Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tìm hiểu thực trạng cụng cấp dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.74 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI



BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng cung cấp dịch vụ công trực
tuyến tại Đà Nẵng

Lớp HP

: Chính phủ điện tử

Mã lớp HP

:

GV hướng dẫn

:

Nhóm

:

Hà Nội - 2015


Chính phủ điện tử
1556ecom1311


Mục Lục

2


Chính phủ điện tử
1556ecom1311

MỞ BÀI
Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến
trình cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử. Điều đó không những tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp, mà còn góp phần làm giảm áp lực giấy tờ
công việc lên chính các cơ quan quản lý nhà nước. Hơn nữa, việc cung cấp thông tin,
dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, sẽ
làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh
nghiệp tốt hơn. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cũng đã được các địa phương,
bộ, cơ quan, ngành bộ triển khai sâu rộng. Giúp người sử dụng có thể tải về các mẫu
văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và được thông báo tình trạng xử
lý các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước qua mạng. Và cho phép người sử
dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên trên thực tế số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 1 và mức
độ 2 được cung cấp ngày càng đầy đủ. Số lượng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và
4 hiện vẫn còn ít so với số lượng dịch vụ hành chính công cần cung cấp của các đơn vị
và tại các địa phương. Để tìm hiểu về các dịch vụ công trực tuyến và thực trạng cung
cấp, bài thảo luận này nhóm chúng tôi sẽ cùng đi “ tìm hiểu thực trạng cung cấp dịch
vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng”. Từ đó, chúng tôi sẽ rút ra những ưu điểm và nhược
điểm cũng như đề xuất các giải pháp mới của riêng nhóm trong sự phát triển việc cung
cấp dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng.

3



Chính phủ điện tử
1556ecom1311

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ CÔNG
TRỰC TUYẾN
I.
-

Khái niệm dịch vụ công trực tuyến/ điện tử
Dịch vụ công là dịch vụ có tính chất công cộng phục vụ nhu cầu chung của cộng đồng,
là những đòi hỏi của công dân/doanh nghiệp từ phía nhà nước khi họ đã thực hiện trách
nhiệm với nhà nước và những dịch vụ này đáp ứng các quyền cơ bản của công dân,

-

cộng đồng.
Dịch vụ công trực tuyến/ điện tử: là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của
cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Dịch
vụ công trực tuyến được cung cấp gắn chủ yếu với cổng thông tin điện tử; chú trọng tới
tính thuận tiện và hiệu quả xử lý công việc với sự hỗ trợ của các công cụ và hệ thống

-

cung cấp thông tin.
Dịch vụ hành chính công những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật,
không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp
được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ


có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
II.
Các mức độ cung ứng dịch vụ công trực tuyến
1. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1
- Khái niệm: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ
sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ (cũ); dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ
thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành
-

chính đó (mới).
Tiêu chí xác định cụ thể: là dịch vụ hành chính công cung cấp đầy đủ hoặc phần lớn

các thông tin về:
 Quy trình thực hiện dịch vụ hành chính công đó (ví dụ như sở cứ, cơ quan thực hiện,






địa chỉ…)
Thủ tục thực hiện dịch vụ
Các giấy tờ cần thiết
Các bước tiến hành
Thời gian thực hiện
Chi phí thực hiện dịch vụ

4



Chính phủ điện tử
1556ecom1311
2. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2
- Khái niệm: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các
mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện
-

được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Tiêu chí xác định cụ thể: là dịch vụ hành chính công cung cấp đáp ứng được tất cả các

tiêu chí sau:
 Đạt được các tiêu chí mức độ 1
 Cho phép người sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ để người sử dụng có thể in ra giấy
hoặc điền vào các mẫu đơn. Việc nộp lại hồ sơ sau khi hoàn thành được thực hiện qua
đường bưu điện hoặc người sử dụng trực tiếp mang đến cơ quan thụ lý hồ sơ.
3. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
- Khái niệm: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi
trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong
quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc
thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức
-

cung cấp dịch vụ.
Tiêu chí xác định cụ thể: là dịch vụ hành chính công cung cấp đáp ứng được tất cả các

tiêu chí sau:
 Đã đạt được các tiêu chí mức độ 2
 Cho phép người sử dụng điền trực tuyến vào các mẫu đơn, hồ sơ và gửi lại trực tuyến
các mẫu đơn, hồ sơ sau khi điền xong tới cơ quan và người thụ lý hồ sơ. Các giao dịch
trong quá trình thụ lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng. Tuy nhiên,

việc thanh toán chi phí và trả kết quả sẽ được thực hiện khi người sử dụng dịch vụ đến
trực tiếp cơ quan cung cấp dịch vụ.
4. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
- Khái niệm: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép ngƣời sử dụng thanh toán
lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực
-

tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
Tiêu chí xác định cụ thể: là dịch vụ hành chính công cung cấp đáp ứng được tất cả các

tiêu chí sau:
 Đã đạt được các tiêu chí mức độ 3
 Việc thanh toán chi phí sẽ được thực hiện trực tuyến, việc trả kết quả có thể thực hiện
trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện.

