Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp t10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.01 KB, 16 trang )

Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

SỞ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỔ TAY HƯỚNG DẪN

XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP

Tập 10 :
XỬ LÝ ỒN RUNG

\]\] Thành phố Hồ Chí Minh 1998 \]\]
Xử lý ồn rung

1




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC

1

LỜI NÓI ĐẦU


2

1. VẤN ĐỀ ỒN RUNG KHI SỬ DỤNG MÁY PHÁT ĐIỆN

4

1.1 Các tác nhân gây ô nhiễm chính

4

1.2 Tác hại của tiếng ồn và rung động

4

1.3 Tiêu chuẩn kiểm soát ồn rung

5

2. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG

6

3. CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM THỰC TIỄN

7

3.1 Vật liệu chống ồn

7


3.2 Các kết cấu chống ồn

8

3.3 Kết cấu chống rung

13

3.4 Một số trường hợp thực tiễn đã áp dụng

14

4. GIÁ CẢ VÀ NGUỒN CUNG CẤP VẬT TƯ CHÍNH

15

5. DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ TƯ VẤN

16

THIẾT KẾ MẪU GIẢI PHÁP CHỐNG ỒN MÁY PHÁT ĐIỆN

17

Xử lý ồn rung

2





Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU

T

rong sản xuất công nghiệp cũng như trong các hoạt động
giao thông, dòch vụ tại TP Hồ Chí Minh có nhiều khâu phát
sinh tiếng ồn và rung (chấn động). Trong công nghiệp các
ngành có mức ồn cao gồm có: Cơ khí, dệt, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến thực phẩm, đông lạnh, nước đá… với mức ồn phổ biến trong
khoảng từ 70 - 100 dB. Trong giao thông vận tải tiếng ồn của các loại xe cơ
giới nằm trong khoảng từ 70 - 95 dB, tiếng ồn của dòng xe cộ từ 72 - 90 dB.
Trong hoạt động dòch vụ nguồn gây ồn là máy phát điện, vũ trường, Karaoke
với mức ồn khá cao từ 90 - 110 dB. Ngoài ra phần lớn những hoạt động trên
cũng gây ra rung động, mức rung thay đổi tùy thuộc vào nguồn phát sinh, kết
cấu móng, kết cấu vật liệu truyền dẫn và vào vò trí đo. Mức ồn và rung cao hơn
TCCP gây nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của những người sống làm
việc trong khu vực có nguồn gây ồn rung cũng như nhân dân xung quanh. Thựïc
tế như vậy đòi hỏi phải có các giải pháp chống ồn và rung cho các thiết bò gây
ồn rung nhằm đảm bảo tiếng ồn và rung động ở các khu vực có liên quan đạt
mức cho phép.
Các nghiên cứu và các công trình chống ồn rung đã thực hiện trong thời
gian qua cho thấy là có thể khống chế ồn rung tạo ra từ các nguồn ảnh hưởng
tới khu vực xung quanh đạt mức cho phép. Hiệu quả chống ồn và hiệu quả kinh
tế sẽ tăng lên khi có sự phối hợp giữa các nhà thiết kế xây dựng và các nhà kỹ
thuật môi trường trong giai đoạn thiết kế công trình.
Trên cơ sở của việc nghiên cứu thực hiện các công trình chống ồn rung
cho nhiều loại thiết bò gây ồn rung trong nhiều năm qua chúng tôi chọn máy

phát điện là đối tượng để thiết kế mẫu vì những lý do sau đây:
Xử lý ồn rung

3




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

1. Đây là nguồn phát sinh ồn rung đặc trưng nhất trong số các thiết bò gây ồn

rung vì nó bao gồm tất cả các loại tiếng ồn : Tiếng ồn va chạm, tiếng ồn khí
động và rung.

2. Mức ồn của thiết bò này khá cao, khoảng từ 100 - 110 dB tùy loại máy.
3. Thường lắp đặt tại những khu vực mà yêu cầu mức ồn thấp.
Từ những lý do nói trên có thể nhận thấy rằng: Một thiết kế mẫu chống
ồn rung cho máy phát điện có thể áp dụng được cho các nguồn gây ồn khác sau
khi lược bỏ những kết cấu và thiết bò không cần thiết.
Tài liệu này là một phần của Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi
trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.

