Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Dạy học đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.46 KB, 4 trang )

Trường THCS Phổ Thạnh
Tổ: Tự Nhiên 1
Giáo viên: Nguyeãn Trí Duõõng

THU HOẠCH THÁNG 10/2014
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ: “PHÂN THỨC ĐẠI SỐ”
Thông qua dự giờ tiết dạy học theo chủ đề: “Phân thức đại số” do giáo viên Nguyễn
Trí Dũng thực hiện (môn Toán), bản thân tôi đã học hỏi được một số nội dung đổi mới và
cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân:
- Tiết học đã xây dựng chủ đề: Phân thức đại số cụ thể tiết 23: “Rút gọn phân thức”.
- Việc xây dựng chủ đề đã căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành. Thông
qua chủ đề, xác định được các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, hợp tác, sử
dụng ngôn ngữ, tính toán, sáng tạo và các phẩm chất trung thực, tự lập, có trách nhiệm với
bản thân với nhóm, tuân theo sự phân công của nhóm của từng cá nhân học sinh, giáo dục
được cho các em tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập, chú ý nghe và làm theo các yêu
cầu của giáo viên; Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
- Chủ đề: Phân thức đại số với tiết 23: Rút gọn phân số, dựa trên cơ sở của tiết “Rút gọn
phân số” đã học ở lớp 6 nên học sinh khi được giao nhiệm vụ học tập các em rất hứng thú.
Mục tiêu và nhiệm vụ học tập đã được xác định rõ ràng, phù hợp với khả năng của học
sinh.
- Giáo viên đã có sự theo dõi và hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập kịp thời, phát
hiện ra những khó khăn để giúp đỡ học sinh.
- Cho học sinh thực hành kỹ năng rút gọn phân thức tại lớp, rèn luyện được kỹ năng của
từng cá nhân học sinh. Học sinh trình bày được kết quả và có sự nhận xét của các thành
viên trong lớp và của giáo viên.
- Học sinh tham gia hoạt động nhóm tích cực và có sự phân công rõ ràng trong mỗi nhóm.
- Trong tiết học thì học sinh còn gặp khó khăn trong việc phát hiện nhân tử chung đối với
những phân thức có tử và mẫu chưa có dạng tích chứa nhân tử chung mà phải biến đổi.
Giáo viên đã giúp học sinh bằng cách hướng dẫn các em sử dụng các phương pháp phân
tích đa thức thành nhân tử để biến đổi.
- Các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực được phát huy, cải thiện mối quan


hệ giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo của
mỗi cá nhân học sinh.
Thông qua buổi dạy học theo chủ đề của tháng 10, tôi thấy đã bước đầu phát huy
được các mặt tích cực của sự thay đổi việc sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề. Tuy còn
gặp nhiều khó khăn vì lần đầu thực hiện và học sinh còn chưa quen với cách thức này
nhưng tôi tin rằng học sinh sẽ mau chóng tiếp thu và phát huy được năng lực của bản thân.


Trường THCS Phổ Thạnh
Tổ: Tự Nhiên 1
Giáo viên: Nguyeãn Trí Duõõng

THU HOẠCH THÁNG 10/2014
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC:
“HÀM SỐ BẬC NHẤT”
Sau khi dự giờ tiết dạy học theo nghiên cứu bài học: “Hàm số bậc nhất” do cô Phạm
Thị Đến thực hiện, tôi đã học hỏi được một số nội dung đổi mới và cũng rút ra được nhiều
kinh nghiệm cho bản thân:
- Tiết học này đã xây dựng theo nghiên cứu bài học: “Hàm số bậc nhất”
- Tiết học đã được áp dụng theo đúng trình tự mà được thống nhất tại cuộc họp ngày 09
tháng 11 năm 2014.
- Bài học đã căn cứ vào chương trình, chuẩn KTKN, bảng mô tả và SGK hiện hành.
Thông qua bài học, xác định được các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, hợp
tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sáng tạo và các phẩm chất tự lập, có trách nhiệm với bản
thân với nhóm, tuân theo sự phân công của nhóm của từng cá nhân học sinh, giáo dục
được cho các em tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập, chú ý nghe và làm theo các yêu
cầu của giáo viên; Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
-Hàm số bậc nhất được học sinh sử dụng, tính toán nhiều nhưng chưa biết tên gọi của các
hàm số đó nên học sinh khi được giao nhiệm vụ học tập các em rất hứng thú. Mục tiêu và
nhiệm vụ học tập đã được xác định rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh.