5


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
a. Phân loại dịch vụ công điện tử
III.
Phân loại dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ hành chính công điện tử
1. Phân loại dịch vụ công điện tử
Các dịch vụ công điện tử được phân chia thành bốn nhóm chính:
-

Hoạt động cung cấp các loại giấy phép, giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng chỉ

hành nghề.

- Hoạt động cung cấp các loại xác nhận, chứng thực.
- Hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và quỹ của nhà nước.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân và xử lý các vi phạm hành chính.
2. Phân loại dịch vụ hành chính công điện tử
Có rất nhiều loại, phổ biến là:
-

Đấu thầu, mua sắm công sản
Khai và nộp thuế thu nhập, hoàn thuế giá trị gia tang
Khai sinh, báo tử, đăng ký hộ khẩu, kết hôn, ly hôn, nhận con nuôi
Nộp, nhận trợ cấp, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục,…
Đăng ký, khai báo, cấp phép hải quan
Cấp chứng chỉ hành nghề (lái xe, chữa bệnh),
Đăng kí kinh doanh…
Cấp phép đầu tư, xây dựng….
Đăng lý phương tiện vận tải
Đăng ký và tuyển lao động
Khai, nhận các loại công chứng
Điều tra, thống kê, thăm dò ý kiến và đánh giá dư luận xã hội, học và thi trực tuyến
Cấp chứng chỉ giáo dục và đào tạo…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG
TRỰC TUYẾN TẠI ĐẰ NẴNG
I.

Giới thiệu chung về tình trạng dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng
Theo kết quả đánh giá, về Xếp hạng tổng thể Website/Portal và cung cấp
dịch vụ công trực tuyến của các địa phương thì website của TP. Đà Nẵng là một
trong những website được đánh giá cao nhất. Trong đó có cả Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
và Đà Nẵng cũng đều đứng trong top 10.


6


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
Về mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Website/Portal của các
địa phương, các tỉnh có website được xếp hạng đầu gồm có: Long An, Hậu Giang,
Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Đồng Nai.
Về đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, Huế, Đà Nẵng, Nghệ An, TP Hồ Chí
Minh, Bến Tre là những địa phương đứng ở top đầu.
Thành phố Đà Nẵng áp dụng dịch vụ công trực tuyến cho tất cả các quận, các
sở, ban ngành. Việc tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử thành
phố Đà Nẵng:
-

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu giải quyết các thủ tục

-

hành chính một cách nhanh chóng tại một địa chỉ truy cấp duy nhất.
Cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ, cấp
phép. Người dân có thể thông qua mạng internet kiểm tra, giám sát về tình trạng giải

-

quyết hồ sơ.
Hệ thống cung cấp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các cơ quan hành
chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng một cách
xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liên thông”.

Để tìm hiểu chi tiết về các dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng, cũng như các
vấn đề gặp phải khi cung cấp dịch vụ công trực tuyến chúng ta sẽ thảo luận ở những
phần tiếp của bài thảo luận.

II.

Các dịch vụ hành chính công tại Đà Nẵng và mức độ quan tâm của người dân và
doanh nghiệp
1. Các dịch vụ hành chính công tại Đà Nẵng
Tại thành phố Đà Nẵng, các dịch vụ hành chính công trực tuyến được các sở,
ban, ngành, UBND các quận, huyện cung cấp qua môi trường mạng internet được xây
dựng và phát triển gắn liền với các Cổng thông tin điện tử thành phố, Cổng thông tin
dịch vụ công, trang thông tin một cửa điện tử. Đây là các địa chỉ để người dân, tổ chức,
doanh nghiệp truy cập và tương tác với chính quyền thành phố, sử dụng các

7


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
DVHCCTT, tìm hiểu danh mục các DVHCCTT theo từng mức; trình tự thực hiện,
cách thức thực hiện, thành phần, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết và biểu mẫu, tờ
đơn kèm theo; nộp hồ sơ cũng như tra cứu hồ sơ. Bên cạnh đó, thành phố còn xây dựng
và đưa vào vận hành Tổng đài dịch vụ hành chính công vào đầu năm 2012.

8


Chính phủ điện tử
1556ecom1311

• Hệ thống một cửa điện tử

Cổng dịch vụ công trực tuyến Thành phố Đà Nẵng là cổng thông tin thực hiện
dịch vụ "một cửa" cho công dân, doanh nghiệp và cán bộ.
Công dân, doanh nghiệp sau khi đăng nhập bằng tài khoản đã được đăng ký và
xác thực bởi cơ quan nhà nước có thể thực hiện các dịch vụ hành chính công một cách
đơn giản và thuận tiện. Công dân, doanh nghiệp quản lý được hồ sơ cá nhân (thông tin
cá nhân, giấy tờ số) và toàn bộ các giao dịch với cơ quan nhà nước thông qua việc nộp,
theo dõi tình hình xử lý và nhận kết quả xử lý hồ sơ thực hiện dịch vụ hành chính công
trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến TP Đà
Nẵng. Ngoài ra, công dân và doanh nghiệp còn dễ dàng khai thác các dịch vụ công.
Cán bộ sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến để tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, tiếp nhận
hồ sơ trực tiếp, luân chuyển và xử lý hồ sơ, trả kết quả hồ sơ và thực hiện thống kê, báo
cáo tùy theo vai trò được phân công.
Tại UBND các quận, huyện đều thực hiệp áp dụng mô hình “một cửa điện tử”
với nhiều thiết bị phục vụ xếp hàng tự động, tra cứu thông tin cải cách hành chính, tra
cứu tình trạng hồ sơ qua tin nhắn SMS, phần mềm xử lý hồ sơ. Nhằm nâng cao chất
lượng cải cách hành chính, thành phố đã phê duyệt phương án và đưa vào sử dụng
website khảo sát mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp tại địa chỉ

9


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
cchc.danang.gov.vn giúp cho công tác đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính hằng
năm khách quan hơn, sát thực hơn.


