Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Biện pháp canh tác phòng chống sâu bệnh và cỏ dại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.05 KB, 32 trang )

PGS. PTS. PHạM VĂN LầM
BIệN PHáP CANH TáC
PHòNG CHốNG SÂU BệNH Và
Cỏ dạI TrONG NÔNG NGHIệp
(Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa bổ sung)
NHà XUấT BảN NÔNG NGHIệP
Hà NộI - 1999
2
Mục lục
Lời tác giả ..........................................................................................................................4
Phần 1
Giới THIệU CHUNG Về BIệN PHáP CANH TáC BảO Vệ THực VậT...................5
1. Khái niệm về biện pháp canh tác bảo vệ thực vật..............................................................5
2. Yêu cầu của biện pháp canh tác BVTV .............................................................................7
3. Biện pháp canh tác BVTV trong hệ thống phòng trừ tổng hợp dịch hại...........................7
4. Biện pháp canh tác BVTV và nông nghiệp bền vững ........................................................8
5. Biện pháp canh tác BVTV với nông nghiệp sạch...............................................................9
Phần 2
CáC BIệN PHáP CANH TáC BảO Vệ THựC VậT Đã ĐợC ứNG DụNG............10
1. Kỹ thuật làm đất ..............................................................................................................10
2. Luân canh cây trồng ........................................................................................................11
3. Xen canh cây trồng..........................................................................................................13
4. Thời vụ gieo trồng thích hợp............................................................................................15
5. Mật độ gieo trồng hợp lý .................................................................................................17
6. Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh .. .............................................................................18
7. Gieo trồng ngắn ngày ......................................................................................................19
8. Sử dụng phân bón hợp lý .................................................................................................19
9. Tới tiêu hợp lý................................................................................................................21
10. Trồng cây bẫy ................................................................................................................22
11. Vệ sinh đồng ruộng .......................................................................................................23
Phần 3


BIệN PHáP CANH TáC BảO Vệ THựC VậT ĐốI Với
MộT Số CÂY TRồNG CHíNH..........................................................................................25
1. Biện pháp canh tác BVTV trên cây lúa............................................................................25
2. Biện pháp canh tác BVTV trên cây khoai lang................................................................25
3
3. Biện pháp canh tác BVTV trên cây ngô...........................................................................26
4. Biện pháp canh tác BVTV đối với rau thập tự .................................................................26
5. Biện pháp canh tác BVTV đối với cây cà chua và khoai tây ...........................................27
6. Biện pháp canh tác BVTV đối với cây đậu tơng............................................................27
7. Biện pháp canh tác BVTV đối với cây bông....................................................................28
8. Biện pháp canh tác BVTV đối với cây đay......................................................................28
9. Biện pháp canh tác BVTV đối với cây chè ......................................................................29
10. Biện pháp canh tác BVTV đối với cây cà phê................................................................29
11. Biện pháp canh tác BVTV đối với cây mía....................................................................30
12. Biện pháp canh tác BVTV đối với cây ăn quả lâu năm .................................................31
4
Lời tác giả
Một hiện tợng có tính quy luật trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới là:
Trồng trọt càng đi vào thâm canh, sâu bệnh càng phát triển mạnh, thuốc hoá học
trừ sâu bệnh đợc sử dụng càng nhiều. Điều này lý giải dễ dàng: không ít biện
pháp canh tác thâm canh (nh bón nhiều phân - chủ yếu là phân đạm, trồng với
mật độ dày, độc canh...) khi áp dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát
sinh và phát triển mạnh. Bởi vì, những biện pháp canh tác thâm canh đợc tiến
hành chỉ với mục đích chính là thúc đẩy quá trình sinh trởng và phát triển của
cây trồng để đạt năng suất cao. Thực tiễn cho thấy nhiều trờng hợp nếu áp
dụng đúng và hợp lý các biện pháp canh tác có thể ngăn ngừa đợc tác hại do
sâu bệnh và cỏ dại gây ra mà không cần đến các biện pháp bảo vệ thực vật
(BVTV) khác. Nh vậy sử dựng hợp lý biện pháp canh tác sẽ hạn chế đợc việc
dùng biện pháp hoá học để trừ dịch hại, giảm bớt các cơ hội gây ô nhiễm môi
trờng và nông sản bởi thuốc hoá học BVTV.

