Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.43 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1

I.Phần 1: Đặt vấn đề.
Trong các môn học qui định hiện nay thì phân môn Tập đọc là phân môn có
tính tổng hợp. Phân môn tập đọc không những dạy học sinh biết đọc, còn giúp
học sinh có kiến thức Tiếng Việt, văn học đời sống hằng ngày. Qua các bài tập
đọc còn giáo dục tình cảm cho các em.
Vậy đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người, nếu đọc không
được con người sẽ không cảm thụ được nền văn minh . Nhờ biết đọc con người
có thể tự biết đọc, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Vì thế việc dạy đọc ở
nhà trường Tiểu học nhất là các lớp đầu cấp ,chủ yếu là lớp Một rất quan trọng.
Giúp các em hào hứng phấn khởi, tự tin hơn. Hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp thu
môn học khác.
Việc dạy đọc cho học sinh ở trường tiểu học bên cạnh những thuận lợi,
nhưng cũng có nhiều hạn chế: học sinh đọc chưa tốt, còn vấp váp, đọc chưa
được theo ý muốn. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc
hình thành kĩ năng đọc, các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri
thức, những tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản. Phần nhiều các
em chưa qua lớp mẫu giáo ( tập trung nhiều ở các khu C,D ) có những em 8 , 9
tuổi mới được đi học đầu tiên nên còn nhiều bỡ ngỡ, mặc cảm. Sự tiếp thu bài
của các em rất chậm, nhất là việc đọc, đọc rất yếu so với học sinh đúng tuổi đi
học lớp Một còn một số em nói ngọng, nói lắp, rất khó khăn trong việc phát âm,
có học sinh không chịu học bài, nếu không có người thân bên cạnh. Đa số các
học sinh vẫn quen phát âm theo giọng địa phương không phân biệt cách phát âm
nên đã đọc và viết sai giữa các từ đồng âm…
* Về phía phụ huynh:
Đa số phụ huynh phát âm theo giọng địa phương: ví dụ: hoa - qua; vừadừa; rồi- gồi;… làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đọc của học sinh. Hầu hết
phụ huynh học sinh còn nghèo phải đi làm ăn kiếm sống nên ít quan tâm, còn
xem nhẹ đến việc học tập của con em mình.Nhiều phụ huynh vẫn còn đánh vần


theo kiểu cổ truyền , cho nên khi dạy cho học sinh ở nhà không phù hợp với
cách dạy của giáo viên hiện nay, khi đến lớp việc sửa lỗi phát âm cho các em
gặp không ít khó khăn.Vậy làm thế nào để sửa lỗi phát âm cho học sinh, giúp
học sinh đọc hiểu văn bản,giúp học sinh đọc tốt về cuối năm,….Tôi có nhiều
băn khoăn khi dạy đọc ở lớp Một.
Qua thời gian giảng dạy lớp Một .Tôi nghiên cứu tìm một số biện pháp cách
luyện đọc cho học sinh lớp Một, đã và đang áp dụng vào dạy lớp mình và thấy
các em đọc ngày càng tốt hơn.

Tác giả: Trần Thị Lan

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang

1


Xuất phát từ những nguyên nhân trên nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp
rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một”làm sáng kiến kinh nghiệm để nghiên cứu
và ứng dụng vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy của chính mình.

B- Phần II: Biện pháp giải quyết vấn đề
1, Kiểm tra kiến thức từng học sinh để phân loại :
Bước vào những ngày đầu năm học, tôi luôn quan tâm kiểm tra việc đọc
và nhận biết qua mỗi âm trong bảng chữ cái, để có biện pháp giúp đỡ cho từng
em .
Trong mỗi buổi học tôi tranh thủ thời gian đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ,… để
kiểm tra đọc một số em để nắm được cách đọc phát âm và sửa chữa kịp thời
những học sinh phát âm chưa đúng.Tôi thường xuyên trả bài cũ trong tiết học để

