Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Vài suy nghĩ về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các đô thị vừa và nhỏ ở tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.03 KB, 3 trang )

Vài suy nghĩ về
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
CỦA CÁC ĐÔ THỊ VỪA VÀ NHỎ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG.
Để thực hiện Quyết định 1462/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến
năm 2020” (gọi tắt là QĐ 1462/QĐ-TTg) và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội
Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh đề ra; nhiệm vụ quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế (CCNKT) nói chung và ở các đô thị nói riêng - nhất là các đô thị quy mô vừa và nhỏ
của tỉnh - có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thực tiễn cho thấy, kinh tế của các đô thị là hạt nhân phát triển của từng địa phương và
của nền kinh tế quốc dân. Trong đó, CCNKT của các đô thị đóng vai trò quyết định, là tiền đề
tạo ra động lực để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế đô thị.
Việc hình thành nên CCNKT ở các đô thị chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhưng nhân
tố quan trọng nhất đó là vai trò quản lý của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch CCNKT.
Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm, xác định là hướng đi tất yếu để phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
lạc hậu, chậm phát triển; đồng thời, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp đổi mới
công tác QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCNKT nói chung và ở các đô thị nói riêng.
Lâm Đồng là một tỉnh có vị thế rất quan trọng đối với vùng Tây nguyên và cả nước. So
với 5 tỉnh Tây nguyên, Lâm Đồng chiếm 17,9% diện tích, xấp xỉ 24,4% dân số, đóng góp
khoảng 31% GDP, thu nhập bình quân đầu người cao gấp hơn 1,2 lần bình quân của Tây
nguyên. So với cả nước, Lâm Đồng chiếm 2,97% diện tích, 1,42% dân số, đóng góp 1,77%
GDP, thu nhập bình quân đầu người bằng 71,6% bình quân của cả nước.[1]. Trên địa bàn tỉnh
có 15 đô thị, trong đó Tp. Đà Lạt là đô thị lớn (loại 1) và 14 đô thị vừa và nhỏ (loại 3, 4, 5).
Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung và CCNKT của các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn nói
riêng theo hướng hiện đại. Đến năm 2010, tổng sản phẩm địa phương (TSPĐP) (tương
đương GDP) bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng, gấp 2,8 lần so năm 2005; tỷ trọng nông
nghiệp chiếm 49%, công nghiệp và xây dựng 20%, dịch vụ 31% trong TSPĐP.[2].
Chuyển dịch CCNKT có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình đô thị hoá và tăng trưởng
kinh tế. Trong gần 15 năm qua, dân số thành thị toàn tỉnh tăng hơn 1,5 lần (năm 2009 là


450.392 người chiếm 37,9% dân số); nếu chỉ tính riêng các đô thị vừa và nhỏ của tỉnh thì dân
số khu vực thành thị tăng 1,45 lần (năm 2009 có 244.287 người, chiếm 24,8% dân số).
Tăng trưởng kinh tế ở khu vực các đô thị vừa và nhỏ của tỉnh ta thời kỳ 2006 – 2010
trung bình đạt từ 13,3% đến 18%, cao gấp 1,6 đến 2,4 lần so với mặt bằng chung trong cả
nước; xấp xỉ bằng và gấp 1,3 lần so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Năm 2005, các đô thị
vừa và nhỏ trong tỉnh đóng góp 24,1 % TSPĐP toàn tỉnh, đến năm 2009 tỷ lệ này được nâng
lên 29,5%. Tại một số đô thị có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, TSPĐP bình quân đầu người đạt
khá như: Tp. Bảo Lộc 22 triệu đồng/năm; các thị trấn Lộc Thắng, Di Linh, Liên Nghĩa, Đạ
Tẻh, Thạnh Mỹ đạt xấp xỉ 18,5 – 20 triệu đồng/năm .
Trên thực tế, qua nghiên cứu Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu lần thứ IX Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng (năm 2010) và tổng hợp, phân tích các nguồn số liệu thì chuyển dịch CCNKT
ở các đô thị vừa và nhỏ mặc dù theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa gắn với đô thị hoá
và tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người ở khu vực đô thị còn thấp, tăng
trưởng kinh tế ở các đô thị vừa và nhỏ chưa bền vững; tương quan tỉ lệ trong CCNKT chưa
hợp lý, nói cách khác, sự phát triển của khu vực III còn chậm, tỷ lệ còn thấp. Theo kinh
nghiệm của các nước và các đô thị phát triển của nước ta, tỷ lệ tăng giữa giữa các ngành sản
xuất với các ngành dịch vụ là: 1/ khoảng 1,8. (nghĩa là khi sản xuất tăng 1% thì dịch vụ phải
1


