Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ĐÓNG góp CUẢ NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHO sự TĂNG TRƯỞNG KINH tế ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.93 KB, 2 trang )

Chủ đề:

Đóng góp của ngành nông nghiệp cho sự tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một
nước nông nghiệp.Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của
ngành này vào GDP. Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông,
lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm
2005. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là
nước thứ Nhất trên thế giới về xuất khẩu gạo(2013). Năm 2009, giá trị sản lượng của nông
nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và
chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Mặc dù năm 2014, xuất khẩu nông sản của Việt Nam
đã cán mốc 30 triệu USD; tuy nhiên, ngành nông nghiệp của nước ta vẫn đang đối mặt với nhiều
khó khăn và thách thức như: sản xuất manh mún và tự phát, kém sức cạnh tranh và chưa đủ tầm
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, giá xuất khẩu nông sản thấp, ít có sự tham gia của
doanh nghiệp(chính sách đầu tư, chiến lược marketing cho sản phẩm)... Tỷ trọng của nông
nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các lĩnh vực kinh tế
khác gia tăng(Tỷ lệ phần trăm các ngành đóng góp vào tổng GDP: Nông nghiệp 21,5%, Công
nghiệp 40,7%, Dịch vụ 37,7% ).
Mục đích mà đề tài muốn đạt được là nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất nông
nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào sự tăng
trưởng kinh tế Việt Nam. Yêu cầu bức thiết hiện nay là nhanh chóng chuyển từ nền nông nghiệp
trình độ thấp sang trình độ cao( Điều đó đòi hỏi phải có bước đột phá về chính sách để giải quyết
các mâu thuẫn và rào cản phát triển, đưa nền nông nghiệp truyền thống chuyển sang quỹ đạo
hàng hoá và thị trường hiện đại; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn, tạo ra nền nông nghiệp giá trị cao và chất lượng cao dựa trên việc ứng dụng phổ biến các
thành tựu khoa học công nghệ và phát triển bền vững).
Để hiểu rõ hơn ta cần nghiên cứu về các vấn đề liên quan như: Các yếu tố nào cản trở đến
sự phát triển nông nghiệp và ảnh hưởng đến sự đóng góp của nông nghiệp cho sự tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam hiện nay ?. Có giải pháp nào nâng cao sự phát triển của nông nghiệp để đóng


góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế Việt Nam?...
Có một số giả thuyết xoay quanh vấn đề này mà chúng ta cần quan tâm. Đầu tiên phải kể
đến nông nghiệp nước ta sản xuất còn nhỏ lẻ,không bền vững, thiếu khoa học, kỹ thuật cao nên
hiệu quả kinh tế thấp.Bên cạnh đó là những rào cản về chính sách phát triển nông nghiệp truyền
thống(chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu và khuyến khích chuyển giao, sử dụng các kết quả khoa


học công nghệ cao và công nghệ sinh học trong nông nghiệp) nên chưa tạo ra được nền nông
nghiệp chất lượng và giá trị cao. Cơ sở hạ tầng là một trong những trở ngại lớn nhất đối với nông
nghiệp và phát triển kinh tế tại Việt Nam(Cơ sở hạ tầng Việt Nam bị đánh giá là yếu kém, thiếu
thốn.Việc nâng cấp hạ tầng vật chất của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và trậm trễ). Ngoài ra,
biến đổi khí hậu gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của nông dân, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả
kinh tế.Thêm vào đó là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp(vì đây là khu vực kinh tế có
khả năng sinh lời thấp, sản xuất kinh doanh vẫn còn thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tình trạng sản
xuất tự phát, quy mô nhỏ lẻ khá phổ biến, đầu ra sản phẩm không ổn định, nhiều rủi ro khách
quan do thiên tai, dịch bệnh... có thể gây tổn thất lớn, chi phí hoạt động tín dụng cao, những
phương án sản xuất kinh doanh chưa thực sự mang lại hiệu quả cao).



×