Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn học sinh yếu lớp 4.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.25 KB, 5 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm rèn học sinh yếu
NỘI DUNG
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
-Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tính cách
và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài học rất nhanh,
nhưng cũng có những em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không hiểu gì thông qua
các hoạt động trên lớp
.-Vậy là một giáo viên chủ nhiệm thì ta phải làm gì đối với những học sinh yếu,
kém về tiếp thu này? Đó chính là vấn đề mà tôi rất quan tâm và nó luôn thôi thúc
tôi trong suốt quá trình dạy học .
- Thật may mắn cho tôi, qua nhiều năm được phân công giảng dạy và làm công tác
chủ nhiệm những khối lớp mà độ tuổi và tính cách tương đồng (khối bốn, khối
năm); đó là điều kiện tốt nhất giúp tôi tìm hiểu rõ về đặc điểm tâm sinh lí của lứa
tuổi và đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp để rèn cho những em học sinh yếu có
thể nắm được bài học và hồ nhập vào hoạt động học trên lớp cùng các bạn.
-Bên cạnh đó, trong quá trình công tác tại trường Tiểu học Lý nhơn, Tôi luôn được
sự hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường, sự hỗ trợ tận tình của tập thể HĐSP.
Đặc biệt là những khó khăn mà tôi gặp phải trong quá trình công tác luôn được sự
chia sẽ và quan tâm của tập thể. Bên cạnh sự chia sẽ và hỗ trợ về mặt tinh thần,
điều mà tôi tâm đắc nhất trong thời gian công tác tại trường là tôi luôn được học hỏi
và chia sẽ nhiều sáng kiến kinh nghiệm mà tập thể khối triển khai thực hiện. Mỗi
sáng kiến kinh nghiệm mà tập thể đưa ra đều bổ ích và là tâm điểm để tập thể nhà
trường bàn thảo và rút kinh nghiệm một cách tích cực. Chính vì sự chia sẽ nhiệt
tình đó đã góp phần tạo nên nhiều sáng kiến hữu ích được áp dụng thành công.
Sáng kiến kinh nghiệm " Biện pháp rèn học sinh yếu" là vấn đề mà tôi và đồng
nghiệp hết sức quan tâm.
II/ NỘI DUNG CHÍNH:
1/ Nguyên nhân:
_ Do tình hình khó khăn ở các huyện ngoại thành, phụ huynh ít quan tâm đến việc
học của các em. Các em đến trường là phụ huynh phó thác cho giáo viên. Do đo,ù



đa số các em học sinh ngoại thành thường không có ý thức trong học tập thậm chí
các em không hề xem bài hay học bài ở nhà.
_ Mà như ta đã biết, học sinh học tốt hay không còn phụ thuộc vào bản thân các em
có tự giác trong học tập hay không? Giáo viên có nắm được đặc điểm tâm sinh lí
của học sinh hay không? Trong quá trình giảng dạy giáo viên có đề ra các biện
pháp, phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí đối tượng học
sinh hay không?
_Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên trong ngành gặp rất nhiều khó khăn trong trong
công tác giảng dạy cho đối tượng học sinh này.
2/ Biện pháp thực hiện:
a.Trong công tác giảng dạy
* Để khắc phục tình trạng trên, ta cần xây dựng động cơ học cho các em. Hướng
học sinh tập trung vào việc học và làm cho học sinh coi việc học là một niềm vui.
Để làm được điều đó thì trong quá trình dạy học thầy (cô) tổ chức những trò chơi lý
thú và hấp dẫn thông qua thông qua các hoạt động học tập.
+ Trò chơi học tập được thực hiện thông qua các bài học là rất cần thiết và có hiệu
quả rất to lớn. Nếu trò chơi học tập được tổ chức phân phối một cách hợp lý vừa
sức, đúng trọng tâm bài học thì không những nâng cao sự hứng thú trong học tập
của học sinh mà còn phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo giúp các em tiếp thu
bài mau, nhớ lâu, nắm chắc tri thức ngay tại lớp học và qua hoạt động này có thể
kích thích sự tìm tòi ở các em yếu giúp các em tập trung và nắm bắt được kiến thức.
VD: * Phân môn Lịch sử & Địa lí:Bài : Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước nếu
ta tổ chức cho HS tìm hiểu bài qua những hoạt động như thường ngày (đọc, trả lời
câu hỏi hay thảo luận nhóm trả lời câu hỏi) thì chắc rằng những hình thức này chỉ
dành riêng cho đối tượng HS khá giỏi hoặc trung bình. Còn đối với HS yếu thì các
em không thể nào theo kịp bạn và y như rằng các em chỉ được nghe bạn nói và tất
nhiên các em sẽ không tiếp thu bài nhiều và chắc rằng lượng kiến thức nhỏ nhoi đó
chóng quên đi vì không được khắc sâu lắm (Điều này rất hợp với đặc điểm tâm lí
học sinh tiểu học). Để giải quyết vấn đề này trên lớp tôi thường tổ chức các hoạt

