Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Dạy học đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.02 KB, 5 trang )

CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
Môn: Toán 7
- Tên chủ đề: Hai trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh-góc-cạnh và
góc-cạnh-góc.
- Chủ đề thuộc môn học: Toán lớp 7
- Loại: Chủ đề môn học
- Mục tiêu của chủ đề:
+ Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh và góc-cạnh-góc.
+ Biết vận dụng trường hợp bằng nhau vào tìm các đại lượng góc, cạnh của tam
giác, biết lập luận chứng minh tam giác bằng nhau.
+ Rèn luyện tư duy chặt chẽ, tính cẩn thận chu đáo và thái độ nghiêm túc trong
học tập.
- Những nội dung được tích hợp trong chủ đề:
Thông qua nội dung chủ đề rèn luyện cho học sinh tính tư duy chặt chẽ, lập
luận các vấn đề cơ sở khoa học, logic. Rèn luyện tính cẩn thận trong thực hành làm
Toán và các vấn đề trong cuộc sống nói chung.
- Cấu tạo của chủ đề: Chủ đề được tích hợp từ các tiết 25, 28 và 29.
- Số tiết của chủ đề: 03; tên tiết: 25, 26, 27
- Các phương pháp chính được sử dụng khi thực hiện chủ đề:
Lấy phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh làm chủ đạo, trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp đàm thoại, gợi mở, dạy học nêu vấn đề và từ
trực quan, thực tiễn đến tư duy logic để giải quyết vấn đề.
- Các thiết bị, đồ dùng, tư liệu được sử dụng, việc áp dụng CNTT khi dạy chủ
đề:
+ SGK, SGV Toán 7
+ Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán
+ Đồ dùng dạy học: thước thẳng, compa, eke, đo góc
+ Máy tính, máy chiếu (mô tả tam giác bằng nhau và làm sáng tỏ hai trường
hợp bằng nhau của tam giác)
- Phương án điều chỉnh ppct theo kế hoạch dạy học theo chủ đề:
+ Tiết 25 của ppct hiện hành giữ nguyên, thay tiết 26, 27 của ppct hiện hành


thành tiết 26, 27 của chủ đề.
+ Tiết 26,27 của ppct hiện hành được dạy vào tiết 28, 29 của ppct hiện hành.


- Tiến trình thực hiện chủ đề:
+ Chủ đề được bố trí ở tuần 17 của ppct.
+ Thời điểm dạy: khoảng từ 8/12/2014 đến 13/12/2014
Tiết 1:
Nội dung:
- Khái niệm hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-góc-cạnh
- Áp dụng vào trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông, hai cạnh góc
vuông.
- Áp dụng tính cạnh, góc của tam giác; vẽ tam giác biết số đo góc, cạnh.
Hoạt động:
+ GV:
- Hướng dẫn học sinh thực hành vẽ tam giác biết số đo hai cạnh góc và xen
giữa.
- Hướng dẫn học sinh nhận biết trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh.
- Hướng dẫn học sinh áp dụng vào tam giác vuông để, nhận biết hai tam giác
vuông bằng nhau.
+ Học sinh:
- Thực hành vẽ tam giác
- Nhận biết trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh và tma giác vuông.
- Áp dụng làm bài tập SGK
Tiết 2:
Nội dung:
- Áp dụng từ kết quả thực hành để nhận biết và có khái niệm trường hợp bằng
nhau của hai tam giác theo góc-cạnh-góc.
- Vận dụng trường hợp bằng nhau canh-góc-cạnh để xây dựng trường hợp bằng
nhau của hai tam giác vuông theo cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh góc vuông đó

và trường hợp cạnh huyền-góc nhọn.
- Vận dụng lý thuyết tính cạnh, góc của tam giác, chứng minh hai tma giác
bằng nhau.
Hoạt động:
+ GV:
- Hướng dẫn học sinh thực hành vẽ tam giác biết hai góc và một cạnh xen giữa
hai góc đó.


