Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Các mô hình Truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.88 KB, 10 trang )

I.

Các khái niệm liên quan
1. Truyền thông

“Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin
nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người.” (“Xã hội học
báo chí”)
“Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…
chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ
phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã
hội” (“Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản” – PGS. TS Nguyễn Văn
Dững)
2. Đại chúng
Đại chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể địa vị nghề nghiệp,
trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào.
Nói đến đại chúng là nói đến những cá nhân nặc danh.
Các thành viên của đại chúng thường cô lập nhau xét về mặt không gian, không ai biết,
mà cũng không có sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với
những khái niệm như “cộng đồng” hay “hiệp hội”)
Đặc điểm thứ tư của đại chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì
cũng rất lỏng lẻo, và do đó khó có thể tiến hành một hoạt động chung nào.
(Theo quan điểm của nhà xã hội học H. Blunner)
3. Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là một hoạt động nhờ đó mà các thông điệp do nhiều người sản
xuất được truyền đạt đến đông đảo người nhận.
Sự khác biệt cơ bản giữa truyền thông và truyền thông đại chúng là số lượng công chúng
tiếp nhận thông tin & thời gian thông tin, nhưng sự khác nhau về số lượng của hàng triệu
người tiếp nhận đã trở thành sự khác nhau về chất lượng.
Tuy nhiên, truyền thông đại chúng cũng có khi đông đảo công chúng tiếp nhận thông tin


ngay lập tức, đồng thời với thời điểm xảy ra sự kiện như các chương trình truyền hình,
phát thanh trực tiếp… cũng có khi các cá nhân tiếp nhận thông tin lại diễn ra trong một
khoảng thời gian khá dài như với phim ảnh, thậm chí hàng thế kỷ như với các cuốn sách.
4. Quá trình truyền thông

Quá trình truyền thông có thể diễn ra trong không gian (truyền thông giữa người ở nơi
này với người ở nơi khác, hay giữa tổ chức này với tổ chức khác), hay diễn ra trong thời
gian (truyền thông từ thời điểm này sang thời điểm khác nhờ những phương cách lưu trữ
thông tin đa dạng như sách vở, hình vẽ, ảnh chụp, bang ghi âm,…)
Ví dụ: Chúng ta có thể hình dung điều này chẳng hạn trong quá trình thế hệ sau tiếp nhận
vốn liếng văn hóa kế thừa từ thế hệ trước
5. Hành vi truyền thông


Hành vi truyền thông thường được thể hiện thông qua ngôn ngữ (lời nói hay chữ viết),
nhưng cũng có thể thông qua động tác, cử chỉ, hay điệu bộ để biểu lộ một thái độ hoặc
một cảm xúc nào đó.
Vì thế người ta cũng có thể phân biệt thành hai loại hình truyền thông:
1) Truyền thông bằng ngôn từ (verbal)
2) Truyền thông không bằng ngôn từ (non-verbal)
6. Các loại hình truyền thông
Khi nói tới truyền thông, người ta thường hình dung ba loại:
1) Truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác)
2) Truyền thông tập thể (trong một nội bộ công ty, một hiệp hội, hay một lớp học)
3) Truyền thông đại chúng

Quá trình truyền thông

II.


Để tiến hành truyền thông cần có các yếu tố sau: Nguồn/ Người gửi (Source/ Sender);
Thông điệp (Message); Kênh (Channel); Người/ nơi tiếp nhận (Receiver); Phản hồi
(Feedback) & Nhiễu (Noise)
II.1.

Nguồn – Người gửi (Source/ Sender)
Đây là yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền thông. Có thể là một cá nhân nói, viết
vẽ hay làm động tác. Yếu tố khởi xướng có thể là một nhóm người, một tổ chức truyền
thông như cơ quan đài phát thanh, truyền hình, báo chí, thông tấn,…

II.2.

Thông điệp (Message)
Đây là yếu tố thứ hai của quá trình truyền thông. Thông điệp có thể bằng tín hiệu, kí hiệu,
mã số, bằng mực trên giấy, sóng trên không trung hoặc bằng bất cứ tín hiệu nào mà người
ta có thể hiểu được và được trình bày ra một các có ý nghĩa.
Điều quan trọng là thông điệp phải được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ mà người cung
cấp (nguồn) và người tiếp nhận đều hiểu được. Có thể là ngôn ngữ giao tiếp trong
cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ kỹ thuật trong khoa học kỹ thuật hay ngôn ngữ văn học
nghệ thuật.
Bằng bất cứ cách nào, một ý nghĩa nào đó cũng phải diễn tả bằng một ngôn ngữ hiểu
được trong truyền thông.
Ví dụ: Đưa ra ví dụ về việc người nói đưa ra thông điệp không bằng một ngôn ngữ
chung mà người nhận có thể hiểu được, có thể là bằng tiếng Hàn.

