THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOÀI TÍN DỤNG TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HÀ THÀNH
2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hà Thành
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Hà Thành
2.1.1.1 Quá trình hình thành của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hà Thành
Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá là môt
Quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Cùng với sự sôi động, phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần dần
khắc phục khó khăn, thử thách để thức đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và toàn cầu. Một số ngành đã tăng trưởng mạnh góp phần vào việc
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là tăng được khả năng cạnh
tranh với các doanh nghiệp cùng ngành của nước ngoài tại Việt Nam. Ngành ngân
hàng là một trong những ngành đó.
Tại Việt Nam, NHTM ra đời là cả một quá trình phấn đấu và nỗ lực hết
mình của các cấp, các ngành. Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển cho nền
kinh tế Việt Nam. Cùng với sự ra đời của nhiều NHTM lớn, NHNo&PTNT Việt
Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập ngân hàng chuyên doanh, trong đó có
NHNo &PTNT Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn – lúc
này còn mang tên là ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Sau đó, Thống đốc NHNN
Việt Nam kí quyết định số 280/ QĐ – NHNN đổi tên thành NHNo&PTNT Việt
Nam.
Với sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, sau gần 20 năm NHNo&PTNT Việt
Nam đã có một mạng lưới các chi nhánh dày đặc với 2200 chi nhánh trên toàn
quốc, gần 979 ngân hàng đại lí tại 113 Quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Hà Nội,
NHNo&PTNT Việt Nam đã có hàng trăm chi nhánh lớn nhỏ, chi nhánh
NHNo&PTNT Hà Thành là một trong những đơn vị đó.
Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành trước đây mang tên là NHNo & PTNT
Chợ Mơ, trực thuộc Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập theo
quyết định của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam số:
224/QĐ/HĐQT – TCCB. Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ có con dấu riêng,
bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 5 điều 11
chương III và thực hiện nhiệm vụ quy định tại điều 10 chương II của Quy chế tổ
chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo
Quyết định số 169/QĐ/HĐQT – 02 ngày 7/9/2000 của Hội đồng quản trị NHNo &
PTNT Việt Nam. Sau này do Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam sửa đổi tên
thành chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long nên chi nhánh NHNo&PTNT Chợ
Mơ trở thành chi nhánh cấp 2 phụ thuộc vào chi nhánh NHNo&PTNT Thăng
Long.
Sau gần 8 năm hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ đã đạt được
nhiều thành tựu lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế nói chung
và nhu cầu của các khách hàng nói riêng thì chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ cần
có sự thay đổi lớn cả về quy mô lẫn chất lượng. Do đó, theo đề nghị của Tổng
giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam đã ra quyết định nâng cấp
chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1 phụ
thuộc trực tiếp vào NHNo&PTNT Việt Nam và có tên gọi là chi nhánh
NHNo&PTNT Hà Thành (gọi tắt là chi nhánh Hà Thành) theo quyết định số
1291QĐ/HĐQT – TCCB ngày 29/11/2007. Chi nhánh Hà Thành có con dấu, bảng
cân đối kế toán, được tổ chức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của
chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số
454/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 24/12/2004 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT
Việt Nam.
Trụ sở chính đặt tại số 236, phố Lê Thanh Nghị, Quận Hai Bà Trưng, Thành
phố Hà Nội.
2.1.1.2. Quá trình phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hà Thành
Hoạt động trong môi trường kinh tế có nhiều biến động, phức tạp lại mới ra
đời nên chi nhánh đã gặp không ít khó khăn. Đó là quy luật sẵn có về nền kinh tế
thị trường. Với mục đích đặt ra từ khi đi vào hoạt động là: Kinh doanh có hiệu
quả, lợi nhuận cao nhưng phải đảm bảo ổn định cho nền kinh tế. Do đó chi nhánh
luôn tìm tòi những phương thức hoạt động mới phù hợp cho từng thời kì. Mục tiêu
hoạt động của chi nhánh cũng giống như hoạt động của ngân hàng nói chung là:
Hoạt động có lợi nhuận, hoạt động phải an toàn, lành mạnh. Bởi đây là điều quyết
định đến sự sống còn không chỉ của cả chi nhánh mà còn cả hệ thống. Để hoàn
thành tốt mục tiêu đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên của chi nhánh đã không
nghừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ của mình. Ban lãnh đạo đã có những quyết
định kịp thời.
