Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT về CON NGƯỜI TRONG văn học VIỆT NAM từ CÁCH MẠNG THÁNG 8 1945 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.56 KB, 75 trang )

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO HẢI PHÒNG 2015
ĐỀ TÀI: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 ĐẾN NAY
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lí luận của thi pháp học hiện đại, vấn đề quan niệm nghệ thuật nói chung,
quan niệm nghệ thuật về con người nói riêng là một trong những khái niệm lí luận
quan trọng bậc nhất. Trong bài Vấn đề Quan niệm nghệ thuật về con người, G.S
Trần Đình Sử cho rằng: “Có thể xem quan niệm nghệ thuật là khái niệm lí luận quan
trọng bậc nhất trong mấy thập niêm qua, có ý nghĩa trả về cho văn học bản chất nhân
học”.
Mỹ học hiện đại cũng khẳng định: “Quan niệm con người là hình thức đặc thù
nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật
với các hình thái ý thức xã hội khác”. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, việc
nghiên cứu, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người đóng vai trò rất lớn trong việc
đánh giá tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, giá trị nội dung của tác phẩm cũng như
những đóng góp của giai đoạn, thời kì văn học đối với sự phát triển của lịch sử văn
học nói chung.
Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động
của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Sự vận động của thực
tế làm nảy sinh những con người mới, và miêu tả những con người ấy sẽ làm văn học
đổi mới. Nhưng còn một khía khác là đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người
cũng làm cho văn học thay đổi căn bản. trong lịch sử văn học sử dụng lại các đề tài,
cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến. Vẫn là con người đã biết, nhưng hôm
qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác
văn học mới.
Nhìn vào thực tế của văn học Việt Nam thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn từ Cách
mạng tháng 8- 1945 cho đến nay, quan niệm nghệ thuật về con người đã có sự biến
chuyển rõ rệt. Con người trong văn học cách mạng (1945 – 1975) được bao trùm bởi
quan niệm sử thi và lãng mạn. Quan niệm ấy đã tạo nên hình tượng những con người
anh hùng, con người hành động, con người lí trí, con người lí tưởng, con người cộng


đồng, con người lịch sử... Tuy nhiên, văn học sau 1975 đã thay đổi quan niệm nghệ
thuật về con người. Con người được nhìn nhận ở đa chiều hơn, nhiều góc độ hơn, phức
tạp hơn. Điều đó đã hình thành nên kiểu con người lưỡng diện, con người đời tư - thế
sự, con người phức tạp và bí ẩn, con người cá nhân, con người tự nhiên, con người tâm
linh… Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người đã phản ánh những đặc

1


trưng cơ bản nhất của hai giai đoạn văn học trong cách cảm nhận và khám phá thế
giới, khám phá hiện thực và con người.
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học từ Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến nay, chúng ta có điều kiện nhìn sâu hơn, rõ hơn về từng chặng
đường phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, góp phần tích cực vào giảng dạy các
tác phẩm văn học hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT, cả mảng thơ ca và văn
xuôi (xuyên suốt chương trình lớp 12). Đồng thời, đề tài cũng góp phần hữu ích cho
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn các cấp, trong đó có bồi dưỡng học
sinh giỏi cấp khu vực và cấp quốc gia. Đó là lí do đưa chúng tôi đến với đề tài: Quan
niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945
đến nay.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm đạt đến những mục đích sau đây:
1. Về lý luận
Nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn quan niệm nghệ thuật về con người trong văn
học Việt Nam từ CM Tháng 8/1945 đến nay, thấy được sự kế thừa và tinh thần đổi
mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn học sau 1975 so với văn học
Việt Nam 1945 – 1975. Điều đó đã tạo thành một mạch tư tưởng vừa xuyên suốt thống
nhất vừa đổi mới, đáp ứng nhu cầu của hiện thực đời sống và thị hiếu của độc giả.
2. Về thực tiễn
Với đề tài này, giáo viên vận dụng quan niệm nghệ thuật về con người trong

Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8/1945 vào việc hướng dẫn học sinh đọc
hiểu tác phẩm văn học Việt Nam trong toàn bộ chương trình Ngữ văn 12; phân tích và
giúp học sinh nắm được những đặc trưng của hình tượng con người trong văn học cách
mạng 1945 – 1975 và văn học thời kì đổi mới sau 1975 đến nay qua từng tác phẩm cụ
thể. Từ đó, đề tài góp phần tích cực vào công tác giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường
THPT hiện nay.
3. Về thái độ
Từ nhận thức đúng đắn và lòng say mê, trân trọng của mình đối với văn học
Việt Nam hiện đại, giáo viên giúp học sinh có một cái nhìn sự đánh giá đúng về giá trị
của văn chương nước nhà, đặc biệt là đánh giá khách quan và nghiêm túc những đổi
mới trong quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam từ sau cách
mạng tháng 8/1945 đến nay. Từ đó, giáo viên và học sinh thêm yêu quý trân trọng
những di sản tinh thần quy báu của văn học nước nhà, góp phần phát triển năng lực,
bồi đắp nhân cách người học.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2