CHỦ TRÌ:
BIÊN SOẠN:

Xử lý ồn rung

PGS.TS. NGUYỄN THIỆN NHÂN
TH.S NGUYỄN ĐINH TUẤN

K.S NGUYỄN THANH HÙNG

4




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

1. VẤN ĐỀ ỒN RUNG KHI SỬ DỤNG MÁY PHÁT ĐIỆN
1.1 Các tác nhân gây ô nhiễm chính

Máy phát điện lắp đặt sử dụng tại TP Hồ chí minh trong thời gian vừa
qua phần lớn là máy mới của các hãng nổi tiếng thế giới như Cusmin,
Caterpilar… công suất mỗi máy từ 500 KW đến 1500 KW, công suất mỗi trạm
từ 500 KW đến 5000 KW. Kết quả khảo sát nhiều trạm máy phát điện cho thấy
tiếng ồn xuất phát từ các nguồn như sau với mức ồn ghi nhận được là:


Tiếng ồn từ các bộ phận cơ và từ quá trình cháy của nhiên liệu trong động
cơ, mức ồn ở nguồn này là cao nhất, từ 100-110 dBA trong phòng máy.



Tiếng ồn của quạt gió giải nhiệt, đây là tiếng ồn khí động với mức ồn khá
cao, từ 97-105 dBA ở vò trí đo phía trước quạt gió, cách quạt khoảng 2m.



Tiếng ồn khí động của ống thải khói thường từ 87 dBA đến 95 dBA.


Ngoài ra còn có rung động do sự va đập của các bộ phận cơ học của
máy, truyền xuống sàn và lan truyền trong kết cấu.
Muốn chống ồn rung đạt hiệu quả phải có giải pháp đối với tất cả
nguồn nói trên, Tuy nhiên do tính chất đặc điểm của mỗi nguồn mà những biện
pháp đối với chúng phải khác nhau.
1.2 Tác hại của tiếng ồn và rung động
1.2.1 Tác hại của tiếng ồn
Dưới tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm thính giác giảm xuống, ngưỡng
nghe tăng lên, rõ rệt nhất khi tác động kéo dài và ở tần số cao. Nếu tác động
lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi thính giác không có khả năng
hồi phục về trạng thái bình thường, sau một thời gian dài sẽ phát triển thành
những biến đổi có tính chất bệnh lý, dẫn tới biến đổi thoái hóa tai, gây ra các
bệnh nặng tai và bệnh điếc nghề nghiệp. Mức ồn tối thiểu có thể gây ra tác
dụng mệt nỏi của cơ quan thính giác phụ thuộc vào tần số của tiếng ồn. Tần số
càng cao thì mức ồn tối thiểu gây nên tác hại càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ với
tiếng ồn có tần số 2000 - 4000 Hz tác dụng mệt mỏi sẽ bắt đầu với mức ồn 80
dB, còn đối với tiếng ồn có tần số 5000 - 6000 Hz thì mức ồn tương ứng là 60
dB. Thời gian làm việc trong môi trường ồn càng lâu thì độ nhạy cảm của tai
Xử lý ồn rung

5




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

càng giảm. Ngoài ra độ nhạy cảm riêng của mỗi người cũng có vai trò quan
trọng. Tiếng ồn còn gây nên những tác hại đối với hệ thần kinh, hệ tim mạch

và dạ dày gây kích thích hệ thần kinh trung ương; gây đau đầu chóng mặt, gây
ra một số thay đổi trong hệ thống tim mạch, rối loạn nhòp tim, gây nên sự rối
loạn chức năng bình thường của dạ dày và có thể gây nên bệnh viêm dạ dày…
1.2.2 Tác hại của rung động
Tác hại của rung động phụ thuộc vào hình thức tác động lên cơ thể con
người là rung động chung hay rung động cục bộ. Rung động chung sẽ gây ra
dao động cho toàn bộ cơ thể còn rung động cục bộ chỉ làm cho từng bộ phận cơ
thể dao động. Tuy nhiên rung động cục bộ cũng có ảnh hưởng lên các bộ phận
khác của cơ thể ngoài bộ phận bò dao động. Hệ thống thần kinh và hệ thống tim
mạch là những bộ phận nhạy cảm nhất đối với rung động. Bệnh khớp xương
cũng liên quan đến rung động.
Khi đồng thời chòu tác dụng của cả tiếng ồn và rung động, thì những tác
hại của tiếng ồn và rung động đối với cơ thể càng lớn.
1.3 Tiêu chuẩn kiểm soát ồn rung
Việc kiểm soát ồn rung được tiến hành bằng cách đo đạc mức ồn rung
tại các vò trí bò tác động, thường là nơi sinh hoạt bên trong các nhà khiếu nại.
Tiêu chuẩn kiểm soát là các tiêu chuẩn TCVN 5949-1995, phụ lục V.2 và phụ
lục V.3 của Nghò Đònh số 175-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
Bảng 1: TCVN 5949-1995 Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực
công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương - dBA)
Số
Khu vực
Thời gian (giờ)
TT
6-18
18-22
22-6
50
45