Hiện nay có 5 dịch vụ hành chính công trực tuyến chưa được thống kê: dịch vụ Hỏi

đáp (quan điểm Bộ Thông tin và Truyền thông xem đây là chức năng hỗ trợ khai thác
thông tin), 4 dịch vụ của các đơn vị ngành dọc (Khai báo lưu trú trực tuyến, Khai thuế
qua mạng, Hải quan điện tử, Đăng ký kinh doanh) - thống kê theo ngành dọc. Ghi nhận
trên thực tế cho thấy các dịch vụ này thực sự là những DVHCCTT được khai thác có
hiệu quả, đem lại nhiều tiện ích cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể:

-

Dịch vụ Hỏi đáp: Năm 2013, chuyên mục Hỏi đáp của Cổng thông tin điện tử thành
phố đi vào hoạt động với sự tham gia của các sở ban, ngành và các địa phương. Việc
tiếp nhận và trả lời thao tác hoàn toàn trên môi trường mạng internet. Đến nay đã có 34
đơn vị tham gia hệ thống, trong đó có 01 đơn vị ngành dọc (Cục Thuế), và có 29 đơn vị
phát sinh câu hỏi. Tính đến thời điểm 31.12.2013 đã tiếp nhận 532 câu hỏi, trả lời được
490 câu hỏi, tỷ lệ trả lời đạt 92,1%.

-

Dịch vụ khai báo lưu trú trực tuyến (mức 4):

Công an thành phố đã đưa hệ thống khai báo lưu trú trực tuyến đi vào hoạt động
từ đầu năm 2011, đến nay đã triển khai đến các quận Hải Châu (13 phường), Thanh

10


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
Khê (10 phường), Liên Chiểu (5 phường), Sơn Trà (7 phường), Ngũ Hành Sơn (3
phường), Cẩm Lệ (1 phường), Hòa Vang (1 xã) và đã có 400 cơ sở lưu trú thực hiện
khai báo trực tuyến. Năm 2013 có 476.776 khách được khai báo qua hệ thống lưu trú

trực tuyến.
-

Dịch vụ khai báo hải quan điện tử (mức 4):

Hải quan thành phố Đà Nẵng là một trong 10 đơn vị Cục Hải quan tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm hệ
thống khai báo hải quan điện tử. Ngày 25.12.2009, Hải quan thành phố chính thức triển
khai thủ tục hải quan điện tử đối với loại hình kinh doanh và áp dụng tại 3 chi cục hải
quan với 3 doanh nghiệp được lựa chọn và sau đó triển khai rộng rãi cho hầu hết các
loại hình xuất nhập khẩu, cho hầu hết các doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục hải
quan trên địa bàn. Đến nay đã có 573 doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan
điện tử.
-

Dịch vụ đăng ký kê khai thuế qua mạng (mức 4): Năm 2009, cùng với Hà Nội, Bà Rịa
- Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được chọn là 1 trong 4 địa phương

11


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
trong cả nước triển khai thí điểm kê khai thuế qua mạng. Tính đến ngày 31.12.2013 đã
có 6.830 doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đăng ký kê khai thuế qua mạng.
-

Dịch vụ đăng ký kinh doanh

Dịch vụ này sẽ cho phép:

+Đăng ký mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+Đăng ký cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
+Tạm ngừng kinh doanh (trên 30 ngày). Trường hợp tạm ngừng từ 30 ngày trở xuống
liên hệ với đội thuế phường để được giải quyết.
+ Ngừng hẳn kinh doanh

12


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
+ Theo dõi hồ sơ đăng ký. Thông qua chức năng này có thể xem kết quả phản hồi, theo
dõi tiến độ giải quyết và hiệu chỉnh hồ sơ đã đăng ký
• Tổng đài dịch vụ hành chính công
- Là một hợp phần quan trọng của nền tảng Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng, có
chức năng là đơn vị đầu mối hỗ trợ, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND
quận/huyện; UBND xã/phường tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin cho các tổ chức,
công dân trong khuôn khổ chương trình xây dựng chính quyền điện tử thành phố Đà
-

Nẵng.
Mục tiêu hướng đến của Tổng đài dịch vụ công Đà Nẵng là cung cấp, hỗ trợ mọi thông
tin và dịch vụ của chính quyền; cũng như mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ; các

