Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1 quyền nhân thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.49 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

I/ MỞ ĐẦU
II/ NỘI DUNG
A. QUYỀN NHÂN THÂN QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT DÂN
SỰ.
1. Khái niệm quyền nhân thân.
2. Đặc điểm quyền nhân thân.
3. Bảo vệ quyền nhân thân.
B. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN.
1. Vấn đề thực tiễn.
2. Hoàn thiện pháp luật.
III/ KẾT LUẬN

TRANG


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

I/ MỞ ĐẦU
Trong một xã hội lý tưởng, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân
của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm. Tuy vậy, trên
thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như
các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều
không tránh khỏi. Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của
quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trải qua quá trình
đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển,
mở rộng. Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần
rất quan trọng. Hiến pháp là văn bản pháp lí có hiệu lực cao nhất đã khẳng định
điều này. Sự phân biệt đẳng cấp, địa vị tự do không tồn tại trong xã hội hiện tại


của Nhà nước ta, theo đó các quyền của cá nhân (trong đó có quyền nhân thân) là
bình đẳng và được pháp luật bảo vệ. Quyền nhân thân là một trong những quyền
dân sự của cá nhân, các quyền này đã được cụ thể hoá trong các quy định của Bộ
luật dân sự. Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá
nhân trong BLDS là sự khẳng định sự thừa nhận và tôn trọng của Nhà nước đối
với các giá trị của quyền nhân thân.

II/ NỘI DUNG
2


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

A. QUYỀN NHÂN THÂN
QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ.
1> Khái niệm quyền nhân thân.
Quyền nhân thân là một bộ phận của quyền dân sự. Các cá nhân đều có
quyền nhân thân. Điều 24 BLDS năm 2005 quy định: “Quyền nhân thân được
quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Nhân
thân là những yếu tố gắn liền với mỗi con người cụ thể như tên gọi, hoàn cảnh
gia đình, hình dáng… Dưới góc độ pháp lí, không phải mọi yếu tố có liên quan
đến bản thân mỗi con người đều ảnh hưởng đến việc hưởng quyền nhân thân của
họ. Điều 24 BLDS năm 2005 đưa ra những quy định chung nhất về quyền nhân
thân, qua quy định này, chúng ta có thể định nghĩa về quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành, trong đó có nội dung quy định rõ cho các cá nhân có các quyền
nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền
của mình. Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với cá nhân do
Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền

này cho người khác.
Bộ luật dân sự 2005 quy định những quyền nhân thân sau:
- Quyền đối với họ tên.
- Quyền xác định dân tộc
- Quyền được khai sinh;
- Quyền được khai tử;
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh;
- Quyền được bảo đảm an toàn về tình mạng thân thể;
3


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

- Quyền hiến bộ phận cơ thể và hiến xác, bộ phân cơ thể sau khi chết;
- Quyền nhận bộ phận cơ thể người;
- Quyền được xác định lại giới tính;
- Quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín;
- Quyền bí mật đời tư;
- Quyền bình đẳng vợ chồng;
- Quyền được hường chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình;
- Quyền ly hôn;
- Quyền không nhận cha, mẹ.
- Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi;
- Quyền đối với quốc tịch;
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở;
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
- Quyền tự do đi lại, tự do cư trú;
- Quyền tự do lao động;
- Quyền tự do kinh doanh;
- Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo.

2> Đặc điểm của quyền nhân thân:
Thứ nhất: Quyền nhân thân là quyền dân sự đặc biệt.
Con người là nhân vật trung tâm của xã hội và là đối tượng hướng tới của
các cuộc cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người. Dưới góc độ pháp
luật dân sự thì cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên quan trọng và phổ biến
của quan hệ dân sự. Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân là vì con
người và hướng tới con người, trong đó có các quyền nhân thân. Sở dĩ nói quyền
nhân thân là quyền dân sự đặc biệt và các quyền này chỉ thuộc về cá nhân, trong