Nhiều biện pháp canh tác mang tính cổ truyền đến nay vẫn giữ nguyên giá trị về
mặt phòng chống dịch hại, nhng đã bị loại bỏ hoặc lãng quên do lạm dụng việc
dùng biện pháp hoá học. Các biện pháp canh tác B VTV dựa trên những nguyên
lý sinh thái lành mạnh và đầy hiệu quả trong phòng chống dịch hại. Sử dụng
chúng một cách hợp lý sẽ là cơ sở chắc chắn cho mọi hệ thống phòng trừ tổng
hợp dịch hại (IPM), đồng thời góp phần vào việc phát triển nông nghiệp bền
vững và nông nghiệp sạch. Vì vậy, các biện pháp canh tác BVTV này cần đợc
phổ biến rộng rãi cho nông dân ứng dụng.
Với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên
cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp
dịch hại ở nớc ta chúng tôi đã mạnh dạn biên soạn cuốn sách nhỏ này. Trong
quá trình biên soạn, ngoài những kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ trong nhiều
năm công tác còn sử dụng nhiều t liệu của các nhà khoa học trong và ngoài
nớc và lần tái bản này đã chú ý sửa chữa và bổ sung một đôi chỗ cho nội dung
cuốn sách đầy đủ hơn.
Chúng tôi mong nhận đợc nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Hà Nội tháng 05/1999
5
Phần 1
Giới THIệU CHUNG Về
BIệN PHáP CANH TáC BảO Vệ THực VậT
1. Khái niệm về biện pháp canh tác bảo vệ thực vật
Biện pháp canh tác (hay kỹ thuật canh tác) bao gồm tất cả các hoạt động của con ngời có
liên quan tới việc trồng cây nông nghiệp, bắt đầu từ gieo hạt giống đến thu hoạch mùa màng.
Thực tiễn cho thấy tất cả các biện pháp canh tác đợc ứng dụng trong trồng trọt đều làm ảnh
hởng đến sự phát sinh, phát triển, tác hại của sâu bệnh và cỏ dại. Một số biện pháp canh tác
đợc hình thành trong quá trình thâm canh, trồng trọt nh bón nhiều phân đạm, gieo trồng
giống năng suất cao, tăng vụ, tăng mật độ gieo trồng... Những biện pháp này gọi là
biện pháp
canh tác thâm canh

(hay kỹ thuật canh tác thâm canh). Các biện pháp canh tác thâm canh có
mục đích chính là tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trởng phát triển tốt, thúc đẩy
cây trồng tạo ra năng suất cao. Các biện pháp canh tác thâm canh thờng tạo điều kiện thuận
lợi cho sâu bệnh và cỏ dại phát sinh mạnh, nhiều khi bùng nổ thành dịch lớn, gây thiệt hại
nghiêm trọng cho nghề trồng trọt. Trong trờng hợp nh vậy, tác động tích cực của biện pháp
canh tác thâm canh nhằm tăng năng suất đã không bù đắp lại đợc thiệt hại do dịch hại gây ra
cho cây trồng.
Tuy vậy, có nhiều biện pháp canh tác trực tiếp tiêu diệt sâu bệnh và cỏ dại. Một số biện pháp
thì tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trởng, phát triển tốt, từ đó nâng cao tính chống
chịu của cây trồng đối với sâu bệnh và khích lệ khả năng tự đền bù của cây trồng khi bị tác
động gây hại từ phía dịch hại. Có biện pháp thì làm cho điều kiện sinh thái trở nên bất lợi cho
sâu, bệnh và cỏ dại nhng lại thuận lợi cho thiên địch của chúng phát sinh và phát triển.
Những biện pháp canh tác nh vậy rất có ý nghĩa trong công tác bảo vệ thực vật.
Vậy biện pháp canh tác BVTV (hay biện pháp canh tác phòng chống dịch hại nông nghiệp) là
gì?
Có thể hiểu:
Đây là nhóm biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra các điều kiện sinh thái thuận lợi cho
sinh trởng và phát triển của cây trồng cũng nh các thiên địch tự nhiên của dịch hại và không
thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển, tích luỹ và lây lan của dịch hại.
Trớc công nguyên một vài thế kỷ, nông dân Trung Quốc đã biết điều chỉnh thời vụ cấy lúa
để tránh đỉnh cao gây hại của sâu hại lúa, hoặc đốt gốc rạ để tiêu diệt sâu, nhộng trong rạ.
Nh vậy, biện pháp canh tác BVTV đã đợc nông dân sử dụng trớc biện pháp hoá học
BVTV rất nhiều năm. Biện pháp canh tác đợc truyền từ đời này qua đời khác. Tuy ra đời
sớm, dựa trên các nguyên lý sinh thái lành mạnh và có hiệu quả, nhng biện pháp canh tác đã
bị loại bỏ hoặc lãng quên, đặc biệt từ giữa thập kỷ 40 - khi thuốc hoá học hữu cơ tổng hợp trừ
sâu ra đời.
Muốn sử dụng biện pháp canh tác BVTV có hiệu quả, phải hiểu biết về chu kỳ vòng đời, đặc
tính sinh học, sinh thái, quy luật phát sinh, tích luỹ số lợng, phơng thức lây lan của dịch
hại. Trên cơ sở hiểu biết này sẽ hớng sự tác động của biện pháp canh tác vào giai đoạn mẫn
cảm hoặc xung yếu nhất của dịch hại để đạt hiệu quả cao.

