Câu 1. Nêu ND QLNN về GD trong Luật GD (Đ99). Từ ND đó
hãy mô hình hóa theo quan điểm QLGD và GDH ?
Luật GD, một qui phạm pháp luật của nhà nước qui định chi tiết toàn
bộ hoạt động có liên quan đến GD, bảo đảm cho mọi hoạt động GD, mọi cá
nhân, tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân hiểu và cùng thực hiện
một cách đồng bộ, thống nhất, nhằm đưa nền GD nước nhà phát triển một
cách ổn định, vững chắc góp phần có hiệu quả vào công cuộc xây dựng phát
triển đất nước phồn vinh. Thực tiễn GD luôn vận động phát triển cùng với sự
phát triển chung của nhân loại, theo đó Luật GD cũng phải phát triển theo, và
Luật GD năm 2005, sửa đổi năm 2009 của chúng ta thay thế Luật GD năm
1998 là một tất yếu khách quan.
Một trong những nội dung rất quan trọng của Luật GD đó là ND
QLNN về GD (được qui định tại Điều 99 Luật GD), theo đó ND QLNN về
GD được qui định bao gồm:
Một là: XD và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển GD;
Hai là: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm PL về GD;
ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của
cơ sở GD khác;
Ba là: Qui định mục tiêu, chương trình, NDGD; tiêu chuẩn nhà giáo;
tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và
phát hành SGK, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
Bốn là: Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng GD và kiểm định
chất lượng GD;
Năm là: Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt
động GD;
Sáu là: Tổ chức bộ máy QLGD;
Bảy là: Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và
cán bộ QLGD;
1
Tám là: Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự
nghiệp GD;
Chín là: Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học,
công nghệ trong lĩnh vực GD;
Mười là: Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về GD;
Mười một là: Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có
nhiều công lao đối với sự nghiệp GD;
Mười hai là: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GD; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GD.
Trên cơ sở 12 nội dung QLNN về GD nêu trên được qui định trong
Luật GD, cho thấy để quản lý và vận hành hoạt động GD có hiệu quả đòi hỏi
phải thực hiện đầy đủ các ND trên, không được xem nhẹ bất cứ ND nào và
trên quan điểm quản lý giáo dục và giáo dục học, các ND đó được xem xét
trong mối quan hệ tổng thể, tác động qua lại thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau cùng
phát triển. Các quan hệ đó có thể được thể hiện qua một số mô hình hóa quá
trình quản lý như sau:
Mô hình: quá trình giáo dục là quá trình có tính toàn vẹn giữa các
nhân tố
M
Th
Tr
G
N
P
Đ
Trong mô hình trên:
- M: là Mục tiêu đào tạo giáo dục
- N: là nội dung đào tạo giáo dục
- P: là phương pháp đào tạo giáo dục - Th: là lực lượng đào tạo
- Tr: là đối tượng đào tạo
- Đ: là điều kiện đào tạo
- Q: là quản lý quá trình đào tạo
2
Đây là mô hình quản lý thể hiện quá trình đào tạo là quá trình tổng thể
giữa các nhân tố của quá trình đào tạo, các nhân tố trên phải liên kết chặt chẽ
với nhau mới bảo đảm cho quá trình đào tạo đạt hiệu quả. Cụ thể là:
- Trước hết phải có mục tiêu đào tạo giáo dục: Bất kỳ nhà trường nào
đại học, cao đẳng hay nhà trường phổ thông đều phải xác định cho được mục
tiêu cần đạt được (sản phẩm đầu ra) sẽ là như thế nào. Sản phẩm đó chính là
“đơn đặt hàng” của xã hội, do vậy phải bám sát thực tiễn đòi hỏi để xây dựng
mục tiêu đào tạo.
- Nội dung chương trình đào tạo: Để đạt được mục tiêu đã xác định,
đòi hỏi phải có nội dung chương trình đào tạo tương ứng. Nội dung chương
trình là cái cốt lõi, nói lên việc dạy cái gì, trang bị gì cho người học.