-

thông tin về kinh tế – an sinh – xã hội cho người dân, doanh nghiệp và du khách
Thực chất, Tổng đài dịch vụ công giữ vai trò như là Tổng đài chăm sóc, hỗ trợ của
chính quyền thành phố. Ngoài ra, Trung tâm còn cung cấp, giải đáp miễn phí nội dung

các quy định, chính sách pháp luật của Trung ương và địa phương. Qua ba năm hoạt

-

động, đến nay trung bình mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận và giải đáp hơn 400 yêu cầu.
Là một kênh thông tin quan trọng phục vụ công tác điều hành của chính quyền thành
phố như: nhắn tin công vụ (có tiêu đề là “DVC-Danang”), nhắn tin điều hành Phòng
chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (“PCLB-Danang”), gửi các văn bản điện tử… đồng
thời hỗ trợ cho người dân và du khách với chức năng là Tổng đài thiên tai, bão lụt cung

cấp những thông tin mới nhất về bão, lụt cho người dân.
 Số liệu theo năm 2012-2013
Về số lượng các đơn vị cung cấp DVHCCTT theo các mức, ghi nhận số liệu
thống kê trong hai năm (2012, 2013) thì năm 2013 số đơn vị cung cấp DVHCCTT mức
3, 4 tăng so với năm 2012, còn số đơn vị không cung cấp DVHCCTT không thay đổi
(7 đơn vị). Cụ thể, số liệu thống kê năm 2012 về cung cấp DVHCCTT đối với 33 đơn
vị thuộc thành phố Đà Nẵng (không kể các đơn vị ngành dọc): Có 7/33 đơn vị không
có DVHCCTT, chiếm tỷ lệ 21%, 6/33 đơn vị cung cấp DVHCCTT mức 1, 2 (cung cấp
thông tin thủ tục và biểu mẫu), chiếm tỷ lệ 18%, 20/33 đơn vị cung cấp DVHCCTT

13


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
mức 3 và 4, chiếm tỷ lệ 61%. Năm 2013, còn lại 2 đơn vị cung cấp DVHCCTT mức 1,
2 (Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư); 24 đơn vị có cung cấp
DVHCCTT mức 3 và 4, chiếm tỷ lệ 73%.
- Về tình trạng, mức độ giao dịch của DVHCCTT: Năm 2012, có 12/20 đơn vị có phát
sinh giao dịch, chiếm tỷ lệ 60% và 8/20 đơn vị không phát sinh giao dịch, chiếm tỷ lệ

40%. Năm 2013, có 15/24 đơn vị có phát sinh giao dịch, chiếm tỷ lệ 62,5% và 9/24
đơn vị không phát sinh giao dịch, chiếm tỷ lệ 37,5%.
- Về số lượng giao dịch của các DVHCCTT: Theo số liệu của Cổng Thông tin điện tử
thành phố năm 2012, 2013, tại 33 đơn vị thuộc thành phố đã tiếp nhận tổng
Cộng 7.485 hồ sơ và giải quyết 5.951 hồ sơ. Cụ thể như sau: Năm 2012, đã tiếp nhận
4.255 hồ sơ và giải quyết 2.751 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đạt 64,7%. Năm 2013 có
15/24 đơn vị cung cấp DVHCCTT mức 3, 4 phát sinh giao dịch với tổng số hồ sơ tiếp
nhận 3.230, giải quyết 3.200 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đạt 98%.
- Về công tác tuyên truyền: các đơn vị chủ yếu tuyên truyền trên trang thông tin điện tử
của đơn vị, việc giới thiệu, hướng dẫn thực hiện DVHCCTT được mô tả như các bước
thực hiện một thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, một số đơn vị đã thực hiện thêm nhiều
giải pháp tuyên truyền khác nhằm vận hành có hiệu quả các DVHCCTT.
2. Mức độ quan tâm của người dân và doanh nghiệp

• Về hình thức giao dịch của người dân và doanh nghiệp đối với các cơ quan nhà nước
-

tại Đà Nẵng hiện nay:
Đối với người dân:
+ Có 29% trả lời thường xuyên giao dịch, 52% trả lời thỉnh thoảng và 18% trả lời
không thường xuyên.
+ Kênh giao tiếp chủ yếu là trực tiếp đến gặp cán bộ, công chức nhà nước tại cơ quan
(chiếm tỷ lệ cao nhất với 58%);

14


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
+ Giao tiếp qua mạng internet (chiếm tỷ lệ 23%); gửi thư qua đường bưu điện (chiếm

tỷ lệ 14%), 7% giao tiếp qua điện thoại và thông qua người trung gian.
 Có 91% người dân có thể sử dụng Internet để tìm kiếm, đọc và truy cập thông tin hằng
-

ngày và 9% số người không sử dụng được.
Đối với doanh nghiệp:
+ Kênh giao tiếp chủ yếu là qua mạng internet (chiếm tỷ lệ cao nhất 48%);
+ Trực tiếp đến gặp cán bộ, công chức nhà nước (chiếm tỷ lệ28%);
+ Gửi thư qua đường bưu điện (chiếm tỷ lệ 14%); giao tiếp qua điện thoại (chiếm tỷ lệ
14%).

