Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

PHÂN TÍCH CƠ BẢN CHO USD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.09 KB, 24 trang )

PHÂN TÍCH CƠ BẢN CHO USD
I.KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ CHỈ SỐ USD
INDEX
A.Khái niệm phân tích cơ bản:
Trong thực tế có rất nhiều định nghĩa phân tích cơ bản khác nhau như:
Phân tích cơ bản ( Fundamental analysis) là phương pháp nghiên cứu
tập trung vào việc nghiên cứu các lý do và nguyên nhân làm cho giá
tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến
cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất , lạm phát, tăng trưởng kinh tế,
xuất nhập khẩu, đầu tư…
• Phân tích cơ bản là việc nghiên cứu các tác động về kinh tế xã hội
chính trị lên cung và cầu. Nói cách khác, bạn nghiên cứu xem nền kinh
tế nào đang phát triển và nền kinh tế nào đang lâm vào khó khăn.
Nguyên tắc chủ yếu của cách thức này là: Khi nền kinh tế phát triển thì
đồng tiền của nó cũng mạnh lên theo. Điều đó có được là bởi vì khi nền
kinh tế phát triển thì niềm tin của nhà đầu tư đặt vào nó cũng tăng cao.
• Phương pháp phân tích cơ bản là sự kiểm định những yếu tố chủ
chốt ảnh hưởng đến hoạt động tồn tại của một nền kinh tế, một nhóm
công nghiệp và các công ty,ngoài ra nó cũng phản ánh sự tăng giảm giá
cả của đồng tiền là cơ sở giúp đưa ra các dự đoán và thu lợi từ những
hoạt động của giá cả trong tương lai
*Phương pháp phân tích cơ bản có 3 mức phân tích:
- Ở mức công ty, các phân tích cơ bản có thể bao gồm kiểm định các
dự liệu tài chính, sự quản lý, hoạt cảnh kinh tế và sự cạnh tranh.
- Ở mức công nghiệp, có thể có sự kiểm định về nguồn cung và
nguồn cầu của sản phẩm được đề nghị.
1
-Còn ở mức kinh tế quốc gia ( mức mà chúng ta đang quan tâm, phân tích cơ bản
tập trung vào các dữ liệu kinh tế để nắm bắt được hiện tại và tương lai phát triển của
một nền kinh tế.
Tóm lại phân tích cơ bản là nền tảng của đầu tư. Trong thực tế, nhà


đầu tư thường sử dụng phân tích kỹ thuật kết hợp với phân tích cơ bản
để xác định chiến lược kinh doanh của họ. Lợi thế chính của phân tích
kỹ thuật là các nhà phân tích kinh nghiệm có thể theo dõi nhiều thị
trường và công cụ thị trường, trong khi các nhà phân tích cơ bản cần
phải biết một thị trường đặc biệt mật thiết. Phân tích cơ bản tập trung
vào những gì sẽ xảy ra trong một thị trường và các nhà phân tích kỹ
thuật nhìn vào những gì đã thực sự xảy ra. Các yếu tố liên quan đến
việc phân tích giá bao gồm cung cầu, chu kỳ theo mùa và thời tiết, và
chính sách của chính phủ. Một khó khăn với các phân tích cơ bản là xác
định chính xác mối quan hệ giữa các biến. Các nhà phân tích phải lập
dự toán dựa trên kinh nghiệm để đưa ra các nhận định về xu hướng dự
đoán và chính nó đã tác động đến giá.Ở phương pháp phân tích cơ bản
người ta chú trọng tới chỉ số USD index.Vậy chỉ số USD index là gì?