Dựa vào mục đích tiến hành, các biện pháp canh tác BVTV có thể chia thành hai nhóm:
6
+ Nhóm thứ nhất

bao gồm các biện pháp kỹ thuật chuyên dùng đợc tiến hành để trừ dịch
hại. Thí dụ nh tháo cạn nớc ruộng lúa khi rầy nâu có mật độ cao, trồng cây bẫy sâu hại,
làm cỏ tay...
+ Nhóm thứ hai:

là các biện pháp kỹ thuật trồng trọt bình thờng có tác dụng hạn chế tác hại
của sâu bệnh và cỏ dại. Thí dụ nh biện pháp làm đất, bón phân hợp lý, thời vụ gieo trồng,
mật độ gieo trồng...
Quy mô ứng dụng biện pháp canh tác BVTV đôi khi cũng có ảnh hởng tới hiệu quả của biện
pháp đợc ứng dụng. Một số biện pháp canh tác BVTV có hiệu quả trừ dịch hại ngay trong
từng thửa ruộng riêng biệt. Thí dụ nh bón phân hợp lý; tháo cạn nớc ruộng lúa khi rầy nâu
hoặc sâu phao có mật độ quần thể cao; điều chỉnh mật độ gieo trồng; phơng thức gieo trồng,
v.v... Những biện pháp này gọi là biện pháp canh tác bảo vệ thực vật đơn lẻ. Một số biện
pháp canh tác BVTV khác chỉ có hiệu quả khi đợc áp dụng trên một quy mô cộng đồng nhất
định. Thí dụ nh biện pháp luân canh, số mùa vụ trong một năm, thời vụ gieo trồng,...
Những biện pháp này gọi là biện pháp canh tác BVTV cộng đồng.
Giống nh các biện pháp BVTV khác, biện pháp canh tác cũng có mặt u điểm và nhợc
điểm.
* Ưu điểm quan trọng của biện pháp canh tác BVTV là:
- Nhiều biện pháp canh tác BVTV là những biện pháp kỹ thuật trồng trọt đã quen thuộc
với nông dân và thông thờng đợc tiến hành trong nghề nông. Do đó không đòi hỏi
phải có chi phí phụ thêm hay dụng cụ chuyên dùng mà vẫn hạn chế đợc tác hại của
dịch hại.
- Biện pháp canh tác BVTV dễ áp dụng trong sản xuất.
- Các biện pháp canh tác BVTV không có những ảnh hởng xấu giống biện pháp hoá
học BVTV nh gây tính chống thuốc ở dịch hại, để lại d lợng thuốc trong nông sản,

gây ô nhiễm môi trờng...
- Biện pháp canh tác BVTV dễ dàng kết hợp đợc với tất cả các biện pháp BVTV khác.
* Những nhợc điểm lớn của biện pháp canh tác BVTV có thể là:
- Những biện pháp canh tác mang tính chất phòng ngừa dịch hại phải tiến hành trớc rất
nhiều so với sự biểu hiện tác hại thực sự của dịch hại.
- Cùng một biện pháp canh tác khi thực hiện có thể làm giảm loài sâu bệnh này, nhng
lại làm tăng tính trầm trọng của loài kia. Trong những trờng hợp nh vậy, phải chọn
lựa hớng nào lợi hơn thì tiến hành.
- Các biện pháp canh tác BVTV không phải mọi lúc và ở mọi nơi đều cho hiệu quả kinh
tế hoàn toàn trong phòng chống dịch hại.
- Những hiểu biết của nông dân về sinh học, sinh thái dịch hại cha đủ để họ thực hiện
các kỹ thuật canh tác nh biện pháp BVTV. Tuy vậy, nhợc điểm này có thể khắc
phục đợc nhờ sự giúp đỡ của cán bộ BVTV.
7
2. Yêu cầu của biện pháp canh tác BVTV
Các biện pháp canh tác BVTV tiến hành riêng rẽ hay trong hệ thống biện pháp phòng trừ tổng
hợp (IPM) cần phải đạt đợc một số yêu cầu sau đây:
- Phải tạo đợc điều kiện sinh thái thuận lợi cho cây trồng sinh trởng, phát triển tốt, cho
năng suất cao. Góp phần nâng cao tính chống chịu của cây trồng đối với tác động gây
hại của dịch hại. Biện pháp canh tác phải khích lệ đợc những phản ứng tự vệ và khả
năng tự đền bù ở cây trồng khi bị tác động phá hại của dịch hại.
- Biện pháp canh tác BVTV phải làm thay đổi điều kiện nông sinh quần trở nên không
thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển, tích luỹ, lây lan và gây hại của dịch hại.
- Biện pháp canh tác BVTV phải tạo điều kiện môi trờng thuận lợi cho các loài thiên
địch của dịch hại đến c trú, sinh sản, tích lũy số lợng, khích lệ các hoạt động hữu ích
của thiên địch trong việc kìm hãm sự phát triển của dịch hại.
- Biện pháp canh tác phải phát huy tối đa khả năng trực tiếp tiêu diệt dịch hại.
- Biện pháp phòng trừ dịch hại nào cũng có thể sinh ra hậu quả không mong muốn. Vì
vậy, việc sử dụng các biện pháp canh tác BVTV cũng phải cân nhắc sao cho không gây
ra hậu quả không mong muốn hoặc có thì cũng chỉ ở mức tối thiểu.