Trong quá trình phát triển của chi nhánh, nhiều bộ phận đã không ngừng đổi
mới. Trước hết phải nói đến bộ phận tín dụng. Để mở rộng và nâng cao chất lượng
tín dụng, chi nhánh Hà Thành đã luôn triển khai kịp thời và thực hiện nhất quán
các văn bản mới như: Các nghị định, thông tư của chính phủ, các văn bản hướng
dẫn thực hiện của NHNo&PTNT Việt Nam . . . Đồng thời, chi nhánh Hà Thành đã
tổ chức tập huấn cho các cán bộ tín dụng. Với những cố gắng không ngừng đó,
hàng năm chi nhánh Hà Thành đã thu hút được hàng ngàn tỉ đồng nguồn vốn và dư
nợ tăng đáng kể.
Tiếp đến là bộ phận kế toán. Bất kì một doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt
động thì hoạt động kế toán luôn được sự chú ý và quan tâm của lãnh đạo. Các kế
toán viên tại chi nhánh Hà Thành đã từng bước nâng cao và mở rộng nghiệp vụ
của mình. Nếu trước đây tại chi nhánh kế toán còn phải làm thủ công thì đến nay
hệ thống máy tính nối mạng đã phần nào giúp đỡ họ trong hoạt động của mình.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc nhiệm vụ của kế toán sẽ giảm đi mà
đòi hỏi ở người kế toán phải có sự hiểu biết rộng hơn.
Bên cạnh đó công tác tổ chức nhân sự cũng có sự thay đổi. Khi mới thành
lập, chi nhánh chỉ có 10 người với trình độ đại học và dưới đại học. Đến nay, chi
nhánh có 28 người với trình độ dưới đại học , đại học và trên đại học.
Với sự nỗ lực hết mình của cả Ban giám đốc lẫn cán bộ công nhân viên đã
làm cho chi nhánh Hà Thành ngày càng phát triển. Những kết quả đạt được trong
các năm qua đã khẳng định được điều đó.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Hà Thành
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng
* Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc chịu
trách nhiệm quản lí và điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh. Hai phó
giám đốc trong đó một phó giám đốc chịu trách nhiệm về kinh doanh, một phó
giám đốc chịu trách nhiệm về kế toán. Hai phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành,
phân công công việc theo trách nhiệm của mình. Đồng thời giúp giám đốc đề ra
các hoạt động kinh doanh phù hợp với từng tình hình cụ thể.
* Phòng kế toán và ngân quỹ: gồm 9 nhân viên trong đó 4 nhân viên làm
công tác ngân quỹ, 5 nhân viên làm công tác kế toán.
- Bộ phận kế toán thực hiện chức năng tổ chức, kiểm tra; tổ chức thực hiện
công tác kế toán theo đúng phát luật. Đồng thời cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính cho các tổ chức kinh kế. Đặc biệt là đưa ra những thông tin, số liệu để tham
mưu cho ban giám đốc có những quyết định đúng đắn, chính xác, kịp thời nhằm
thực hiện tốt các mục tiêu mà chi nhánh đề ra.
- Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ thu chi tiền mặt cho các hoạt động tại chi
nhánh. Và quan hệ chặt chẽ với các kế toán để theo dõi tốt mọi hoạt động nhằm
tránh được sai sót.
* Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế: gồm 8 nhân viên trong đó là công
tác tín dụng là 5 nhân viên, còn 3 nhân viên làm thanh toán quốc tế. Đây là phòng
đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu.
- Bộ phận tín dụng thực hiện chức năng huy động vốn từ các khu vực có
nguồn vốn nhàn rỗi để cho các khu vực thiếu vốn cần vay vốn. Ngoài ra, bộ phận
tín dụng còn đề ra các kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh để ban giám đốc duyệt.