nắm được việc tiếp thu bài và nhớ âm chữ, cách phát âm của từng em.
2, Chuẩn bị cho việc đọc:
Để rèn cho học sinh thói quen đọc được tốt. Tôi luôn chú ý và hướng dẫn
học sinh đến việc đọc như sau:
Tư thế cầm sách, đứng đọc, cách ngồi đọc. Khi đọc phải to rõ ràng, đủ cho
cả lớp nghe, phát âm chính xác. Khen ngợi động viên kịp thời những học sinh
đọc bài tốt, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Thường xuyên gọi học sinh
yếu lên bảng, đứng tại chỗ đọc.Giáo viên theo dõi chỉnh sửa khi học sinh đọc
sai. Cho học sinh phát hiện chữ khó đọc và hướng dẫn học sinh luyện đọc nhiều
lần những tiếng từ khó đọc theo hình thức: cá nhân, tập thể…
Hướng dẫn học sinh đọc: quan sát cách đọc của học sinh những chỗ học sinh
đọc sai, sau đó tôi sẽ sửa phát âm cho các em. Hướng dẫn học sinh đọc không
bỏ hoặc thêm tiếng, dấu thanh,…. đọc theo que chỉ. của giáo viên sau đó bỏ dần
để các em quen với cách đọc.
3, Rèn cho học sinh các hình thức: đọc thầm, đọc hiểu đọc thành tiếng
• Đọc thầm:
Học sinh nhìn liếc mắt đọc và phân tích cấu tạo vần, đọc trong trí nhớ. Tôi
yêu cầu học sinh nào đọc xong trước thì giơ tay để giáo viên kiểm tra tốc độ đọc
của học sinh.
• Đọc hiểu:
Hướng dẫn học sinh kĩ năng nhận biết từ mới, từ khó hiểu chia một số từ
thành hai cột đảo lộn trật tự cho học sinh đọc và ghép lại để từ có nghĩa.
• Đọc thành tiếng :
Rèn cho học sinh cách phát âm tự tin, biết lấy hơi khi đọc, đọc to, rõ vừa
đủ cho cả lớp nghe. Rèn cho các học sinh phương pháp đọc cá nhân, nối tiếp
theo dãy bàn, đọc nhóm c ả lớp.
4, Biện pháp dạy đọc mẫu của giáo viên :
Việc đọc mẫu của giáo viên giữ một vai trò quan trọng. Người thầy đầu tiên
đặt nền móng, trang bị cho học sinh về chuẩn ngôn ngữ của lời nói, nhất là khi
dạy phần học vần lớp Một. Giáo viên luyện đọc phát âm đúng cho học sinh, học

sinh sẽ bắt chước rất nhanh khi đọc âm, vần, tiếng từ mới. Vì thế giáo viên sửa
phát âm phần âm, vần, tiếng thì không mấy khó.
Tác giả: Trần Thị Lan

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang

2


Khi đọc câu, để đọc đúng và hay, giáo viên phải có lòng ham muốn đọc
hay và tự biết điều chỉnh đọc đúng và hay hơn. Hiện nay vẫn còn một số giáo
viên phát âm giọng địa phương nên còn mắc nhiều lỗi khi dạy đọc cho học
sinh.Vì thế, trước khi dạy cho học sinh đọc tôi phải chuẩn bị cho mình một
giọng đọc phù hợp với nội dung bài, nhằm sau khi đọc mẫu học sinh sẽ đọc
đúng và hay.
Khi đọc mẫu tôi kết hợp giải nghĩa từ, để học sinh hiểu và dể nhớ thì sẽ đọc
tốt hơn. Với bài đọc đó có lời đối thoại tôi đọc mẫu, học sinh lắng nghe phân
biệt giọng đọc của từng vai, sau đó luyện cho học sinh đọc lại .
5, Một số biện pháp dạy đọc giúp học sinh dễ nhớ:
• Đọc âm :
Khi cho học sinh đọc một âm, vần nào đó, nếu học sinh không nhớ. Tôi cho hoc
sinh nêu cấu tạo âm vần.
Ví dụ: âm “ ch” học sinh nêu các âm ghép thành “ ch”, nếu học sinh vẫn chưa
nhớ thì tôi có một gợi ý về một đồ vật, con vật hoặc một việc làm, … có chứa tiếng
“ chờ” khi đó học sinh sẽ nhớ và đọc được ngay.
• Đọc vần:
Khi học sinh đọc một vần nào đó xong, tôi có thể yêu học sinh phân tích, nêu
cấu tạo và vị trí các âm tạo nên vần đó và yêu cầu học sinh phát âm cho đúng.