- Phương pháp đào tạo: Để truyền tải nội dung chương trình cho người
học đòi hỏi phải có phương pháp, đây là cách thức hoạt động phối hợp giữa
người dạy và người học, sao cho người học lĩnh hội được tri thức tốt nhất,
phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo nhất ở người học.
Mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo luôn gắn bó chặt chẽ với
nhau, đòi hỏi các nhà trường phải xác định, phải xây dựng được trước hết, làm
cơ sở cho việc lựa chọn các nhân tố khác. Và để thực hiện được mục tiêu, nội
dung, phương pháp đào tạo thì phải có con người, đó là người dạy, người học
và điều kiện bảo đảm. Cụ thể là:
- Người dạy (hay còn gọi là lực lượng đào tạo): Để mọi hoạt động đào
tạo giáo dục ở nhà trường được thực hiện đòi hỏi phải có đội ngũ các nhà sư
phạm bảo đảm đủ về số lượng, tốt về chất lượng và có cơ cấu hợp lý. Đội ngũ
các nhà sư phạm có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo giáo dục ở nhà
trường, vì họ là chủ thể của hoạt động dạy, họ có thể tác động làm cho mục
tiêu, nội dung chương trình đào tạo giáo dục vận động phát triển để tiến tới sự
phù hợp với thực tiễn đòi hỏi; họ là người chủ động sử dụng các phương pháp
dạy học sao cho phát huy tính tích cực chủ động nhất ở người học, kiểm tra
đánh giá kết quả của người học…
3
- Người học (hay còn gọi đối tượng đào tạo): Đã nói đến môi trường
đào tạo giáo dục, cùng với người dạy phải nói tới người học, cũng như không
có người học không thể nói tới nhà trường. Người học luôn là chủ thể của hoạt
động học (chủ thể đào tạo), quyết định đến chất lượng học tập của bản thân.
Trong xu thế đào tạo giáo dục hiện nay, hầu hết các nhà trường đều tập trung
hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, do đó người học nếu là
những chủ thể tích cực chủ động, năng động sáng tạo, luôn phối hợp chặt chẽ
với nhà trường, với người dạy chắc chắn sẽ làm cho quá trình đào tạo giáo dục
ở nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.
- Điều kiện đào tạo (gồm cả vật lực, tài lực và nhân lực, công nhân
viên): Đây là các yếu tố bảo đảm cho toàn bộ hoạt động đào tạo giáo dục được
thực hiện, như: môi trường tự nhiên (không khí, đất, nguồn nước); môi trường
xã hội (tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, tình hình nhân dân trên địa
bàn nơi nhà trường đứng chân); cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, như: phòng
học, nhà ở, thư viện, phòng thí nghiệm, nguồn lực thông tin, nguồn lực tài
chính…; đội ngũ cán bộ, nhân viên…
Như vậy, tất cả các nhân tố trên khi được liên kết lại với nhau sẽ tạo
thành một quá trình quản lý chỉnh thể, bảo đảm cho quá trình đào tạo giáo dục
được thực hiện một cách hiệu quả nhất, thành công nhất.
Mô hình: Chất lượng hiệu quả giáo dục
Trong 12 nội dung của QLNN về GD nêu trên có thể được thể hiện
qua mô hình hóa xét trên phương diện hiệu quả giáo dục. Mô hình như sau:
H1
K
A
S
B
H2
H3
4
- Knowiedge: Kiến thức
* Head:
Đầu (Trí lực)
- Attitude:
Thái độ
* Heart:
Tim (Tâm lực)
- Skill:
Kỹ năng
* Hands:
Tay (Thể lực)
- Behaviour:
Hành động
Quá trình giáo dục phải đạt tới sự hài hòa đồng bộ của
KABS & 3H
Có nghĩa, quá trình đào tạo giáo dục phải là quá trình trang bị hệ
thống kiến trức cho người học, hình thành kỹ sảo kỹ năng thực hiện cho họ,
trên cơ sở đó xây dựng thái độ, động cơ tình cảm và cao nhất là người học có
được ý chí quyết tâm thực hiện (hành động) một cách đúng đắn, ví như hành
vi chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông, để có
được hành vi đúng đắn và trở thành thói quen này, con người phải từ hiểu biết
về nó, chấp hành đúng và luôn có ý thức trách nhiệm cao trong việc thực hiện
khi tham gia giao thông.