40
1
Khu vực cần đặc biệt yên tónh :
Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà
trẻ, trường học
2
Khu dân cư, Khách sạn, nhà ở, cơ quan,
60
55
45
hành chính
3
Khu vực thương mại, dòch vụ
70
70
50
4
Khu sản xuất xen kẽ trong khu dân cư
75
70
50
* Ghi chú :
Xử lý ồn rung

6




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp





dBA mức ồn đo ở thang A.
Trong trường hợp mức ồn tại khu vực khi đối tượng khảo sát không hoạt
động (ồn nền) lớn hơn các giá trò giới hạn thì khi đối tượng khảo sát hoạt
động không được làm mức ồn chung tăng hơn 5 dB so với ồn nền.
Bảng 2: MỨC RUNG CHO PHÉP
Loại đối tượng

Tại nơi sản xuất và các khu vực
tiếp cận trong vòng 15 m với các
trục lộ giao thông chính
Các khu vực khác




Gia tốc hiệu đính cho
phép (m/s2)
Rung đứng Rung ngang
50
45

75

Gia tốc tuyến
tính cho phép
(m/s2)

40

70

50

* Ghi chú :
Rung đứng (dọc) là mức rung đo dưới sàn hoặc các bề mặt nằm ngang.
Rung ngang là mức rung đo trên tường hoặc các bề mặt đứng.

2. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG
Để chống ồn và rung động một cách có hiệu quả, cần thiết áp dụng đồng
bộ một số biện pháp cơ bản như sau:
Biện pháp qui hoạch:
Nội dung chủ yếu của biện pháp này là bố trí hợp lý các nguồn gây ồn
trong qui hoạch mặt bằng tổng thể. Nguyên tắc chung là các nguồn gây ồn phải
được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo. Các nguồn gây ồn nên tập trung vào một
khu vực cách xa khu dân cư hoặc khu vực văn phòng, trồng nhiều cây xanh
chung quanh khu vực gây ồn.
Biện pháp giảm ồn và rung động tại nguồn:
Hai nội dung chủ yếu của biện pháp này là:
* Hiện đại hóa thiết bò và hoàn thiện quá trình công nghệ, nhằm mục đích giảm
mức ồn ngay tại nơi nguồn phát sinh. Việc cân chỉnh, lắp đặt, vận hành máy
móc thiết bò đúng qui trình qui phạm và việc bão dưỡng đònh kỳ máy móc thiết
bò có tác dụng tích cực trong việc giảm tiếng ồn tại nguồn phát sinh.
Xử lý ồn rung

7





Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

* Qui hoạch thời gian làm việc của các xưởng gây ồn. Cần hạn chế sự hoạt
động của các máy móc thiết bò có mức ồn cao ở những giờ mà tiếng ồn có thể
tác động đến nhiều người.
Cách rung động và hút rung động:
Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền:
Hai biện pháp trên sẽ được trình bày chi tiết ở phần các giải pháp xử lý
ô nhiễm thực tiễn sau đây.

3. CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM THỰC TIỄN
3.1 Vật liệu chống ồn
Vật liệu dùng trong các công trình chống ồn có thể là các loại vật liệu
xây dựng thông dụng. Tuy nhiên sử dụng các loại vật liệu đó sẽ không đạt được
hiệu quả chống ồn cao hoặc kết cấu sẽ dày và nặng. Vì vậy người ta thường sử
dụng các loại vật liệu chuyên dụng bao gồm 2 loại: vật liệu cách âm và vật
liệu hút âm.
3.1.1 Vật liệu cách âm
Trong đa số các trường hợp vật liệu cách âm là các vật liệu xây dựng
thông thường như tường gạch, bê tông, gỗ, kim loại... Khả năng cách âm R (dB)
của chúng phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng bề mặt (Kg/m2) của kết cấu phân
cách, tức là phụ thuộc vào khối lượng riêng của vật liệu (loại vật liệu) và bề
dày của kết cấu. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tần số sóng âm tới.
Bảng 3 : Khả năng cách âm của một số loại vật liệu
Khả năng cách âm R (dB)
Tên vật liệu
Tần số (Hz)
125 250

500
1.000 2.000 4.000
56
50
45
40
36
38
Tường bêton nhẹ dày 150mm
43
37
37
37
36
30
Tường gạch 100 mm
29
28
27
25
23
17
Kính dày 5 mm
27
28
24
20
15
17
Gỗ dán dày 5 mm

Trong việc xây dựng các công trình chống ồn thường giữ nguyên kết cấu
bao che có sẵn của phòng đặt máy và lắp đặt thêm lớp kết cấu cách âm.
Xử lý ồn rung

8




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

3.1.2 Vật liệu hút âm

Vật liệu hút âm gồm rất nhiều loại và phần lớn là các vật liệu xốp như
bông khoáng, bông thủy tinh, sợi thực vật và các loại gỗ. Hệ số hút âm của một
số loại vật liệu được giới thiệu ở bảng 4.
Bảng 4 : Hệ số hút âm của một số loại vật liệu

125

Hệ số hút âm (dB)
Tần số (Hz)
250
500
1.000 2.000

30

36


37

37

37

43

38
17
17

36
23
15

40
25
20

45
27
24

50
28
28

56
29

27

Tên vật liệu

Tấm bông thủy tinh dày 5
cm, 80 kg/m3
Tấm bông khoáng dày 5
cm, 200 kg/m3
Kính dày 5 mm
Gỗ dán dày 5 mm

4.000

Trong các loại vật liệu nói trên, bông thủy tinh được chọn làm vật liệu
hút âm chủ yếu do khả năng hút âm cao, dễ tìm, giá cả phải chăng, chòu nhiệt,
chòu ẩm tốt và dễ thi công.
3.2 Các kết cấu chống ồn
Như đã trình bày ở trên tiếng ồn từ máy phát điện xuất phát từ các
nguồn khác nhau với mức ồn khác nhau. Vì vậy phải có giải pháp kết cấu
chống ồn riêng cho từng loại nguồn ồn.
3.2.1 Đối với nguồn ồn chung lan truyền trong không khí
Biện pháp có hiệu quả nhất là lắp đặt các kết cấu cách âm để hạn chế
sự lan truyền. Các kết cấu cách âm bao gồm tường cách âm, cửa cách âm và
trong một số trường hợp còn có cả trần cách âm. Kết cấu cách âm chủ yếu là
tường cách âm, thông dụng nhất là sử dụng kết cấu bao che có sẵn (thường là
tường gạch xây dày 200 mm), cộng thêm một lớp cách âm mới với bề dày tùy
thuộc vào loại vật liệu cách âm sử dụng. Giữa 2 lớp vật liệu nói trên là một lớp
không khí có bề dày 100 mm. Khả năng cách âm của kết cấu loại này được tính
theo công thức:
Rtb = 23lg P - 9 + AR, dB

Xử lý ồn rung

9

khi P > 200 kg/m2




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Hoặc

Rtb = 23lg P + 13 + AR , dB

khi P < 200 kg/m2

Trong đó P là khối lượng riêng cuả 2 lớp vật liệu kết cấu.

