Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị kỹ thuật phòng thí nghiệm mô hình thủy lực ở viện năng lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN HUY THẮNG

GIẢI PHẤP NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN TRỊ KỸ THUẬT PHÒNG
THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THUỶ LỰC Ở VIỆN NĂNG LƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN HUY THẮNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN TRỊ KỸ THUẬT PHÒNG
THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THUỶ LỰC Ở VIỆN NĂNG LƯỢNG
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. Lê Văn Hùng
2. TS. Dương Đức Tiến

Hà Nội – 2013


LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ
của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là thầy PGS.TS Lê
Văn Hùng, thầy TS. Dương Đức Tiến và cùng sự nỗ lực của bản thân, tác
giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ kỹ thuật, chuyên ngành Quản lý xây dựng
công trình.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học nói
chung và về mặt thực tiễn nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu về phòng thí
nghiệm mô hình thủy lực, Viện Năng lượng, đã đề ra một số giải pháp góp
phần nâng cao kỹ năng quản trị kỹ thuật tại phòng thí nghiệm mô hình thủy
lực, Viện Năng lượng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời
gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất
mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng
nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Văn Hùng, thầy
TS. Dương Đức Tiến đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, góp ý kiến và cung cấp
các kiến thức khoa học, thực tiễn cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Trường Đại học Thủy lợi đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn Phòng thí nghiệm mô hình thủy lực, Viện
Năng lượng đã tạo điều kiện cung cấp các tài liệu liên quan và giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn.
Hà nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Huy Thắng


BẢN CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào trước đây.
Tác giả

Nguyễn Huy Thắng


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
7. Kết quả dự kiến đạt được ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KỸ THUẬT ............................. 5
1.1. Tổng quan về quản lý kỹ thuật ............................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về quản lý ....................................................................... 5
1.1.2. Tình hình quản lý kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay............................. 7
1.1.3. Vai trò của quản lý ........................................................................... 8
1.1.4. Chức năng quản lý kỹ thuật ............................................................ 9
1.1.4.1. Chức năng chịu trách nhiệm .................................................... 10

1.1.4.2. Định hướng nhân lực ............................................................... 11
1.1.5. Kỹ năng quản lý ............................................................................. 13
1.1.5.1. Kỹ năng kỹ thuật ...................................................................... 13
1.1.5.2. Kỹ năng con người................................................................... 13
1.1.5.3. Kỹ năng nhận thức ................................................................... 15
1.1.6. Một vài học thuyết về quản trị ....................................................... 17
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết hoàn thiện quản lý kỹ thuật .... 19
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị kỹ thuật ................................ 19
1.2.1.1. Các yếu tố cá nhân ................................................................... 19
1.2.1.2. Các yếu tố công việc ................................................................ 21
1.2.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện quản trị kỹ thuật ......................... 23


1.3. Kết luận chương 1................................................................................. 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TẠI PHÒNG
THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THUỶ LỰC Ở VIỆN NĂNG LƯỢNG ............... 26
2.1. Khái quát chung về Viện Năng lượng và phòng thí nghiệm mô hình
thuỷ lực ........................................................................................................ 26
2.1.1. Giới thiệu về Viện Năng lượng ...................................................... 26
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của Viện Năng lượng ..................................... 27
2.1.3. Giới thiệu về phòng thí nghiệm mô hình thuỷ lực ở Viện Năng
lượng. ........................................................................................................ 28
2.1.3.1. Quy mô cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm mô hình thuỷ lực
Viện Năng lượng. .................................................................................. 28
2.1.3.2. Lĩnh vực hoạt động của phòng thí nghiệm mô hình thuỷ lực. 37
2.1.3.3. Nhân lực của phòng thí nghiệm mô hình thuỷ lực .................. 38
2.1.3.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của phòng thí nghiệm mô hình thủy lực,
Viện Năng lượng ................................................................................... 39
2.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của phòng thí nghiệm mô hình
thủy lực. ....................................................................................................... 47

2.2.1. Phân tích tình hình công việc của phòng thí nghiệm. .................... 48
2.2.2. Thực trạng quản trị kỹ thuật tại phòng thí nghiệm mô hình thủy lực.
.................................................................................................... 52
2.3. Kết luận chương 2................................................................................. 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THỦY LỰC Ở VIỆN
NĂNG LƯỢNG .............................................................................................. 59
3.1. Tổng hợp đánh giá về quản trị kỹ thuật tại phòng thí nghiệm. ............ 59
3.1.1. Ưu điểm .......................................................................................... 59
3.1.2. Nhược điểm .................................................................................... 61