II.3.

Kênh (Channel)
Kênh truyền thông làm cho người ta nhận biết các thông điệp bằng các giác quan.
Kênh truyền thông là cách thể hiện thông điệp để con người có thể nhìn thấy qua các thể

loại in hay hình ảnh trực quan, nghe thấy được qua các phương tiện nghe, nhìn qua hình
ảnh, truyền hình và những dụng cụ nghe nhìn khác như sờ, nếm, ngửi qua mẫu, hiện vật
thí nghiệm.


II.4.

Người/ Nơi tiếp nhận (Receiver)
Đây là yếu tố thứ tư trong quá trình truyền thông. Đó là những người nghe, người xem,
người giải mã, người giao tiếp. Hoặc có thể là một người, một nhóm, một đám đông
thành viên của một tổ chức hay của đông đảo công chúng.
Mục đích của truyền thông là làm cho người tiếp nhận hiểu được cặn kẽ thông điệp
và có những hành động tương tự.
Nói một cách khác, người cung cấp, khởi xướng truyền thông khi truyền thông điệp cho
người tiếp nhận mong muốn họ biết được mình mong muốn thông tin gì, muốn việc làm
của mình ảnh hưởng đến thái độ, và cách ứng xử của người tiếp nhận.
Biết được đối tượng truyền thông là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo nên
hiệu quả của quá trình truyền thông. Đối tượng truyền thông là con người. Mỗi con
người có thể trả lời, đáp ứng thông điệp của người khởi xướng tùy theo xu hướng, thái
độ, trình độ học vấn, địa vị xã hội của riêng họ. Vì vậy, biết đối tượng truyền thông
không phải là đơn giản.
Người nhận tin có thể có các mức độ tiếp nhận thông tin như sau:
• Hiểu thông điệp hoàn toàn
• Hiểu một phần thông điệp
• Hiểu thông điệp gần như trọn vẹn (trường hợp tối ưu)
• Hoàn toàn không hiểu gì cả (không có truyền thông)

II.5.

Phản hồi (Feedback)

Truyền thông là quá trình hai chiều. Phản hồi chính là sự tác động ngược trở lại của
thông tin từ phía người tiếp nhận đối với người truyền tin.
Phản hồi là khía cạnh quan trọng nhất của quá trình truyền thông, là công cụ mạnh mẽ
cho phép hai đường truyền thông lại với nhau. Nó sẽ không còn tồn tại hoặc bị cản trở
khi một trong hai bộ phận truyền thông bị vô hiệu hóa hoặc có sự chống lại của bộ phân
tiếp nhận.
Một hạn chế của hiện tượng truyền thông có thể xảy ra là hiện tượng không phản hồi.
Nếu không có phản hồi, thông tin chỉ một chiều và mang tính áp đặt.
Ví dụ: Nếu bây giờ, nhóm thuyết trình đặt ra câu hỏi: “Các bạn có hiểu bài thuyết trình
của nhóm ngày hôm nay không?” – không bạn nào gật đầu hay lắc đầu; xong nhóm
thuyết trình lại hỏi: “Còn phần nào các bạn chưa hiểu?” – cũng không bạn nào tỏ thái độ

 Hiện tượng không phản hồi

II.6.

Nhiễu (Noise)
Nhiễu luôn tồn tại trong quá trình truyền thông. Đó là hiện tượng thông tin truyền đi bị
ảnh hưởng bởi các điều kiện của tự nhiên và xã hội, phương tiện kỹ thuật,… gây ra
sự sai lệch hay kém chất lượng về nội dung thông tin cũng như tốc độ truyền tin.
Nhiễu là hiện tượng cần được xem xét và coi như một hiện tượng đặc biệt trong quá trình
lựa chọn kênh để xây dựng nội dung thông điệp.