4


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

khi đó các quyền khác (quyền tài sản) có thể thuộc về chủ thể khác (pháp nhân,
hộ gia đình).
Thứ hai: Mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân.
Mọi người đều có quyền nhân thân kể từ khi họ được sinh ra, không phân
biệt giới tính, tôn giáo, giai cấp… Quyền nhân thân có một sự khác biệt cơ bản
với quyền tài sản vì quyền bình đẳng về mặt dân sự không quy định tất cả mọi
người đều có khả năng hưởng những quyền như nhau. Nguyên tắc bình đẳng về
mặt dân sự có nghĩa là mọi cá nhân đều có những quyền như nhau, đó không
phải là một khả năng trừu tượng mà là một thực tế. Lợi ích của quyền nhân thân
là được quy định như một thực tế chứ không phải là sự quy định mang tính hình
thức.
Thứ ba: Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản.
Quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với
tài sản hay không gắn với tài sản mà thôi. Vì không phải là tài sản nên quyền
nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền. Về mặt pháp lí, chúng ta cần
phân định rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân thân. Ví dụ: Một người phát

minh, sáng tạo ra một thứ máy móc hiện đại, phát minh đó mang giá lại trị kinh
tế, chứ bản thân “Quyền tự do sáng tạo” (Điều 47 BLDS) không phải là tài sản,
không mang giá trị kinh tế.
Thứ tư: Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển
giao cho chủ thể khác.
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác, trừ trường hợp do pháp
luật qui định. Điều 24 BLDS qui định: “Quyền nhân thân được quy định trong
Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho
5


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Các quyền dân sự nói
chung và quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể
dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân
không thể chuyển dịch quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác thì
quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá
nhân. Ví dụ: người này không thể đổi họ tên cho người khác và ngược lại hoặc
một người không thể uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền tự do đi lại của
mình và mình nhận quyền tự do kết hôn của người khác. Điều này có nghĩa rằng
bản thân chủ thể hưởng quyền nhân thân chứ họ không thể chuyển giao quyền
này cho người khác và cũng không ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền
này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì
quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Ví dụ: Quyền công bố,
phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền này có thể chuyển
giao cho chủ thể khác (người thừa kế của tác giả). Mặc dù vậy thì có những yếu
tố luôn gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được, ví dụ: Quyền đứng tên
tác giả,...

Thứ năm: Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định.
Quyền nhân thân là một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân. Pháp luật dân sự quy định cho các cá nhân có các quyền nhân
thân là một sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thể được pháp luật
thừa nhận. Việc pháp luật quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân khác
nhau là dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội. Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau
của lịch sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ chính trị xã
hội… mà quyền nhân thân của cá nhân được quy định một cách khác nhau.
Quyền nhân thân là do Nhà nước “trang bị” cho cá nhân, Nhà nước không cho
phép bất cứ cá nhân nào làm thay đổi hay chấm dứt quyền đó.
6


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

3> Bảo vệ quyền nhân thân:
Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một khâu trong cơ chế bảo đảm
việc thực hiện quyền nhân thân của cá nhân. Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân
thân của cá nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác vì vậy pháp luật đã phải quy định các
phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm.
Theo đó, trong trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có
quyền nhân thân bị xâm phạm chỉ được bảo vệ quyền nhân thân của mình theo
những phương thức và biện pháp do pháp luật quy định.
Điều 25 BLDS: về bảo vệ quyền nhân thân:
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm
phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau
như tự mình bảo vệ, yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ hoặc buộc
người vi phạm bồi thường thiệt hại. Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền
nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các
phương thức khác nhau là cần thiết, tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền nhân
thân có hiệu quả. Hơn nữa, các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm nhiều
quyền khác nhau và các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng rất đa

7


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

dạng nên việc pháp luật quy định đa dạng hóa các phương thức bảo vệ quyền
nhân thân của cá nhân là rất cần thiết.
Thông thường trong trường hợp quyền nhân thân của mình bị xâm phạm
thì trước hết cá nhân tự tiến hành các hành vi bảo vệ cần thiết, tương xứng với
hành vi xâm phạm để chống lại hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của
mình, ngăn chặn không cho các hành vi đó tiếp tục xảy ra như trực tiếp cải
chính, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Việc pháp luật quy
định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm tự bảo vệ quyền nhân thân của
mình bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân được tiến hành kịp thời, ngăn chặn
được hậu quả xấu có thể xảy ra và có thể không khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa
các đương sự, giữ gìn được mối quan hệ bình thường giữa các đương sự.
Tuy vậy, việc tự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thường chỉ có hiệu
quả khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá
nhân nhận thức được trách nhiệm của họ. Đối với những trường hợp người có
hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không nhận

thức được trách nhiệm của họ thì việc bảo vệ quyền nhân thân theo phương thức
này nhiều khi không có hiệu quả. Trong trường hợp này việc bảo vệ quyền nhân
thân của cá nhân cần phải có sự hỗ trợ bảo vệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền. Theo đó, cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ như yêu cầu tổ
hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát v.v.. bảo vệ.
Các cơ quan, tổ chức này căn cứ vào yêu cầu của đương sự, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình đã được pháp luật quy định tiến hành các biện pháp cần thiết theo quy
định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm như xử
lý người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân, buộc họ phải chấm
dứt hành vi xâm phạm hoặc bồi thường thiệt hại. Đặc biệt, việc bảo vệ quyền
nhân thân của cá nhân thông qua việc yêu cầu các cơ quan nhà nước như Tòa án,
8


