Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

, rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.83 KB, 12 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Trước đây, việc học các tác phẩm văn học thường chưa chú ý tới mối
quan hệ giữa văn học với hiện thực cuộc sống. Vì vậy việc dạy học tác phẩm
văn học trong trường phổ thông chỉ hướng tới một mục tiêu là làm sao giúp học
sinh hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác
phẩm mà chưa chú ý đến ý nghĩa xã hội, đến tính thời sự của tác phẩm văn học
khi đưa vào chương trình phổ thơng.Vì thế lâu nay, việc dạy học tác phẩm văn
học trong nhà trường không tạo được mối liên hệ giữa văn học với cuộc sống,
thậm chí việc hiểu để cảm nhận cái hay cái đẹp đặc sắc của tác phẩm văn
chương cịn là việc làm viển vơng xa rời hiện thực. Ngày nay, trước những yêu
cầu bức thiết của xã hội, học các tác phẩm văn học trong nhà trường khơng chỉ
để cảm nhận, để thưởng thức mà cịn phải thấy được ý nghĩa xã hội, thấy được
tính thời sự ở đó, vì thế kiểu bài nghị luận một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn
học là một dạng bài nghị luận xã hội gắn chặt mối quan hệ giữa dạy đọc hiểu
văn bản văn học với thực tế cuộc sống, làm cho học sinh khi học tác phẩm văn
học còn biết liên hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, đây cũng là
một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ
thơng hiện nay.
2. Trong chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông, các bài đọc
văn được lựa chọn và đưa vào chương trình rất đa dạng về thể loại và nội dung
tư tưởng. Nếu như trước đây, người ta chú ý nhiều đến các tác phẩm thuộc các
thể loại như thơ trữ tình, tự sự, kịch, thì hiện nay chương trình cịn đặc biệt quan
tâm đến các tác phẩm thuộc thể văn nghị luận. Và nếu như trước đây, khi học
các tác phẩm thuộc thể loại thơ, truyện người ta chú ý nhiều hơn đến giá trị nghệ
thuật của nó, thì hiện nay, với việc học nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác
nhau, người học không chỉ được cảm nhận những đặc sắc nghệ thuật ở những
tác phẩm văn học được học trong chương trình mà người học cịn cẩn hiểu được
ý nghĩa xã hội, ý nghĩa thời sự của các tác phẩm văn học đó. Kiểu bài nghị luận
về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học sẽ giúp người học đáp ứng được
yêu cầu này.
1



1


Giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội tuy có một số điểm chung về
các kĩ năng làm văn nhưng phạm vi các vấn đề được bàn đến có một khoảng
cách khá xa. Nghị luận văn học chỉ bàn đến những vấn đề thuộc lĩnh vực văn
học, nghị luận xã hội chỉ bàn đến những vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội và dường
như với quan niệm trên, hai kiểu bài đang có một khoảng cách đáng kể, khoảng
cách này sẽ ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của người học. Vì vậy rất cần tạo
một mối quan hệ giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội, kiểu bài nghị luận
một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học sẽ góp phần tạo nên mối quan hệ đó.
Với kiểu bài này, học sinh vừa có kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học (có kiến
thức về tác phẩm văn học), vừa phải biết vận dụng những kiến thức đó để bày tỏ
quan điểm, lập trường của mình về một vấn đề xã hội có liên quan đến vấn đề
trong tác phẩm văn học, hơn nữa học sinh cịn cần có những kĩ năng làm văn để
biết cách trình bày những hiểu biết, những quan điểm của mình, làm được như
thế nghĩa là giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội đã có được mối quan hệ
mật thiết.
3. Tuy nhiên, đây là kiểu bài tương đối mới trong chương trình phổ thơng
nên thực tế dạy học cịn gặp nhiều lúng túng. Ở chương trình chuẩn, nghị luận
xã hội chỉ được nhắc đến với hai kiểu bài: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và
nghị luận về một hiện tượng đời sống. Còn ở chương trình nâng cao, ngồi hai
kiểu bài trên, trong chương trình cịn có thêm bài viết số 7 nghị luận về một vấn
đề xã hội trong tác phẩm văn học. Như vậy, trong chưong trình làm văn, kỹ năng
làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học còn rất xa lạ với
cả giáo viên và học sinh, kể cả các em học sinh giỏi. Đối với việc dạy của giáo
viên, vấn đề đặt ra là không biết làm thế nào để từ một tác phẩm văn học suy ra
một vấn đề xã hội và không biết nên hướng dẫn học sinh luyện tập như thế nào
cho có hiệu quả. Cịn đối với việc học của học sinh, vấn đề là không phân biệt

được đây là nghị luận văn học hay là nghị luận xã hội, không biết phải bắt đầu
triển khai vấn đề từ đâu và triển khai như thế nào.