Các dạng nhiễu có thể có như vật lý, cơ học, luân lý, tôn giáo, môi trường, lứa tuổi,
giới tính, ngôn ngữ, học vấn, dân tộc, v.v…
Nguồ

Mã hóa


A

Thông điệp

Nơi nhận

Giải mã

B

Phản hồi

Trên đây là một chu trình khép kín của quá trình truyền thông. Nó được chia làm hai giai
đoạn A và B như mô hình trên:
 Quá trình A: Nguồn có thể là một người, một tổ chức, một cơ quan chuyển một thông
điệp cho đối tượng trong đó chứa đựng những thông tin mã hóa (encode) là tìm tòi một
hệ thống tin hiệu ngôn ngữ nào đó để diễn đạt nội dung thông điệp. Thông điệp là những
thông tin thực sự được chuyển theo một kênh này hay kênh khác đến đối tượng.
 Quá trình B: Giải mã (decode) là quá trình từng cá nhân bằng con đường riêng của mình
làm rõ rang, rành mạch thông điệp được truyền đến. Mỗi thông điệp được chuyển đến có
thể được chấp nhận và hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào kiến thức, thái độ
của người tiếp nhận và cũng tùy thuộc vào người cung cấp và nội dung thông điệp.

Các mô hình truyền thông

III.
III.1.

Harold D. Laswell (1948) – Mô hình truyền thông tuyến tính (một chiều)
Năm 1948, Harold Laswell – nhà chính trị học nổi tiếng người Mỹ đã đưa ra mô hình

truyền thông đại chúng một chiều. Khi nhắc tới mô hình của ông, người ta thường nhắc
tới một công thức nổi tiếng:
“Who Says What In Which Channel To Whom With What Effect?”
(Ai nói cái gì, bằng kênh nào, cho ai, và có hiệu quả như thế nào?”)
Lối đặt vấn đề như vậy rất bổ ích vì nó giống như một công thức rút gọn gợi ý giúp
chúng ta liệt kê ra những điều cần xem xét trong nội dung một bản tin, cũng như
trong những lĩnh vực mà chúng ta cần nghiên cứu. Đó là nghiên cứu về nguồn tin hay
người phát tin (control analysis – ai nói); phân tích về nội dung thông tin (content
analysis – nói cái gì); nghiên cứu các phương tiện thông tin như báo chí, phát thanh,
truyền hình hay điện ảnh (media analysis – nói qua kênh nào); nghiên cứu công chúng
độc giả hoặc khán giả (audience analysis – nói cho ai) và khảo sát các tác động của
truyền thông tới công chúng (effect analysis – dẫn đến hiệu quả gì).
Mô hình này của Laswell bao hàm những phần tử chủ yếu của quá trình truyền thông,
trong đó:

S

M

C

R

E


S: Ai (Source/ Sender): Nguồn, Người cung cấp, Khởi xướng
M: Nói, đọc, viết gì (Message): Thông điệp, nội dung thông báo
C: Kênh (Channel): Bằng kênh nào
R: Cho ai (Receiver): Người nhận, nơi nhận

E: Hiệu quả (Effect): Hiệu quả, kết quả của quá trình truyền thông
Với mô hình này của Laswell, mọi việc nghiên cứu có thể tiến hành, tập trung vào những
phần tử đó.
• Phân tích nguồn: Ai là người cung cấp?
• Phân tích nội dung: Thông điệp chứa đựng gì?
• Phân tích phương tiện: Kênh nào được sử dụng và được sử dụng như thế nào?
• Phân tích đối tượng: Ai là người nhận?
• Phân tích hiệu quả: Thay đổi hành vi ra sao? Hiệu quả truyền thông như thế nào?
Mô hình này đơn giản, nhưng rất thuận lợi khi truyền tải những thông tin nhanh.
Trong mô hình này, nguồn phát giữ vai trò quyết định, có khả năng áp đặt quan
điểm, tư tưởng của mình đối với người tiếp nhận thông tin. Công chúng chỉ tiếp
nhận thông tin một cách thụ động, không có hoặc ít có sự phản hồi trở lại dù đó là
sự tác động tích cực để thấy được thái độ tiếp nhận thông tin của công chúng hoặc
những thông tin đã được truyền tải có phù hợp hay không.
Tuy nhiên, giới hạn của công thức này là chỉ hình dung quá trình truyền thông như
một đường thẳng giữa một đầu là người phát tin và đầu kia là người nhận tin. Do
đó, người ta dễ có xu hướng chỉ quan niệm người nhận tin như một đối tác thụ
động. Chính vì những hạn chế như vậy nên mô hình truyền thông này chưa thỏa
mãn được nhu cầu thông tin, chưa thu hút, chưa tạo được sự quan tâm của công
chúng.
(Mô hình truyền thông một chiều áp đặt là mô hình truyền thông đơn giản; nó được hiểu
là quá trình truyền thông tin giữa hai cá nhân, hay hai nhóm người với nhau, trong đó một
cá nhân hay một nhóm người giữ vai trò là người truyền tin, truyền đi những thông điệp
với tư cách là những tác nhân kích thích nhằm để sửa đổi hành vi của những cá nhân hay
nhóm người khác.)