3.2. Định hướng phát triển tại phòng thí nghiệm mô hình thủy lực ............ 66
3.2.1. Định hướng mục tiêu phát triển của phòng thí nghiệm mô hình thủy
lực trong thời gian tới. .............................................................................. 66
3.2.2. Định hướng quản trị kỹ thuật của phòng thí nghiệm mô hình thủy
lực trong thời gian tới ............................................................................... 67
3.3. Giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị kỹ thuật phòng thí nghiệm mô
hình thủy lực ở Viện Năng lượng ................................................................ 68
3.4. Kết luận chương 3................................................................................. 77
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ........................................................................... 79
1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 79
2. Những tồn tại ........................................................................................... 80
3. Kiến nghị.................................................................................................. 80
4. Hướng tiếp tục nghiên cứu ...................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Sơ đồ mặt bằng bố trí phòng thí nghiệm......................................... 30

Hình 2.2: Một số hình ảnh thiết bị máy móc phục vụ cho công tác thí nghiệm
......................................................................................................................... 36
Hình 2.3: Mô phỏng về thủy điện ................................................................... 37
Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến ...................................... 41
Hình 2.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng ...................................... 42
Hình 2.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng .................... 43
Hình 2.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu dự án ............................................. 44
Hình 2.8: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy phòng thí nghiệm ............................. 45
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Danh mục các thiết bị máy móc đo đạc ở phòng thí nghiệm ......... 34
Bảng 2.2: Giới thiệu nguồn nhân lực của phòng thí nghiệm .......................... 38
Bảng 2.3: Bảng tổng kết các công việc của phòng thí nghiệm đã thực hiện
được từ 2009 ÷ 2012......................................................................................... 50


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta sau chiến tranh giải phóng đất nước là thời kỳ kinh tế tập trung

bao cấp kéo dài, chậm đổi mới nên đã làm cho nhiều doanh nghiệp, công ty
vẫn luôn dựa dẫm vào chính sách bao cấp của Nhà nước dẫn đến làm ăn kém
hiệu quả. Trong những năm qua, hòa trong xu thế đổi mới và phát triển của
nền kinh tế, kỹ thuật, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã từng bước phát triển.
Đối mặt với những vấn đề và thách thức mới của xã hội hiện nay, các doanh
nghiệp cần phải có đội ngũ cán bộ, đội ngũ quản lý có trình độ kỹ thuật chuyên
môn cao, đồng thời cũng đưa ra các phương pháp quản lý hiệu quả, chính sách và

hành lang pháp lý phù hợp để có thể phản ứng, quản lý và đương đầu với những
thay đổi của kinh tế xã hội.
Chính vì thế, nhu cầu phải có người quản lý kỹ thuật đủ năng lực là điều
không thể chối cãi. Việc chuẩn bị tốt và chuyển đổi công việc cho kỹ sư thành
người quản lý kỹ thuật là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nhiều thách thức
trong thế kỷ 21. Kỹ sư và người hỗ trợ kỹ thuật, giám đốc và điều hành viên
phải chịu áp lực nắm bắt cho được kỹ thuật của công ty. Việc tổ chức, phối
hợp hoạt động, định hướng, định vị trí, quản lý nguồn tài nguyên theo ý tưởng
riêng là nhiệm vụ của nhà quản lý. Họ làm công việc này tốt đến đâu thì ảnh
hưởng đến công ty càng lớn đến đấy. Những nỗ lực của bản thân nhà quản lý
cùng với những bộ phận khác trong công ty đều hướng tới một đích chung là
kết quả hoạt động. Đóng góp của nhà quản lý đối với công ty được đánh giá
phù hợp với năng lực của họ.
Với mục đích nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao trình
độ, công tác quản lý chất lượng phòng thí nghiệm, tác giả đã lựa chọn đề tài:


2

“Giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị kỹ thuật phòng thí nghiệm mô hình thủy
lực ở Viện Năng lượng” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, với mong
muốn có những đóng góp thiết thực, cụ thể và hữu ích, phục vụ cho kỹ năng quản
trị kỹ thuật trong phòng thí nghiệm mô hình thủy lực ở Viện Năng lượng, Bộ
Công Thương.
Nội dung nghiên cứu

2.

Dựa trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về kỹ năng
quản trị kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, đưa ra những kết quả đạt được,

những mặt hạn chế, tồn tại trong công tác quản trị kỹ thuật ở trong phòng thí
nghiệm. Luận văn đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản
trị kỹ thuật trong phòng thí nghiệm mô hình thủy lực ở Viện Năng lượng.
Mục đích nghiên cứu

3.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao kỹ năng quản trị kỹ thuật trong phòng thí nghiệm mô hình thủy
lực ở Viện Năng lượng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị kỹ thuật
của đơn vị nói chung và của phòng nói riêng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.

 Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống một cách đầy đủ những
vấn đề lý luận có cơ sở khoa học và biện chứng về kỹ năng quản trị kỹ thuật
trong phòng thí nghiệm mô hình thủy lực ở Viện Năng lượng. Những nghiên
cứu này ở một mức độ nhất định sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống quản trị kỹ
thuật của các công ty, doanh nghiệp nói chung và của phòng thí nghiệm nói
riêng.
 Ý nghĩa thực tiễn


3

Những giải pháp đề xuất nhằm tăng cường và hoàn thiện kỹ năng quản trị
kỹ thuật trong phòng thí nghiệm là những tài liệu tham khảo hữu ích đối với
công tác quản trị kỹ thuật đối với các công ty, các doanh nghiệp nói chung và

đối với phòng thí nghiệm mô hình thủy lực ở Viện Năng lượng nói riêng.
5.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác nâng cao kỹ năng quản trị kỹ

thuật trong phòng thí nghiệm mô hình thủy lực ở Viện Năng lượng và những
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này.
 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được tập trung vào việc nâng cao kỹ
năng quản trị kỹ thuật trong phòng thí nghiệm mô hình thủy lực ở Viện Năng
lượng.
6.

Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu giải quyết

các vấn đề của luận văn gồm: Phương pháp khảo sát thu thập số liệu; Phương
pháp hệ thống đối chiếu với các văn bản pháp quy về phòng thí nghiệm;
Phương pháp đối chuẩn; phương pháp thống kê, phân tích, so sánh; Phương
pháp tổng hợp; và một số phương pháp kết hợp khác.
7.

Kết quả dự kiến đạt được
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về kỹ năng quản trị kỹ thuật

trong phòng thí nghiệm, quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả của phòng
thí nghiệm;
Phân tích thực trạng quản trị kỹ thuật của phòng thí nghiệm, đánh giá



4

những kết quả đã đạt được cần phát huy, những vấn đề bất cập, tồn tại cần
khắc phục, hoàn thiện;
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi,
phù hợp với thực tiễn quản trị kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, tuân thủ theo
những quy định của hệ thống văn bản luật định hiện hành nhằm nâng cao kỹ
năng quản trị kỹ thuật trong phòng thí nghiệm mô hình thủy lực ở Viện Năng
lượng.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KỸ THUẬT
1.1.

Tổng quan về quản lý kỹ thuật

1.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm
đạt các mục tiêu đã đề ra của tổ chức.
Quản lý là quá trình làm việc với người khác và thông qua người
khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến
động. Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm người đề thực
hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng
lẻ, thì quản trị đã trở thành một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp các
hoạt động của các cá nhân.

Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra họat
động của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt
đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra của công ty. Từ khái niệm này
giúp chúng ta nhận ra rằng, quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết
khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức. Đó là quá trình nhằm
tạo nên sức mạnh gắn liền các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc
đẩy các vấn đề chuyển động.
Dưới cái nhìn của các học giả và nhà kỹ thuật, quản lý được xem là một
kỷ luật, một nghề, một chuyên môn, một hệ thống, một kỹ thuật và cũng là
một quá trình. Quản lý được xây dựng trên cơ sở giáo dục (có kỷ luật), các
chương trình bậc đại học và sau đại học rất phổ biến ở các trường. Đối với xã
hội, giám đốc được xem như tầm lớp chuyên gia người thuộc về các nghiệp
đoàn cao cấp và các hiệp hội chuyên gia, vì lợi ích và phát huy hình tượng
bản thân họ. Ở khía cạnh khác, quản lý còn được xem là hệ thống tiếp nhận
(tài nguyên và các nhân tố sản xuất), quá trình sản xuất (nhiệm vụ và hoạt


6

động quản lý) và đầu ra (cho sản phẩm và các dịch vụ dưới hình thức lợi
nhuận).
Quản lý cũng được xem xét dưới khía cạnh kỹ thuật. Kỹ thuật quản lý
thực sự là kiến trúc hoặc xây dựng mô hình quản trị, chính sách các chu trình
bao quát chiến lược và hoạt động của tổ chức để có thể đạt được mục đích
kinh doanh của họ. Dưới khía cạnh này kỹ thuật quản lý là một hình thức
quản lý xã hội. Nó là một hệ thống động bao gồm các tương tác và mối quan
hệ của các hệ thống nhỏ hơn trong công ty. Hệ thống này có cả tài nguyên của
công ty (cơ sở hạ tầng, tài chính, con người và thông tin), cấu trúc, văn hoá,
phong cách lãnh đạo, chiến lược hoạt động, giá trị, hệ tư tưởng và tầm nhìn.
Vì lẽ đó quản lý kỹ thuật đặc trưng cho kiến trúc xã hội-kỹ thuật của công ty.