 Đối với doanh nghiệp thì nhóm DVHCCTT được sử dụng nhiều nhất là Thuế (chiếm tỷ
lệ 55%); Hải quan điện tử (chiếm tỷ lệ 30%). DVHCCTT mức 4 doanh nghiệp đã sử
dụng nhiều nhất là “Nộp hồ sơ kê khai qua mạng” (chiếm tỷ lệ 55%), tiếp đến là “Báo
cáo việc sử dụng lao động khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động” (chiếm tỷ lệ 28%);
“Khai báo lưu trú trực tuyến” (chiếm tỷ lệ 10%); “Khai báo thủ tục hải quan điện tử”
(chiếm tỷ lệ 7%); các DVHCCTT mức 3 như “Thẩm định điều kiện tạm dừng đóng
BHXH bắt buộc để UBND xem xét quyết định”, “Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát
thi công xây dựng công trình”, “Cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư” không được sử
III.

dụng.
Các dịch vụ công trực tuyến khác tại Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng, ngoài các dịch vụ công phục vụ đại đa số người dân thì còn có
những dịch vụ công khác phục vụ cho một số công việc đặc thù, đối tượng cụ thể:
1. Cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
Từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, Đà Nẵng như có thêm động
lực mới để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế. Với sự quyết
tâm của lãnh đạo và người dân thành phố, diện mạo Đà Nẵng ngày càng hiện đại, văn
minh. Việc Đà Nẵng đăng cai các hội nghị, hội thảo, sự kiện quốc tế có quy mô và sức

lan tỏa lớn đã tạo được tiếng vang và quảng bá hữu hiệu hình ảnh thành phố, góp phần

15


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
giới thiệu đến bạn bè quốc tế hình ảnh một thành phố Đà Nẵng - thành phố du lịch, hội
nghị.
Góp phần không nhỏ vào thành công đó chính nhờ sự hiệu quả của hoạt động
cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế được thực hiện hoàn toàn trực tuyến.
* Trình tự thực hiện:
Để thực hiện, đương sự (cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài tổ chức các
hội nghị, hội thảo quốc tế trực tiếp hoặc trực tuyến trên địa bàn thành phố Đà Nẵng) sẽ
thực hiện giao dịch trực tuyến tại trang thông tin điện tử chuyên ngành của Sở Ngoại
Vụ (). Sở Ngoại Vụ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ trên trang
thông tin điện tử & nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ sẽ thông báo bằng email để đơn vị gửi hồ
sơ giấy cho Sở Ngoại Vụ. Cuối cùng, đương sự đến bộ phận tiếp nhận & trả kết quả
của Sở Ngoại Vụ để nhận kết quả bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý cho tổ chức
hội nghị, hội thảo quốc tế theo thời gian ghi trên biên nhận. Thời hạn giải quyết từ khi
nộp đơn trực tuyến đến khi có kết trả về là 05 ngày làm việc.
Nếu được UBND thành phố cho phép tổ chức, đơn vị tổ chức triển khai công
việc và phải báo cáo kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế cho Sở Ngoại vụ trong vòng 15
ngày kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo cho UBND thành phố thông qua Sở Ngoại
vụ.
Đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế trong khuôn khổ các chương trình, dự án
đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt và trong Quyết định phê duyệt có ghi rõ
hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, các cơ quan, đơn vị không phải thực
hiện thủ tục xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo, nhưng vẫn phải thông báo cho Sở
Ngoại vụ và Công an thành phố về việc tổ chức hội nghị.

* Hồ sơ bao gồm:
Nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong hội nghị, hội thảo quốc tế. Gửi kèm tài
liệu, tập gấp, tờ rơi. Tài liệu tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt. Ý kiến

16


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
của cơ quan chuyên môn liên quan đến lĩnh vực, nội dung hội thảo được tổ chức. Cơ
quan có thẩm quyền quyết định: UBND thành phố. Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính: Sở Ngoại Vụ Đà Nẵng.
2. Cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ (cho cán bộ, công chức)
Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được cấp cho công dân Việt Nam thuộc
những trường hợp ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, Đảng hay
tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương. Riêng các doanh nghiệp nhà nước thì chỉ
dành cho cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng.
* Trình tự thực hiện
Cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn và thực hiện scan các văn bản
dưới dạng pdf. Truy cập vào Trang thông tin điện tử của Sở Ngoại vụ theo địa chỉ
vào chuyên mục “Dịch vụ công trực tuyến/Thủ tục hành
chính cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho cán bộ công chức” rồi tiến hành
kê khai đầy đủ thông tin theo yêu cầu, đính kèm văn bản của hồ sơ ở nút “Chọn tệp
tin”, khi hoàn tất việc kê khai và đính kèm các văn bản, nhập “Mã xác nhận” và ấn nút
“Đăng ký”. Việc gửi hồ sơ thành công sẽ được thông báo và được cấp một Mã số biên
nhận gửi về địa chỉ mail của tổ chức, cá nhân; Sau đó, cá nhân, tổ chức đến nộp hồ sơ
gốc tại Bộ phận TN&TKQ Sở Ngoại vụ. Bộ phận TN&TKQ kiểm tra hồ sơ gốc của tổ
chức, cá nhân đến nộp và ghi phiếu biên nhận đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Bộ phận
TN&TKQ gửi chuyển phát nhanh toàn bộ hồ sơ và lệ phí đến Sở Ngoại vụ thành phố
Hồ Chí Minh. Lệ phí và phí gửi hồ sơ nộp cùng lúc với hồ sơ gốc; biên lai thu phí và

phí gửi giao cho tổ chức, công dân khi đến nhận kết quả. Sở Ngoại vụ nhận kết quả từ
Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh gửi qua đường bưu điện. Sau 7 ngày làm việc cá
nhân, tổ chức đến nhận kết quả tại Bộ phận TN&TKQ của Sở Ngoại vụ.