III.2.

Claude Shannon – Theo lý thuyết Thông tin và Điều khiển học
Trong cuốn sách “Lý thuyết thông tin và điều khiển học” - 1948 (Cybernetics) của mình,

Norbert Wiener – ông tổ của Ngành Điều khiển học đã nhấn mạnh hai khái niệm quan
trọng: (1) nền tảng thống kê của truyền thông, và (2) phản hồi.
Wiener đã định nghĩa về phản hồi: “khả năng xác định ứng xử tương lai nhờ những
hành động quá khứ; phản hồi có thể chỉ đơn giản là một phản xạ bình thường, hay
cũng có thể phức tạp hơn trong trường hợp mà kinh nghiệm quá khứ được sử dụng


không chỉ để điều tiết các những động thái cụ thể nhất định, mà còn để xác lập một
đường lối ứng xử”.
Claude Shannon và Warren Weaver trong cuốn sách “Lý thuyết toán học về truyền
thông” (1949) đã chủ yếu dựa vào lý thuyết trên của Wiener. Đồng thời, hai học giả này
cũng có đóng góp quan trong và tạo được sức ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của các
mô hình và lý thuyết truyền thông. Theo Shannon, quá trình truyền thông còn được
bổ sung thêm hai yếu tố: Hiện tượng nhiễu (Noise) và phản hồi (Feedback).
Do đó, mô hình của Harold Laswell có thể được bổ sung như sau:

Nhiễu

S

M

R

C

E

Phản hồi
Khi Claude Shannon đưa ra mô hình truyền thông hai chiều mềm dẻo đã khắc phục được

những nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều. Từ mô hình trên cho thấy, thông
tin được truyền đi từ nguồn phát (S) qua các kênh thông tin (C) đến với người nhận (R)
qua quá trình xử lý, thu được hiệu quả thông tin (E), hiệu quả thông tin sẽ định hướng suy
nghĩ và hành động của công chúng, từ đó tạo ra phản ứng của công chúng ngược lại với
nguồn phát (F). Nhờ có thông tin phản hồi mà các nhà cung cấp thông tin nắm được hiệu
quả thông tin đạt được mức độ nào, những thông tin cung cấp có phù hợp với nhu cầu của
công chúng hay không, trên cơ sở đó để điều chỉnh nội dung cũng như hình thức thông
tin cho phù hợp với từng loại đối tượng tiếp nhận.
Trong quá trình truyền thông, các thông điệp đến với người nhận không đầy đủ, hoặc
không tạo ra hiệu quả thông tin chính xác, đó là sự ảnh hưởng của hiện tượng nhiễu (N).
Hiện tượng nhiễu tạo ra những sai sót trong quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin.
Nếu xét về bản chất, mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon là sự phát triển
logic từ mô hình truyền thông của Harold Laswell. Trong điều kiện xã hội phát triển,
được sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhiều phương tiện thông tin dại
chúng hiện đại ra đời nó cho phép thiết lập mối quan hệ hai chiều liên tục, trực tiếp giữa
nguồn phát và người tiếp nhận thông tin. Trong mô hình truyền thông này, vai trò của
công chúng tiếp nhận được xem là một trong những yếu tố quyết định quá trình truyền
thông. Tính tính cực của công chúng với tư cách là đối tượng tiếp nhận thông tin, không
chỉ thể hiện ở việc lựa chọn những thông điệp tiếp nhận… mà còn là sự tham gia trực


tiếp, trở thành một yếu tố quyết định trong quá trình thực hiện hoạt động truyền thông đại
chúng.
Trên cơ sở này, có thể thấy trong việc nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng thì
vấn đề nghiên cứu công chúng có vai trò hết sức quan trọng, nó cho phép nhà truyền
thông nắm bắt được nhu cầu, hình thành được nội dung và phương pháp nghiên cứu thích
ứng.
III.3.