Lập các kế hoạch cho vay, thu hồi nợ, thu lãi để đảm bảo nguồn vốn đã đầu tư - đó
là nguồn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cao nhất từ các hoạt động tín dụng.
- Bộ phận thanh toán quốc tế thực hiện chức năng kinh doanh, mua bán
ngoại hối. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch
vụ và bảo lãnh của khách hàng là các tổ chức. Đồng thời, phòng thanh toán quốc tế
còn thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền đi nước ngoài, quản lý và kiểm tra mẫu
chữ kí của các ngân hàng nước ngoài . . .
* Phòng hành chính: gồm có 2 nhân viên. Phòng này thực hiện các chức
năng như: lưu giữ, quản lí hồ sơ cán bộ theo quy định. Lưu giữ các văn bản pháp
luật liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNN. Thường trực công
tác, thi đua, khen thưởng. Ngoài ra, phòng hành chính còn thực hiện các nhiệm vụ
khác do ban giám đốc chỉ định.
* Phòng giao dịch: Mỗi phòng giao dịch của chi nhánh Hà Thành có 3 nhân
viên. Các phòng giao dịch này thực hiện chức năng thu hút nguồn vốn thông qua
kênh: tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế . . . đồng thời
thực hiện hoạt động cho vay và nhiều hoạt động khác.
2.1.2.2 Mối quan hệ giữa các phòng ban
Trong một cơ cấu tổ chức hoạt động hết sức chặt chẽ, hợp lý cùng sự chỉ
đạo sát sao của ban giám đốc nên hoạt động của các phòng ban hết sức có hiệu
quả. Thể hiện rõ được mối quan hệ tốt giữa các phòng là: thống nhất và tương trợ
lẫn nhau. Sự thống nhất trong mọi hoạt động luôn được các cán bộ, công nhân
viên trong chi nhánh đặt lên hàng đầu. Bởi chính sự thống nhất ấy làm cho bộ máy
hoạt động nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn. Giữa các phòng ban trong chi nhánh luôn
có sự tương hỗ lẫn nhau trong từng nghiệp vụ. Điều này được thể hiện rõ trong
từng hoạt động của chi nhánh.
Ban giám đốc có điều hành tốt mọi hoạt động của chi nhánh hay không phụ
thuộc rất nhiều vào mối quan hệ này. Hay nói cách khác, hoạt động của chi nhánh
phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức của chi nhánh. Một mối quan hệ tốt sẽ hình
thành nên dây chuyền phối hợp hoạt động tốt. Nhưng với mặt xấu thì ban giám
đốc cũng mất rất nhiều thời gian vào công tác chỉ đạo. Thực tế hiện nay ở Việt
Nam cảnh “ mặc ai nấy làm “ đang diễn ra ở các doanh nghiệp. Nhưng tại chi
nhánh Hà Thành đã đảm bảo tốt mối quan hệ ở mức cao nhất. Điều này đã lí giải
được tại sao chi nhánh chỉ mới thành lập, lại hoạt động trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt nhưng chi nhánh Hà Thành đã nhanh chóng tạo ra được uy tín tốt
đối với khách hàng, hoạt động ngày càng có hiệu quả.
2.2 Sơ lược về vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Đây là phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh Hà
Thành. Kể từ ngày mới thành lập đến nay, tình hình huy động vốn của chi nhánh
đã có nhiều kết quả đáng mừng. Số vốn huy động được năm sau luôn cao hơn năm
trước, điều đó cho thấy tình hình hoạt động của chi nhánh ngày càng có hiệu quả.