Kiến thức, thái độ, kĩ năng và hành động phải là một quá trình liên tục
khép kín, không được tách rời, không được chỉ chú ý trang bị tri thức cho
người học, mà xem nhẹ không chú ý đến những tri thức đó có thực sự cần cho
người học và được họ mong muốn thực hiện trên thực tế không. Kiến thức,
thái độ, kĩ năng và hành động sẽ chỉ được thực hiện có hiệu quả khi quá trình
đó được chủ thể của quá trình đào tạo giáo dục (lực lượng đào tạo và đối
tượng đào tạo) là những con người có đầy đủ các yếu tố cả về trí lực, tâm lực
và thể lực thực hiện. Có nghĩa phải được những con người có năng lực, có tâm
huyết…tiến hành thì quá trình đó mới được thực hiện có chất lượng, hiệu quả.
Chính vì vậy, quá trình giáo dục đòi hỏi phải đạt tới sự hài hòa đồng bộ của tất
cả các yếu tố trong mô hình trên, đó là:
KABS & 3H
Mô hình: Về những công việc chỉ đạo trong quản lý giáo dục, quản lý
nhà trường.
P
C
I
0
L
5
- P: Planning
Kế hoạch hóa
- O: Organizing Tổ chức
- L: Leading
Chỉ đạo
- C: Controling
Kiểm tra
- I: Information Thông tin
Để có chất lượng hiệu quả giáo dục đòi hỏi phải có quá trình quản lý
(như mô hình trên). Mô hình này cho thấy, để quản lý được phải có những
công việc, như có chiến lược, có qui hoạch, có kế hoạch về giáo dục. Kế
hoạch phải gồm cả dài hạn, ngắn hạn, kế hoạch tổng thể, kế hoạch cụ thể chi
tiết. Phải tiến hành tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, như tổ chức bộ máy
quản lý giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm
định chất lượng; tổ chức, quản lý đội ngũ nhà giáo. Phải thường xuyên chỉ
đạo, kiểm tra…Tóm lại, phải làm tốt bốn vấn đề Kế- Tổ- Đạo- Kiểm. Bốn vấn
đề này liên kết chặt chẽ với nhau, kết nối thông tin với nhau, có vậy, quá trình
quản lý giáo dục, quản lý nhà trường mới có được
KABS & 3H
Câu 2. Từ thực tiễn phát triển GD hiện nay hãy đề xuất các bộ số
3 về phát triển GD?
Giáo dục, một hiện tượng xã hội lịch sử, ra đời tồn tại và phát
triển cùng với sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Giáo dục có vai
trò hết sức to lớn, luôn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển và sự hình
thành phát triển nhân cách.
Ngày nay, trước xu thế phát triển mạnh mẽ đa dạng, nhiều mầu
sắc trên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và KHCN phạm
vi toàn cầu, đã nảy sinh không ít những khó khăn, thách thức và nguy cơ,
làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nhân loại. Đòi hỏi giáo
dục phải có những tư duy mới, triết lý mới, như: “Xã hội học tập suốt
đời”, đó là mô hình 1 xã hội mà trong đó việc học tập được dành cho mọi
người, ở mọi lúc, mọi nơi và được coi là một trong những chìa khóa quan
trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Để phát triển giáo
6
dục Việt Nam hiện nay có mô hình mười “bộ 3”, trong đó có 05 “bộ 3”
về mặt quan điểm (mục tiêu); có 05 “bộ 3” thuộc về giải pháp phát triển
giáo dục. Cụ thể là:
1/ Mô hình “Nhân cách- Nhân lực- Nhân tài” (tam nhân)
Y (Nhân lực)
GD
X (Nhân cách)
Z
(Nhân tài)
Quan điểm giáo dục con người phát triển toàn diện, cho nên giáo dục
phải luôn chú trọng phát triển cả 3 mặt, nhân cách - nhân lực và nhân tài.