động như sau: Câu hỏi tìm hiểu : Để tìm hiểu những khó khăn của Nguyễn Tất
Thành khi dự định ra nước ngồi.- Tôi tổ chức cho các nhóm thảo luận sắm vai các
nhân vật trong câu chuyện; đặc biệt lưu ý các nhóm nên nhường nhân vật chính cho
các em yếu để các bạn được tham gia hoạt động và thấy rõ những khó khăn của


Nguyễn Tất Thành từ đó giúp học sinh nắm được nội dung bài ( và tôi tin chắc rằng
lượng kiến thức mà các em nắm được qua hoạt động này sẽ khắc sâu trong trí nhớ
các em).
Bài: Châu AâuCâu hỏi tìm hiểu : Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của châu Aâu.
Φ Đây là vấn đề phức tạp vì các em phải làm việc trên lược đồ và phải tìm hiểu một
lượng kiến thức lớn và khó. Đối với vấn đề này tôi thường tổ chức cho các em hoạt
động như sau:- Phân nhỏ các yêu cầu cần tìm hiểu và ghi vào các thẻ từ .+ Đồng
bằng+ Dãy núi+ Sông lớn+ Bốn bức tranh đặc trưng SGK (mỗi bức tranh dán vào
một thẻ từ riêng)- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm với trò chơi " Du lịch trên
bản đồ" ( Lưu ý tạo điều kiện cho các em học sinh yếu được tham gia càng nhiều
lần càng tốt )
Φ Cách thức tiến hành:
+Mỗi nhóm được nhận một lược đồ tự nhiên châu Aâu và bộ thẻ từ (nội dung như
đã nêu).
+ Các thẻ từ được úp xuống trước mặt các thành viên trong nhóm.
+ Các thành viên lần lượt lật các thẻ từ sau đó trả lời bằng cách chỉ trên lược đồ.
+ cụ thể như sau: Nếu các em lậtđược thẻ có ghi từ " Đồng bằng" thì nhiệm vụ các
em phải chỉ và nêu tên các đồng bằng trên lược đồ châu Aâu cho cả nhóm quan sát
nhận xét. Nếu các em lật được thẻ từ có tranh thì nhiệm vụ các em đặt tranh vào
đúng vị trí trên lược đồ và mô tả tranh đó để thấy rõ đặt điểm tự nhiên.. . .
Φ Bên cạnh việc thực hiện trò chơi trên lớp, đối với dạng kiến thức khó nhớ tôi
thường khuyến khích các em thực hiện lại trò chơi vào những lúc rãnh ( Có nghĩa là
những thẻ từ và lược đồ của các nhóm sẽ để các nhóm tự bảo quản ở góc học tập
của nhóm mình và những lúc rãnh các bạn có thể lấy ra thực hiện lại trò chơi). Ta

có thể nhờ các nhóm trưởng thường xuyên rủ các bạn học yếu tham gia trò chơi lúc
rãnh rỗi.
Φ Trên chỉ là một số hình thức tượng trưng trong quá trình thực hiện.* Thế nhưng
trong quá trình giảng dạy không phải lúc nào ta cũng tổ chức trò chơi học tập. Vì
vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải tìm ra nhiều phương pháp giáo dục và giảng dạy
khác nhau. Nhưng ta đã biết đối với các đối tượng HS “yếu” không có ý thức học


tập thì nhất định các em về nhà sẽ không học bài và làm bài.
ΦVì thế, để khắc phục tình hình đó tôi đã đề ra cách giải quyết như sau:+ Trong giờ
học, tôi thường xuyên gọi các em này phát biểu ý kiến hay đại diện nhóm của mình
trình bày kết quả thảo luận. Thường xuyên gọi các em làm bài tập thực hành để các
em thấy rằng việc học của mình luôn được thầy quan tâm. Việc làm trên có tác
động to lớn trong nhận thức của các em ngồi ra việc ta thường xuyên gọi các em
phát biểu ý kiến và làm bài tập thực hành sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức đã học
thậm chí các em thuộc bài ngay trong lớp.+ Bên cạnh đó, tôi thường xuyên gần gũi
động viên và hướng dẫn các em. Không chỉ thế tôi còn kịp thời khen ngợi và tuyên
dương trước lớp về sự tiến bộ của các em đó dù rằng sự tiến bộ đó là rất ít. Có làm
như vậy thì các em cảm thấy tự tin hơn và hứng thú hơn trong học tập .
VD: Khi các em đọc sai 9 tiếng và chỉ đọc đúng 1 tiếng thì tôi đề nghị lớp biểu
dương cái đúng để kích thích và động viên các em; để từ đó các em cảm thấy thích
thú và càng cố gắng nhiều hơn trong học tập. Chính nhờ vào sự cố gắng của các em
để được thầy cô và các bạn khen thì sức học của các em sẽ tự nâng dần lên
.b.Trong công tác chủ nhiệm.
Như ta đã biết, mỗi đối tượng học sinh; mỗi con người thì có đặc điểm tâm sinh lí
khác nhau. Nhất là đối với đối tượng học sinh yếu thì tâm sinh lí của các em càng
khác thường hơn. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập của các em thì nhất
thiết người giáo viên phải hiểu rõ về em đó. Từ việc tìm hiểu và thống kê đặc điểm
tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh yếu nó sẽ giúp giáo viên đề ra các biện pháp
và phương pháp dạy học thích hợp.