B.Định nghĩa USD index
- Là thước đo giá trị của đồng đô la Mỹ so với các ngoại tệ giao
dịch chủ yếu khác. Cũng giống như những chỉ số trade-weighted khác,
chỉ số đô la Mỹ phụ thuộc vào sự thay đổi của những ngoại tệ chủ yếu.
- Ra đời tháng 3‐1973 khi các cường quốc kinh tế thời kỳ đó
đồng ý thả nổi đồng tiền của mình. Giá trị ban đầu của
chỉ số này là 100.Chỉ số đô la Mỹ được tính bằng cách lấy trung bình
trọng lượng của những ngoại tệ khác so với đồng đô la Mỹ.
2
-USDX được cấu tạo bởi sáu thành viên là: EUR (euro), JPY (yên
Nhật), GBP (bảng Anh), CAD (đôla Canada), SEK (krona Thụy Điển),
CHF (franc Thụy Sĩ). Mặc dù nhiều đồng tiền khác không phải thành
viên của USDX nhưng việc nó chuyển động theo các đồng tiền thành
viên của chỉ số này cũng sẽ phản ánh vào mức độ cung cầu của đồng
USD trên thị trường thế giới.
- Tỷ trọng của chỉ số này là số hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai

quốc gia với nhau và là sự trao đổi hối đoái giữa hai đồng tiền tạo thành
một cặp tiền tệ. Nếu một đồng tiền trong cặp tiền tệ yếu đi, nó sẽ làm chênh
lệch lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia này. Lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu không chỉ đơn thuần là hàng hóa xuất nhập qua cảng
các nước mà còn biểu hiện khả năng cạnh tranh kinh tế của quốc gia.
Khả năng này càng cao thì giá trị đồng tiền quốc gia đó càng lớn.
- Với vai trò như trên có thể coi USDX là một chỉ báo quan trọng
cho sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và thế giới . Rõ ràng đây là một
chỉ số phản ánh một cách tương đối sức mạnh của đồng USD so với các
đồng ngoại tệ mạnh khác và nó còn kéo theo sự ảnh hưởng tới thị trường
3
tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa mà
đặc biệt là thị trường vàng và dầu thô.
- Chỉ số USD liên quan đến 17 nước ( 12 nước trong khu vực sử dụng đồng
euro, 5 nước khác với tiền tệ thể hiện bằng chỉ số USD) có giao dịch thương mại lớn
với Mỹ, những nước này đồng thời có thị trường ngoại hối phát triển mạnh, với tỷ giá
hối đoái điều chỉnh tùy theo những đối tượng tham gia vào thị trường.
17 quốc gia chỉ chiếm một phần nhỏ trên thế giới song rất nhiều đồng tiền khác phải
theo sát chỉ số Dollar US.Chính điều này khiến USDX trở thành công cụ rất tốt để đo
lường sức mạnh toàn cầu của đồng Dollar US.
II. CÁC NHÂN TỐ VÀ CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỈ SỐ USDX
1.Nhân tố GDP: có mức ảnh mạnh tới chỉ số USD index và hành
động đầu tư của các nhà đầu tư.
Là tổng giá trị của sản lượng và dịch vụ của 1 quốc gia được sản xuất
trong 1 năm
- Phân tích GDP tăng chứng tỏ nên kinh tế đang phát triển đồng
thời làm cho giá trị đồng USD tăng trên trường thế giới.
Đầu năm 2010 nhờ có kích thích và những chính sách nới lỏng tiền tệ
được chính quyền Mỹ tung ra năm 2009,nhiều người cảm thấy lạc quan
hơn khi kinh tế MỸ đạt mức phục hồi mạnh nhất từ hồi khủng hoảng