Quan sát dưới góc nhìn này chúng ta phát triển một hệ thống thiết kế 3 chiều
thể hiện quản lý ở khía cạnh cốt lõi, phát huy và hỗ trợ kỹ thuật.
Trên thực tế chúng ta không thiếu những lý thuyết và quan niệm về quản
lý. Thật vậy chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều định nghĩa khác nhau về nó và
nếu nói không quá khoa trương thì lý thuyết về quản lý thực sự như một khu
rừng rậm. Trong lĩnh vực dành riêng cho kỹ sư và công việc nghiên cứu và
phát triển (R&D) vấn đề phức tạp cũng không phải là ngoại lệ.
Sự nhầm lẫn giữa các khái niệm được bàn nhiều trong phát triển quản
lý và học thuật chuyên ngành, ở đó chúng ta nhấn mạnh vấn đề lý thuyết
nhằm trang bị kiến thức cho người quản lý chứ không hướng đến mục đích áp
dụng.
Đến đây chúng ta có thể biết quản lý là cái gì: quản lý là một quá trình
thực hiện công việc thông qua sử dụng nhân lực. Quan điểm này hơi thực
dụng: quản lý là một nhiệm vụ hay một hoạt động trong đó cần thể hiện vài
chức năng thông qua các tiến trình khác nhau với các kỹ thuật riêng biệt.
Điểm trọng tâm ở đây là các chức năng quản trị được thực hiện thông qua


7

người khác. Vì vậy, công tác quản lý là việc của người quản lý, điều hành mọi
người thực hiện công việc cho suôn sẻ.
1.1.2. Tình hình quản lý kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay
Thế kỷ 21 là thế kỷ sôi động và có nhiều thách thức hơn so với hiện tại.
Khác biệt cơ bản nhất là các vấn đề cần phải đối mặt để giải quyết có chiều
sâu hơn, thay đổi nhiều, mang tính toàn cầu và ngày càng phức tạp. Hiện nay,
ở Việt Nam các công ty, tổ chức đang giữ vai trò trung tâm trong việc giải
quyết các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị…Tuy nhiên tất cả họ cần phải
chuyển mình cho phù hợp với thời kỳ mới mà các chúng ta hay gọi đó là thời
kỳ “trật tự quản lý mới”. Trong thời buổi hiện nay, dưới sự phát triển nhanh

chóng của nền kinh tế xã hội và thị trường kết hợp với đó là sự phát triển vượt
bậc khoa học công nghệ, kỹ thuật đã tạo ra nhiều thách thức mới cho các nhà
quản lý không những ở trên thế giới nói chung mà cả các nhà quản lý của Việt
Nam nói riêng. Chính vì thế, vai trò của nhà quản lý trong thời đại mới là rất
quan trọng, nó đóng góp một phần thúc đẩy sự phát triển của công ty, tổ chức
mà họ tham gia và đóng góp vào.
Trong những năm gần đây, tình hình quản lý kỹ thuật của các công ty,
các tổ chức ở Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn trước, mặc dù nó chưa
phát triển rõ rệt nhưng cũng đã phần nào giải quyết những khó khăn tồn tại
trong xã hội hiện nay như vấn đề quản lý nguồn nhân lực, các cơ sở vật chất
kỹ thuật, hay là khả năng giao tiếp cảu cấp trên đối với cấp dưới... Bên cạnh
công tác quản lý, các công ty, tổ chức cũng đã tạo điều kiện cho các lãnh đạo,
các nhà quản lý tương lai tham gia các khoá học ngắn hạn hay các chương
trình đào tạo, các buổi hội thảo seminar về quản lý để họ có thể tiếp cận với
công việc của mình được tốt hơn. Ngoài ra những buổi thực tập về quản lý,
các chương trình hội thảo cũng giúp họ hoàn thiện hơn các kỹ năng quản lý
của mình như kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức, qua


8

những nhận thức, hiểu biết về quản lý đó, sẽ giúp cho họ tự tin trong công
việc hơn.
1.1.3. Vai trò của quản lý
Trong thế giới ngày nay, chắc không ai phủ nhận vai trò quan trọng và
to lớn của quản trị trong việc bảo đảm sự tồn tại và hoạt động bình thường
của đời sống kinh tế xã hội. Đối với sự phát triển của từng đơn vị hay cộng
đồng và cao hơn nữa của cả một quốc gia, quản trị càng có vai trò quan
trọng. Sự nhận thức của tuyệt đại đa số trong dân cư về vai trò của quản trị
cho tới nay hầu hết đều thông qua cảm nhận từ thực tế. Muốn nâng cao nhận

