NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
VNEN
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔ HÌNH VNEN:
1. Mô hình trường học kiểu mới ( Escuela Nueva)
của Colombia:
* Tiến sĩ Vicky Colbert và các
GV vùng nông thôn Colombia
đã sáng tạo nên mô hình
trường học kiểu mới từ cuối
những năm 70
Với mục đích “để mọi trẻ em
đều có cơ hội công bằng để
tiếp cận thành công bất luận
mức thu nhập thấp của gia
đình các em.”
2. Những nguyên tắc cơ bản của mô hình EN
a. HS là trung tâm: học theo khả năng riêng, tự quản, tự
hợp tác và tự giác cao trong học tập.
b. Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày
của học sinh.
c. Xếp lớp linh hoạt: học sinh được lên lớp trên nếu được
GV đánh giá đạt được các mục tiêu tối thiểu
d. PHHS và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với GV giúp đỡ
HS một cách thiết thực trong học tập.
e. Góp phần hình thành nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức
tập thể theo xu hướng thời đại cho HS.
II. MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM ( VNEN)
1. Một phương thức sư phạm mới: Quá trình GV tổ chức
cho HS hoạt động để khám phá và chiếm lĩnh các kiến
thức và kỹ năng mới, thông qua đối thoại và tương tác
giữa HS và HS, giữa HS và GV
2. Đổi mới biên soạn về sách giáo khoa và hướng dẫn
giảng dạy của GV và HS:( 3 trong 1) không chỉ cung cấp
thông tin, kiến thức mà chú trọng hướng dẫn HS PP học
tập và tư duy, phát triển tính chủ động, năng lực giải quyết
vấn đề, hợp tác nhóm, thực hành và vận dụng.
CHỨC NĂNG CỦA HĐTQ
- Lớp học được học sinh tự quản thông qua “ Hội đồng
tự quản học sinh”
- Các thành viên cùng xây dựng nội quy lớp
học
- Mỗi thành viên trong lớp đều đảm nhiệm một chức
vụ cụ thể
HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN CỦA LỚP
*Các bước bầu chủ tịch HĐTQ:
1.
Thông báo với phụ huynh ngày bầu cử, mời phụ huynh tham dự.
2.
Một số người xung phong ứng cử
3.
Mỗi bạn ứng cử sẽ có một phiếu ghi rõ những nội dung về bản
thân.
4.
Xung phong làm : Ban bầu cử.
5.
Các thành viên nói về thế mạnh của mình.
6.
Ban bầu cử nêu ra cách bầu cử và phát phiếu bầu cử
7.
Các thành viên trong lớp tiến hành bầu cử
8.
Ban bầu cử kiểm phiếu
9.
Thông qua kết quả sau khi kiểm phiếu, kết luận danh sách vào
HĐTQ: người nhiều phiếu nhất: CTHĐTQ
người tiếp theo: PCTHĐTQ
người tiếp theo: PCTHĐTQ
10. Ban bầu cử mời người trúng cử lên nhận chức và nói lời tuyên thệ.
CTHĐTQ đưa ra việc thành lập các Ban bằng
cách hỏi ý kiến của học – HS biểu quyết. Trong
các ủy ban đưa ra học sinh có thể chọn cho
mình ủy ban mình thích
- HS chọn ban mình thích. Các ủy ban bầu ra
trưởng ban. Ủy ban họp thông qua chương trình
hành động- các trưởng ban báo cáo chương
trình hành động của các ban.
Ví dụ:
Ban học tập
Ban giải trí
Ban văn nghệ ….
III. Xây dựng lớp theo mô hình mới:
- Hình thành các nhóm học tập: Bầu nhóm trưởng, nhóm
phó, thư ký, báo cáo viên, người điều phối trong thảo luận, các ủy
viên các ban …
IV.Bồi dưỡng kỹ năng tự quản lớp, nhóm:
- Lớp học được học
sinh tự quản thông
qua “ Hội đồng tự
quản học sinh”
- Theo các hình thức:
cá nhân, cặp, nhóm,
trong đó hình thức
theo nhóm là chủ yếu.
V. Đánh giá chung:
•
•
1.Ưu điểm:
Mối quan hệ giữa thầy và trò thay đổi: thân thiện, gần gũi, chan
hòa.
•
Phương pháp dạy học theo mô hình EN đã giúp học sinh tự giác,
được trải nghiệm, khai thác, khám phá và chủ động trong lĩnh hội
kiến thức mới.
•
Học sinh biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong lớp học, có
trách nhiệm với công việc được phân công.
•
Các kỹ năng sống như : nhận thức, phương pháp làm việc, lãnh
đạo, hợp tác với bạn… đặc biệt khả năng giao tiếp, bộc lộ mình qua
giao tiếp được hình thành và phát triển tốt trong quá trình học tập
của các em.
2.Nhược điểm của VNEN:
-Phòng học diện tích nhỏ ( 7,2m x 6,6m) khó khăn trong
tạo lập một không gian học tập thích hợp theo mô hình
dạy học mới.