- Hướng dẫn học sinh phát hiện và ghi nhớ trường hợp băng nhau góc-cạnh-góc
của tam giác.
- Hướng dẫn học sinh nhận biết trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông,
theo cạnh góc vuông và góc nhọn kề nó và trường hợp cạnh huyền-góc nhọn.
+ Học sinh:
- Thực hành vẽ tam giác
- Tư duy, nhận biết trường hợp bằng nhau của hai tam giác và của hai tam giác
vuông.
- Áp dụng thực hành tính cạnh, góc của tam giác, chứng minh hai tam giác
bằng nhau.
Tiết 3:
Nội dung:
- Ghi nhớ hai trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh và góc-cạnh-góc của hai
tam giác và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
- Áp dụng luyện tập các bài toán về tính cạnh, góc và chứng minh tam giác
bằng nhau.
Hoạt động:
+ GV:
- Tổ chức kiểm tra việc nhận biết và ghi nhớ của học sinh về hai trường hợp
bằng nhau của tam giác và của tam giác vuông.
- Tổ chức cho học sinh luyện tập các bài toán tính các đại lượng của cạnh, góc

của tam giác.
- Nhận xét kết quả thực hành, áp dụng của học sinh và đánh giá tinh thần,, ý
thức và kết quả học tập của học sinh.
+ Học sinh:
- Nhận biết về các trường hợp bằng nhau của tam giác và tam giác vuông.
- Nếu các tác dụng của hai tma giác bằng nhau trong tính toán và chứng minh
hình học.
- Thực hiện luyện tập, tính toán, chứng minh các tam giác bằng nhau.
- Rèn luyện cách viết, trình bày các bước trong bài toán chứng minh hình học.
- Tự nhận thức, đánh giá khả năng học tập của mình để tự điều chỉnh theo
hướng tích cực.


KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 7_PHẦN HÌNH HỌC
Năm học 2014-2015

Chương

Mục
Tiết thứ
Chương I § 1. Hai góc đối đỉnh.
1
Luyện tập.
2
Chương 1 § 2. Hai đường thẳng vuông góc.
3
Luyện tập
4
Đường
§ 3. Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường

5
thẳng
thẳng.
vuông góc § 4. Hai đường thẳng song song.
6
và đường Luyện tập
7
thẳng song § 5. Tiêu đề Ơclít về đường thẳng song song.
8
song
Luyện tập
9
(16 tiết)
§ 6. Từ vuông góc đến song song.
10
Luyện tập
11
§ 7. Định lý.
12
Luyện tập
13
Ôn tập chương I.
14,15
Kiểm tra chương I.
16
Chương II §1. Tổng ba góc của một tam giác.
17,18
Luyện tập.
19
§2. Hai tam giác bằng nhau.

20
Luyện tập
21
Chương 2 §3. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh 22
cạnh - cạnh (c.c.c).
Tam giác Luyện tập
23, 24
(30tiết)
Chủ đề: Hai trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh-góc- 25,26,27
cạnh và góc-cạnh-góc.
Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc 25
cạnh (c.g.c).
Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc-cạnh-góc
26
(g.c.g).
Luyện tập
27
Luyện tập
28,29
Ôn tập học kỳ I.
30,31
Trả bài kiểm tra học kỳ I (phần Hình học)
32
Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác
33,34
§ 6. Tam giác cân.
35
Luyện tập
36
§ 7. Định lý Pitago.

37


Luyện tập
§ 8. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
Luyện tập.
Thực hành ngoài trời.
Ôn tập chương II. với sự trợ giúp của máy tính CASIO
hoặc MT với tính năng tương đương
Kiểm tra chương II
§1. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
Luyện tập
§2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường
Chương 3: xiên và hình chiếu .
Luyện tập
Quan hệ §3. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức
giữa các tam giác.
yếu tố của Luyện tập
tam giác. §4. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Các đường Luyện tập.
đồng quy §5. Tính chất tia phân giác của một góc.
trong
Luyện tập.
tam giác
§6. Tính chất ba đường phân giác của tam giác
(24 tiết)
Luyện tập
§7. Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
Luyện tập.
§8. Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Luyện tập.
§9. Tính chất ba đường cao của tam giác
Luyện tập.
Ôn tập chương III.
Kiểm tra chương III (1 tiết)
Ôn tập cuối năm phần hình học.
Trả bài kiểm tra cuối năm (phần hình học)
Tác giả

Nguyễn Văn Tư

38,39
40
41
42, 43
44 , 45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59

60
61
62
63
64
65,66
67
68,69
70



×