2

2


Vì thế, rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác
phẩm văn học là một chun đề vơ cùng cần thiết và hữu ích đối với cả giáo
viên và học sinh trong giai đoạn hiện nay.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Các dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Cấu trúc chung của kiểu bài này thường gồm hai phần:
TÁC PHẨM VĂN HỌC/ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CẦN BÀN LUẬN
1.1. Nếu phân loại theo tác phẩm văn học được dẫn, có thể có hai
hình thức thường gặp sau đây:
- Dạng 1: Từ một tác phẩm văn học đã được học trong chương trình, yêu
cầu bàn luận về một vấn đề có ý nghĩa xã hội.
Ví dụ:
Đề 1. Triết lí vê việc đỗ, trượt trong thi cử của thân phụ Đặng Huy Trứ
(văn bản Cha tôi trong Ngữ văn 11 Nâng cao) gợi cho anh chị suy nghĩ gì về
việc thi cử của bản thân?
Đề 2. Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, nghĩ về danh và thực
trong xã hội chúng ta ngày nay.
- Dạng 2: Từ các mẩu chuyện nhỏ hoặc những văn bản ngắn gọn học sinh
có thể chưa được học nhưng tương đối dễ tiếp nhận, đề bài yêu cầu bàn luận về
ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó.
Ví dụ:
Đề 3: Đọc văn bản sau:

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước,
bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo khơng thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước cịn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người
đàn bà kia sống.
*

*
*

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đơi mắt anh có cái ánh riêng của đơi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
3

3


Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp
nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước khơng cịn vững lại chính là nơi dựa cho người
chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Từ bài thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nơi dựa trong
cuộc sống.
1.2. Nếu ta phân loại theo vấn đề xã hội cần nghị luận, có thể có một số
dạng nhỏ như sau:
Dạng 1: Vấn đề xã hội đã được định hướng sẵn trong đề. Đây là dạng đơn

giản, phù hợp với đối tượng học sinh đại trà.
Ví dụ:
Đề 1: Nhân được học một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí
Minh, anh/chị hãy viết bài văn bàn về ý chí và nghị lực của con người trong
cuộc sống.
- Dạng 2: Vấn đề xã hội không được định hướng sẵn, học sinh phải tự rút
ra để nghị luận. Dạng đề này thường ra với đối tượng là học sinh giỏi.
Ví dụ:
Đề 2: Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ,
nhân vật Trương Ba nói: “Khơng thể bên trong một đằng, bên ngồi một nẻo
được. Tơi muốn được là tơi tồn vẹn”.
Câu nói trên để lại cho anh (chị) những suy nghĩ gì?
Đề 3: Suy nghĩ của anh (chị) từ câu chuyện sau:
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ
anh sống cách chỗ anh khoảng 300 kilomet. Khi bước ra khỏi xe anh thấy một
bé gái đang đứng khóc trên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó khóc nức nở nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá hoa hồng lên đến hai đơ la.
Anh mỉm cười và nói với nó:
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
4

4


Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong
xi, anh hỏi cơ bé có cần đi nhờ xe về nhà khơng. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ
vừa mới đắp. Nó chỉ ngơi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ mua hoa vừa rồi và mua
một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300 kilomet về nhà
mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
- Dạng 3: Vấn đề xã hội được đặt ra từ một câu chuyện để khuyết phần
kết. Học sinh phải đưa ra cách giải quyết, từ đó lập luận lý giải và bàn luận về
vấn đề xã hội được rút ra.
Ví dụ:
Đọc câu chuyện Bức tranh và những lời phê bình sau đây:
Ngày xưa có một hoạ sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất
nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều khen ngợi. Trong số học trị của
ơng, Rajeev là người được tin tưởng hơn cả. Một ngày kia, ông gọi Rajeev đến
và bảo:
-Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm
con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một hoạ sĩ tài
năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.
Rajeev làm việc ngày đêm và đem trình thầy một bức tranh tuyệt diệu.
Thầy Ranga xem qua rồi bảo:
-Con hãy đem bức tranh này đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi
người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết
ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kì sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu
X vào chỗ lỗi đó.
Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev thất vọng
khi bức tranh của mình đầy dấu X.
5