Roman Jakobson – Mô hình truyền thông theo chu kỳ

Mô hình truyền thông này đã được Roman Jakobson – một nhà ngôn ngữ học phác thảo
khá hoàn chỉnh. Đặc điểm của mô hình này là quá trình truyền thông như một chu
kỳ vòng tròn, hoàn toàn khác với mô hình tuyến tính của Laswell. Xuất phát từ ý
tưởng của ngành điều khiển học, mô hình truyền thông này quan niệm rằng: một
thông điệp sau khi được phát ra, luôn luôn gây một phản ứng nào đó đến người
nhận tin và do đó người nhận tin sẽ có một thông điệp phản hồi (gọi là feedback) lại
cho người truyền tin ban đầu. Lúc này, người nhận tin sẽ trở thành một người phát
tin – điều này làm cho quá trình truyền thông trở thành một chu kỳ khép kín.
Như vậy, quá trình truyền thông liên cá nhân thực chất phải được hiểu như một quá trình
trao đổi thông tin giữa cá nhân này với các cá nhân khác trong một cộng đồng xã hội.
Mô hình truyền thông theo chu kỳ mà Jakobson phát thảo tuy chỉ đi sâu phân tích một
chu kỳ truyền thông, nhưng nó nêu lên được những tính chất cơ bản của bất cứ một quy
trình truyền thông nào, dù đó là truyền thông liên cá nhân, truyền thông tập thể hay
truyền thông đại chúng. Có hiểu được các giai đoạn trong mô hình truyền thông này thì
chúng ta mới có thể hình dung được một cách sâu xa tại sao yêu cầu đối với người làm
báo (đây cũng là phản xạ của người làm báo) là luôn luôn tự đặt mình vào vị trí người
đọc (lúc nào cũng phải trả lời câu hỏi “viết cho ai?”) và mới thấy được ý nghĩa của mối
quan hệ biện chứng giữa người làm báo với đối tượng công chúng của mình.


Theo Jakobson, quá trình truyền thông bao gồm bốn giai đoạn chính:
1)
2)
3)
4)

Phát tin (emission)
Truyền tin (transmission)
Nhận tin (reception)
Phản hồi (feedback)


Giai đoạn phát tin
Truyền thông là diễn tả ý tưởng của mình bằng một hệ thống các tín hiệu (signs) dưới
dạng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, nghĩa là bằng một thứ mã (code) mà người phát tin nắm được
– thao tác này gọi là mã hóa (encode). Có thể nói ngôn ngữ là một hệ thống mã: tiếng nói
của chúng ta không là gì khác hơn là một chuỗi những âm thanh, cũng như chữ viết là
một chuỗi các ký tự, và những âm thanh hay ký tự này được sắp xếp, phối hợp với nhau
theo một số quy tắc nhất định để có thể mang những ý nghĩa nào đó.
Tuy nhiên, giữa thao tác “phát thảo thông điệp trong đầu” – hay nói đơn giản hơn chính
là khi chúng ta nghĩ và thao tác “mã hóa” – khi chúng ta nói hoặc viết, thường xảy ra một
thứ hiện tượng giống như là “bị nhiễu”: nội dung thông điệp sau khi được mã hóa đôi khi
không hoàn toàn phản ánh chính xác nội dung thông điệp vốn được hình dung trong đầu.
Có thể vì hiểu được điều này nên các cụ ta thường nói: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Hiện tương này được gọi là “filtering”, hay còn gọi là: “hiện tượng bị lọc”.
Sở dĩ có hiện tượng này, một mặt có thể do người phát tin chưa hoàn toàn làm chủ được
ngôn ngữ mà mình sử dụng, những cũng có thể do ngay bản thân ngôn ngữ thường không
cho phép diễn đạt được hết những ý tứ, hoặc những sắc thái tế nhị hay phức tạp mà người
truyền tin muốn bày tỏ.


Chính vì khả năng xảy ra “hiện tượng bị lọc” này, nên chúng ta cần phải phân biệt rạch
ròi giữa khâu “phác thảo thông điệp trong đầu” và khâu “mã hóa”.
Giai đoạn truyền tin
Giai đoạn truyền đạt thông tin có thể diễn ra bằng hình thức tiếp xúc trực tiếp, mặt đối
mặt (đối diện) giữa người phát và người nhận tin, nhưng cũng có thể thông qua một
phương tiện kỹ thuật trung gian hay một kênh truyền thông nào đó như điện thoại, máy
fax, máy nhắn tin, thư từ (viết trên giấy) hay email (thư điện tử),…
Cũng có khi “kênh truyền thông” ở đây lại là một người thứ ba, đóng vai trò trung gian
mà người phát tin nhờ nhắn lại cho người nhận tin. Khi thông điệp được chuyển qua một
trung gian nào đó thì rất có khả năng là sẽ bị nhiễu bởi những loại tiếng động hay tiếng