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

Viện kiểm sát bảo vệ là rất cần thiết bởi các cơ quan này là các cơ quan nhà nước
được Nhà nước giao nhiệm vụ quyền hạn bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của
các chủ thể, trong đó có quyền nhân thân của cá nhân. Hơn nữa, các quyết định
của Tòa án, Viện kiểm sát còn được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà
nước do đó các quyết định liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá
nhân của các cơ quan này sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có nhiều phương thức bảo vệ
quyền nhân thân, tùy quyền nhân thân nào của cá nhân bị xâm phạm, tùy mức độ
xâm phạm và thái độ của người có hành vi trái pháp luật mà cá nhân có quyền
nhân thân bị xâm phạm có thể lựa chọn thực hiện phương thức pháp lý cần thiết,
phù hợp để bảo vệ quyền nhân thân của mình. Quyền nhân thân của cá nhân theo
quy định của pháp luật khá đa dạng nên hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân
cũng khá đa dạng dưới những hình thức, mức độ khác nhau. Để bảo vệ quyền

nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng nhiều phương thức bảo vệ
khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau như biện pháp xử lý
hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật.
Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện pháp dân sự là một
trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phổ
biến nhất. Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị
xâm phạm được quy định trong pháp luật dân sự.
Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm
phạm được áp dụng các biện pháp dân sự sau để bảo vệ quyền nhân thân của
mình như tự cải chính; yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc
yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi
vi phạm; yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.

9


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị
xâm phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra
những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đây
là biện pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ
quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh
thần do những tin tức không đúng ra gây ra.
Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ
quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân
thân bị xâm phạm. So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng
trong một phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thông
thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền

nhân thân sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ. Nếu người có hành
vi xâm phạm quyền nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của
họ thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ
khác mới bảo vệ được quyền nhân thân của mình.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt
hành vi vi phạm cũng là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp
dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm. Đây là
biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả vì sau khi nhận được yêu cầu thì
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh do pháp luật
quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân
chấm dứt hành vi đó. Trên thực tế, biện pháp này thường được người có quyền
nhân thân bị xâm phạm áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi
trái pháp luật nhưng không được đáp ứng. Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng
biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án là cơ quan có
nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chủ yếu và trong việc
áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án áp
10


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

dụng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bảo vệ quyền nhân thông qua việc yêu cầu
Tòa án bảo vệ được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đòi hỏi người có
quyền nhân thân bị xâm phạm yêu cầu Tòa án bảo vệ phải chứng minh được
quyền nhân thân của mình, hành vi xâm phạm quyền nhân thân của họ là trái
pháp luật.
Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ
quyền nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm
đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho

họ. Nếu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân
gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm
có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại. Nếu người
có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không chịu
bồi thường thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án
hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt
hại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân
thân bị xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ trên để bảo vệ quyền
nhân thân của mình. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ quyền nhân
thân hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy vào trường hợp
cụ thể quyền nhân thân bị xâm phạm và do người có quyền nhân thân bị xâm
phạm tự lựa chọn quyết định. Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện pháp bảo vệ
phù hợp sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả.

11


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

B. VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
1. Vấn đề thực tiễn.
Quyền nhân thân của cá nhân tuy đã được pháp luật bảo hộ và quy định khá
cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2005 và nhiều văn bản pháp luật khác tạo thuận
lợi cho việc thực hiện trên thực tế. Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau
trong những năm gần đây các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân
thân của cá nhân vẫn xảy ra nhiều, khá đa dạng, xâm phạm đến nhiều lĩnh vực
của quyền nhân thân như quyền của cá nhân đối với tên họ, hình ảnh; quyền
được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ danh