5


Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng

lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác, nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông
điệp dưới bức tranh.‘‘ Con hãy để màu vẽ và bút vẽ ngay cạnh bức tranh ở
quảng trường. Hãy đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa
chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy’’.
Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh
khơng bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:....
Theo anh/chị, thầy Ranga sẽ nói gì với học trị của mình? Bình luận về bài
học rút ra từ câu chuyện trên.
2. Yêu cầu chung về kiến thức và kĩ năng
2.1. Về kiến thức: Cần lưu ý học sinh đây là dạng đề nghị luận xã hội, vì
vậy yêu cầu cần đạt là đề xuất được ý kiến để bàn luận về vấn đề xã hội được rút
ra từ tác phẩm văn học. Để làm tốt dạng bài này, học sinh trước hết phải đọc kĩ
văn bản, xác định đúng vấn đề nghị luận, từ đó vận dụng kiến thức và sự hiểu
biết về đời sống xã hội, những kinh nghiệm và sự trải nghiệm của chính bản
thân để làm bài. Nếu vấn đề xã hội được rút ra mà không đúng với tác phẩm văn
học thì nội dung bàn luận cũng chẳng có giá trị gì. Cần rèn cho học sinh vừa
phải biết nghị luận vừa có khả năng cảm thụ trước một tác phẩm văn học. Bài
viết có thể được lập với những nội dung cơ bản như sau:
- Nêu và phân tích ngắn gọn vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
- Phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình về vấn đề xã hội đó trong
con mắt nhìn của ngày hơm nay.
- Có thể mở rộng ý nghĩa của vấn đề, bày tỏ thái độ, nêu giải pháp, rút ra
bài học.
Về tư liệu dẫn chứng, cần sử dụng chủ yếu dẫn chứng trong cuộc sống xã
hội. Nếu sử dụng dẫn chứng trong các tác phẩm văn học cần tiêu biểu, chọn lọc,
có chừng mực và khai thác dẫn chứng đó ở phương diện nội dung, tư tưởng
mang tính xã hội. Bởi lẽ tác phẩm văn học chỉ là điểm xuất phát để dẫn đến vấn
đề xã hội cần bàn luận. Phần nói về tác phẩm văn học cần cơ đúc, vừa đủ, cốt
sao rút ra được vấn đề xã hội một cách gọn rõ, nổi bật để tiến hành bàn luận.
6


6


Cần tránh sa đà vào tác phẩm, đi sâu phân tích những điều rườm ra khơng cần
thiết, khơng phục vụ cho nội dung nghị luận xã hội của bài làm.
2.2.Về kĩ năng, học sinh cần chọn được lập luận phù hợp, bố cục bài viết
rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt chuẩn xác mạch lạc. có thể kết hợp với thao
tác lập luận so sánh để thấy rõ tương quan giữa vấn đề xã hội được đặt ra trong
tác phẩm với vấn đề xã hội đó trong con mắt nhìn của ngày hơm nay
Dàn ý của bài viết cần đảm bảo được bố cục ba phần:
- Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.
+ Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn bạc.
- Thân bài:
+ Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học, phần này người viết
phải vận dụng kĩ năng đọc - hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì?
Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái
cớ để nhân ý kiến đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế khơng nên
đi q sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra ý nghĩa khái quát để
bàn bạc vấn đề có ý nghĩa xã hội.
+ Từ vấn đề được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội,
nêu những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy. Học sinh nên tham khảo lại
cách thức làm bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng của
đời sống) để làm tốt phần này.
- Kết bài:
+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
+ Từ vấn đề được bàn luận rút ra bài học cho bản thân.