Với đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam từ
Cách mạng tháng 8/1945 đến nay, chúng tôi xác định đây là một vấn đề rất lớn đòi hỏi
phải có sự tìm tòi nghiên cứu một cách toàn diện và công phu.
Trong khuôn khổ của một chuyên luận, với một khoảng thời gian có hạn, chúng
tôi không có tham vọng lý giải tường tận mọi vấn đề, mà trên cơ sở một cái nhìn tổng
quan về văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay, sẽ đi sâu vào quan
niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 với một số
tác giả tác phẩm tiêu biểu. Thiết nghĩ việc làm này cũng hoàn toàn phù hợp với yêu
cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác giảng dạy trong nhà trường của người giáo viên.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên

cứu sau:
1. Phương pháp tổng hợp
2. Phương pháp phân tích
3. Phương pháp so sánh đối chiếu…..

3


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT:
KHÁI LƯỢC QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
I. KHÁI LƯỢC VỀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
1. Quan niệm nghệ thuật là gì?
Theo định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật là
nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo
cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó.
Các tác giả chú thích thêm, để tái hiện cuộc sống của con người, tác giả phải
hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với thế giới và với bản thân, cách họ sống, hành động
và suy nghĩ, điều họ quan tâm và không quan tâm trong cuộc đời. Tổng hợp những
điều đó tạo thành cái mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả
xuất phát để khắc hoạ hình tượng, số phận những con người cụ thể, tổ chức quan hệ
của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác phẩm.
Nói khác đi, quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu
thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức
độ chiếm lĩnh đời sống của nó. Đối với một nhà thơ, nhà văn, nó thể hiện khả năng,
phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của bản thân họ trong quá trình sáng tác. Đó là
cái hình thức bên trong của của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong
hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ
thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật.
Trong bài Vấn đề Quan niệm nghệ thuật về con người, G.S Trần Đình Sử nhà nghiên cứu thi pháp học hàng đầu ở nước ta cho rằng: “Có thể xem quan niệm

nghệ thuật là khái niệm lí luận quan trọng bậc nhất trong mấy thập niêm qua, có ý
nghĩa trả về cho văn học bản chất nhân học”. Mặc dù vậy theo ông “cho đến nay khái
niệm này vẫn chưa có cách hiểu thống nhất” và cho biết: “ Viện sĩ Khrapchenko trong
một bài báo phân tích hệ thống nhận xét rằng: Khái niệm quan niệm nghệ thuật là một
khái niệm hợp quy luật về thực chất, song lại lắm lúc mang một tính cách hết sức mơ
hồ. Đường nét của các mối quan hệ, tương quan của quan niệm nghệ thuật với cấu trúc
của tác phẩm riêng biệt với các yếu tố cấu thành, với các tác phẩm khác của nhà văn
chưa vạch đủ rõ”. Tuy nhiên G.S Trần Đình Sử cũng đưa ra cách hiểu của mình về
quan niệm nghệ thuật, tác giả viết: “Trong nghệ thuật, thế giới được quan niệm hoá
trên cơ sở sự cảm thụ cá nhân về một thế giới, thoả mãn nhu cầu tồn tại của nó. Nghệ
thuật nâng sự cảm thụ thế giới lên tầm quan niệm về thế giới, ứng với một quan niệm
nghệ thuật là một thế giới nghệ thuật. Với ý nghĩa này, quan niệm nghệ thuật là một