dự, nhân phẩm, uy tín, quyền bí mật đời tư v.v… Tuy chưa có số liệu thống kê
cụ thể của một cơ quan, tổ chức nào về tất cả các trường hợp xâm phạm quyền
nhân thân của cá nhân nhưng theo báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án
nhân dân tối cao hàng năm và theo việc đưa tin của các phương tiện thông tin đại
chúng thì trong những năm gần đây dường như các trường hợp xâm phạm đến
quyền nhân thân của cá nhân ngày một nhiều, có chiều hướng đa dạng và phức
tạp. Trong đó, nhiều vụ án gây bức xúc dư luận trong thời gian dài như:
- Vụ hành hạ cậu bé làm thuê Hào Anh ( 14 tuổi) ở Cà Mau bị vợ chồng chủ
trại tôm giống Minh Đức hành hạ, tra tấn dã man như thời trung cổ, gây thương
tật trên 60%, vụ án này không chỉ xử lí đơn thuần về dân sự mà còn xử lí về hình
sự, tòa sơ thẩm tuyên phạt đối với vợ chồng chủ trại tôm Minh Đức là: mỗi
người 23 năm tù giam.
- Báo chí những ngày gần đây đưa tin gây xôn xao dư luận về vụ việc 4 cháu
bé ở nhà Mở (thuộc Hội Liên hiên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Nai) bị
người phụ trách hành hạ dã man, khiến các cháu bỏ trốn, một em nhỏ 6 tuổi bị
12


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

trói đến gãy tay, các em khác bị đánh đập và bắt làm việc,… Hiện nay, công an
đang tiếp tục lấy lời khai của các cháu và điều tra vụ việc.
- Vụ ông Đào Văn Tuyến ở huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang do đam mê cờ
bạc thua cờ bạc về ngược đãi vợ là chị Lý Thị Nghi với hành vi lột quần áo nhốt
vào chuồng chó.
- Vụ chị Phạm Thị Mai ở huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh đánh
chết con là cháu Phạm Huy Hoàng, 5 tuổi v.v…
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, những người có
quyền nhân thân bị xâm phạm đã thực hiện được các biện pháp cần thiết để bảo
vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính những tin tức xúc phạm đến danh

dự, nhân phẩm của họ, yêu cầu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến
quyền nhân thân của họ chấm dứt hành vi đó, yêu cầu các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền bảo vệ, trong đó có việc yêu cầu Tòa án bảo vệ. So với các phương
thức bảo vệ quyền nhân thân khác, phương thức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
nhân thân được các chủ thể thực hiện tương đối phổ biến. Các vụ việc dân sự về
quyền nhân thân Tòa án đã thụ lý giải quyết ngày một nhiều. Trong đó, có những
vụ việc khá phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và lần
đầu Tòa án thụ lý giải quyết nên không tránh khỏi những lúng túng, vướng mắc
cả về mặt xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ việc và cả về mặt áp dụng pháp
luật để giải quyết vụ việc, do vậy sau khi Tòa án xét xử các đương sự vẫn không
đồng ý với quyết định của Tòa án mà còn kháng cáo hoặc khiếu nại qua nhiều
cấp Tòa án. Trong các vụ việc này phải kể đến:
- Vụ ông Trần Thanh Minh (Chủ tịch Ủy ban nhân phường Phú Hải, thành
phố Phan Thiết) khởi kiện ông Đồng Văn Thanh (Bí thư Đảng ủy phường này)
tới Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận yêu cầu xin lỗi và bồi
thường thiệt hại vì cho rằng tháng 4/2006 ông Thanh “dựng chuyện” cán bộ,
13


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

nhân dân phường phản ánh về “mối quan hệ không lành mạnh” giữa ông và bà
cựu phó chủ tịch HĐND phường, cùng việc hai người hùn vốn kinh doanh
Internet để chỉ đạo kiểm tra nhằm mục đích hạ uy tín, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm và phá hoại hạnh phúc của gia đình ông.
- Năm 2007, ca sĩ Phương Thanh khởi kiện bà Lê Nguyễn Hương Trà (chủ
nhân của blog Cogaidolong) đến Tòa án nhân quận Tân Bình thành phố Hồ Chí
Minh yêu cầu phải xin lỗi công khai vì cho rằng bà Lê Nguyễn Hương Trà đã có
hai bài viết trong blog của mình về cô với nội dung sai sự thật, xúc phạm tới
danh dự, hạ uy tín của cô v.v…