Trong đó nhân cách được xác định là bệ phóng, là điểm tựa để phát triển con
người. Vì vậy, khi xây dựng nội dung chương trình giáo dục đào tạo; khi sử
dụng các phương pháp tiến hành và khi tổ chức thực hiện giáo dục, phải đảm
bảo phát triển cả 3 yếu tố, tránh tình trạng khi thực hiện chỉ chú ý “dạy chữ”
mà xem nhẹ “dạy người”.
2/ Mô hình “Dân trí- Quan trí- Doanh trí”
Y (Quan trí)
GD
Z
X (Dân trí)
(Doanh trí)
Nâng cao dân trí là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục, bảo
đảm cho mọi người có kiến thức, có hiểu biết nhất định để tham gia vào cuộc
sống xã hội và làm cơ sở để tiếp tục học tập phát triển cao hơn. Dân trí cao sẽ
giúp cho xã hội văn minh hơn. Bên cạnh đó, phải chú trọng bồi dưỡng giáo
dục xây dựng về mặt “quan trí” cho đội ngũ cán bộ, để thực sự họ là những
người “công bộc” của dân, chăm lo cho lợi ích của nhân dân, tận tâm tận lực
7
cống hiến xây dựng đất nước; là người gương mẫu nhất cả về phẩm chất đạo
đức lối sống và chấp hành pháp luật, tránh tình trạng quan liêu tham nhũng,
hách dịch cửa quyền, xa đọa về phẩm chất lối sống…như nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI vừa đánh giá “..một bộ phận không nhỏ cán bộ
đảng viên thoái hóa biến chất, tham ô, tham nhũng, quan liêu cửa quyền…”.
Giáo dục cũng phải chú ý bảo đảm về dân trí cho các hoạt động trên
các lĩnh vực kinh tế, đảm bảo kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh đúng pháp
luật và hiệu quả cao nhất.
Như vậy, “Dân trí- Quan trí- Doanh trí”, là mục tiêu đòi hỏi giáo dục
phải quan tâm phát triển hài hòa. Có nghĩa, phải làm tốt giáo dục ở tất cả các
cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời phải có các loại
hình để thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng cả về kiến thức chuyên môn
với trau dồi về phẩm chất nhân cách cho người cán bộ, người làm công tác
kinh doanh để họ cống hiến phục vụ một cách tốt nhất, văn hóa nhất, đạo đức
nhất.
3/ Mô hình: “Vốn con người- Vốn tổ chức- Vốn xã hội”
Y (Vốn tổ chức)
GD
Z
X (Vốn con người)
(Vốn xã hội)
“Vốn con người- Vốn tổ chức- Vốn xã hội” đây là sức mạnh của một
tổ chức, của một dân tộc. Vốn con người, chính là nguồn lực con người trong
một tổ chức, một quốc gia dân tộc, nguồn lực đó bao gồm: trí lực, tâm lực và
thể lực. Nguồn lực con người mạnh thì xã hội đó phát triển, vì con người luôn
là chủ thể của xã hội. Do vậy giáo dục phải hướng vào phát triển con người
toàn diện, quan tâm đến cả nhân cách, trình độ chuyên môn (đức - tài) và thể
chất.
8
Vốn tổ chức: có nghĩa giáo dục để mọi thành viên trong tổ chức luôn
sống và làm việc trên cơ sở có trật tự, kỉ cương, đúng pháp luật nhà nước,
đúng quy chế, qui định của tổ chức đó và phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã
hội, hay nói cách khác mọi người đều sống và làm việc trên tinh thần “kỉ
cương, tình thương, trách nhiệm”.
Vốn xã hội: giáo dục để cho mọi người trong xã hội luôn có ý thức,
thái độ và trách nhiệm chung với cộng đồng, luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau,
chia sẻ cả niềm vui và nỗi buồn của nhau, tránh tình trạng thờ ơ vô cảm trước
những bất công của xã hội, trước những nỗi đau khổ của người khác.