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc đầu tiên là phải thu hút được
nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi nơi. Nguồn vốn mà chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành
hiện nay huy động được chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của nhân dân, các tổ chức
kinh tế, tiền gửi thanh toán của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các loại
trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Qua các số liệu sau đây chúng ta sẽ thấy
rõ điều đó
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Hà Thành
ĐVT: Triệu đồng
Thời gian Tổng nguồn vốn
Chênh lệch năm sau so với
năm trước
(+,- )
Tỉ lệ tăng giảm năm sau
so với năm trước (%)
Năm 2005 340.000
Năm 2006 350.259 +10.259 3
Năm 2007 530.058 +179.799 51
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp của chi nhánh Hà Thành năm 2005-2006-2007)
Qua số liệu trên cho thấy, tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh năm sau
luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 10.259 triệu
đồng tương đương tăng 3%. Năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 179.799 triệu đồng,
tương đương tăng lên 51%. Điều đó chứng tỏ độ tín nhiệm của chi nhánh đối với
khách hàng đã tăng lên, đồng thời các dịch vụ của ngân hàng cũng đã được nâng
cao.
Để đạt được kết quả nêu trên ngoài sự quan tâm của Ban giám đốc cùng các
phòng nghiệp vụ của chi nhánh NHNo& PTNT Thăng Long là sự cố gắng nỗ lực
của tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong việc tiếp cận và duy trì tốt mối
quan hệ với những khách hàng có nguồn vốn lớn như: Công ty SONA, Tổng công
ty HUD, tổng công ty LILAMA . . .Bên cạnh đó, công tác tiếp thị luôn được quan
tâm, phong cách giao dịch với khách hàng được khách hàng đánh giá cao, có chính
sách khuyến mại đối với khách hàng như: Tặng áo mưa cho khách hàng nguồn
vốn trước mùa mưa tới, thực hiện chu đáo trao giải thưởng cho khách hàng trúng
giải thưởng bằng vàng của ngân hàng . . .
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Với phương thức hoạt động là đi vay để cho vay nên các ngân hàng khi đã
huy động được vốn thì phải sử dụng vốn, tức là bỏ vốn vào đầu tư hoặc cho vay để
đầu tư. Ngày nay việc đi vay đã khó nhưng việc giải ngân được số vốn đã đi vay
đó lại càng khó khăn hơn do sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM nước ngoài.
Tuy nhiên, chi nhánh Hà Thành đã hoạt động rất tốt. Mặc dù số vốn chi nhánh huy
động hàng năm đều tăng nhưng chi nhánh vẫn không đáp ứng được nhu cầu vay
vốn của khách hàng.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Hà Thành
ĐVT: Triệu
đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
So sánh 2007/2006
Tăng(+), giảm(-) %
tăng(+),giảm(-)
Doanh số cho vay
- Nội tệ
- Ngoại tệ
566.376
450.201
116.175
536.048
344.540
191.508
-30.328
-105.661
+75.333
-5,35
-23,47
+64,84
Thu hồi nợ
- Nội tệ
- Ngoại tệ
467.081
365.808
101.273
608.986
438.321
170.665
+141.905
+72.513
+69.392
+30,38
+19,82
+68,52
Tổng dư nợ
- Nội tệ
- Ngoại tệ
298.414
250.445
47.969
225.235
156.665
68.570
-73.179
-93.780
+20.601
-24,52
-37,45
+42,95
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của chi nhánh Hà Thành năm 2006-2007)
So sánh năm 2007 với 2006 ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh năm
2007 giảm so với năm 2006, nhưng trong đó chỉ có doanh số cho vay nội tệ giảm
23,47% còn doanh số cho vay ngoại tệ lại tăng 64,84%. Đồng thời doanh số thu
hồi nợ cũng tăng, đặc biệt thu hồi nợ ngoại tệ tăng tới 68,52%. Sở dĩ doanh số cho
vay và thu hồi ngoại tệ tăng mạnh là do các doanh nghiệp muốn vay để nhập hàng
từ nước ngoài và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nên lượng
ngoại tệ thu được cũng tương đối lớn.
Tuy nhiên, trong năm 2007 vừa qua tổng dư nợ của chi nhánh Hà Thành
giảm 24,52% so với năm 2006. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do:
- Tình hình chung của các NHTM là thừa vốn nên gây ra cuộc cạnh tranh
mạnh mẽ trong hoạt động cho vay giữa các ngân hàng.
- Khách hàng muốn vay vốn nhưng thiếu tài sản đảm bảo nên không vay
được.
- Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp đã làm giảm nhu cầu tín dụng từ NH.