• Đọc tiếng :
Khi yêu cầu học sinh đọc tiếng nào đó, tôi cho học sinh nêu cấu tạo tiếng.
Ví dụ: tiếng “đào” gồm có âm đ đứng trước, vần ao đứng sau, dấu huyền trên a.
Còn những tiếng có âm đầu nhất là những âm ghép bằng 2 đến 3 chữ cái thì
học sinh trung bình, yếu thường hay quên. Tôi sẽ nêu câu hỏi gợi ý như dạy đọc âm
hoặc yêu cầu học sinh đánh vần một tiếng có vần đó, các em sẽ nhận ra ngay và
đọc được tiếng .
• Đọc câu:
Đối với học sinh lớp Một, thực tế cho thấy các em thường đọc theo kiểu đọc vẹt,
nhưng phần lớn chưa nhớ được mặt chữ.Khi giáo viên yêu cầu đọc một chữ nào đó
thì học sinh không đọc được.
Để học sinh nhận và nhớ được mặt chữ đọc đúng và nhanh, khi học sinh đọc
xong câu. Tôi cho học sinh phân tích tiếng nào đó hoặc che đi một số chữ và yêu
cầu học sinh đọc các chữ còn lại. Sau đó tôi có thể cho học sinh đọc câu mới đã đảo
lộn trật tự như vẫn giữ nguyên nội dung câu vừa đọc.
Với cách làm như vậy tránh được học sinh đọc vẹt giúp cho học sinh đọc thêm
từ mới câu mới. Còn khi dạy đến câu dài các em đọc còn rời rạc, tôi cho học sinh
đọc từng cụm từ sau đó đọc lượng chữ tăng dần, từ cuối câu đọc lên.
Ví dụ: “ Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn” – Tách thành từ, cụm
từ: bận rộn / bơi đi bơi lại bận rộn / cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn. Sau cơn mưa,
cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.
Như vậy : Đơn vị đọc sẽ là câu suông sẻ hơn, giúp học sinh dễ nhớ và đọc
tốt .Từ đó xây dựng được học sinh thói quen phân tích câu và hiểu nghĩa của câu,
biết cách dùng từ.
Tác giả: Trần Thị Lan

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang


3


6, Xây dựng mối đoàn kết giữa học sinh với nhau:
Giáo dục học sinh có mối quan hệ mật thiết với nhau.Quan tâm giúp đỡ nhau
trong học tập, nhất là những học sinh học yếu, kém, con gia đình nghèo, học sinh
lớn tuổi.
Ngay vào đầu năm học sau khi ổn định lớp.Tôi đã kiểm tra và nắm bắt được
tình hình học tập của học sinh. Tôi đã sắp xếp cho học sinh khá ngồi cạnh một học
sinh yếu. Tôi hướng dẫn cho học sinh khá cách dạy, cách kiểm tra bài để kèm cho
học sinh yếu, vào đầu giờ và giữa giờ…..Thời gian 15 phút đầu giờ mỗi buổi, cho
học sinh giỏi đọc cho học sinh cả lớp ôn luyện. Sau đó luân phiên nhau để học sinh
cả lớp đọc, nếu em nào quên hoặc sai thì bạn học sinh giỏi giúp bạn. Tôi khuyến
khích động viên học sinh giỏi, khá kèm học sinh yếu mà tiến bộ thì sẽ có phần
thưởng, kể cả học sinh yếu có sự tiến bộ trong học tập, em khá giỏi hướng dẫn
được cho bạn như vậy thì có dịp bộc lộ được khả năng của mình, sẽ nắm vững hơn
phần kiến thức. Những việc làm này tạo sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và
có thói quen học tập tốt, xây dựng được nền nếp học tập.
Ở nhà tôi động viên các em trong xóm giúp đỡ lẫn nhau , cùng học cùng chơi,
cùng chia sẽ khó khăn trong học tập.
Tôi còn hướng dẫn cho các em chơi một số trò chơi ghép chữ, đọc, tìm tiếng từ
mới có âm, vần vừa học có thể chơi theo nhóm tổ,…. Đến sau HKII cho các em
chơi mức cao hơn như: Quan sát tranh, mô hình,… rồi nói nội dung tranh ,…..trong
nội dung đó có chứa tiếng gì, nội dung chơi có liên quan đến âm, vần mà học sinh
hay quên và lẫn lộn.Việc làm này đã giúp cho học sinh luôn nhớ và đọc được âm
vần ,vừa giúp cho lớp học thêm sinh động.
7, Tạo mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh:
Một số phụ huynh học sinh vẫn còn đánh vần theo kiểu cổ truyền khi dạy cho
học sinh ở nhà không phù hợp với cách đọc của giáo viên khi ở lớp hiện nay. Khi
đến lớp học sinh lúng túng việc đọc.