-Do sĩ số hs trên lớp đông, việc bao quát hướng dẫn học
sinh học của GV gặp nhiều khó khăn .Tần suất của GV di
chuyển trong tiết học nhiều
- Công tác chuẩn bị đồ dùng cho mỗi tiết học đòi hỏi giáo
viên phải đầu tư nhiều công sức: thẻ từ, phiếu bài tập,
phiếu đánh giá, phiếu giao bài tập ứng dụng . Cường độ
làm việc giáo viên ở các lớp dự án cao so với các lớp
bình thường.
VI. Thiết kế và trang trí lớp theo mô hình
VNEN:
1. Hình thành sơ đồ HĐTQ học sinh
2. NỘI QUY LỚP HỌC
Các nhóm đề ra nội quy lớp học sau đó thống nhất chung
và hình thành bảng Nội quy lớp học ( dưới sự hướng
dẫn của giáo viên)
3. HỘP THƯ NHỮNG ĐIỀU EM
MUỐN NÓI
Lớp sẽ có một hộp thư: cá nhân các thành viên trong lớp
sẽ viết những điều em muốn nói vào giấy và bỏ vào hộp
thư( có thể là những điều các em khó nói bằng lời).
Hàng tuần,Ban chủ tịch và giáo viên sẽ mở ra xem và
giải quyết theo mong muốn của các bạn trong lớp .
4. HỘP THƯ VUI
Mỗi học sinh có một hộp thư cá nhân, các em có thể viết
thư cho nhau trong lúc rảnh rỗi, có thể bày tỏ tình cảm
của mình đối với bạn trong lớp bàng một bức thư nhỏ.
GV nên hướng dẫn học sinh viết thư, đặc biệt là giấy viết
thư nên cắt vuông vức chứ không được xé giấy để thể
hiện được sự tôn trọng người nhận thư.
5.HÒM CAM KẾT
Hòm cam kết được để ở các lớp khuyến khích học sinh chịu trách
nhiệm với những vấn đề vướng mắt hoặc giúp đỡ giáo viên trong
việc hỗ trợ học sinh bằng cách huwowmhs dẫn, thúc đẩy và
khuyến khích các em tự ra quyết định
6.Bảng theo dõi sĩ số
Bảng theo dõi sĩ số do HS
tự điền để đánh dấu ngày đi
học của mình. Giúp các em
thấy được việc đi học là tự
giác, vui vẻ, thoải mái. Đi
học là cần thiết, phải đi học
đúng giờ, có trách nhiệm
trong việc học tập.,
7.Bản đồ cộng đồng
Bản đồ cộng đồng là sự mô tả một cách đơn giản
về cộng đồng địa phương bao gồm đường đi, ao
hồ, tòa nhà công cộng, trạm y tế, những nơi có
thể nguy hiểm với học sinh,… Và quan trọng
nhất là tất cả các ngôi nhà, nơi các gia đình của
tất cả các học sinh trong lớp đang sinh sống.
Các thành viên trong cộng đồng: bố, mẹ HS, HS,
GV cùng tham gia xây dựng bản đồ cộng đồng
Bản đồ cộng đồng được treo tại trường, ở lớp học
Bản đồ cộng đồng giúp chúng ta:
- Biết được khoảng cách mà mỗi học sinh phải đi
học từ nhà đến trường.
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn khi
học sinh đi học.
- Biết được những địa điểm mà học sinh có thể
gặp nguy hiểm để hướng dẫn các em phòng
tránh rủi ro.
- GV biết được địa điểm và cách đi thăm gia đình
học sinh
8.Góc học tập
Góc học tập không thể thiếu trong quá trình học tập vì:
- HS thu nhận, tổng hợp kiến thức bằng cách thực hành,
thao tác, quan sát và sử dụng các đồ vật ở góc học tập,
phát triển kiến thức của chính bản thân.
- Mang lại sự hài lòng, hứng thú và động có khi các em
quan sát công việc của chính mình và các bạn làm việc
trong góc học tập
- Tất cả các tài liệu và đồ dùng học tập đều được đặt tại
góc học tập
- HS tự lấy đồ dùng học tập trong quá trình học nên cần
để vừa tầm tay học sinh
9.THƯ VIỆN LỚP HỌC
Thư viện lớp học đơn giản chỉ là một giá sách, tủ sách
nhỏ…đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp cận với sách mọi
nơi, mọi lúc.
Thư viện đặt ở cuối lớp, không quá cao hoặc quá thấp sao
cho phù hợp với tầm với của học sinh
GV không đọc sách thay cho học sinh mà là người hướng
dẫn gợi mở giúp học sinh tìm hướng giải quyết từ sách.
Thư viện hỗ trợ đắc lực cho HS và GV trong quá trình học
tập.
Thư viện không phải chỉ là sách của nhà trường cấp mà
còn có sách huy động từ cộng đồng, phụ huynh là cho
thư viện thêm phong phú hơn.