7


7


3.Các bước rèn kỹ năng cụ thể đối với kiểu bài nghị luận về một vấn
3.1.

đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Kỹ năng đọc hiểu tác phẩm văn học
Phần này tuy khơng phải là phần chính của bài viết nhưng học sinh rất cần
phải có những kĩ năng đọc hiểu cơ bản để có thể cảm thụ đúng hướng, đúng
trọng tâm vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm, tránh sa đà quá nhiều vào
nghệ thuật hoặc những vấn đề phụ ít có liên quan. Đặc biệt đối với các tác phẩm
chưa được học trong chương trình, kỹ năng này càng cần được rèn luyện. Nhìn
chung giáo viên nên tập trung luyện tập cho học sinh các thao tác chính như sau:
-Bước 1: Đọc hiểu những chi tiết quan trọng, tiêu biểu trong tác phẩm có
liên quan đến vấn đề cần nghị luận.
- Bước 2: Xác định tư tưởng, chủ đề, nội dung chính của tác phẩm hoặc
hình tượng trung tâm.
- Bước 3: Khái quát vấn đề xã hội được đặt ra qua tác phẩm.
Đối với mỗi thao tác, học sinh cần chú ý rèn luyện ở cả hai dạng bài đã
phân loại ở trên: tác phẩm văn học đã được học và tác phẩm chưa được học
trong chương trình
Sau đây là các ví dụ tiêu biểu đối với từng loại.
VD 1: Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và
quan niệm của anh chị về đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.
Bước 1: Học sinh cần dựa vào những kiến thức về tác phẩm để tìm hiểu
quan niệm cụ thể của Nguyễn Du về đồng tiền trong truyện Kiều. Đồng tiền là
thủ phạm gây ra bao nỗi đau thương bất hạnh cho con người, đồng tiền làm đảo
lộn mọi giá trị đạo đức ln lý…Có thể trích ra những câu thơ tiêu biểu như:

Trong tay sẵn có đồng tiền – Dầu lịng đổi trắng thay đen khó gì; hoặc Tiền
lưng đã sẵn việc gì chẳng xong…
Bước 2: Xác định tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
nhìn đồng tiền chủ yếu ở mặt trái, ở sức mạnh tác oai tác quái gây hại cho con
người và tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.
Bước 3: Khái quát vấn đề xã hội được đặt ra qua tác phẩm: Đồng tiền có
mặt tích cực và tiêu cực, điều quan trọng là chúng ta sử dụng đồng tiền như thế
nào trong cuộc sống ngày nay?
VD 2: Đọc câu chuyện sau:
8

8


Hai anh thợ đang xây bức tường của một tòa nhà, một người đến hỏi: Các
anh đang làm gì thế? Người thợ xây thứ nhất trả lời với thái độ gắt gỏng: Anh
không thấy à? Tôi đang cực khổ chét hồ để ốp từng viên gạch chứ cịn làm gì
nữa? Người thợ thứ hai nét mặt hồ hởi, ngẩng đầu lên, lau mồ hơi và hãnh diện
nói: Chúng tơi đang xây một cơng trình vĩ đại, một nhà thờ đấy!
Suy nghĩ của anh/chị về những vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.
Để hiểu được vấn đề xã hội được gợi ra từ câu chuyện, giáo viên hướng
dẫn học sinh tuân thủ các bước theo kỹ năng:
Bước 1: Chú ý đến thái độ và câu trả lời hoàn toàn trái ngược nhau của
hai người thợ. Người thứ nhất thái độ gắt gỏng, câu trả lời chú ý vào công việc
cụ thể chét hồ để ốp từng viên gạch, coi công việc như là sự nô dịch khổ sai…
Người thứ hai thái độ vui vẻ, chú ý đến kết cục tổng thể của công việc Chúng tôi
đang xây một công trình vĩ đại, coi việc làm của mình là sự cống hiến đáng tự
hào…
Bước 2: Xác định nội dung câu chuyện: thái độ khác nhau đối với cơng
việc sẽ góp phần quyết định ý nghĩa cuộc sống của mỗi người, giúp ta thấy được