tăng 1,8%, thậm chí có đô thị, tỷ lệ này là 1/4; nói cách khác dịch vụ phải có mức tăng tối
thiểu 1,8 lần so với sản xuất.). Sở dĩ khu vực dịch vụ phải tăng nhanh hơn vì ngoài việc phục
vụ cho chính mình, phải phục vụ cho khu vực sản xuất và phục vụ cho nhu cầu của các đối
tượng bên ngoài đô thị theo quy luật sức hút kinh tế đô thị. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các đô thị
vừa và nhỏ của Lâm Đồng chưa đạt, trong khi khu vực sản xuất tăng 1 – 1,4 lần thì khu vực
dịch vụ chỉ tăng 1,2 – 1,3 lần, nghĩa là các dịch vụ tăng chậm, chỉ mới đáp ứng một phần nhu
cầu tại chỗ, chưa hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu thu hút tiêu dùng dịch vụ từ các đối tượng bên
ngoài các đô thị sở tại.
Cũng qua khảo sát, phân tích ở 5 đô thị điển hình gồm TP Bảo Lộc, các thị trấn: Liên
Nghĩ a (huyện Đức Trọng), Đinh Văn (huyện Lâm Hà), Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh), Di Linh

(huyện Di Linh), thì mức độ giảm tỷ trọng của khu vực I trong CCNKT ở các đô thị vừa và
nhỏ trong tỉnh bình quân hàng năm chỉ đạt 1,13%, trong khi mức độ tăng tỷ trọng của khu
vự c II và III còn thấp hơn, bình quân tăng 0,35% và 0,97%/năm. Như vậy, mục tiêu tăng
nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong CCNKT đang gặp khó khăn.
Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2015 và Quyết định 1462/QĐ-TTg
đều xác định phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và
sức cạnh tranh của kinh tế địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế
so sánh của các lĩnh vực, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ; với các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là: Tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 14,5 - 15%. Tỷ trọng ngành nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 36,8 - 37%, 26,8 - 28%,
35,2 - 35,8%; đến năm 2020 cơ cấu kinh tế tương ứng là 27 - 28%, 35 - 36%, 36 - 37%;[3].
Tập trung đầu tư xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố du lịch chất lượng cao và là
một trong những trung tâm về giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của khu vực và cả
nước... Phát triển Bảo Lộc trở thành đô thị công nghiệp gắn với các ngành dịch vụ giữ vai trò
hạt nhân khu vực phía Nam của Tỉnh…Nghiên cứu đầu tư xây dựng đô thị Liên Khương Prenn và các thị trấn đạt đô thị loại 4, 5 khi có đủ điều kiện theo quy định để từng bước hình
thành hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước đồng bộ, hiện đại.[3].
Để thực hiện các mục tiêu trên, xin nêu một số vấn đề có tính tham khảo sau đây:
Một là, Bên cạnh quy hoạch, kế hoạch tổng thể, cần có một kế hoạch trung, dài hạn cho
hệ thống các đô thị vừa và nhỏ trong tỉnh, xem như là một chiến lược phát triển hệ thống đô thị
của tỉnh cùng với các cơ chế, chính sách về đầu tư, phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm phát huy hiệu quả vai trò là hạt nhân, động lực thúc đẩy
kinh tế địa phương và từng tiểu vùng kinh tế trong tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
Hai là, Ngoài vai trò đô thị cấp vùng, cấp quốc gia của Đà Lạt, cần coi trọng vai trò đầu
tàu phát triển kinh tế của các đô thị vừa và nhỏ trong tỉnh như là giải pháp chủ yếu để thực
hiện mục tiêu chuyển dịch CCNKT của toàn tỉnh.
Một mặt, tìm giải pháp để thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch CCNKT đối với c ác
đô thị có tỷ lệ cơ cấu hiện nay của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong TSPĐP còn thấp dưới
65% như: Thị trấn Di Linh, Madaguoi, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Thạnh Mỹ, Đ’Ran, Đam Ri, Nam
Ban, Đam Rông, Lạc Dương.