- Có sự sắp xếp lại tổ chức, phòng ban đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phê
duyệt hạn mức của đơn vị.
- Thị trường bất động sản trầm lắng. Mặc dầu đầu năm 2007, thị trường có
sôi động nhưng chỉ trong thời gian ngắn do tác động lan truyền của thị trường
chứng khoán. Do vậy, đã tác động đến nhu cầu vốn đầu tư vào thị trường này.
- Chỉ thị 03 của NHNN về hạn chế cho vay đối với hoạt động đầu tư chứng
khoán cũng đã ảnh hưởng đến tình hình cho vay đối với lĩnh vực này của chi
nhánh. Hiện tại dư nợ đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của chi nhánh bằng 0.
Trong năm vừa qua, việc đầu tư tín dụng của chi nhánh chủ yếu tập trung
vào các lĩnh vực sau:
- Đầu tư vào các mặt hàng xuất nhập khẩu như: Cao su, cà phê, sắt . . .
- Thu mua và tiêu thụ nội địa các mặt hàng nông sản, ngô, hạt điều, tiêu . . .
- Đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản , giới thiệu sản phẩm . . .
- Cho vay mua sắm đồ dùng sinh hoạt, sửa chữa nhà ở.
Công tác đầu tư tín dụng đã góp phần đáng kể cho các doanh nghiệp đẩy
mạnh sản xuất, các hộ gia đình từng bước ổn định cuộc sống.
2.3 Thực trạng cung cấp dịch vụ ngân hàng ngoài tín dụng tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Thành
Trong quá trình hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành đã cung cấp
nhiều dịch vụ ngoài tín dụng cho khách hàng. Theo thống kê, hiện nay Chi nhánh
Hà Thành đã cung cấp cho thị trường khoảng 45 dịch vụ (phân theo các tiêu thức
phù hợp).Tuy nhiên, trong phạm vi bài này, do thời gian hạn chế nên tôi chỉ đề cập
đến một số dịch vụ ngoài tín dụng chủ yếu của Chi nhánh Hà Thành.
2.3.1 Nhóm dịch vụ tiền gửi
Theo quyết định số: 165/HĐQT-KHTH ngày 30/6/2003 của Chủ tịch hội
đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành đang triển khai hai
hình thức tiền gửi chính:
- Tiền gửi thanh toán, bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn(1-12 tháng). Khách hàng có thể gửi tiền thanh toán bằng VND hoặc USD
hoặc EUR.
- Tiền gửi tiết kiệm, bao gồm: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn
(1-24 tháng).
Để mở rộng dịch vụ tiền gửi, Chi nhánh Hà Thành tập trung chủ yếu vào
công tác mở rộng chi nhánh và các biện pháp marketing. Hiện nay, chi nhánh đang
có hai phòng giao dịch trực thuộc. Và trong năm 2008, chi nhánh Hà Thành sẽ mở
thêm 6 phòng giao dịch và 5 chi nhánh trực thuộc. Để thu hút sự quan tâm của
khách hàng và thu hút được nguồn tiền gửi lớn thì ngoài một vị trí kinh doanh
thuận lợi (ở các khu vực đông dân cư, khu thương mại) thì chi nhánh đã áp dụng
một chính sách lãi suất huy động vốn hợp lý và có nhiều chương trình khuyến mại.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh
Hà Thành
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Tổng vốn huy động 273.843 340.000 350.259 530.058
1 Tiền gửi của tổ chức kinh
tế-xã hội
98.560 150.890 199.778 456.475
2 Tiền gửi của dân cư 82.383 99.610 72.447 73.583
3 Tiền gửi của các tổ chức tín
dụng và tiền gửi khác
92.900 89.500 78.034 0
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp của chi nhánh Hà Thành năm 2004-2007)
Biểu đồ 2.1:Ttốc độ tăng trưởng vốn huy động tại chi nhánh Hà Thành
Qua bảng, biểu đồ trên cho thấy số vốn huy động được của chi nhánh Hà
Thành ngày càng tăng. Năm 2004, tổng vốn huy động được đạt 273.483 triệu đồng
và đến năm 2005 đạt 340.000 triệu đồng tức tăng 66.517 triệu đồng tương đương
24%. Đến năm 2006, tổng nguồn vốn huy động được tăng ít hơn, chỉ tăng khoảng
10.259 triệu đồng so với năm 2005 (tương đương 3%). Đặc biệt, năm 2007 nguồn
vốn huy động đuợc của chi nhánh Hà Thành tăng nhanh, tăng 179.799 triệu đồng
so với năm 2006 ( tương đương 51%).
