Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.52 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG
QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Giảng viên phụ trách: GS. Vũ Cao Đàm
Học viên:

Vũ Thị Thoa
Cao học Quản lý giáo dục K10 - Lớp 1

Hà Nội – 2011


Hạn nộp bài theo quy định:

ngày….. tháng 11 năm 2011.

Thời gian nộp bài:

ngày …. tháng 11 năm 2011.

Nhận xét của giảng viên chấm bài:

Điểm: ……………….. Giảng viên (ký tên): …………...……………

ĐỀ BÀI



Anh (chị) hãy trình bày đề cương của luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý giáo dục theo khung hướng dẫn 10 điểm, đồng thời
chỉ rõ dàn bài của luận văn.
BÀI LÀM
A. LẬP ĐỀ CƯƠNG.
1. Tên đề tài:
“Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu đào
tạo nguồn nhân lực bậc cao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam của
Trường Đại học Điện lực”.
2. Lý do nghiên cứu:
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010- 2015 đã chỉ ra
bảy nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo,
trong đó phát triển đội ngũ giáo viên là một trong những giải pháp
trọng tâm. Đối với công tác GD&ĐT thì đội ngũ giáo viên đóng vai
trò cực kỳ quan trọng, điều này đã được Luật Giáo Dục khẳng
định:“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất
lượng giáo dục”. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định của giáo
dục. Chính vì vậy việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của toàn ngành giáo dục.
Trường Đại học Điện lực là một trường đại học công lập đa
cấp, đa ngành có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao ở các bậc đào tạo cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng
như phục vụ nhu cầu xã hội, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu
khoa học – công nghệ hàng đầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Nhà trường được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường


đại học trên cơ sở trường cao đẳng Điện lực năm 2006. Với mục đích
xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ năng lực và trình độ theo quy định
của một trường đại học. Hàng năm, Nhà trường chủ động xây dựng

kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên phù
hợp với điều kiện cụ thể của Trường, nhưng đến nay, chất lượng đội
ngũ giảng viên vẫn chưa cao. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để nâng
cao được chất lượng, cần sử dụng những giải pháp nào để nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên một cách hiệu quả, đó là lý do tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp
ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho Tập đoàn Điện lực
Việt Nam của Trường Đại học Điện lực”.
3. Lịch sử nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên không phải là một vấn
đề mới, đã có nhiều bài viết, giải pháp nghiên cứu về chất lượng đội
ngũ giảng viên được công bố nhưng trên thực tế mỗi trường có những
đặc điểm riêng biệt, không thể áp dụng chung một giải pháp được.
Cho tới nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc sử dụng các giải
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên để có thể đáp ứng nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực bậc trong và ngoài ngành Điện tại Trường
Đại học Điện lực.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng đội ngũ
giảng viên trường đại học trong giai đoạn hiện nay.


- Nghiên cứu nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực bậc cao trong và
ngoài ngành Điện.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường
Đại học Điện lực.
- Tìm ra các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên Trường Đại học Điện lực nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn
nhân lực bậc cao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Điện
lực giai đoạn 2006 – 2010.

6. Mẫu khảo sát:
Chất lượng đội ngũ giảng viên tại 12 khoa và bộ môn thuộc
trường Đại học Điện lực.
7. Vấn đề nghiên cứu:
- Chất lượng đội ngũ giảng viên của trường Đại học Điện lực hiện
nay đang ở mức nào?
- Sử dụng những giải pháp nào để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên của trường nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực bậc
cao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam?
8. Giả thuyết nghiên cứu:
Đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Điện lực còn có nhiều


hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng thực tế, nghiệp vụ chưa đáp
ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho Tập đoàn Điện
lực Việt Nam. Việc đưa ra các giải pháp quản lý để nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, tư tưởng cho giảng viên;
kết hợp với các giải pháp về chế độ đãi ngộ và cơ chế quản lý đội ngũ
giảng viên sẽ góp phần làm chất lượng đội ngũ giảng viên được nâng
cao.
9. Phương pháp chứng minh luận điểm:
- Thu thập và phân tích số liệu.
- Điều tra, phỏng vấn.
Giả thiết nghiên cứu:
- 80% đội ngũ giảng viên được tuyển dụng có trình độ sau đại học.
- 100 % giảng viên được hỏi đều có mong muốn được thường xuyên
tham gia các khoá học nâng cao để góp phần hoàn thiện kỹ năng

chuyên môn và nghiệp vụ.
- 100 % giảng viên có đầy đủ khả năng làm việc được ở trong và
ngoài nước, muốn được làm việc và cộng tác với các chuyên gia nước
ngoài.
10. Dự kiến luận cứ:
* Luận cứ lý thuyết:
- Linh hoạt, mềm dẻo trong việc lựa chọn và vận dụng các phương
pháp dạy học truyền thống hay hiện đại là nhân tố chính thể hiện năng
lực của người giảng viên.


- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh góp phần
nâng cao phẩm chất đạo đức cho giảng viên.
* Luận cứ thực tế:
- Qua tổng hợp số liệu và đánh giá tổng kết năm học cho thấy:
+ Hiện tại chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Điện
lực chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho
Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
+ 30 % giảng viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học.
+ 15 % giảng viên chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm
và các phương pháp giảng dạy hiện đại.
- Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp giảng viên của trường cho thấy:
+ Chế độ, chính sách, khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho đội
ngũ giảng viên trong việc tự học, tự bồi dưỡng chưa cụ thể.
+ Đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ, ít kinh nghiệm
trong giảng dạy và nghiên cứu chưa chủ động tham gia học tập,
nghiên cứu, hội thảo ở trong và ngoài nước.
+ Tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
giảng viên để có thể yên tâm công tác, cống hiến cho nhà trường.
B. DÀN BÀI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm 3 phần
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do nghiên cứu

1.2.

Lịch sử nghiên cứu

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu

1.4.

Phạm vi nghiên cứu

1.5.

Mẫu khảo sát


1.6.

Vấn đề nghiên cứu

1.7.

Giả thuyết nghiên cứu


1.8.

Phương pháp chứng minh luận điểm

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu những lý luận liên quan đến việc nâng cao chất lượng
giảng viên trường đại học.
1.2. Nghiên cứu những lý luận về các giải pháp để nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên.
1.3. Nghiên cứu những lý luận về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực bậc
cao của ngành Điện.
Chương II: Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên
Trường đại học Điện lực.
2.1. Khái lược về Trường Đại học Điện lực.
2.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Điện lực.
Chương III: Những nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho
ngành Điện
3.1. Cơ sở lý luận để đề ra các nhóm giải pháp.
3.2. Nhóm các giải pháp để nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng
cho giảng viên.
3.3. Nhóm các giải pháp để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ cho giảng viên.


3.4. Nhóm các giải pháp về chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giảng
viên.
3.5. Nhóm các giải pháp về cơ chế quản lý đội ngũ giảng viên.

PHẦN III: KẾT LUẬN/ KHUYẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo



×