- GV đã có sự theo dõi và hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập kịp thời, phát hiện ra
những khó khăn để giúp đỡ học sinh.
- Học sinh thực hành kỹ năng nhận biết được hàm số bậc nhất là hàm số cho bởi công thức
y = ax + b (a ≠ 0); Tìm được giá trị của a hoặc b khi biết hai giá trị tương ứng của x và y;
Xác định được tính đồng biến hay nghịch biến của hàm bậc nhất y = ax + b dựa vào hệ số
a tại lớp, rèn luyện được kỹ năng của từng cá nhân học sinh. Học sinh trình bày được kết
quả và có sự nhận xét của các thành viên trong lớp và của giáo viên.
- Học sinh tham gia hoạt động nhóm tích cực và có sự phân công rõ ràng trong mỗi nhóm.
- Tuy nhiên học sinh còn gặp khó khăn trong việc chứng minh hàm số đồng biến hay
nghịch biến khi hệ số a có chứa tham số ( điều này cũng có thể bỏ qua ). Giáo viên đã giúp
học sinh bằng cách hướng dẫn học sinh sử dụng các phép biển đổi để so sánh biểu thức có
chứa tham số với số 0.
- Các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực được phát huy, cải thiện mối quan
hệ giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo của
mỗi cá nhân học sinh.
Bản thân tôi thấy đã bước đầu phát huy được các mặt tích cực của sự thay đổi việc
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Tuy còn gặp nhiều khó khăn vì lần đầu
thực hiện và học sinh còn chưa quen với cách thức này nhưng tôi tin rằng học sinh sẽ mau
chóng tiếp thu và phát huy được năng lực của bản thân.


Trường THCS Phổ Thạnh
Tổ: Tự Nhiên 1
Giáo viên: Nguyeãn Trí Duõõng

BÀI THU HOẠCH THÁNG 12/2014
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC:
“TÍNH CHẤT CƠ CỦA PHÉP CỘNG SỐ NGUYÊN”
Qua dự giờ tiết dạy học theo nghiên cứu bài học: “Tính chất của phép cộng các số
nguyên” do giáo viên Tô Văn Lương thực hiện, bản thân tôi đã học hỏi được một số nội

dung đổi mới và cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân:
- Tiết học đã xây dựng theo nghiên cứu bài học: “Tính chất của phép cộng các số nguyên”
- Giáo viên dạy học theo đúng trình tự tiết dạy đã được thống nhất tại cuộc họp ngày 11
tháng 12 năm 2014.
- Việc xây dựng bài học đã căn cứ vào chương trình, chuẩn KTKN và SGK hiện hành.
Thông qua bài học, xác định được các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, hợp
tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sáng tạo và các phẩm chất tự lập, có trách nhiệm với bản
thân với nhóm, tuân theo sự phân công của nhóm của từng cá nhân học sinh, giáo dục
được cho các em tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập, chú ý nghe và làm theo các yêu
cầu của giáo viên; Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
-Tính chất của phép cộng các số nguyên được học sinh sử dụng, tính toán nhiều và giống
với tính chất của phép cộng số tự nhiên nên học sinh không gặp khó khăn gì khi học tập và
khi được giao nhiệm vụ học tập các em rất hứng thú. Mục tiêu và nhiệm vụ học tập đã
được xác định rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh.
- Giáo viên đã có sự theo dõi và hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập kịp thời, phát
hiện ra những khó khăn để giúp đỡ học sinh.
- Cho học sinh thực hành kỹ năng trình bày kết quả và có sự nhận xét của các thành viên
trong lớp và của giáo viên.
- Học sinh tham gia hoạt động nhóm tích cực và có sự phân công rõ ràng trong mỗi nhóm.
- Các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực được phát huy, cải thiện mối quan
hệ giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo của
mỗi cá nhân học sinh.
Buổi dạy học theo nghiên cứu bài học của tháng 12, tôi thấy đã phát huy được các
mặt tích cực của sự thay đổi việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.


Trường THCS Phổ Thạnh
Tổ: Tự Nhiên 1
Giáo viên: Nguyeãn Trí Duõõng


BÀI THU HOẠCH THÁNG 02/2015
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC:
“PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN”
Sau khi dự giờ tiết dạy học theo nghiên cứu bài học: “Phương trình bậc hai một ẩn”
do giáo viên Võ Tấn Vững thực hiệnm, bản thân tôi đã học hỏi được một số nội dung đổi
mới và cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân:
- Tiết học đã xây dựng theo nghiên cứu bài học: “Phương trình bậc hai một ẩn”
- Giáo viên dạy học theo đúng trình tự tiết dạy đã được thống nhất tại cuộc họp ngày 05
tháng 02 năm 2015.
- Việc xây dựng bài học đã căn cứ vào chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và sách giáo
khoa hiện hành. Thông qua bài học, xác định được các năng lực tự học, giải quyết vấn đề,
tự quản lí, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán và các phẩm chất tự lập, có trách nhiệm
với bản thân với nhóm, tuân theo sự phân công của nhóm của từng cá nhân học sinh, giáo
dục được cho các em tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập, tích cực trong học tập, có ý
thức trong nhóm.
- Học sinh khi được giao nhiệm vụ học tập rất hứng thú. Mục tiêu và nhiệm vụ học tập đã
được xác định rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh. Có sản phẩm học tập của học
sinh.
- Giáo viên đã có sự theo dõi và hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập kịp thời, phát
hiện ra những khó khăn để giúp đỡ học sinh.
- Cho học sinh thực hành kỹ năng trình bày kết quả và có sự nhận xét của các thành viên
trong lớp và của giáo viên.
- Học sinh tham gia hoạt động nhóm tích cực và có sự phân công rõ ràng trong mỗi nhóm.
- Các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực được phát huy, cải thiện mối quan
hệ giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo của
mỗi cá nhân học sinh.
Nhờ buổi dạy học theo nghiên cứu bài học của tháng này, tôi thấy việc sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học đã đạt được những thành công rất tích cực .




×