thức về vai trò của quản trị, một mặt cần nâng cao nhận thức đầy đủ và sâu
sắc hơn về vai trò của quản trị, làm cơ sở cho việc hiểu biết về quản trị và
thực hành quản trị, và nâng cao trình độ quản trị của các doanh nghiệp,
cũng như thất bại trong hoạt động của các tổ chức kinh tế - chính trị - xã
hội nhiều năm qua cho thấy nguyên nhân cơ bản vẫn là do quản trị kém
hoặc yếu. Nghiên cứu các công ty kinh doanh của Mỹ trong nhiều năm, đã
phát hiện ra rằng các công ty luôn thành đạt chừng nào chúng được quản trị
tốt. Ngân hàng châu Mỹ đã nêu trong bản công bố Báo cáo về kinh doanh
nhỏ rằng “Theo kết quả phân tích cuối cùng, hơn 90% các thất bại trong
kinh doanh là do thiếu năng lực và thiếu kinh nghiệm quản trị”.
Trong khi nền văn minh của chúng ta được đặc trưng bởi những cải
tiến có tính chất cách mạng trong khoa học vật lý, sinh học, điện tử, viễn
thông, tin học, tự động hóa... thì các ngành khoa học xã hội tụt hậu rất xa.
Vấn đề đặt ra, nếu chúng ta không biết cách khai thác các nguồn nhân lực
và phối hợp hoạt động của con người, kém hiểu biết và lãng phí trong áp
dụng những phát minh kỹ thuật vẫn sẽ tiếp tục.
Quản trị là thuộc tính tự nhiên, tất yếu khách quan của mọi quá trình
lao động xã hội, bất kể trong hình thái kinh tế xã hội nào, nếu không thực


9

hiện các chức năng và nhiệm vụ của quản trị, không thể thực hiện được các
quá trình hợp tác lao động, sản xuất, không khai thác sử dụng được các yếu
tố của lao động sản xuất có hiệu quả.
Quản trị có khả năng sáng tạo to lớn. Điều đó có nghĩa là cùng với các
điều kiện về con người và về vật chất kỹ thuật như nhau nhưng quản trị lại
có thể khai thác khác nhau, đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau . Nói cách
khác, với những điều kiện về nguồn lực như nhau, quản lý tốt sẽ phát huy
có hiệu quả những yếu tố nguồn lực đó, đưa lại những kết quả kinh tế - xã

hội mong muốn, còn quản lý tồi sẽ không khai thác được, thậm chí làm
tiêu tan một cách vô ích những nguồn lực có được, dẫn đến tổn thất.
Có thể nói quản trị tốt suy cho cùng là biết sử dụng có hiệu quả
những cái đã có để tạo nên những cái chưa có trong xã hội. Vì vậy, quản trị
chính là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển của mỗi quốc gia và các tổ
chức trong đó.
1.1.4. Chức năng quản lý kỹ thuật
Quá trình quản lý có liên quan đến một vài chức năng cơ bản. Mỗi nhà quản
lý đều có 2 vai trò:
-

Chức năng chịu trách nhiệm

-

Định hướng nhân lực


10

Nhiệm vụ quản lý

Định huớng nhân lực

Chức năng chịu trách nhiệm

Lập kế hoạch
và ra quyết định

Lãnh đạo


Tổ chức

Tạo động lực

Giao tiếp

Kiểm soát

Huấn luyện
và kiểm tra

Kiểm soát
Nguồn lực
và chính sách

Quản lý
mâu thuẫn

(ngun: bi ging qun tr k thut)

Hỡnh 1.1: S vai trũ v chc nng ca ngi qun lý
1.1.4.1. Chc nng chu trỏch nhim
Chc nng chu trỏch nhim hỡnh thnh nờn cai trũ hnh chớnh trong
cụng vic ca ngi qun lý. Vic thc hin nhng nhim v ny l cn thit
hon thnh vai trũ ca ngi qun lý. Mi ngi qun lý u phi cú 3
trỏch nhim:
Lp k hoch: L quỏ trỡnh phỏt trin mt hc thuyt qun lý (vớ d
nim tin qun lý, giỏ tr v thỏi ), thit lp mc tiờu, kt qu v cỏc chin
lc ngn hoc di hn t c chỳng. Ra quyt nh cng l mt phn

khụng tỏch ri ca chc nng lp k hoch, nú yu cu phi xỏc nh cỏc la
chn kh thi trong trong tt c cỏc lnh vc chc nng (marketing, k thut,
sn xut, R&D..) v la chn trong s chỳng. Núi túm li vic ra quyt nh
trong k hoch hnh ng hng dn cỏc hot ng chớnh phự hp vi hc
thuyt ca cụng ty l rt cn thit cho lp k hoch. Núi chung l hng ti
tng lai