* Hồ sơ bao gồm:

17


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
-

Tờ khai hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao theo mẫu. Người có nhu cầu đề nghị
cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ điền tờ khai theo mẫu đính kèm và ký trực
tiếp lên tờ khai; Tờ khai phải có xác nhận, đóng dấu của cơ quan trực tiếp quản lý nhân

-

sự, dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào 1/4 ảnh;
03 ảnh giống nhau, cỡ 4x6 cm,
Quyết định cử CBCC đi nước ngoài của Thường trực Thành ủy hoặc Chủ tịch Ủy ban
nhân nhân dân thành phố.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có trách nhiệm bảo quản
và sử dụng hộ chiếu đúng mục đích, thông báo ngay cho cơ quan chủ quản trong
trường hợp mất hộ chiếu.

3. Cấp đổi giấy phép lái xe đến hạn đổi hoặc mất
Theo thông tin chính thức từ Sở Giao thông Vận tải TP.Đà Nẵng, đơn vị này

vừa áp dụng việc cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng Internet.
Theo đó, việc đăng ký hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng Internet được Sở
Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng thực hiện trực tuyến thông qua mạng Internet tại địa chỉ
.
Sau khi điền đủ thông tin hồ sơ hợp lệ tại địa chỉ trên, chậm nhất sau 3 ngày làm
việc, người dân sẽ được thông báo lịch hẹn đến làm việc thông qua hộp thư điện tử
hoặc qua tin nhắn điện thoại để đến làm thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe.

18


Chính phủ điện tử
1556ecom1311

Tất cả các bước xét duyệt hồ sơ đã được thực hiện qua mạng Internet nên khi
đến làm thủ tục đổi Giấy phép lái xe, người dân chỉ cần mang theo Giấy phép lái xe cũ,
chứng minh thư nhân dân, hồ sơ gốc, giấy khám sức khỏe, ảnh màu 3x4 và chờ khoảng
2 phút sẽ được cấp đổi giấy phép lái xe mới.
Nếu so với thủ tục cấp đổi theo cách truyền thống, người dân phải đi đến Sở
Giao thông Vận tải địa phương rất nhiều lần và mất gần 1 tuần chờ đợi mới có được
giấy phép lái xe mới, thì đây là bước cải cách vượt trội mà TP Đà Nẵng áp dụng để
phục vụ người dân.
4. Cấp giấy phép hoạt động bưu chính
* Trình tự thực hiện:

19


Chính phủ điện tử
1556ecom1311

Tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và thực hiện chuyển đổi thành văn bản
điện tử hoặc file kê khai có đính kèm chữ ký số. Truy cập vào trang thông tin điện tử
của Sở Thông tin và Truyền thông theo địa chỉ: , vào mục Cấp
Giấy phép bưu chính, kê khai đầy đủ thông tin theo yêu cầu, đính kèm các văn bản pdf
của hồ sơ ở nút Browse, khi hoàn tất việc kê khai và đính kèm các văn bản, ấn nút Gửi
hồ sơ. Việc gửi hồ sơ thành công sẽ được thông báo ngay trên trang thông tin điện tử,
đồng thời hệ thống sẽ tự động gửi Mã số truy cập tình trạng hồ sơ về email của tổ chức.
Bộ phận Một cửa của Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính
hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ trong hồ sơ. Sở Thông tin và Truyền thông sẽ thẩm
định và cấp Giấy phép bưu chính. Bộ phận Một cửa của Sở Thông tin và Truyền thông
gửi thông báo đồng ý cấp Giấy phép bưu chính qua email. Tổ chức đến nộp hồ sơ và
nhận Giấy phép bưu chính trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Sở Thông tin và Truyền
thông. Thời hạn giải quyết: sau 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
* Hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị giấy phép bưu chính.
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng
nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận
và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
+ Phương án kinh doanh. Phương án kinh doanh bao gồm những nội dung sau:
+ Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của
pháp luật về bưu chính;
+ Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện
của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi.
+ Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

20


Chính phủ điện tử

1556ecom1311
+ Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của
pháp luật về bưu chính;
+ Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát
sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu
nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính.
IV.