4


phạm trù về các chỉnh thể nghệ thuật, là công cụ để tư duy về các hiện tượng nghệ
thuật như những chỉnh thể”
Theo chúng tôi, quan niệm nghệ thuật là cách nhìn, cách hiều và cách nghĩ,
cách cảm về thế giới và con người của nhà văn được thể hiện thông qua một thế giới
nghệ thuật trong tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu khi một
người bắt đầu cầm bút sáng tác. Trên phương diện nào đó, quan niệm nghệ thuật gần
với lập trường tư tưởng hay quan điểm sáng tác của nhà văn.
2. Vai trò của quan niệm nghệ thuật trong quá trình sáng tác của nhà văn
Quan niệm nghệ thuật về cơ bản không tách rời tư tưởng nghệ thuật của nhà
văn. Đó là quan niệm bao trùm cả sự nghiệp sáng tác, chi phối về căn bản toàn bộ thế
giới nghệ của anh ta. Nó tạo ra cho sự nghiệp ấy, cho thế giới nghệ thuật ấy tính thống
nhất, tính hệ thống, hay nói đúng hơn, tính chỉnh thể.
Tuy vậy, khác với tư tưởng, tác phẩm văn học tập trung thể hiện một thái độ đối
với cuộc sống trong bình diện quan hệ giữa hiện thực và lí tưởng, khẳng định cuộc

sống nào, phê phán cuộc sống nào, quan niệm nghệ thuật chỉ cung cấp một mô hình
nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện những cuộc sống cần phải có
mang tính khuynh hướng khác nhau. Với tính chất công cụ đó, quan niệm nghệ thuật
về thế giới và con người chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội
dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát
triển, tiến hóa của văn học. Bởi lẽ điều chủ yếu trong sự tiến hóa của nghệ thuật và
của xã hội nói chung, là đổi mới cách tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới và con người, và
do đổi mới quan niệm mà thế giới cũng được chiếm lĩnh sâu hơn, rộng hơn, với những
phạm vi, giới hạn, chất lượng mới.
Quan niệm nghệ thuật chi phối thế giới nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn
(đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ, các biện pháp tu từ…). Nam Cao trên
con đường chuyển từ lãng mạn chủ nghĩa sang hiện thực chủ nghĩa đã thay đổi nhận
thức sâu sắc về thứ nghệ thuật phi hiện thực: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa
dối, không nên là ánh trăng lừa dối”. Cho nên thay vì những đề tài chuyện tình cảm
nam nữ sướt mướt, ông đã chuyển hẳn sang những đề tài về người lao động, nhất là
những kiếp người đau khổ dưới đáy xã hội lúc bấy giờ. Thay vì lối viết lãng mạn, Nam
Cao đã đống cũi sắt tình cảm của mình mà viết bằng lối văn lạnh lùng, tỉnh táo nhiều
khi đến vô tình, để phơi bày hiện thực xã hội và những đau khổ của kiếp nhân sinh:
“nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”…
Với Xuân Diệu, khi ông quan niệm về cuộc đời và con người trong niềm yêu
sống, khát khao giao cảm với đời đến say mê, thì đề tài chủ yếu trong thơ ông là tình
yêu, tuổi trẻ và mùa xuân; những hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trong thơ ông là xuân
hồng, lòng yêu, âm thanh, điệu nhạc, ánh sáng, mùi hương… và ngôn ngữ mà ông sử
dụng là một lớp từ vựng vừa quen thuộc, vừa kết hợp mới lạ không ngừng. Ông không

5


ưa sự tĩnh tại, ông sợ sự chảy trôi nên ông giục giã người ta “Sống toàn tâm! toàn trí!
sống toàn hồn - Sống toàn thân! và thức nhọn giác quan”(Thanh niên). Có thể nói

quan niệm nghệ thuật ấy đã chi phối toàn bộ các sáng tác của Xuân Diệu trước cách
mạng, góp phần không nhỏ tạo nên phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu.
3. Sự thể hiện của quan niệm nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con
người thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như
những hằng số tâm lí của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở
cách xử lí các biến cố và quan hệ nhân vật.
Với những phương diện biểu hiện trên đây, việc xác định quan niệm nghệ thuật
của một nhà văn, nhà thơ là không hề đơn giản. Mặt khác, quan niệm nghệ thuật
không nhất thành bất biến, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo độ chín trong tư
tưởng, kinh nghiệm của nhà văn. Quan niệm nghệ thuật không đơn thuần là sự phát
ngôn của nhà văn, hay quan niệm sống của anh ta ở ngoài đời. Quan niệm nghệ thuật
không tách rời khỏi hệ thống các sáng tác của nhà văn. Nó phải được thể hiện một
cách thống nhất trong toàn bộ các tác phẩm của một nhà văn, nhà thơ trong một giai
đoạn sáng tác nhất định. Quan niệm nghệ thuật ấy có thể thống nhất trong suốt cuộc
đời sáng tác của người nghệ sĩ, nhưng có thể thay đổi theo thời gian. Chế Lan Viên
trước cách mạng bày tỏ một thái độ bi quan trước cuộc đời:
Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân đến gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
(Xuân)
Nhưng sau cách mạng ông lại thể hiện một niềm say mê trở về với nhân dân,
với Tổ quốc:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu)
Vì vậy, ở mỗi nhà văn, nhà thơ, quan niệm nghệ thuật có những biểu hiện rất

riêng, độc đáo không theo một công thức định sẵn nào. Quan niệm nghệ thuật của văn
học từ cách mạng tháng 8 đến nay được khu biệt bởi hai giai đoạn (1945 -1975 và sau
1975) song ở mỗi giai đoạn, mỗi tác giả lại có những biểu hiện rất phong phú, độc đáo.