Để đạt được kết quả nêu trên, ngoài sự quan tâm của Ban giám đốc cùng các
phòng nghiệp vụ của chi nhánh NHNo&PTNT thăng Long là sự cố gắng không
ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh Hà Thành trong việc duy trì
tốt mối quan hệ với những khách hàng có nguồn vốn lớn như: Công ty SONA,
công ty HUD, tổng công ty LILAMA . . . Ngoài ra, chi nhánh luôn quan tâm đến
công tác tiếp thị , phong cách giao dịch với khách hàng luôn được khách hàng
đánh giá cao.
Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế-xã hội tăng
mạnh, từ 98.560 triệu đồng năm 2004 tăng lên 150.890 triệu đồng năm 2005 tức
tăng 52.330 triệu đồng tương đương với 53%. Đặc biệt năm 2007 có sự gia tăng
lớn nhất, lên tới 456.475 triệu đồng, tăng 256.697 triệu đồng so với năm 2006
tương đương với 128,5%.
Trong khi đó nguồn vốn từ dân cư lại có một chút biến động, năm 2004 đạt
82.383 triệu đồng và năm 2005 đạt 99.610 triệu đồng tức tăng lên 17.227 triệu
đồng tương đương với 21%. Tuy nhiên, sang năm 2006 chỉ còn 72.447 triệu đồng,
giảm 27.163 triệu đồng. Đến năm 2007 có tăng lên nhưng lượng tăng không đáng
kể.
Còn nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng lại giảm, năm 2004 đạt 92.900 triệu
đồng nhưng đến năm 2005 chỉ còn 89.500 triệu đồng. Đặc biệt, trong năm 2007 so
với các nguồn khác thì nguồn huy động từ tổ chức tín dụng là rất ít, hầu như không
có.
Nguyên nhân của việc dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn trên là do chi nhánh
đã có chiến lược nhằm tập trung việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế-xã hội
để có được sự ổn định lâu dài, đồng thời tránh sự lệ thuộc vào các tổ chức tín
dụng. Trong khi đó, dân cư lại sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư nhiều hơn
vào chứng khoán và bất động sản thay vì gửi vào ngân hàng. Ngoài ra, trong thời
gian qua chi nhánh Hà Thành còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt về chính sách khách
hàng, lãi suất, cộng nghệ từ các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động việc cung ứng dịch vụ huy động vốn
của chi nhánh Hà Thành còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, số lượng các dịch vụ huy động vốn chưa nhiều và chất lượng
dịch vụ chưa có tính cạnh tranh cao.
Hiện nay, chi nhánh Hà Thành mới chỉ tập trung vào những dịch vụ huy
động vốn truyền thống trong khi có quá ít các dịch vụ mới, hiện đại đáp ứng nhu
cầu của khách hàng như: Tiết kiệm xây nhà ở, tiết kiệm tiêu dùng cá nhân . . . Hay
những dịch vụ huy động vốn trong thời gian ngắn(1 tuần, 2 tuần . . .) là chưa hề
có. Những dịch vụ huy động vốn mà chi nhánh Hà Thành cung cấp hầu hết ở các
NHTM khác đều có, chất lượng so với các ngân hàng khác chưa cao.
Thứ hai, lãi suất huy động chưa linh hoạt và phù hợp với thị trường.
Lại suất huy động vốn của chi nhánh Hà Thành thật sự chưa linh hoạt,
không theo kịp sự thay đổi của lãi suất thị trường. Lãi suất huy động vốn của chi
nhánh hầu hết thấp hơn lãi suất của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên chưa
khuyến khích được khách hàng gửi tiền.