- Biện pháp canh tác BVTV phải tạo điều kiện và đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông sản
sạch. Đồng thời phải đảm bảo các nguyên lý của
Nông nghiệp bền vững
và hỗ trợ cho
nông nghiệp bền vững phát triển.
3. Biện pháp canh tác BVTV trong hệ thống
phòng trừ tổng hợp dịch hại
Bất cứ một biện pháp tác động nào lên hệ sinh thái nông nghiệp cũng đều có thể hoặc là ức
chế dịch hại (có hiệu quả trừ dịch hại) hoặc là làm tăng thêm tính trầm trọng của dịch hại. Sự
thay đổi giống mới, luân canh cây trồng, hệ thống mùa vụ, mật độ gieo trồng, chế độ tới
nớc, v.v... đều gây nên những biến đổi lớn về hiện trạng dịch hại trong hệ sinh thái nông
nghiệp. Thí dụ, đa giống lúa mới vào sản xuất, bón nhiều phân đạm và mở rộng diện tích
đợc tới nớc chủ động là những nguyên nhân chính làm cho rầy nâu từ một loài sâu hại lúa
thứ yếu trở thành sâu hại chính, nguy hiểm cho các nớc trồng lúa ở Đông Nam á cũng nh ở
nớc ta. Thực tiễn của việc thay đổi mùa vụ trồng lúa ở nớc ta (đa lúa xuân vào miền Bắc,
tăng vụ lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long) đã làm thay đổi thành phần và mức độ gây hại của
sâu đục thân lúa, v.v...
Nh vậy, việc sử dụng các biện pháp canh tác đều gây ra những thay đổi đáng kể về tình hình
dịch hại trong hệ sinh thái nông nghiệp. Các biện pháp canh tác đợc sử dụng hợp lý sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trởng phát triển, làm tăng sức chống chịu và khả năng
tự đền bù của cây trồng đối với tác động gây hại của dịch hại, đồng thời làm cho môi trờng
trở nên không thuận lợi cho dịch hại phát triển. Biện pháp canh tác hợp lý sẽ là cơ sở chắc
chắn cho mọi hệ thống phòng trừ tổng hợp dịch hại (IPM). Vì vậy, các biện pháp canh tác
BVTV là một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu đợc trong hệ thống IPM trên bất kỳ
một loại cây trồng nào. Nhiều biện pháp canh tác BVTV mang tính chất cổ truyền nay vẫn
giữ nguyên giá trị của chúng trong các hệ thống phòng trừ tổng hợp dịch hại.
8
4. Biện pháp canh tác BVTV và nông nghiệp bền vững
Tài liệu này không bàn về nông nghiệp bền vững mà chỉ xem xét biện pháp canh tác với quan
điểm nông nghiệp bền vững.

