Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài giảng bài công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD 12 (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240 KB, 12 trang )

Bài 6: Công dân với các quyền tự do
cơ bản.
2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.


1. Định nghĩa:
-Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về
tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và
nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
người khác.


2. Nội dung:
Quyền được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm.

Quyền được pháp luật
bảo hộ về tính mạng,
sức khỏe.

Quyền được pháp luật
bảo hộ về danh dự và
nhân phẩm.


2. Nội dung:
+ Nội dung thứ nhất:
- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức


khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
-Nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh
người gây thương tích.


Câu hỏi:
1.Tại sao tính mạng, sức khoẻ của công dân lại
được pháp luật bảo vệ?
2. Theo em, nếu tính mạng của một người luôn
bị đe doạ thì cuộc sống của người đó sẽ như
thế nào?
3. Nếu tính mạng của nhiều người bị đe doạ
thì xã hội sẽ như thế nào? Có phát triển lành
mạnh được không?


Tình huống:
Lan và Vân học cùng lớp. Một hôm đi
học về, đùa nhau, vô tình Lan xô Vân
ngã gãy chân phải đi bó bột. Hành vi của
Lan có phạm pháp luật không?


Pháp luật nước ta quy định thế nào để đảm
bảo tính mạng, sức khỏe của công dân?
Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999: “ Người
nào cố ý gây thương tích hoặc gây thiệt hại
cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ thương
tật từ 11% đến 30%..., thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng

đến ba năm...”


+Nội dung thứ hai:
-Không ai được xâm phạm tới danh dự và
nhân phẩm của người khác.


Pháp luật nước ta quy định thế nào để bảo vệ danh
dự nhân phẩm cho công dân?
Điều 121 BLHS 1999 (trích): “Người nào xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Điều 122 BLHS 1999 (trích): “Người nào bịa đặt,
loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc
phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người
khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm
quyền thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm.”


Câu hỏi:
Bạn sẽ làm gì nếu bị người khác
bịa đặt điều xấu, vu cáo hoặc xúc
phạm?



3. Ý nghĩa:

-Nhằm xác định địa vị pháp lí của
công dân trong mối quan hệ với Nhà
nước và xã hội.
-Đề cao nhân tố con người trong nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


Cảm ơn thầy cô và các bạn đã
theo dõi



×