Đánh giá về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng
Hệ thống thông tin CPĐT Đà Nẵng được triển khai dựa trên những quy chuẩn từ
hệ thống văn bản hướng dẫn của Bộ TT&TT, các công cụ mà Đà Nẵng sử dụng không
có gì khác với quy chuẩn quốc gia, vì vậy hệ thống của địa phương nào tuân theo đúng
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì chắc chắn sẽ liên thông được với hệ thống thông tin
CPĐT Đà Nẵng
Điều quan trọng để triển khai thành công mô hình CPĐT là địa phương phải có
quyết sách thể hiện quyết tâm chính trị của lãnh đạo. Từ tháng 7/2000, Thường vụ Đà
Nẵng đã có Nghị quyết về phát triển công nghiệp phần mềm và từ tháng 6/2003, Đà
Nẵng có Nghị quyết về phát triển công nghiệp CNTT. Đặc biệt từ năm 2010, Đà Nẵng
đã ban hành Khung kiến trúc tổng thể ứng dụng CNTT làm kim chỉ nam, làm nền tảng
góp phần quan trọng xây dựng thành công CPĐT của TP.
1. Điểm mạnh khi triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng
Đà Nẵng không phải là địa phương có tiềm lực kinh tế mạnh như Hải Phòng, Hà
Nội, TP.HCM, Cần Thơ… nhưng Đà Nẵng biết huy động các nguồn lực con người,
tiền bạc và chọn giải pháp công nghệ phù hợp. Một trong những điểm nổi bật trong cải
cách thủ tục hành chính tại Đà Nẵng là việc xây dựng và đưa Tổng đài hành chính
công vào hoạt động, góp phần quan trọng trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin vào cải cách hành chính, nhất là cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến theo
yêu cầu của công dân, tổ chức. Nhiều mô hình mới, cách làm mới của thành phố Đà
Nẵng được Trung ương và các tỉnh, thành phố đánh giá cao. Điểm mạnh của các cơ


21


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
quan Trung ương là công tác chỉ đạo điều hành, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên
thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Khối sở, ban, ngành
của thành phố có 20 đơn vị thì 11 đơn vị được xếp loại rất tốt, 7 đơn vị xếp loại tốt và 2
đơn vị xếp loại khá. Điểm mạnh của các đơn vị này là việc chỉ đạo điều hành, thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức. Nhiều sở đã có những mô hình, sáng kiến trong thực hiện cải cách hành
chính, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
Hiệu quả của mô hình hệ thống thông tin CQĐT Đà Nẵng được thể hiện qua khả
năng triển khai nhân rộng; đặc biệt là khả năng liên thông, tương thích với các hệ thống
ứng dụng sẵn có của các cơ quan Trung ương (liên thông chiều dọc) và các địa phương
khác (liên thông chiều ngang); Đánh giá tính hiệu quả khi triển khai nền tảng ứng dụng
CQĐT (Da Nang eGovPlatform); việc tuân theo quy chuẩn, an toàn thông tin, kinh phí,
nguồn nhân lực CNTT...
Ưu điểm:
 Tăng cường sức mạnh,đóng góp vào sự phát triển của mô hình chính phủ điênh tử tại
Việt Nam
 Có khả năng tích hợp cao,có thể kết nối với tất cả các hệ thống trung ương và hệ thống
 Hỗ trợ chính quyền xử lý công việc một cách thông minh hơn,
 Mang lại lợi ích cho người dân,doanh nghiệp, trong việc giải quyết các thủ tục nhanh





2.


chóng hơn,dữ liệu luôn sẵn sàng liên thông với toàn hệ thống
Gairm sự trì trệ,quan liêu cửa quyền sách nhiễu
Tăng cường sự phát triển kinh tế và xa hội lành mạnh
Hoạt động 24h/ngày,7ngay/tuần
Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
Giảm thiểu thời gian và chi phí
Hạn chế khi triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng
Hạn chế không nhỏ của nhóm cơ quan là việc ứng dụng công nghệ thông tin, rà
soát hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính,
việc nâng cao quy mô và chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công. Trong công
tác cải cách hành chính, vẫn còn một số lĩnh vực thủ tục hành chính chậm trễ, nhất là

22


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
lĩnh vực đất đai. Mặc dù có kết quả đánh giá, xếp hạng thấp hơn hai khối trên, nhưng
khối quận, huyện cũng đã có nhiều mặt cải thiện trong công tác cải cách hành chính.
Hạn chế của khối này nằm ở việc ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính
công.
Hạn chế khác:
 Hạn chế về nhận thức và quyết tâm của người đứng đầu cơ quan hành chánh vẫn là





thách thức lớn nhất

Kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn hẹp.
Thói quen cung cấp và sử dụng DVCTT còn đang trong quá trình hình thành.
Liên thông, tích hợp dữ liệu giữa các cơ quan liên quan vẫn đôi khi chưa thông suốt.
Thói cửa quyền, nhũng nhiễu của một bộ phận CBCC trong một vài ngành vẫn là trở

lực.
 Chưa có các quy định pháp luật chế tài về cung cấp và sử dụng DVCTT.
 Hạ tầng xác thực và thanh toán điện tử chưa sẵn sàng.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG VIỆC CUNG CẤP
DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI ĐÀ NẴNG
1. Cơ sở đề xuất cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng
Để đạt được các mục tiêu tăng cường mức độ, phạm vi cung cấp dịch vụ công
trực tuyến của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần đẩy
mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ công dân và hiệu lực

-

quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu cụ thể mà Đà Nẵng đặt ra :
Đến năm 2015: Cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, 4 cho 517 trong tổng số 1.179 dịch vụ

-

công của thành phố Đà Nẵng (đạt tỉ lệ 43,9%);
Đến năm 2020: Cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, 4 cho 1.179 trong tổng số 1.179 dịch

-

vụ công của thành phố Đà Nẵng (đạt tỉ lệ 100%).

