 11 người
Chuyên viên :32 nguời
phụ trợ : 5 nguời
1.2.Các phòng ban và chức năng hoạt động
1.2.1 Ban giám đốc : .
Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, điều hành và chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám đốc có thể uỷ
quyền cho các phó giám đốc thực hiện những công việc trong phạm vi quyền
hạn của họ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban trực thuộc Ngân hàng.
Các phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ giúp đỡ cho giám đốc, và chỉ đạo về
mặt nghiệp vụ cho các phòng chức năng của Ngân hàng
1.2.2-Phòng tài chính kế toán:.
Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của Chi
nhánh( không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm). Hậu
kiểm các chứng từ thanh toán của các phòng tại Chi nhánh.
Trần Kiên Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Gi¸m ®èc
Phßng
tÝn dông
Phßng
TTQT
Phßng
kÕ to¸n
Phßng
kiÓm so¸t