Giáo dục phải hướng vào xây dựng tạo cho được càng nhiều “nguồn
vốn” này càng tốt, qua đó sẽ tạo ra được cốt cách, tạo ra được sức mạnh của
một dân tộc để cất cánh vươn lên.
4/ Mô hình: “Chấn hưng văn hóa- Công nhiệp hóa- Hội nhập quốc tế”
Y (Công nhiệp hóa)
GD
Z
X (Chấn hưng VH)
(Hội nhập QT)
Giáo dục phải tác động đến cả 3 việc này. Cụ thể là, phải góp phần
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, như Nghị
quyết Trung ương 2- Khóa XIII của Đảng đã chỉ rõ. Bên cạnh đó, trước xu thế
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế mở cửa, hội nhập quốc
tế, giáo dục phải đảm bảo góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển của đất
nước, đào tạo ra nguồn lực lao động có chất lượng cao cho nền kinh tế, cho xã
hội; bảo đảm cho chúng ta có đủ khả năng để hội nhập tham gia vào “sân
chơi” cùng các quốc gia trên thế giới, song vẫn phải giữ vững bản sắc văn hóa
của dân tộc chúng ta.
5/ Mô hình: “Xã hội dân sự- Nhà nước pháp quyền XHCN- Thị
trường”
9
Y (NN PQXHCN)
GD
Z
X (XH dân sự)
(Thị trường)
Giáo dục phải tác động vào cả 3 bộ phận này, như đối với xã hội dân
sự, giáo dục góp phần thúc đẩy phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã
hội, các đoàn thể, như mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ…
6/ Mô hình: “Dân chủ- Nhân văn- Lao động”
Y (Dân chủ)
GD
Z
X (Lao động)
(Nhân văn)
Đây là mô hình thuộc về mặt giải pháp, có nghĩa giáo dục phải thực sự
dân chủ, tạo không khí bình đẳng, nhất là giữa thày và trò, có vậy mới phát
huy cao nhất khả năng để truyền thụ và lĩnh hội tri thức; giáo dục lòng thân ái
giữa con người với con người và hướng đến giáo dục lao động cho con người.
7/ Mô hình: “GD chính quy- GD không chính quy- GD không chính
tắc”
Y (GD không chính quy)
GD
Z
X (GD chính quy)
(GD không chính tắc)
Giáo dục không chính quy, đó là giáo dục thường xuyên; giáo dục
không chính tắc, là việc giáo dục thông qua các thiết chế văn hóa, qua sinh
hoạt cộng đồng…
10
8/ Mô hình: “Dân vận- Quan vận- Doanh vận”
Y (Quan vận)
GD
Z
X (Dân vận)
(Doanh vận)
Giáo dục phải huy động được sức mạnh từ mọi nguồn lực trong nhân
dân, từ trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và từ trong các doanh
nghiệp cùng tham gia vào phát triển sự nghiệp giáo dục.
9/ Mô hình: “Quốc văn- Quốc ngữ- Quốc sử”
Y (Quốc ngữ)
GD
Z
X (Quốc văn)
(Quốc sử)
10/ Mô hình: “GD nhà trường- GD gia đình- GD xã hội”
Y (GD gia đình)
GD
Z
X (GD nhà trường)
(GD xã hội)
Trên đây là một số mô hình mục tiêu và giải pháp để phát triển có hiệu
quả giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những mô hình trên phù hợp
với các tư tưởng chỉ đạo, chủ trương và nhiệm vụ phát triển giáo dục trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được xác định trong các
văn kiện của Đảng.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng môn Quản lý Nhà nước và vai trò xã hội trong quản lý
giáo dục- PGS--TS Đặng Quốc Bảo.
2. Tài liệu Phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay:từ
quan niệm đến chiến lược hành động. PGS--TS Đặng Quốc Bảo.
3. Giáo duc và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ 21- PGS.TS
Trần Khánh Đức
4. Xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam- PGS.TS Hà Nhật Thăng.
12