Để đạt được các mục tiêu đó thì UBND Đà Nẵng phải có những giải pháp cụ thể để

tiến hành 1 cách hiệu quả và có chiến lược.
2. Giải pháp chi tiết cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Đà Nẵng
2.1 Giải pháp hành chính

23


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
-

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố ban hành các quy định gắn mức độ cung cấp dịch
vụ công trực tuyến với việc đánh giá công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị,

-

và xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
Tiếp tục triển khai việc đánh giá chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại các
cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố, trong đó chú trọng tiêu chí khai thác hiệu quả

các dịch vụ công trực tuyến do cơ quan, đơn vị quản lý.
2.2 Giải pháp kỹ thuật, công nghệ
- Hoàn thiện Khung ứng dụng chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng (Da Nang
egovframe) trên cơ sở kế thừa Khung ứng dụng chính quyền điện tử Hàn Quốc do
-

Chính phủ Hàn Quốc chuyển giao công nghệ cho thành phố Đà Nẵng;
Chú trọng tích hợp, chuyển đổi các dịch vụ công trực tuyến từ các nền tảng khác nhau

sang nền tảng Khung ứng dụng chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng để bảo đảm

-

tính nhất quán về công nghệ;
Khuyến khích việc xây dựng các dịch vụ công trực tuyến sử dụng công nghệ phần
mềm nguồn mở, hạn chế việc sử dụng phần mềm nguồn đóng để giảm thiểu chi phí bản

-

quyền phần mềm;
Tăng cường việc lưu ký và lưu trữ dữ liệu của các dịch vụ công trực tuyến tại Trung
tâm dữ liệu thành phố Đà Nẵng. Tận dụng hạ tầng sẵn có của Trung tâm dữ liệu thành
phố Đà Nẵng để vận hành các dịch vụ công trực tuyến theo mô hình điện toán đám

-

mây và ảo hóa;
Tăng cường đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn an ninh thông tin của các dịch vụ
công trực tuyến, bảo đảm cung cấp dịch vụ cho tổ chức công dân thông suốt, ổn đinh,

và an toàn.
2.3 Giải pháp nhân lực
- Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ, công chức về tầm
quan trọng và ý nghĩa chiến lược của việc ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính
-

và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước;
Đào tạo chính quy, chuyên nghiệp đội ngũ chuyên gia CNTT, đủ năng lực xây dựng,
phát triển, vận hành các hệ thống thông tin của thành phố nói chung và hệ thống dịch

vụ công trực tuyến nói riêng;

24


Chính phủ điện tử
1556ecom1311
-

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tin tại cơ sở,
bảo đảm cho đội ngũ này có đủ trình độ vận hành, duy trì, và theo dõi hiệu quả sử dụng

các hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
2.4 Giải pháp tổ chức, triển khai
- Rà soát, đánh giá tính hiệu quả các dịch vụ công đã được đầu tư trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng, tổng kết những khó khăn vướng mắc, bất cập đang tồn tại cả từ phía người
sử dụng dịch vụ và cơ quan cung cấp dịch vụ để xác định định hướng phát triển phù
hợp. Hạn chế việc triển khai mở rộng về số lượng dịch vụ công trực tuyến nhưng
-

không nâng cao chất lượng, không đem lại hiệu quả thực tế;
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trên địa bàn thành phố, bảo

-

đảm việc triển khai nghiêm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành;
Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển ứng dụng
CNTT trong đời sống xã hội, trong cơ quan nhà nước, cung cấp thông tin trực tuyến

-


phục vụ người dân và doanh nghiệp;
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, triển khai thí điểm mô hình Quận điện tử, Phường điện
tử. Trong đó, tất cả các dịch vụ hành chính công cấp quận/huyện, phường/xã được xây
dựng trực tuyến và đáp ứng khả năng liên thông giữa các hệ thống Quận điện tử,
Phường điện tử. Sau khi thí điểm mô hình này thành công, tiến hành triển khai nhân

-

rộng trên địa bàn toàn thành phố;
Tiếp tục xây dựng thí điểm mô hình Sở điện tử, trong đó triển khai cung cấp tất cả các
dịch vụ hành chính công của một Sở, ngành thành dịch vụ công trực tuyến. Sau khi thí

-

điểm thành công, triển khai nhân rộng cho các Sở, ngành khác;
Đối với các dịch vụ công mức 3, 4 đưa vào hoạt động thì chỉ thực hiện nhận hồ sơ trực
tuyến không thực hiện nhận hồ sơ giấy như truyền thống. Có thể bố trí nhân lực tại tổ
một cửa để hỗ trợ, hướng dẫn người dân đăng ký trực tuyến khi dịch vụ mới đưa vào

-

hoạt động;
Tăng cường liên kết, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với các tỉnh, thành trong công tác
xây dựng và phát triển các sản phẩm CNTT, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ công trực
tuyến. Đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình, sản phẩm dịch vụ công trực tuyến đã triển

khai hiệu quả giữa các địa phương với nhau.
2.5 Giải pháp nâng cao nhận thức, thu hút người sử dụng


25


×