Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Dạy học đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.94 KB, 24 trang )

TRƯỜNG THCS HOA LƯ

TẬP HUẤN
“ Cơ sở xây dựng chuyên đề dạy học”

Vạn Ninh, ngày 17 tháng 12 năm 2015

1


PHẦN I. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
Chuyên đề dạy học được hiểu như sau:
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện
theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện
nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương
trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội
dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp
với phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện
thực tế của nhà trường.

2


Cơ sở xây dựng chuyên đề dạy học
1. Định hướng chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học
2. Giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch
GD, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và GV
3. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học
4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học

3




1. Định hướng đổi mới giáo dục
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020
ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày
13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
=> Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề,
cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới
giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định
hướng năng lực người học.

4


2. Giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch
giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và
giáo viên:
- GV rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa,
điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây
dựng các chủ đề tích hợp, liên môn; chú trọng giáo dục
đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho HS.
- Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng
từ tổ bộ môn, được phòng, sở góp ý và phê duyệt để
làm căn cứ tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra.

5



3. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học
a) Về hình thức tổ chức dạy học
- Từ năm học 2011 - 2012, Bộ GDĐT triển khai hoạt động
NCKH của HS THCS và THPT, tổ chức Cuộc thi sáng tạo
khoa học, kỹ thuật quốc gia và cử học sinh tham dự
Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế và các cuộc thi,
triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học, kỹ thuật.
- Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học được
tổ chức từ năm học 2012-2013.

6


- Từ năm học 2012 - 2013, Bộ GDĐT triển khai thí điểm
giáo dục thông qua di sản nhằm đổi mới hình thức tổ
chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm
sáng tạo của học sinh và phát huy giá trị của các di
vật thể, di sản phi vật thể của quốc gia và từng địa
phương.
- Từ năm học 2013-2014, việc giáo dục thông qua di
sản đã được triển khai rộng rãi trên cả nước, thường
gắn với các bộ môn: Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ
thuật và một số hoạt động giáo dục.

7


b) Về phương pháp dạy học

Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển
cho học sinh trong dạy học như:
+ Năng lực tự học;
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sáng tạo;
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác;
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông.
c) Về kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh
- GV tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho HS.
- HS đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn
đề cần tìm tòi giải quyết.
- GV chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của HS, bổ sung,
tổng kết, khái quát hóa, kiểm tra kết quả học phù hợp
với mục tiêu dạy học.
8


4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học:
- Chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến
thức cuối kỳ, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả
đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến
thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối
năm học.
- Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học
sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết HS học
như thế nào, có biết vận dụng không.

9



- Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ
học sinh và cộng đồng.
- Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh,
không so sánh học sinh này với học sinh khác;
- Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng
thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn
luyện của học sinh;
- Giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân;
- Phải đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan,
không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ
học sinh./.

10


PHẦN II. XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
1. Định hướng chung:
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo
khoa hiện hành, tổ/nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo
viên thảo luận, lựa chọn nội dung để xây dựng các
chuyên đề dạy học phù hợp.
Dựa vào các phương pháp dạy học tích cực, khi
xây dựng các chuyên đề dạy học ta cần căn cứ vào
một phương pháp dạy học tích cực cụ thể được lựa
chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chức cho
học sinh thực hiện. Nhìn chung các phương pháp dạy
học tích cực đều dựa trên việc tổ chức cho học sinh
phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ

học tập.
11


Chuỗi hoạt động học trong mỗi chuyên đề đều tuân
theo con đường nhận thức chung như sau:
- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập:
+ Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập
cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học
tập, hứng thú học bài mới.
+ Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy
động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có
liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn
học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những
gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra
"cái" chưa biết và muốn biết.
12


- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến
thức, kỹ năng mới hoặc/và thực hành, luyện tập, củng
cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được
nhằm giải quyết tình huống/vấn đề học tập.
- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng
để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề thực
tiễn.

13



2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học:
Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một
vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng mỗi chuyên đề dạy
học cần thực hiện theo quy trình như sau:
a) Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề
sẽ xây dựng. Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các
loại sau:
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng
dụng kiến thức mới.

14


- Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa
của môn học và những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng,
quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác
định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được
thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng
thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề
dạy học đơn môn.
- Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan
đến nhiều môn học, lãnh đạo nhà trường giao cho các
tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội
dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp,
liên môn.

15



Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa
phương, nhà trường; năng lực của giáo viên và học
sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết
vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo
hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm
việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm
ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải
quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo
viên và học sinh cùng đánh giá.

16


Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình
huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn
đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và
lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để
giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh
giá.
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy
sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa
chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn
đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ
sung của giáo viên khi kết thúc.

17



Ví dụ: Chuyên đề “Tính chất của kim loại và dãy hoạt
động hóa học của kim loại” được xây dựng để giải
quyết vấn đề ở mức 3 có thể được xây dựng như sau:
” Xung quanh chúng ta có rất nhiều kim loại như : Sắt,
đồng, kẽm….
- Làm thế nào để xác định được tính chất của kim loại?
- Trong phòng thí nghiệm chúng ta có thể làm thí
nghiệm để thể hiện tính chất của kim loại được không?
- Từ kết quả thí nghiệm ta có thể thiết lập được dãy
“hoạt động hóa học của kim loại như thế nào? “
Đó là những câu hỏi nhưng cũng là những vấn đề
cần giải quyết của chuyên đề.
18


b) Xây dựng nội dung chuyên đề:
- Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy
học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học
cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự
kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng
với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định
các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề.
- Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết
trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các
môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học.

19



c) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo
chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ
tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích
cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể
hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng.
(Một số phẩm chất và năng lực cần đạt khi dạy học
chuyên đề trang 21-24)

20


d) Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài
tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và
phẩm chất của học sinh trong dạy học (bảng mô tả)
e) Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức
độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ
chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá,
luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.

21


f) Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt
động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện
ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ
thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm
của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây
dựng tình huống xuất phát.

+ Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà
học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan
niệm ban đầu về chúng.
+ Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo
điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức
ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu thuẫn
nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề
22
xuất được các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.


Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động
học như: đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực
hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo
luận; kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức...
Dùng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để
thể hiện chuyên đề:
Ví dụ:
Phương pháp dạy học theo hướng phân tích hoạt
động của học sinh
Phương pháp bàn tay nặn bột.
Phương pháp dạy học theo dự án.
....
23


Giáo án soạn theo chuyên đề:
Ngày soạn:
Tuần:
Tiết CT:

Chuyên đề :
I. Nội dung chuyên đề
1. Nội dung 1:
2. Nội dung 2:
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
NỘI DUNG 1:
1.Mục tiêu
a. Kiến thức:
b. Kĩ năng:
c. Thái độ:
d. Năng lực
e. Tích hợp:
2. Phương pháp dạy học:
3. Chuẩn bị của GV và HS:
4. Các hoạt động dạy học: (Sử dụng các PP dạy học tích cực)
NỘI DUNG 2:
III. BẢNG MÔ TẢ - CÂU HỎI BÀI TẬP THEO 4 MỨC ĐỘ
IV. CỦNG CỐ:
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

24



×