11

 Tổ chức: Là quá trình đạt được các nỗ lực định hướng thông qua việc
tạo ra một cấu trúc các nhiệm vụ và quyền hạn đi kèm. Nói cách khác tổ chức
là quá trình chia nhỏ các hoạt động của công ty thành các công việc hay
nhiệm vụ và xác định các mối quan hệ (quyền hạn và trách nhiệm) giữa
chúng. Với quan điểm này thì cấu trúc của các bộ phận hay đơn vị đơn giản
chỉ là một phương tiện hướng tới một mục tiêu, đây là phương tiện mà thông
qua nó mục tiêu của công ty và bộ phận sẽ đạt được. Với quan điểm rất thực
tế, cấu trúc tổ chức là một cách để nhân viên hợp lại cùng với nhau thực hiện
công việc theo chiến lược, học thuyết và chính sách của công ty.
 Kiểm soát và theo dõi quá trình: là quá trình thiết lập các tiêu chuẩn
làm việc, đánh giá việc làm thực tế trên cơ sở các tiêu chuẩn hay kế hoạch đã
đề ra. Chức năng kiểm soát là một phần không tách rời của quá trình quản lý
và là anh em song sinh với chức năng lập kế hoạch: áp dụng các tiêu chuẩn
thích hợp và thu thập các phản hồi liên tục là rất cần thiết nếu một công ty
muốn thực hiện theo dõi quá trình đạ được mục tiêu của mình.
1.1.4.2. Định hướng nhân lực
 Lãnh đạo: Trong trường hợp quản lý tập trung vào hành vi của con
người thì thực sự chỉ đạo cần thiết phải đạt được mức độ khuyến khích mỗi cá
nhân phát huy tiềm năng của họ một cách tốt nhất. Tuy nhiên quản lý và sự
chỉ đạo không phải là 2 nhân tố tương đồng với nhau. Sự chỉ đạo đơn thuần

chỉ là một hình thức quản lý. Người giám đốc có thể áp dụng rất hiệu quả các
hình thức quản lý khác một cách phù hợp tuỳ theo thực tế yêu cầu. Nói chung
quản lý là khái niệm rộng hơn chỉ đạo.
 Tạo động lực: Đây là quá trình làm cho nhân viên của mình làm việc
với khả năng hơn mức mong đợi bình thường một cách hết sức tự nhiên. Theo
bản chất tự nhiên của việc tạo động lực người giám đốc cần phải biết áp dụng
linh hoạt các hình thức khác nhau đối với các nhóm khác nhau để có thể phát


12

huy được tối đa khả năng của họ. Vấn đề cốt lõi đối với nghệ thuật tạo động
lực là nó phải đáp ứng nhu cầu của nhóm nhân viên mà nó hướng tới.
 Giao tiếp: Đây là quá trình truyền đạt thông tin đến người khác bao
gồm cả sự thật, ý tưởng và cảm xúc. Nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành
công của quản lý chính là phương pháp giao tiếp hiệu quả, chúng ta có thể nói
không ngoa rằng quản lý chính là khả năng giao tiếp. Điều hiển nhiên là tầm
quan trọng của giao tiếp vượt ngoài phạm vi của quản lý – nó là nhân tố quan
trọng trong tất cả hoạt động thường ngày của chúng ta.
 Huấn luyện và đánh giá năng lực: Khuyên nhủ, giúp đỡ và huấn luyện
nhân viên là phần rất quan trọng trong việc làm của một giám đốc. Đánh giá
năng lực của mỗi nhân viên cũng là một trách nhiệm to lớn. Cả hai việc này
đều là điều kiện cơ bản giúp cho việc lập kế hoạch và phát triển nguồn nhân
lực được hiệu quả.
 Kiểm soát nguồn lực và chính sách của công ty: Hệ thống chính sách
không chính thức và cấu trúc sức mạnh là các nhân tố cấu thành nên sức sống
của công ty. Học cách kiểm soát nguồn lực và các chính sách của công ty là
kỹ năng thiết yếu mà bất kỳ một người giám đốc nào cũng cần phải có.
 Quản lý mâu thuẫn: Do sự hạn chế trong nguồn tài nguyên, thẩm quyền
quyết định và các động lực cá nhân khác nhau nên mâu thuẫn và vận dụng nó

để khai thác thêm thông tin, củng cố mối quan hệ của các cá nhân và các
nhóm trong công ty là một nhiệm vụ quản lý không kém phần quan trọng.
Quản lý mâu thuẫn thực sự là nghệ thuật của mỗi cá nhân, nó đặc biệt quan
trọng cho tất cả các cấp lãnh đạo trong công ty.
Tất cả các nhà quản lý đều có vai trò như nhau trong việc định hướng
nguồn tài nguyên họ quản lý tuỳ theo khả năng, cấp độ và loại hình quyền lực
mà họ có. Những vai trò này được hiểu là các chức năng của quản lý bao gồm