Vì thế ngay buổi họp mặt phụ huynh đầu năm.Tôi trao đổi với phụ huynh về
việc dạy thêm cho học sinh khi ở nhà. Hướng dẫn cụ thể với phụ huynh cách đánh
vần, ghép tiếng để có cách dạy phù hợp, giúp học sinh có được cách đọc theo thống
nhất chung. Yêu cầu phụ huynh xây dựng góc học tập ở nhà cho học sinh và quản lí
giờ học, giờ chơi của các em. Rèn cho học sinh có ý thức tự học nhất là tự đọc bài,
đọc thêm sách, báo,….Hướng dẫn phụ huynh kiểm tra đọc cho học sinh, theo
không thứ tự để tránh học sinh đọc vẹt dẫn đến không nhận biết mặt chữ.
Vận động phụ huynh động viên các em đi học đúng giờ, dành thời gian cho các
em học bài, không cho các em nghỉ học nếu không cần thiết.Tôi thường xuyên trao
đổi với phụ huynh có học sinh đọc viết yếu , trao đổi việc học tập để nâng dần chất
lượng.

Tác giả: Trần Thị Lan

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang

4


C- Phần II: Kết quả
Qua việc rèn đọc cho học sinh với những biện pháp nêu trên, giúp cho học
sinh lớp tôi đạt được kết quả như sau:
1, Bảng số liệu:
Tổng
số học
Đầu năm học
Cuối HKI
Giữa HKII

sinh
Đọc chưa
Đọc
Đọc chưa
Đọc chưa
Đọc được
Đọc được
được
được
được
được
30
2
28
29
1
30
Tất cả học sinh đều tích cực h ọc tập, đọc có nhiều tiến bộ, rõ rệt so với thời
điểm đầu năm. Hiện nay có nhiều em đọc theo như ý muốn, đọc diễn cảm, to rõ
ràng phát âm chính xác.
Khi đã biết đọc các em thích đọc thêm sách ,báo đọc khẩu hiệu …. Từ đó nâng
cao chất lượng đọc cho học sinh. Phụ huynh học sinh từng bước nắm được cách
đánh vần cách phát âm, cách ghép tiếng để dạy cho các em đọc rất phù hợp với
chương trình giáo dục, còn luôn quan tâm đến việc đọc cho các em khi đến lớp.
Qua bảng số liệu trên, vào đầu năm học có hai em đọc được vì phụ huynh có
dạy kèm trước cho các em khi vào học lớp Một. Như vậy nếu giáo viên và phụ
huynh có sự chuẩn bị đầu tư tốt thì việc rèn cho học sinh đọc đến cuối năm mới đạt
kết quả cao.
* Kết luận :
Trên đây là những biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một . Tôi đã áp

dụng dạy cho sinh lớp của tôi đã nhiều năm qua và đã trở thành kinh nghiệm của
bản thân.Cụ thể đến cuối năm không có học sinh nào chưa biết đọc nhận thấy các
em đ ọc ngày một tốt hơn, càng về sau chất lượng đọc của các em đạt kết quả tốt.
Tôi nghĩ rằng những biện pháp trên không chỉ áp dụng riêng cho lớp tôi, mà có thể
áp dụng rộng rãi cho tất cả giáo viên đã và đang dạy lớp Một. Qua biện pháp dễ
thực hiện nhưng nếu áp dụng dạy được cho học sinh khối lớp Một thì kết quả đạt
rất khả quan.
Mặc dù với những kết quả đạt được tốt nhưng tôi nghĩ việc làm trên cũng còn
có mặt hạn chế nào đó mà tôi chưa thấy được. Rất mong được sự đóng góp , bổ
sung của đồng nghiệp , hội đồng khoa học nhà trường để có những biện pháp tốt
hơn ,nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đạt kết quả cao hơn.
Phường 9, ngày 24 tháng 4 năm 2009.
Người viết
Trần Thị Lan
Tác giả: Trần Thị Lan

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang

5


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1 ”
Tác giả:
Trần Thị Lan
Trường Tiểu học phường 9
Thành phố Cà Mau

Nội dung
xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo

Phòng giáo dục & Đào tạo
Thành phố Cà Mau
Nội dung
xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo

* xếp loại chung:…………………….

* xếp loại chung:…………………….

Ngày …….tháng…..năm 2009
Hiệu trưởng

Ngày ……tháng ……năm 2009
Thủ trưởng đơn vị

Căn cứ vào kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD & ĐT cấp
tỉnh:

Giám đốc Sở GD & ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:………
Ngày ….. tháng năm 2009
Giám đốc

Tác giả: Trần Thị Lan

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang

6



×