Các loài sâu hại, vi sinh vật gây bệnh cho cây và cỏ dại là những thành viên không thể thiếu
đợc của tất cả các hệ sinh thái nông nghiệp. Nông nghiệp bền vững công nhận giá trị nội tại
của mọi sinh vật: không có loài sinh vật nào có hại và cũng không có loài sinh vật nào có lợi,
tất cả các loài sinh vật trong hệ sinh thái có giá trị nh nhau. Một loài sinh vật đợc gọi là có
hại hay có lợi là xuất phát từ lợi ích của con ngời. Các loài dịch hại (sâu hại, vi sinh vật gây
bệnh cây...) khi có số lợng quần thể thấp, gây tác hại nhẹ đối với cây trồng thì đều không
làm giảm năng suất cây trồng, đôi khi còn làm tăng năng suất cây trồng do khả năng tự đền
bù của cây trồng. Ngoài ra, chúng còn là nguồn dinh dỡng quan trọng để duy trì các thiên
địch tự nhiên của chúng. Những loài có hại chỉ trở thành vấn đề cần giải quyết khi tác hại của
chúng gây ra là không thể chấp nhận đợc, tức là khi mật độ quần thể của dịch hại đạt tới
ngỡng gây hại kinh tế. Nông nghiệp bền vững chủ trơng cùng chung sống với tất cả các
loài sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp (kể cả các loài dịch hại). Do đó, nông nghiệp bền
vững thực hiện chiến lợc hạn chế chứ không tiêu diệt các loài có hại và để cho chúng tồn tại
ở một mật độ thấp có thể chấp nhận đợc. Các biện pháp canh tác BVTV phần lớn mang tính
chất phòng ngừa hơn là diệt trừ dịch hại. Nh vậy, biện pháp canh tác BVTV hoàn toàn phù
hợp với chiến lợc xây dựng nông nghiệp bền vững.
Các loài sinh vật trong hệ sinh thái cùng tồn tại và thực hiện chức năng của chúng trong chu
trình chuyển hoá vật chất tự nhiên theo nguyên tắc: loài này tồn tại đợc là nhờ vào loài khác,
các loài dựa vào nhau, ức chế lẫn nhau. Chúng liên hệ với nhau theo thứ bậc trong chuỗi thức
ăn, tạo thành một lới thức ăn trong hệ sinh thái. Rừng tự nhiên là điển hình một hệ sinh thái
hoàn chỉnh. Trong rừng tự nhiên hầu nh không có vấn đề bùng dịch sâu bệnh. Nguyên nhân
là do trong rừng tự nhiên có một số lợng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng tồn
tại. Đây chính là sự đa dạng sinh học của rừng. Sự đa dạng sinh học này tạo nên một lới
thức ăn rất phức tạp. Trong tự nhiên, hệ sinh thái càng phức tạp thì càng có sự ổn định hơn hệ
sinh thái đơn giản. Làm nông nghiệp bền vững là vận dụng các quy luật của tự nhiên để tạo
nên một hệ thống nông sinh quần bền vững về mặt sinh thái, có tiềm năng cao về mặt kinh tế,
có khả năng thoả mãn mọi nhu cầu của con ngời mà không tấn công thiên nhiên, không gây
ô nhiễm môi trờng. Vận dụng mẫu hình rừng tự nhiên, tính đa dạng sinh học đợc coi là
một trong các nguyên tắc xây dựng nông nghiệp bền vững. Sự đa dạng sinh học bảo đảm
đợc tính ổn định của nông nghiệp bền vững. Các biện pháp canh tác nh xen canh, luân

canh cây trồng rất có ý nghĩa hạn chế nhiều loài dịch hại, đồng thời làm tăng sự đa dạng sinh
học trong hệ sinh thái nông nghiệp. áp dụng rộng rãi các biện pháp canh tác này trong bảo
vệ thực vật là đã đi theo hớng xây dựng nông nghiệp bền vững.
Một số biện pháp canh tác BVTV (nh luân canh cây trồng, thời vụ gieo trồng, tuân theo số
mùa vụ trong năm...) mang tính chất cộng đồng
.
Nghĩa là hiệu quả hạn chế dịch hại chỉ có
đợc khi các biện pháp này đợc áp dụng trên một quy mô cộng đồng nhất định. Xây dựng
những cộng đồng nhỏ để áp dụng công nghệ sản xuất thích hợp là đờng lối xây dựng nông
nghiệp bền vững.
Biện pháp canh tác bảo vệ thực vật là kỹ thuật phòng chống dịch hại mang tính chất sinh thái.
Sinh thái học lại là cơ sở, nền tảng của nông nghiệp bền vững (nông nghiệp bền vững còn
đợc gọi là nông nghiệp sinh thái). Do đó, các biện pháp canh tác BVTV hoàn toàn phù hợp
với nguyên lý, đạo đức của nông nghiệp bền vững. áp dụng rộng rãi biện pháp canh tác
BVTV là tiến hành làm nông nghiệp bền vững.
9
5. Biện pháp canh tác BVTV với nông nghiệp sạch
Thuật ngữ "nông nghiệp sạch"