với mức tăng 3,7%,nhưng sang quý 2 tốc độ phục hồi đã châm lại với
mức tăng GPD 1,7% theo số liệu mới nhất GDP đã tăng lại với mức
2,5%.theo các chuyên gia kinh tế Mỹ thì mức tăng trưởng này là quá
chậm,chưa đủ để khắc phục các khó khăn hiện nay.
-Sơ đồ sau đây là các số liệu quá khứ và dự bảo của các chuyên gia về
chỉ số GDP.
4
2.Chỉ số CPI(chỉ số tiêu dùng) hay còn gọi là chỉ số lạm phát
-Lạm phát của một quốc gia được thể hiện qua nhiều chỉ số, mà một
trong những chỉ số quan trọng nhất là CPI – Chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ
số giá tiêu dùng sẽ đo mức độ thay đổi của giá cả một số mặt hàng đại
diện trong rổ hàng hóa như thực phẩm, dịch vụ, nhà đất, quần áo,
phương tiện vận chuyển. Những thay đổi giá cả này phản ánh mức độ
lạm phát. Để nhằm loại bỏ sự nhiễu do 2 mặt hàng thực phẩm và
phương tiện giao thông, nhà đầu tư thường chú ý nhiều đến chỉ số Core
CPI – Chỉ số CPI lõi – hơn. Chỉ số Core CPI được tính từ chỉ số CPI
sau khi đã loại bỏ những yếu tố liên quan đến thực phẩm và phương
tiện giao thông.
-Tầm quan trọng:
Chỉ số Core CPI rất quan trọng vì những biến động của nó phản ánh
trực tiếp tình hình lạm phát. Nếu lạm phát tăng thì khả năng Fed nâng
lãi suất lên để chống lạm phát khá cao và ngược lại.
5
- Tác động :chỉ số này tăng thì khả năng Fed tăng lãi suất cao, dẫn đến
việc khả năng đồng tiền có khả năng tăng giá trở lại, mặc dù sự thật là
lạm phát cao thì xấu cho nền kinh tế. Đây là cách mà người giao dịch
đặt những kì vọng vào tương lai, và hướng giao dịch của họ thường có
xu hướng muốn đón đầu tương lai.
Cơ quan công bố:
Bureau of Labour Statistics – Cục thống kê Lao Động

3.Chỉ số niềm tin tiêu dùng
-là một cuộc điều tra về tâm lý tiêu dùng. Cuộc điều tra này phỏng vấn
5000 người về quan điểm của họ đối với tình hình hiện tại và những dự
đoán của họ về tương lai nền kinh tế
-Tiêu dùng của người dân chiếm đến 2/3 GDP vì vậy quan điểm của họ
đối với nền kinh tế sẽ thể hiện khả năng chi tiêu của họ. Nếu họ cho
rằng nền kinh tế đang tốt, tức là họ lạc quan thì khả năng tiêu dùng hiện
tại của họ sẽ vẫn được giữ vững hoặc nâng lên và ngược lại.
-Chỉ số này tăng sẽ tốt cho nền kinh tế và ngược lại
- Cơ quan công bố: The Conference Board
- Thực tế:.Niềm tin người tiêu dùng Mỹ bất ngờ giảm trong tháng
12/2010,. Giá nhà dành cho hộ gia đình giảm gần một nửa so với mức
dự đoán trong tháng 10/2010, làm giảm đi sự lạc quan về sự hồi phục
của nền kinh tế.Các số liệu mới nhất mâu thuẫn với các dấu hiệu hồi
phục nhanh chóng của nền kinh tế. Một báo cáo tuần trước chỉ ra rằng
cảm tính người tiêu dùng trong tháng 12/2010 ở mức cao nhất trong
vòng 6 tháng.Lo ngại về thị trường việc làm đẩy chỉ số thái độ người
tiêu dùng xuống còn 52,5 điểm trong tháng 12/2010, từ mức 54,3 của
tháng 11 và thấp hơn mức dự báo 56,0 của các chuyên gia trước đó.
6
4.Nhân tố tiêu dùng:bao gồm doanh số bán lẻ,doanh số bán buôn.
a.Chỉ số bán lẻ:
- Chỉ số bán lẻ là thước đo tổng số lượng hàng hoá đã bán bằng cách
lấy ví dụ của 1 cửa hàng bán lẻ. Nó được sử dụng như thước đo của
hoạt động tiêu dùng và niềm tin khi những con số bán cao hơn sẽ chỉ ra
hoạt động kinh tế tăng.
-Phân tích Khi chỉ số bán lẻ cao chứng tỏ nền kinh tế đang tăng
trưởng.Cụ thể chỉ số bán lẻ không bao gồm ô tô trong mùa nghỉ lễ năm
2010 của Mỹ đã tăng 5,5%, mức tăng tốt nhất kể từ 2005. Chỉ số tương
ứng của năm 2009 chỉ là 4,1%..Doanh số bán lẻ tăng cho thấy nhu cầu