(Hình 1: Kết cấu cách âm)
3.2.2 Đối với nguồn ồn khí động
Với các nguồn ồn khí động như nguồn ồn từ quạt giải nhiệt hoặc từ ống
khói máy phát điện, thì biện pháp chống ồn là sử dụng các kết cấu hút âm để
hấp thụ bớt mức ồn trước khi thải khí ra môi trường xung quanh.

a. Đối với nguồn ồn từ quạt gió giải nhiệt
Đây là nguồn ồn khó hạn chế nhất vì các lý do: Mức ồn cao, chống ồn
nhưng không làm giảm lưu lượng không khí trao đổi nhằm đảm bảo máy hoạt
động bình thường. Biện pháp chống ồn cho nguồn ồn này chủ yếu là biện pháp
tiêu âm với các dạng chủ yếu như sau:

a.1 Buồng tiêu âm dạng tấm
Đây là dạng thông dụng nhất do cấu tạo đơn giản, hiệu suất cao mà
chúng tôi áp dụng cho hầu hết các công trình chống ồn cho trạm máy phát điện.
Hiệu quả triệt tiêu âm của loại này có thể đạt tới 60 dB khi chiều dài buồng
tiêu âm > 2 m.

Xử lý ồn rung

10




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

(Hình 2: Buồng tiêu âm dạng tấm)
a.2. Buồng tiêu âm dạng tấm phản xạ.
Trong một số trường hợp kích thước buồng tiêu âm không đủ để bố trí
dạng tiêu âm nói trên (Cao ốc Hai Thanh - Kotobuki), chúng tôi sử dụng loại
buồng tiêu âm với các tấm phản xạ và cũng đạt được hiệu quả hút âm tương tư
loại trên. Tuy nhiên loại này có nhược điểm là tổn thất áp lực lớn.

(Hình 3: Buồng tiêu âm dạng tấm phản xạ)
a.3 Cửa lá sách tiêu âm
Xử lý ồn rung

11





Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Đây là một dạng kết cấu rất mới được sử dụng cho các trường hợp không
có không gian đủ để bố trí buồng tiêu âm. Với kết cấu cửa lá sách dạng khí
động cấu tạo bằng các loại vật liệu hút âm, loại kết cấu này có khả năng giảm
mức ồn được 30 dB.

(Hình 4: Cửa lá sách tiêu âm lắp đặt tại khách sạn New World)
3.3 Kết cấu chống rung
Trong đa số các trường hợp việc chống rung không quá phức tạp. Mức
độ rung động của máy móc thiết bò tỷ lệ nghòch với kích thước và khối lượng
của móng máy của chúng. Vì vậy chỉ cần lắp đặt máy móc trên một bệ máy
Xử lý ồn rung

12




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

vũng chắc là có thể triệt tiêu sự rung động. Tuy nhiên với các máy móc có mức
rung động lớn như các máy dập, máy phát điện, máy nén khí… đòi hỏi phải có
thêm một số biện pháp hỗ trợ như sau:
+ Lắp đặt máy trên các đệm giảm chấn. Có hai phương án đặt bộ giảm
chấn là phương án gối tựa (đệm giảm chấn đặt dưới máy) và phương án treo
(máy được treo trên bộ giảm chấn), xem hình 5.
+ Dùng rãnh đệm cát để hạn chế sự lan truyền rung động. Rãnh đệm cát
này tốt nhất là bao lấy toàn bộ chu vi của móng máy hoặc ngăn cách giữa

móng máy với vùng cần cách ly với rung động.

(Hình 5: Cách rung động cho máy móc)

(Hình 6. Một số loại giảm chấn)
3.4 Một số trường hợp thực tiễn đã áp dụng
Trong các năm qua chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt
các kết cấu chống ồn cho một số trạm máy phát điện của các cao ốc như Khách
sạn New World, cao ốc PDD, Khách sạn Bát đạt, Khách sạn Mercur, Cao ốc
Xử lý ồn rung

13




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

City View, Cao ốc Hai Thanh - Kotobuki... và một số nguồn gây ồn rung khác
như cơ sở sản xuất nước đá, cơ sở dệt, xí nghiệp chế biến gỗ, cơ sở chế biến
thực phẩm, cơ sở cán kéo sắt, một số vũ trường và phòng Karaoke… và thu được
những kết quả đáng khích lệ. Tại hầu hết các cơ sở mà chúng tôi thực hiện
công trình chống ồn, chúng tôi đều đã giảm được mức ồn xuống TCCP hoặc
giảm đáng kể so với mức ồn ban đầu, được cơ quan quản lý môi trường chấp
thuận. Một số kết quả sau đây cho thấy điều đó.