mới xuất hiện trong những năm gần đây và đang là vấn đề
đợc nhiều ngời quan tâm. Sản xuất
nông sản sạch
là phơng hớng phát triển nông nghiệp
ở nhiều nớc vì sức khoẻ và môi trờng sống của con ngời. ở đây không bàn về nông
nghiệp sạch mà chỉ xem xét vai trò của biện pháp canh tác BVTV trong nông nghiệp sạch.
Nghiên cứu, sản xuất và đa vào sử dụng rộng rãi thuốc hoá học tổng hợp để trừ dịch hại đợc
coi là một trong những thành tựu khoa học chói ngời của loài ngời ở thế kỷ XX. Vào thập
kỷ 50-60, thuốc hoá học BVTV đã đóng một vai trò to lớn trong việc giải quyết nhiều vụ dịch
hại lớn trên thế giới, góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất của nhiều loại cây trồng.
Do lạm dụng và không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, cho nên thuốc hoá học BVTV đã

gây ô nhiễm môi trờng và để lại d lợng thuốc trong nông sản. Một trong các nhân tố
chính làm cho sản phẩm nông nghiệp trở nên không sạch là d lợng thuốc hoá học BVTV.
Hạn chế sử dụng thuốc hoá học BVTV ở mức thấp nhất là một trong những yêu cầu của nông
nghiệp sạch. Để đạt đợc yêu cầu này thì trong quá trình sản xuất nông nghiệp phải tăng
cờng áp dụng các biện pháp phi hoá học, còn việc dùng thuốc hoá học BVTV đtrợc coi là thứ
vũ khí cuối cùng của hoạt động phòng chống dịch hại bảo vệ cây trồng.
Trong số các biện pháp phi hoá học thì nhóm biện pháp canh tác đóng vai trò quan trọng.
Biện pháp canh tác thờng gây ra nhiều thay đổi đáng kể về tình hình dịch hại trong hệ sinh
thái nông nghiệp. Các biện pháp canh tác thâm canh (nh bón nhiều phân đạm, cấy dày, tăng
vụ...) có mục đích chính là tạo điều kiện cho cây trồng sinh trởng phát triển tốt cho năng suất
cao. Các biện pháp canh tác thâm canh chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu của con ngời về tăng
năng suất cây trồng. Do đó, hầu hết các biện pháp canh tác thâm canh không làm tăng tính
chống chịu sâu bệnh của cây trồng, mà ngợc lại làm cho cây trồng dễ bị nhiễm sâu bệnh
nhiều hơn. Các biện pháp canh tác BVTV (nh luân canh, xen canh...) có mục đích chính là
tạo điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trởng, phát triển tốt, huy động hết tiềm năng sinh
học để tạo ra năng suất cao, làm tăng tính chống chịu với sâu bệnh và tăng khả năng tự đền bù
thiệt hại do dịch hại gây ra. Đồng thời, biện pháp canh tác BVTV còn tạo điều kiện không
thuận lợi đối với sự phát triển của dịch hại. Các biện pháp canh tác BVTV thực hiện đúng
đắn, hợp lý vừa có thể ngăn ngừa đợc sự xuất hiện của dịch hại trên đồng ruộng, vừa có thể
góp phần tích cực vào việc tiêu diệt dịch hại. Trên cơ sở đó làm giảm nhu cầu áp dụng các
biện pháp khác trong phòng chống sâu bệnh và cỏ dại. Do đó, hạn chế đợc việc sử dụng
thuốc hoá học BVTV để trừ dịch hại, tức là giảm bớt các cơ hội gây ô nhiễm môi trờng cũng
nh nông sản bởi thuốc hoá học BVTV, góp phần sản xuất những nông sản sạch.
áp dụng rộng rãi, hợp lý các biện pháp canh tác BVTV là một trong những hớng đi tới nền
nông nghiệp sạch.
10
Phần 2
CáC BIệN PHáP CANH TáC
BảO Vệ THựC VậT Đã ĐợC ứNG DụNG
1. Kỹ thuật làm đất