ồn (noise) khác nhau, và do đó nội dung thông điệp có thể bị sai lạc hoặc mất đi một phần
nào đó. Mặt khác, trong trường hợp truyền tin thông qua một người thứ ba, thì rất có thể
“bộ lọc” chủ quan của người này cũng làm biến dạng đi ít nhiều nội dung của thông điệp.
Giai đoạn nhận tin
Giai đoạn nhận tin có thể chia làm các thao tác như sau: thao tác “thu nhận tin”; thao tác
“giải mã” & thao tác “giải thích nội dung thông điệp”.
Trong thao tác “thu nhận tin” – tức là “ghi nhận lại thông điệp”, thao tác này có thể
bị ảnh hưởng bởi các loại “tiếng ồn”: tiếng ồn về mặt cơ học (những tác nhân vật lý gây
nhiễu tới kênh truyền thông), tiếng ồn do môi trường (những tiếng động trong môi trường
xung quanh xen vào) và tiếng ồn về mặt ngữ nghĩa (do người nhận tin có thể có những
cách hiểu khác về một vài thuật ngữ mà người phát tin sử dụng, làm cho người nhận tin
không nắm bắt được đúng và trọn vẹn thông điệp).
Chúng ta thường quan sát thấy hiện tượng người nghe không nghe được hết, nghe không
rõ hoặc nghe không kịp, nhất là khi nội dung thông điệp được phát ra dưới dạng lời nói
và nội dung thì lại khá dài. Lúc đó, người nhận tin chỉ ghi nhớ được một phần của thông
điệp mà thôi: vì không thể ghi nhớ toàn văn nội dung của thông điệp giống như một cái
máy ghi âm, nên anh ta buộc phải chọn lọc những thông tin mà anh ta tiếp nhận (tức là
thông qua bộ lọc của chính anh ta), một cách có ý thức hay không có ý thức. Sự chọn lọc
này diễn ra theo những “bộ lọc” khác nhau như những vấn đề mà anh ta đang thắc mắc,
hay những điều mà tự chủ quan anh ta cho là quan trọng, hoặc những chi tiết hấp dẫn,…
Ví dụ: Có thể lấy ví dụ minh họa phần này bằng cách cho 3 bạn cùng nghe một bản tin,
rồi cho mỗi bạn viết ra nội dung mà mình nghe được ra giấy. Kết quả của mỗi bạn sẽ
phản ánh “bộ lọc” của chính họ.
Thao tác giải mã (decoding): Chúng ta biết mỗi ngôn ngữ bao gồm những từ, những
thuật ngữ hoặc thành ngữ mang những ý nghĩa và biểu tượng đặc thù. Vì thế, nếu người
nhận tin không nắm được đầy đủ chìa khóa của “hệ thống mã” này thì rất có thể sẽ tiếp


thu không đúng nội dung thông điệp. Một người không biết một ngoại ngữ nào đó chẳng
hạn, có thể vẫn “nghe” hoặc “nhìn” được thông điệp bằng ngôn ngữ này, nhưng không

“giải mã” được, tức là không hiểu gì hết!
Sau khi giải mã thông điệp, người ta còn phải giải thích nội dung thông điệp để có thể
hiểu được ý nghĩa của nó. Việc giải thích này được tiến hành phụ thuộc vào cái khung
quy chiếu về văn hóa của người nhận tin. Cái khung văn hóa này chủ yếu được quy định
bởi nguồn gốc xã hội, tuổi tác, quá trình giáo dục và trình độ học thức của người nhận
tin; nói cách khác, đây là hành trang văn hóa của người nhận tin.
Abraham Moles đã liệt kê ra mấy trường hợp mô tả mức độ tiếp nhận thông điệp của
người nhận tin:
1)
2)
3)
4)

Hiểu thông điệp hoàn toàn
Hiểu một phần thông điệp
Hiểu thông điệp gần như trọn vẹn
Hoàn toàn không hiểu gì cả (tức là không có truyền thông): thí dụ trường hợp một
người Hoa nói chuyện với một người Pháp mà cả hai đều không hiểu ngôn ngữ
của nhau.

Giai đoạn phản hồi
Cuối cùng, thông điệp do người phát tin chuyển đi thường gây ra một hệ quả làm cho
người nhận tin có một phản ứng nào đó trở lại cho người phát tin. Như vậy, lúc này người
nhận tin cũng trở thành người phát tin, tức là một nguồn thông tin mới.
IV.

Vai trò của truyền thông




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×