2> Hoàn thiện pháp luật.
Qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền nhân
thân của cá nhân và khảo sát thực tiễn áp dụng chúng cho thấy về cơ bản các quy
định của Bộ luật Dân sự đã quy định đủ các phương thức, biện pháp mà người có
quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện để bảo vệ quyền nhân thân của họ
trong trường hợp bị xâm phạm. Tuy vậy, thực tiễn cũng cho thấy các quy định
của Bộ luật dân sự năm 2005 còn chung chung, mới chỉ mang tính định hướng
trong khi đó các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này lại không hướng dẫn cụ
thể nên việc thực hiện chúng trên thực tế đã gặp nhiều bất cập, vướng mắc, nhất
là trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ cụ thể.
Pháp luật chưa có quy định cụ thể về trình tự thủ tục để giải quyết các vụ
việc liên quan đến quyền nhân thân. Ví dụ: theo quy định tại khoản 1 Điều 25
BLDS, khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người có quyền đó
được bảo vệ bằng cách tự mình cải chính những tin tức xúc phạm đến danh dự,
nhân phẩm của họ mà không nhất thiết phải chờ người có hành vi xâm phạm
thực hiện việc cải chính. Việc Bộ luật Dân sự quy định người có quyền nhân
14


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

thân bị xâm phạm được tự cải chính có tác dụng giúp họ ngăn chặn và khắc phục
kịp thời được hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân
của họ. Tuy nhiên, do pháp luật không có quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực
hiện việc tự cải chính, các văn bản pháp luật liên quan không có quy định, hướng
dẫn cụ thể nên việc tự cải chính những tin tức xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm
của cá nhân trên thực tế hầu như không thể thực hiện được hoặc có thực hiện thì
cũng không hiệu quả. Hơn nữa, về tâm lý thì cũng không mấy ai tin việc cải
chính của chính người có quyền nhân thân bị xâm phạm.

Nhiều vụ việc về quyền nhân thân chưa được quy định cụ thể cho Tòa án
có thẩm quyền giải quyết như yêu cầu bảo vệ tên họ, hình ảnh; yêu cầu bảo vệ bí
mật đời tư; yêu cầu bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (không thuộc trường hợp
liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí) v.v..
Hơn nữa, trong các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định về
việc bảo vệ quyền nhân thân của người có quyền nhân thân bị xâm phạm trong
trường hợp họ đã chết. Tuy dù họ đã chết nhưng việc bảo vệ quyền nhân thân
của họ vẫn phải đặt ra vì trong nhiều trường hợp việc xâm phạm đến các quyền
nhân thân của họ cũng có những ảnh hưởng xấu nhất định tới những người thân
và những người liên quan đến họ. Từ việc pháp luật không quy định cụ thể về
thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân,
các loại vụ việc Tòa án có thẩm quyền giải quyết nên trong thực tiễn xét xử của
Tòa án có việc được Tòa án thụ lý giải quyết, có việc Tòa án không thụ lý giải
quyết và quan điểm về thẩm quyền về giải quyết các vụ việc về quyền nhân thân
giữa Tòa án cũng rất khác nhau dẫn đến cùng loại vụ việc Tòa án này thì thụ lý
giải quyết nhưng Tòa án khác lại không thụ lý giải quyết.
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 25 BLDS quy định khi quyền nhân thân của cá
nhân bị xâm phạm thì người có quyền đó được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền bảo vệ thông qua việc buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin
15


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Theo quy định này, thì người có
quyền nhân thân bị xâm phạm được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo
vệ nhưng cơ quan, tổ chức nào là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lại chưa được
Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này cũng như các văn
bản pháp luật có liên quan chỉ rõ. Vì thế trên thực tế đã xảy ra không ít các
trường hợp đương sự không xác định được cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền

bảo vệ quyền nhân thân của họ.
Nhiều vụ việc về quyền nhân thân chưa được quy định cụ thể cho Tòa án
có thẩm quyền giải quyết như yêu cầu bảo vệ tên họ, hình ảnh; yêu cầu bảo vệ bí
mật đời tư; yêu cầu bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (không thuộc trường hợp
liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí) v.v.. Hơn nữa, trong các văn bản
pháp luật hiện hành không có quy định về việc bảo vệ quyền nhân thân của
người có quyền nhân thân bị xâm phạm trong trường hợp họ đã chết. Tuy dù họ
đã chết nhưng việc bảo vệ quyền nhân thân của họ vẫn phải đặt ra vì trong nhiều
trường hợp việc xâm phạm đến các quyền nhân thân của họ cũng có những ảnh
hưởng xấu nhất định tới những người thân và những người liên quan đến họ. Từ
việc pháp luật không quy định cụ thể về thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong
việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, các loại vụ việc Tòa án có thẩm quyền
giải quyết nên trong thực tiễn xét xử của Tòa án có việc được Tòa án thụ lý giải
quyết, có việc Tòa án không thụ lý giải quyết và quan điểm về thẩm quyền về
giải quyết các vụ việc về quyền nhân thân giữa Tòa án cũng rất khác nhau dẫn
đến cùng loại vụ việc Tòa án này thì thụ lý giải quyết nhưng Tòa án khác lại
không thụ lý giải quyết.
Như vậy để bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân theo quy
định của Bộ luật Dân sự cần phải: cần xem xét, sửa đổi, bổ sung một số quy
định của Bộ luật Dân sự, Luật hôn nhân và gia đình liên quan đến việc bảo vệ
16


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

quyền nhân thân của cá nhân. Đối với các quy định của BLDS, cần sửa đổi, bổ
sung đoạn đầu Điều 25 BLDS theo hướng quy định không chỉ người có quyền
nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu bảo vệ mà cả người đại diện của họ
cũng có quyền yêu cầu bảo vệ và việc yêu cầu bảo vệ được đặt ra trong cả
trường hợp người có quyền nhân thân bị xâm phạm đã chết vì như đã nêu trên

việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân trong nhiều trường hợp không
chỉ gây thiệt hại, ảnh hưởng tới quyền lợi của họ mà còn gây thiệt hại, ảnh hưởng
xấu tới cả quyền lợi của người thân và người liên quan đến họ.
Khoản 2 Điều 25 BLDS cần hoàn thiện theo hướng quy định rõ cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân để tạo thuận
lợi cho cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời thực hiện được việc
bảo vệ quyền nhân thân của mình.
Ngoài ra, phải xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật
dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật Tố tụng dân sự v.v… về trình tự, thủ
tục thực hiện việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Trong đó, cần chú trọng
quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục tự cải chính; yêu cầu cơ quan, tổ chức
khác (ngoài việc yêu cầu Tòa án) bảo vệ vì hiện nay vấn đề này hầu như bị bỏ
ngỏ không có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn. Thực tế cho thấy, việc
bảo vệ quyền nhân thân có nhiều điểm khác với việc bảo vệ các quyền dân sự
khác. Trong nhiều trường hợp việc bảo vệ phải được thực hiện kịp thì mới có
hiệu quả, nếu bảo vệ chậm sẽ khó khắc phục được hậu quả thiệt hại do hành vi
trái pháp luật gây ra. Việc xây dựng, ban hành được các văn bản quy định,
hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục tự cải chính và yêu cầu cơ quan, tổ chức
khác bảo vệ sẽ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cá nhân có quyền nhân thân bị
xâm phạm kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền nhân thân
của mình, tránh được sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau giữa các cơ quan, tổ
chức.
17


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

III/ KẾT LUẬN
Quyền nhân thân của cá nhân là một vấn đề rất quan trọng trong cơ chế
bảo đảm quyền dân sự của các chủ thể. Các quy định của Bộ luật Dân sự năm

2005 về phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tuy đã đầy
đủ. Tuy nhiên, để việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thực sự có hiệu quả
trên thực tế ngoài việc phải nâng cao nhận thức của mọi người về việc tôn trọng,
bảo vệ các quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân thì việc sửa
đổi, bổ sung các quy định của pháp luật đã nêu trên là cần thiết vì nó góp phần
tạo nên sự đồng bộ của cơ chế bảo hộ và bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể.

18


Bài tập lớn học kỳ. Dân sự 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2005.
2. Luật hôn nhân gia đình.
3. Trường ĐH Luật Hà Nội. Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1. NXB công
an nhân dân 2009.
4. Lê Đình Nghị, “quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam”. Luận án tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.
5. “Bảo vệ quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005” TS.
Nguyễn Công Bình.
6. Ngô Quang Liễn, “những quy định mới, những điểm mới được bổ sung về
quyền nhân thân trong BLDS 2005”. Tạp chí kiểm sát, số 02/2006, tr.39-41.
7. Lê Đình Nghị (chủ biên), giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1. NXB giáo
dục, Hà Nội, 2009.

19




×