Đất là môi trờng sống và tồn tại của nhiều loài dịch hại. Nhiều loài côn trùng hại trong chu
kỳ vòng đời có pha phát triển liên quan đến đất. Có loài sống hẳn ở trong đất (nh dế dũi....).
Một số loài thì hoá nhộng ở trong đất (sâu xám, sâu khoang, sâu xanh hại bông, sâu cắn lá
ngô, sâu đục quả đậu tơng,...). Một số loài khác thì có pha ấu trùng sống ở trong đất (sâu
non các loài bọ hung = sùng trắng, sâu non bọ bổ củi = sâu thép,...). Một số loài thì đẻ trứng
ở trong đất (châu chấu...). Đất là nơi tích luỹ hạt cỏ dại và những mầm mống gây bệnh hại
cây (các hạch nấm, bào tử nấm, bào tử vi khuẩn, tuyến trùng hại thực vật,...).
Làm đất là biện pháp kỹ thuật trồng trọt tác động lên đất canh tác, làm cho đất canh tác trở
thành thích hợp với việc gieo trồng các cây nông nghiệp. Tuỳ theo từng loại đất và đặc điểm
của cây trồng mà kỹ thuật, cách thức và chế độ làm đất khác nhau. Việc làm đất thờng bao
gồm các công đoạn nh cày, bừa, đập nhỏ, san phẳng, lên luống...
Các kỹ thuật làm đất ít nhiều đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt những dịch hại sống
và tồn tại ở trong đất. Cày lật đất sẽ vùi lấp xuống lớp đất dới nhiều sâu non, nhộng của sâu
hại, hạt cỏ dại, tàn d cây trồng có chứa nguồn bệnh. Đồng thời, cày lật đất cũng đa các
sinh vật hại từ lớp đất phía dới lên trên mặt đất. Trong điều kiện nh vậy, các sinh vật hại
này hoặc là bị chết khô do nắng hoặc là dễ bị các thiên địch tiêu diệt (sâu non, nhộng của sâu
hại bật lên mặt đất do cày lật đất dễ bị chim ăn sâu hay các côn trùng thiên địch tấn công
chúng). ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, bà con nông dân có tập quán cày đất ngay sau khi thu
hoạch vụ lúa mùa để phơi khô đất (làm đất ải). Việc phơi ải đất đã tiêu diệt một lợng lớn các
mầm mống sâu bệnh hại trong đất, trong tàn d cây trồng. Cày lật đất sớm, ''Gặt đến đâu cày
sâu đến đó'' sau mỗi vụ lúa đã tiêu diệt trực tiếp nhiều sâu non, nhộng của sâu đục thân lúa
trong rạ và gốc rạ, tiêu diệt tàn d cây trồng có nguồn bệnh, đồng thời tiêu diệt lúa chét là nơi
c trú và nguồn thức ăn của nhiều loài sâu hại lúa (sâu năn, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen...).
Cày ải, cày lật bừa kỹ làm cho đất trồng tơi xốp thoáng khí, kích thích vi sinh vật đối kháng
tăng hoạt động cạnh tranh và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cây, đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi cho vi sinh vật háo khí hoạt động, thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ thành các chất
dinh dỡng dễ hấp thụ đối với cây trồng. Cày sâu, bừa kỹ làm cho lớp đất canh tác sâu thêm,
tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây trồng phát triển tốt, hút các chất dinh dỡng từ đất dễ dàng.
Nhờ đó cây trồng sinh trởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu đối với sự tấn công của
các loài gây hại. Mặt khác, cày sâu bừa kỹ làm cho đất thoáng khí, tạo điều kiện cho các khí

độc có trong đất (nh mêtan, sunfuahyđrô, ...) chóng bị phân giải và giảm bớt tác hại của
chúng đối với cây trồng. Các kỹ thuật làm đất khác nh đập đất, xới xáo, lên luống,... đều có
tác dụng tơng tự: vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trởng phát triển tốt vừa diệt
trừ đợc một số mầm mống dịch hại. Tiến hành các biện pháp làm đất đúng lúc, đúng kỹ
thuật không chỉ làm cho tầng đất canh tác đáp ứng các yêu cầu của trồng trọt, mà còn góp
phần làm cho tầng đất canh tác trở nên sạch mầm mống dịch hại hơn.
11
2. Luân canh cây trồng
Liên tục chỉ trồng một loài cây trên một khu đất trong nhiều năm (độc canh) thờng dẫn tới sự
suy thoái độ phì của đất, thiếu dinh dỡng vi lợng. Bởi khi trồng một loài cây thì yêu cầu về
chất dinh dỡng vi lợng nh nhau trong nhiều năm liền, mà việc bón các loại phân hoá học
thì không đáp ứng đợc đủ các chất dinh dỡng vi lợng. Canh tác theo kiểu độc canh còn có
thể gây nên sự tích tụ các chất có hại cho cây trồng. Với góc độ BVTV, độc canh thờng tạo
điều kiện sinh thái thuận lợi cho dịch hại tồn tại, tích luỹ và phát triển. Đặc biệt những loài
dịch hại có tính chuyên hoá cao (chỉ gây hại một loại cây) thì phát sinh phát triển rất thuận lợi
trong điều kiện độc canh (vì nguồn thức ăn của nó luôn luôn dồi dào) (hình 1). Ngời ta đã
xác định, sau mỗi vụ trồng khoai tây (giống nhiễm tuyến trùng) thì mật độ tuyến trùng hại
khoai tây trong đất tăng lên 10 - 15 lần.
Hình 1: Sự tích luỹ số lợng quần thể sâu hại lúa
ở điều kiện lúa luân canh với cây trồng cạn
Để khắc phục những hậu quả của độc canh, cần áp dụng hệ thống canh tác luân canh. Luân
canh