về USD của người dân tăng và khi đó sẽ đẩy giá USD và chứng khoán
tăng điểm.
- Chi tiêu tiêu dùng chiếm 70% trong tất cả các hoạt động kinh tế
của Hoa Kỳ. Doanh số bán lẻ chiếm 1/3 trong số đó. Nếu người tiêu
dùng tiếp tục chi tiêu, đó là tín hiệu của sự gia tăng toàn bộ trong nền
kinh tế. Để theo dõi sự tiêu dùng, Viện điều ra dân số Hoa Kỳ đề nghị
hàng ngàn nhà bán lẻ mỗi tháng cung cấp doanh số mới nhất của họ.
Nhờ vậy mà mỗi tháng chúng ta có được bản báo cáo doanh số bán lẻ
như là một trong những công cụ đo lường tốt nhất sự thay đổi trong mô
hình chi tiêu của người tiêu dùng.
-Nhưng doanh số bán lẻ cũng còn một vài thiếu sót nhất định.
- Nó chỉ cho biết sức mua hàng hóa hiện tại, chẳng hạn như các mặt
hàng có thể tìm thấy ở : cửa hàng đồ điện, cửa hàng ôtô, trạm gas và
nhà hàng. Bản báo cáo không cho chúng ta biết về việc chi tiêu trong
lĩnh vực dịch vụ như : hàng không, nha khoa, làm tóc, bảo hiểm và điện
ảnh. Cho đến bây giờ, ngành kinh doanh dịch vụ chiếm gần 2/3 chi tiêu
cá nhân.
-Có một sự mạo hiểm khi lệ thuộc quá nhiều vào Bản khảo sát sơ
bộ bởi vì chúng dựa trên một số nhỏ lượng người được khảo sát. Để có
được cái nhìn chính xác về thói quen tiêu dùng cần phải dựa vào doanh
số bán ra trung bình trong ba tháng hoặc xem qua dữ liệu trong ba tháng
qua rồi so sánh nó với cùng thời kỳ của năm trước.
- Thị trường tiền tệ nhận thấy bản báo cáo Doanh số bán lẻ như là
7
một công cụ đòi hỏi sự tinh tế để phân tích. Trong khi, những người
nước ngoài thì thích thấy được tinh thần mua sắm của người tiêu dùng
Hoa Kỳ vì nó sẽ khẳng định việc sự chắc chắn của lãi suất điều mà làm
USD tăng giá, một sự chi tiêu quá mức sẽ báo hiệu sự rắc rối cho USD
bởi vì hàng nhập khẩu quá nhiều. Một sự nhảy vọt trong việc nhập khẩu
sẽ làm gia tăng nhu cầu đối với các đồng tiền nước ngoài để chi trả cho

hàng nhập khẩu và điều này có thể làm tổn thương USD hay USD giảm
giá.
-Doanh số bán lẻ ở Hoa Kỳ tăng lên 0,6 phần trăm so với tháng
trước trong tháng mười hai năm 2010. Doanh thu bán lẻ trong bảng xếp
hạng Hoa Kỳ, dữ liệu lịch sử và tin tức. Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ
thực hiện việc tạm ứng hàng tháng bán lẻ thực phẩm và dịch vụ điều tra
(siêu thị) để cung cấp một ước tính ban đầu của doanh số bán hàng
tháng của loại hình kinh doanh cho các công ty dịch vụ bán lẻ và thực
phẩm ở Hoa Kỳ. Mỗi tháng, câu hỏi được gửi đến một mẫu xác suất sử
dụng lao động khoảng 5.000 công ty được lựa chọn từ hàng tháng lớn
hơn bán lẻ Khảo sát (MRTS). Các doanh nghiệp đáp ứng với siêu thị
chiếm khoảng 65% tổng dự toán doanh số bán hàng quốc gia. Nâng cao
doanh số bán hàng ước tính được tính toán bằng cách sử dụng một ước
tính liên kết tương đối. Sự thay đổi trong doanh số bán hàng từ tháng
trước đó được ước tính chỉ bằng cách sử dụng đơn vị có báo cáo số liệu
của tháng hiện tại và cả trước đó.
8
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×