13

có lập kế hoạch, tổ chức, định hướng và kiểm soát. Người quản lý sẽ thất bại
khi không thể đảm nhận tốt được các vai trò này và dĩ nhiên công ty sẽ chẳng
thể đạt được mục đích nếu quyền hành rơi vào tay nhà quản lý tồi.
1.1.5. Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý bao gồm 3 kỹ năng sau:
- Kỹ năng kỹ thuật
- Kỹ năng con người
- Kỹ năng nhận thức
1.1.5.1. Kỹ năng kỹ thuật
Kỹ năng kỹ thuật bao hàm sự hiểu biết và sự thành thạo về một loại
hình hoạt động đặc biệt, nhất là loại hình hoạt động có liên quan đến các
phương pháp, các chu trình, các thủ tục hay các kỹ thuật. Chúng ta có thể
mường tượng tương đối dễ dàng những kỹ năng kỹ thuật của nhà phẫu thuật,
nhạc sĩ, nhân viên kế tốn hay kỹ sư khi mỗi người trong số họ thực hiện
những chức năng riêng biệt của họ. Kỹ năng kỹ thuật đòi hỏi kiến thức
chuyên môn, khả năng phân tích trong chuyên môn đó và sự thành thạo, dễ
dàng trong việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật của chuyên ngành đặc biệt
đó. Trong số ba kỹ năng nói trên, kỹ năng kỹ thuật có lẽ là cái quen thuộc
nhất bởi vì nó cụ thể nhất,số người đòi hỏi là đồng nhất. Hầu hết các chương

trình hướng nghiệp và đào tạo vừa học vừa làm chủ yếu quan tâm đến việc
phát triển kỹ năng kỹ thuật chuyên môn này.
1.1.5.2. Kỹ năng con người
Kỹ năng con người là khả năng của người quản lý trong việc lao động
một cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhĩm và động viên cố
gắng hợp tác trong nhóm mà ông ta lãnh đạo. Trong khi kỹ năng kỹ thuật
trước hết đề cập đến chuyện làm việc với"các đồ vật" (các chu trình hay các


14

đối tượng vật chất) thì kỹ năng con người trước hết đề cập đến chuyện làm
việc với mọi người. Kỹ năng này được phô diễn trong cái cách một cá nhân
nhận thức và thừa nhận cách nhận thức về các cấp trên của anh ta, nhận thức
những người ngang cấp với anh ta và những người cấp dưới của anh ta, cũng
như trong cái cách anh ta hành động sau đó.
Người có kỹ năng con người phát triển cao là người nhận thức được
những thái độ, giả thiết và niềm tin của chính mình đối với các cá nhân khác
hay đối với các nhóm; anh ta có khả năng thấy được tính hữu ích và những
hạn chế của các cảm giác này. Bằng cách chấp nhận sự tồn tại của những
quan điểm, những nhận thức và những niềm tin khác với những quan điểm,
nhận thức và niềm tin của chính mình, anh ta có kỹ năng hiểu được cái mà
những người khác thực sự muốn nói qua từ ngữ và hành vi của họ. Anh ta
cũng có kỹ năng thành thạo như thế trong việc bằng hành vi của mình, truyền
đạt cho những người khác điều mà anh ta muốn nói đến, trong những ngữ
cảnh của những người kia.
Người như vậy thường cố gắng tạo ra một bầu không khí tán thành và
đảm bảo, trong đó những người dưới quyền cảm thấy tự do trong việc tự biểu
lộ bản thân mà không sợ bị khiển trách hoặc chế nhạo, bằng cách khuyến
khích họ tham gia vào việc lập kế hoạch và tiến hành những công việc có ảnh

hưởng trực tiếp đến họ. Anh có đủ nhậy cảm đối với những nhu cầu và động
cơ của những người khác trong tổ chức đến mức anh ta có thể đánh giá những
phản ứng có thể đối với, và những hậu quả của những cách hành động khác
nhau mà anh ta có thể làm. Với sự nhạy cảm như vậy, anh ta có khả năng và
mong muốn hành động theo cách nào có tính đến được những nhận thức đó
của những người khác.


15

Kỹ năng thực tế trong công tác với những người khác phải trở thành một
hoạt động tự nhiên, liên tục, vì rằng nó đòi hỏi tính nhạy cảm không chỉ ở thời
điểm ra quyết định mà còn cả trong hành vi ứng xử hàng ngày của cá nhân.
Kỹ năng con người không thể là "một thứ đôi khi thỉnh thoảng". Các phương
pháp kỹ thuật không thể áp dụng một cách tùy tiện, cũng như những đặc điểm
nhân cách không thế đặt vào và lấy đi như một chiếc áo khoác. Vì rằng tất cả
những gì mà một nhà quản lý làm và nói (hoặc bỏ qua không nói và không
làm) đều có ảnh hưởng đến những người cộng tác với anh ta nên cái tâm thực
của bản thân anh ta sớm hay muộn cũng sẽ lộ rõ. Vì vậy, để hoạt động có hiệu
quả, kỹ năng này phải được phát triển một cách tự nhiên và vô ý thức, cũng
như phải phù hợp, phô diễn trong những hành vi cá nhân đó. Nó phải trở
thành một bộ phận cấu thành của tồn bộ bản chất của anh ta.
Vì rằng kỹ năng con người là một bộ phận có tầm quan trọng sống còn
đến như vậy của mỗi công việc nhà quản lý làm nên dễ mô tả những ví dụ về
kỹ năng con người không đáp ứng hơn là về những trường hợp có kỹ năng
cao.
1.1.5.3. Kỹ năng nhận thức
Với nghĩa sử dụng ở đây, kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng bao quát
doanh nghiệp như một tổng thể. Khả năng này bao gồm việc thừa nhận các tổ
chức khác nhau của tổ chức phụ thuộc lẫn nhau như thế nào, và những thay