giá trị của họ.
Bước 3: Vấn đề xã hội được đặt ra qua tác phẩm là vai trị quan trọng của
cách nhìn nhận đối với cuộc sống, của thái độ sống tích cực cho dù bạn là ai và
đang làm cơng việc gì…
3.2.
Kỹ năng bình luận về vấn đề xã hội đặt ra qua tác phẩm
Đây là phần chính của bài nghị luận. Phần này sẽ được triển khai dễ dàng
hơn nếu chúng ta xác định vấn đề đúng hướng, đúng trọng tâm. Vấn đề xã hội
trong tác phẩm văn học sau khi được xác định có thể thiên về một tư tưởng đạo
lý, hoặc một hiện tượng trong đời sống xã hội đang thu hút sự quan tâm chú ý
của dư luận…Dù là kiểu nào học sinh cũng cần phối hợp linh hoạt các kỹ năng,
không nên q cứng nhắc. Có thể đi theo trình tự các bước như sau:
- Bước 1: Giải thích, làm rõ vấn đề cần nghị luận nếu thấy cần thiết.
- Bước 2: Phân tích vai trị, ý nghĩa của vấn đề xã hội được đề cập.
- Bước 3: Chỉ ra những biểu hiện đa dạng phong phú của vấn đề xã hội đó
trong đời sống hiện nay.
- Bước 4: Nêu được những suy nghĩ cá nhân của người viết về vấn đề xã
hội đó.
9

9


Sau đây là các ví dụ tiêu biểu.
VD 1: Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, anh/chị hãy viết bài
văn bàn về danh và thực trong cuộc sống hiện nay.
- Bước 1: Giải thích qua hai khái niệm danh và thực.
- Bước 2: Vai trò ý nghĩa của danh và thực trong cuộc sống của mỗi con
người và đối với đời sống xã hội: danh và thực có ý nghĩa như thế nào? Danh và
thực có mối quan hệ ra sao? Danh và thực cái nào là quyết định?

- Bước 3: Danh và thực có những biểu hiện như thế nào trong đời sống xã
hội: có danh mà khơng có thực, có thực mà chưa có danh, danh lớn hơn thực,
thực lớn hơn danh, chạy theo cái danh mà quên đi hoặc bất chấp cái thực, chỉ
chú trọng cái thực mà miệt thị, coi thường cái danh…
- Bước 4: Đưa ra những quan niệm và thái độ đúng đắn đối với danh và
thực: danh phải đi đôi với thực, có thái độ lên án đối với những kẻ mua danh để
mưu cầu những lợi ích khơng chính đáng…
VD 2: Đọc câu chuyện sau:
Chiếc nhẫn
Ở Hy Lạp cổ đại có một ơng vua rất anh minh, quyền lực, trị vì cả một
vương quốc rộng lớn. Trên ngón tay ơng có đeo một chiếc nhẫn mà nhờ nó, ơng
đã vượt qua được những giờ phút khó khăn nhất trong việc điều hành đất nước.
Trên chiếc nhẫn ấy có ghi dịng chữ: Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.
Đến một ngày nọ, với biết bao chuyện xảy ra xung quanh mình, ơng cảm
thấy cực kỳ mệt mỏi, bất lực và đuối sức, ông thấy chiếc nhẫn thật vô duyên với
dòng chữ viết trên đó. Bởi ơng nghĩ rằng những chuyện tệ hại đang diễn ra ở
vương quốc ông sẽ chẳng bao giờ chấm dứt được, trơi qua được. Thế là ơng
tháo nó ra và vứt xuống đất. Khi chiếc nhẫn lăn đến nơi đang có một ánh nến
chiếu xuống, ơng phát hiện ra mặt trong của chiếc nhẫn cũng có một dịng chữ
khác mà bấy lâu nay ơng khơng hề biết. Dịng chữ đó ghi là: Và cả chuyện này
nữa, rồi cũng sẽ qua...
Theo anh (chị), nhà vua sẽ hành động như thế nào sau khi đọc được dòng
chữ trong chiếc nhẫn? Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học rút ra từ câu
chuyện trên.
10