Bên cạnh việc tìm hiểu tâm sinh lí học sinh thì công tác liên hệ với PHHS cũng
góp phần rất quan trọng. Chính vì vậy, đầu năm học thông qua buổi họp PHHS tôi
luôn tranh thủ tìm hiểu về việc làm, nơi làm việc của PHHS để tiện cho việc liên
lạc . Nhưng do đặc điểm kinh tế địa phương thường thì trong mỗi lớp số PHHS đi
làm xa rất nhiều và khó liên lạc. Đối với những PHHS đi làm xa để cháu ở nhà với
người thân thì tôi yêu cầu mỗi tháng ít nhất PHHS phải đến lớp 1 lần để gặp
GVCN. Tranh thủ thời gian đó tôi báo cáo về tình hình học tập của HS đồng thời
phối hợp với PHHS đề ra các biện pháp giáo dục hay đưa ra các giải pháp để giải
quyết vấn đề. Nhờ đó mà PHHS đã hỗ trợ đắc lực cho tôi trong công tác rèn học
sinh yếu.
Tôi thiết nghĩ nếu chúng ta phối hợp một cách nhịp nhàng và chặt chẽ giữa gia đình
và nhà trường thì dù các em có học yếu và không có ý thức trong học tập cỡ nào thì


dưới tác động của gia đình và nhà trường nhất định rằng việc học của các em sẽ dần
tiến bộ.
III/ HIỆU QUẢÛ ĐẠT ĐƯỢC SAU VÀI NĂM THỰC HIỆN:
Qua việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy hầu như đa số đối tượng
học sinh yếu lớp tôi phụ trách sụt giảm rất nhanh so với đầu năm. Điều đặc biệt là
trong mỗi năm học chỉ sau vài tháng thực hiện theo cách làm trên thì đa số PHHS
đều hài lòng vì sức học của con em mình ngày được nâng cao rõ rệt. Chính nhờ
việc vận dụng sáng kiến trên mà nhiều năm nay lớp tôi phụ trách không có em học
sinh nào bị xếp loại yếu cuối năm.* Trên là những biện pháp mà bản thân tôi đã
vận dụng trong quá trình công tác và nó đã góp phần đem lại cho tôi một số
kết quả tương đối khả quan.
Kết quả đạt được:
IV / NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHI THỰC HIỆN VÀ VẬN DỤNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:-Đầu năm học, giáo viên phải kiểm tra khả năng
tiếp thu bài của hs để phân loại trình độ học sinh. Tìm hiểu và theo dõi tâm sinh lí
của từng đối tượng học sinh.-Động viên các em học yếu thông qua các tấm gương

phấn đấu trong học tập của các lớp đàn anh đi trước.- Tổ chức nhiều trò chơi gây
hứng thú cho hs.-Lựa chọn cho các em những bài tập phù hợp từ đơn giản đến khó
dần.-Động viên, khuyến khích các em khi có sự chuyển biến tốt (dù chỉ là rất nhỏ).Trong quá trình rèn cho các em, không nên nóng vội mà tạo nên tâm lí thoải mái
cho các em.
V/ KẾT LUẬN:_Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá
trình giảng dạy. Đây cũng là một phần không thể thiếu góp phần giúp tôi hồn thành
tốt trong quá trình dạy học và “ nâng cao chất lượng việc rèn học sinh yếu.- Ngồi
ra vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra để nhằm nâng cao chất lượng việc rèn học sinh yếu.
Tôi rất mong được sự hỗ trợ góp ý chân tình của quý thầy cô, nhằm giúp tôi hồn
thiện hơn trong công tác !!!
Người viết: LÊ THÀNH TRUNG (GV)



×