đổi trong một bộ phận bất kỳ ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận khác như
thế nào. Khả năng này cũng mở rộng đến việc hình dung được mối quan hệ
giữa một cá thể doanh nghiệp với tất cả ngành công nghiệp, với cả cộng đồng,
và các lực lượng chính trị, xã hội và kinh tế trên cả nước với tư cách là một
tổng thể. Thừa nhận những mối quan hệ này và nhận thức được những yếu tố


16

nổi bật trong bất kỳ tình huống nào, người quản lý khi đó sẽ có thể hành động
theo cách nào nâng cao được phúc lợi tổng thể của toàn bộ tổ chức.
Vì thế sự thành công của bất cứ quyết định nào đều phụ thuộc vào kỹ
năng nhận thức của những người đưa ra quyết định và những người chuyển
quyết định thành hành động. Chẳng hạn, khi thực hiện một thay đổi quan
trọng trong chính sách tiếp thị thì điều tối quan trọng là phải tính đến những
tác động đối với sản xuất, việc kiểm tra, tài chính, cơng tác nghiên cứu và
những con người có liên quan. Và công việc này giữ nguyên tầm quan trọng
của nó cho đến tận cấp cán bộ điều hành cuối cùng, người phải thi hành chính
sách mới. Nếu như mỗi nhà quản lý đều thừa nhận những quan hệ tổng thể và
tầm quan trọng của sự thay đổi thì họ gần như chắc chắn sẽ là người điều
hành sự thay đổi đó có hiệu quả hơn. Và do vậy, cơ hội thành công sẽ tăng lên
rất nhiều.
Không chỉ có việc phối hợp một cách hiệu quả các bộ phận khác nhau
của doanh nghiệp mới phụ thuộc vào kỹ năng nhận thức của các nhà quản lý
mà tồn bộ đường hướng và sắc thái tương lai của tổ chức cũng tùy thuộc vào
đó. Thái độ của người điều hành cao nhất quyết định sắc thái tồn bộ tính chất
phản ứng của tổ chức và quyết định "nhân cách của công ty", cái phân biệt
cách tiến hành kinh doanh của một doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Những thái độ này là phản ảnh của kỹ năng nhận thức của nhà quản lý
Vì rằng thành công trên tổng thể của công ty phụ thuộc vào kỹ năng

nhận thức của người điều hành trong việc hình thành và thực hiện các quyết
định chính sách, nên kỹ năng này là một thành phần không thể tách rời, thành
phần làm chức năng phối hợp của quá trình điều hành và có tầm quan trọng
không thể chối cãi trên tổng thể.


17

Chúng ta có thể để ý rằng kỹ thuật nhận thức, với nghĩa hết sức thực
tiễn, là hiện thân của sự suy xét cả những khía cạnh kỹ thuật lẫn những khía
cạnh con người của tổ chức. Cho đến nay, khái niệm kỹ năng, với tư cách là
khả năng biến kiến thức thành hành động, phải giúp cho con người ta phân
biệt được ba kỹ năng: thực hiện các hoạt động kỹ thuật (kỹ năng kỹ thuật),
hiểu và đào tạo ra động cơ cho các cá nhân và các nhĩm (kỹ năng con người)
và phối hợp và liên kết tất cả các hoạt động và các lợi ích của tổ chức để phục
vụ một mục tiêu chung (kỹ năng nhận thức).
1.1.6. Một vài học thuyết về quản trị
 Frederich Taylor (1856 - 1915): Taylor xuất thân là một công nhân
và trở thành kỹ sư trải qua quá trình ban ngày đi làm, ban đêm đi học hàm
thụ đại học. Trong quá trình làm việc trong nhà máy luyện cán thép, Taylor
đã có nhiều cơ hội quan sát và thực hành quản trị trong nhà máy. Ông là
tác giả với những nghiên cứu và lý thuyết khá nổi tiếng về quản trị trong
thời gian từ 1890 đến 1930.
Những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết của Taylor là:
- Xây dựng các phương pháp khoa học để thực hiện công việc, nhiệm
vụ của từng công nhân
- Lựa chọn công nhân một cách khoa học và huấn luyện họ phương
pháp khoa học để thực hiện công việc
- Tổ chức giáo dục và giám sát công nhân để đảm bảo họ thực hiện
theo đúng phương pháp

- Xây dựng và củng cố quan hệ giữa người lao động và nhà quản trị
- Biện pháp thực hiện: Để thực hiện những nguyên tắc của mình,
Taylor đã tiến hành:
- Nghiên cứu các loại thời gian làm việc của công nhân theo từng công


×