10


Trong văn bản, sau khi đọc được dòng chữ bên trong chiếc nhẫn, nhà vua

tỉnh ngộ, đeo lại chiếc nhẫn vào tay, và bắt đầu đối mặt giải quyết tất cả mọi
chuyện.. Tuy vậy khi viết bài, học sinh không nhất thiết phải nêu được đúng ý
trong văn bản. Đó cũng chỉ là câu hỏi phụ, trọng tâm của bài làm là phát biểu
được những suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Làm rõ vấn đề cần nghị luận
+ Cuộc sống là vô vàn những khó khăn thử thách, nhưng chỉ cần con
người có cái nhìn đúng đắn và ln kiên trì, nỗ lực thì mọi khó khăn đều sẽ được
giải quyết.
+ Khó khăn thử thách tồn tại trong cuộc sống không đáng sợ bằng sự mệt
mỏi, yếu đuối tồn tại trong tâm hồn con người. Vì vậy con người phải biết kiên
nhẫn và rèn luyện để có sức mạnh đối mặt vượt lên chính mình. Khi đó mọi việc
đều trở nên thơng tỏ.
- Bước 2: Trình bày suy nghĩ về vai trị của ý chí nghị lực của con người
khi đối mặt với khó khăn:
- Trước những khó khăn trong cuộc sống, con người cần có cách nhìn
thống, ln hướng về phía trước với tinh thần : mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.
- Suy nghĩ về vai trị của ý chí, nghị lực của con người trong việc đối mặt
với những những cảm xúc tiêu cực của bản thân
- Bước 3: Chỉ ra sự thống nhất giữa các phương diện đó trong việc giúp
con người gặt hái được thành công trong công việc và trong cuộc sống.
- Bước 4: Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
+ Nghĩ rằng mọi chuyện sẽ qua không đồng nhất với thái độ buông xuôi
hay trơng chờ, ỷ lại vào hồn cảnh mà phải tích cực chủ động giải quyết mọi rắc
rối bằng toàn bộ khả năng của mình.
+ Khi khó khăn được giải quyết, con người cũng cần nhìn nhận xem xét
tồn diện để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình đồng thời rèn luyện thêm
bản lĩnh để đối mặt với những thử thách tiếp theo.
III. PHẦN KẾT LUẬN
11


11


Kỹ năng làm bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
tuy không quá phức tạp với đối tượng học sinh giỏi, nhưng để có được một bài
văn nghị luận xã hội hay, sâu sắc, cần vận dụng các thao tác nghị luận một cách
uyển chuyển, linh hoạt và kết hợp chúng để bài viết đạt hiệu quả cao nhất. Cùng
với đó là việc vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt. Bên cạnh việc kết
hợp nhiều thao tác lập luận, bài văn nghị luận xã hội cần kết hợp các phương
thức biểu đạt như thuyết minh, tự sự, miêu tả... nhất là phương thức biểu cảm.
Bởi văn nghị luận thuyết phục người đọc khơng chỉ ở lý trí, mà cịn phải tác
động vào tình cảm, cảm xúc. Đặc biệt, văn nghị luận xã hội không chỉ đơn thuần
cung cấp kiến thức xã hội mà cao cả hơn giúp học sinh nhận thức đúng đắn
những vấn đề đạo đức nhân sinh cao đẹp trong đời sống, từ đó, giúp giáo dục
nhân cách. Sức thuyết phục của một bài văn nghị luận xã hội không chỉ ở kỹ
năng hay ngôn từ diễn đạt mà trên tất cả là vốn sống thực tế, vốn sống xã hội
của người viết. Người giáo viên phải trau dồi cho học sinh ý thức và thói quen
tích lũy vốn sống thường xuyên để tự trang bị cho mình một vốn kiến thức xã
hội phong phú và sâu sắc. Chỉ có như vậy, mỗi tác phẩm văn học mà học sinh
tiếp nhận mới thực sự trở thành cầu nối giữa văn học và cuộc sống, giúp đặt ra
và trả lời những câu hỏi của người trẻ về lối sống, thái độ sống; giúp các em lựa
chọn một hướng đi phù hợp và kiên trì rèn luyện để hồn thiện nhân cách của
bản thân. Thiết nghĩ, đó mới là mục tiêu cần đạt được đối với việc dạy văn nghị
luận xã hội trong nhà trường phổ thơng nói chung và với kiểu bài nghị luận về
một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học nói riêng.

12

12




×