Bảng 5 : Kết quả đo ồn khu vực cao ốc Hai Thanh - Kotobuki
Vò trí đo
Mức ồn
Ghi chú

(dBA)
Máy phát điện 750 KVA
102
1 Tại phòng máy phát điện
đang hoạt động.
2 Tại nhà số 5 đường Đồn Đất,
- nt 56,5
phòng khách tầng trệt.
- nt 3 Tại nhà số 5 đường Đồn Đất,
46,5
phòng ăn tầng trệt.
Máy phát ngừng hoạt
4 Tại nhà số 5 đường Đồn Đất,
động (ồn nền)
54,5
phòng khách tầng trệt.
- nt 5 Tại nhà số 5 đường Đồn Đất,
46
phòng ăn tầng trệt.
Bảng 6 : Kết quả đo ồn khu vực cao ốc số 3 Hoàng Việt
TT
Vò trí đo
Mức ồn
Ghi chú
(dBA)
Máy phát điện 700 KVA
104
1 Tại phòng máy phát điện
đang hoạt động.
2 Tại nhà hàng Đồi Sao số 12 - nt 54,5

14 - 16 đường Hoàng Việt.
3 Tại nhà hàng Hy Vọng số 10
- nt 53,5
đường Hoàng Việt.
4 Tại tầng 1, phòng 109 nhà số
- nt 41
3 Hoàng Việt, đóng cửa
5 Tại tầng 1, phòng 109 nhà số
- nt 52,5
3 Hoàng Việt, mở cửa
6 Tại tầng 1, phòng 109 nhà số
Máy ngừng hoạt động
51,5
3 Hoàng Việt, mở cửa
TT

4. GIÁ CẢ VÀ NGUỒN CUNG CẤP VẬT TƯ CHÍNH
Xử lý ồn rung

14




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Chi phí của một công trình chống ồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
loại nguồn ồn, mức ồn, kích thước phòng chứa nguồn sinh ồn, kết cấu bao che
của phòng máy, kết cấu chống ồn được thi công cùng với phòng máy hay là cải
tạo, vò trí tương đối của nguồn gây ồn với khu vực xung quanh …

Vì vậy khó có thể tính toán một đơn giá chung cho những loại công trình
khác nhau. Sau đây chúng tôi chỉ đưa ra giá thành của một số công trình mà
chúng tôi đã thực hiện, đồng thời đưa ra giá một số loại vật tư chủ yếu để các
cơ sở tham khảo
Bảng 7: Giá thành một số công trình chống ồn
Công trình
Qui mô
Năm thực
Trò giá
hiện
5.000 KVA
850.000.000
Chống ồn MPĐ KS New Wolrd
1994
600 KVA
90.000.000
MPĐ cao ốc City Wiev
1995
500 KVA
58.000.000
MPĐ cao ốc PDD
1995
Buồng tiêu âm MPĐ cao ốc Hai
2.000 KVA
287.000.000
Thanh - Kotobuki
1997
50 m2
45.000.000
Chống ồn rung cở sở dệt lưới

1994
2
80.000.000
Chống ồn DNTN gỗ Vinh Hưng
1995
300 m
19.000.000
Chống ồn rung CS cary Bà Tám
1997
15 m2
150.000.000
Chống ồn vũ trường DD
1977
120 m2
Bảng 8:Đơn giá một số loại vật liệu dùng cho công trình chống ồn
Vật liệu
Bông thủy tinh
Thép hình
Thép tấm đục lỗ
Gỗ xây dựng

Đơn vò
kg
kg
m2
m3

Đơn giá
25.000
6.000

50.000
3.000.000

Nơi mua
Khu Tạ Uyên, Q.5
Khu Lý Thường Kiệt, Q.10
Khu Bưu điện Q.5
Các của hàng gỗ VLXD

5. DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ TƯ VẤN

STT

Tên đơn vò

Đòa chỉ

1.

Trung tâm công nghệ
môi trường CEFINEA

142 Tô Hiến Thành, quận 10
Tel: 8651132

2.

Phân viện nghiên cứu

85 Cách Mạng Tháng 8, Q.1.


Xử lý ồn rung

15




Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp

3.

KHKT bảo hộ lao động

Tel: 8359233

Công ty thiết bò bảo hộ
lao động (E.L.P)

309 Hồ văn Huê – Phú
Nhuận Tel: 8476912

Xử lý ồn rung

16






×