Mặt khác, giữ vững tăng trưởng ổn định ở các đô thị có tỷ lệ cơ cấu hiện nay của khu vực
công nghiệp và dịch vụ trong TSPĐP đạt trên 65% trở lên như: TP Bảo Lộc, TT Liên Nghĩa, Lộc
Thắng, Đinh Văn; tiếp tục cũng cố nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu theo hướng bền
vững, hiện đại, trở thành đô thị trọng điểm trong phát triển và chuyển dịch CCKT của tỉnh.
Ba là, Chuyển dịch CCNKT phải gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội
theo lãnh thổ. Tạo mối liên kết giữa các đô thị trong tỉnh, giữa đô thị với nông thôn; xoá bỏ
tình trạng chia cắt về thị trường giữa các đô thị, các tiểu vùng trong tỉnh. Mỗi đô thị phải được
2


đặt trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường trong tỉnh, trong nước mà còn là
thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mỗi đô thị để tập
trung phát triển. Đến năm 2015, các đô thị phải chuyển dịch lao động nội thị đạt tỷ lệ ít nhất
75% lao động phi nông nghiệp (đối với đô thị loại III), 70% (đối với đô thị loại IV), 65% (đối
với đô thị loại V).
Bốn là, Hoàn thiện thể chế tài chính các đô thị vừa và nhỏ thuộc tỉnh. Như đã phân tích
trên đây về chỉ số tăng, giảm trong các khu vực kinh tế ở các đô thị, cùng với tài chính các đô
thị vừa và nhỏ trong tỉnh tuy có chút ít đổi mới về thể chế, nhưng tài lực còn rất yếu kém. Các
hạn chế chủ yếu đối với tài chính đô thị thuộc tỉnh và thuộc huyện hiện nay là các nguồn thu
ngân sách eo hẹp; kém thu hút khu vực tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công cộng; ít nguồn
thu bổ sung ngoài ngân sách.
Muốn tạo nguồn tài chính phát triển cho đô thị vừa và nhỏ thuộc tỉnh thì phải xóa bỏ
hoặc thu hẹp các hạn chế kể trên, hoàn thiện thể chế tài chính để tạo được nguồn tài chính
mạnh. Nếu các đô thị có tài chính mạnh để phát triển thì cấp tỉnh cũng được hưởng lợi, vì sẽ
đóng góp nhiều hơn vào ngân sách tỉnh và tác động lan tỏa sự phát triển ra toàn tỉnh. Vì vậy,
cần mở rộng nguồn tài chính đô thị theo hướng:
(i) Ổn định và tăng cường nguồn thu do cấp trên phân bổ;
(ii) Tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ công cộng;
(iii) Thu hút khu vực tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công cộng, có chính sách mở

cửa ngành dịch vụ công cộng cho khu vực tư nhân trong nước và kể cả ngoài nước tham gia
mạnh mẽ vào lĩnh vực kinh doanh này;
(iv) Có cơ chế tận dụng lợi thế, huy động nguồn thu ngoài thuế từ đất đai đô thị để tái
đầu tư mở rộng, thúc đẩy nhanh chuyển dịch CCNKT, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng đô
thị theo hướng hiện đại.
Năm là, Chuyển đổi và chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ phải có sự lựa chọn và
định hướng của Nhà nước. Hiện nay cả nước có gần 650 đô thị loại V, chiếm 86% tổng số

đô thị các loại trong cả nước nhưng trong Chương trình cấp đô thị quốc gia đến năm
2020 (Quyết định 758/2009/QĐ-TTg) Chính phủ không đề cập đến việc nâng cấp các
đô thị loại V mà chỉ giới hạn phạm vi nâng cấp các đô thị từ loại IV trở lên trên toàn
quốc. Vì vậy, kiến nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung Chương trình nâng cấp đô thị quốc
gia đến năm 2020 đối với các đô thị nhỏ loại V, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược
phát triển đô thị Việt Nam../.
Thạc sĩ NGUYỄN VÂN HẬU
Thường trực HĐNDTP BẢO LỘC
CHÚ THÍCH
[1]. UBND tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, Đà Lạt, 1997, tr.47.
[2]. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa VIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa IX, Đà Lạt, 2010, tr.2.
[3]. Quyết định 1462/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.PTS.Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. . Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP Bảo Lộc vả các huyện: Bảo Lâm, Đức Trọng, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Lâm Hà, nhiệm kỳ
2011-2015.
3. Cục Thống kê Lâm Đồng (2001,2009), Niên giám thống kê 2001,2009.

3




×