là một hệ thống canh tác trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau theo thứ tự vòng
tròn nhất định trên cùng một mảnh đất (một khu đất) nhằm sử dụng hợp lý nguồn nớc, các
chất dinh dỡng có trong đất và nguồn phân bón đa vào đất để tạo ra năng suất cây trồng cao
nhất có thể đạt đợc. Về phơng diện BVTV, luân canh cây trồng phải tạo đợc những điều
kiện sinh thái bất lợi cho dịch hại. Đặc biệt là phải tạo đợc sự gián đoạn về nguồn thức ăn
thích hợp đối với dịch hại ở các vụ (hoặc năm) tiếp theo trong vòng luân canh.
Phần lớn các sâu bệnh hại lúa không gây hại đợc các cây trồng thuộc họ rau thập tự, đậu đỗ.

Luân canh cây lúa với các cây đậu đỗ, rau thập tự sẽ làm gián đoạn nguồn thức ăn của các loài
dịch hại lúa (hình 2). Việc luân canh nh vậy là một biện pháp có ý nghĩa trong phòng chống
sâu bệnh.
12
Hình 2: Sự tích luỹ số lợng quần thể sâu hại
ở điều kiện lúa luân canh với cây trồng cạn
Bệnh thối mầm và chết cây con ở lạc là do nấm
Aspergillus flavus
gây ra. Nấm này sinh
trởng phát triển trên lạc thờng sản sinh ra độc tố (gọi là aflatoxin) gây bệnh ung th. Khi
luân canh cây lạc với cây lúa thì hạn chế đợc sự phát triển của nấm
A. flavus.
Nếu trồng lạc
trên đất đã trồng ngô; hoặc đã trồng ngô + khoai lang hoặc trồng ngô + vừng thì trong đất có
nguồn nấm
A. flavus
rất cao, nghĩa là nấm này sinh trởng phát triển rất tốt khi luân canh lạc
với các cây ngô, khoai lang và vừng.
Luân canh cây bông với cây khoai, cây mía, cây đậu đỗ góp phần hạn chế sự phát triển của
sâu hại bông. Đặc biệt luân canh bông với lúa nớc sẽ làm giảm số lợng sâu hại trên bông
rất rõ ràng vì sâu hại lúa không phá hại trên cây bông, đồng thời làm giảm cả bệnh héo rũ cây
bông do giảm số lợng bào tử nấm gây bệnh sau khi trồng lúa nớc.
Luân canh cây đậu tơng (đậu nành) với cây lúa hoặc với các cây trồng không thuộc họ đậu là
biện pháp hạn chế một số sâu bệnh chính trên đậu tơng nh bệnh gỉ sắt, bệnh sơng mai,
bệnh cháy lá do vi khuẩn, ruồi đục thân, sâu cuốn lá đậu, sâu đục quả đậu tơng, v.v... Bởi vì
các loài sâu bệnh này chỉ gây hại cho cây đậu tơng hoặc các cây thuộc họ đậu.
Không luân canh cây khoai tây với các cây họ cà để hạn chế bệnh mốc sơng, bệnh chết
xanh, bệnh virút. Vì nhiều cây thuộc họ cà cùng bị nhiễm những loại bệnh này.
Luân canh cây rau thập tự với các cây trồng khác không thuộc họ hoa thập tự là biện pháp làm
gián đoạn nguồn thức ăn thích hợp của sâu tơ. Do đó có tác dụng ngăn chặn sự phát triển liên

tục của sâu tơ trong vùng trồng rau thập tự.
Biện pháp luân canh cây trồng đặc biệt rất có hiệu quả trong phòng trừ tuyến trùng hại cây vì
tuyên trùng tồn tại chủ yếu trong đất. Sự bố trí cây trồng hợp lý trong vòng luân canh sẽ làm
giảm đáng kể tác hại của tuyến trùng. Trên khu đất trồng liên tục khoai tây thì sau mỗi vụ số
lợng tuyến trùng hại khoai tây trong đất tăng lên 10 - 15 lần, nhng nghỉ một vụ không trồng
khoai tây mà trồng cây khác thì số lợng tuyến trùng hại khoai tây trong đất giảm đi khoảng
33%.

×