6


II. KHÁI LƯỢC QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
1. Quan niệm về con người trong văn học
Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Văn học là nghệ
thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của
văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật,
tác phẩm văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả
năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn. Có
thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả
những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung và từng thời
đại nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
tìm hiểu, song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn còn nhiều cách định
nghĩa và diễn đạt khác nhau. Cụ thể như sau:
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con người là một
cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của
nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”[5;15]. Tức, quan niệm
nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được hóa
thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học
của tác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật
trong đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật trong các tác
phẩm.
Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một cách nhìn
khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và

chiều sâu triết lí của tác phẩm”.
Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật ngữ
văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên
trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù
khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của
hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.”
Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều
nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Từ đó, chúng
ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệm nghệ thuật về con người như sau:
Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách
nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn
thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ
và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay
không giống so với đối tượng.

7


Như vậy, vì trung tâm của văn học là con người nên con người cũng chính là
đối tượng thẩm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Người sáng tác sẽ là
người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để
hiểu về con người. Bởi người ta không thể miêu tả và tạo nên chiều sâu, tính độc đáo
của hình tượng con người trong văn học nếu không hiểu biết, cảm nhận và có các
phương tiện, biện pháp nhất định.
Từ việc hướng đến xác định khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người, có
thể khẳng định rằng: chúng ta sẽ không thể hiểu một cách đầy đủ những đổi thay trong
nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật biểu hiện của văn học, nếu không quan tâm tới
sự vận động của con người trong văn học, đặc biệt là vấn đề quan niệm nghệ thuật của
các tác giả về con người trong văn học. Nói cách khác, nếu bỏ qua quan niệm nghệ
thuật về con người sẽ dẫn tới cách hiểu đơn giản về bản chất phản ánh của nghệ thuật,

hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ của nghệ thuật. Cho nên, tìm hiểu quan niệm nghệ
thuật về con người là điều hết sức quan trọng. Đây được xem là cơ sở lí luận để chúng
ta bắt tay vào tìm hiểu Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại
Việt Nam.
2. Cơ sở lịch sử xã hội và văn hóa của quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm thấy, thấu hiểu và miêu
tả con người trong văn học. Nhưng các nguyên tắc ấy có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch
sử. Do đó, quan niệm nghệ thuật về con người là một sản phẩm của lịch sử. Chẳng hạn
như quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa
trước hết gắn liền với thế giới quan Mac - Lênin , với thực tế đấu trnh cách mạng do
giai cấp vô sản lãnh đạo và nhất là gắn với quan niệm về con người mới và cuộc sống
mới .
Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là sản phẩm của văn hóa tư tưởng.
Chẳng hạn như quan niệm về con người vũ trụ trong văn học trung đại Việt Nam gắn
liền với cảm thức xã hội của con người trung đại. Đó là quan niệm Thiên Địa Nhân
hay “ Thiên - Nhân tương cảm”, con người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, con người có
mối liên hệ mật thiết với thiên nhiên. Chính vì thế con người trong văn học trung đại
thường cản nhận mình trong mối quan hệ với đât trời với những cái lớn lao cao cả.
Quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ, gắn
liền với cái nhìn của người nghệ sĩ. Trong văn học ta bắt gặp con người tha hóa trong
sáng tác của Nam Cao, con người vô nghĩa lí trong sáng tác Vũ Trọng Phụng, con
người chính trị trong thơ Tố Hữu,…
Trong các thể loại văn học khác nhau, chức năng và hệ thống phương tiện biểu
hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng khác nhau. Con người trong
thần thoại là con người siêu phàm như năng lực, một sức mạnh để chế ngự thiên nhiên

8


hay thực hiện một công việc nào đó,con người trong truyện cổ tích là hiện thân của

một quy ước xã hội,…
3. Vai trò của quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác văn học
Quan niệm nghệ thuật về con người là tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị
của tác phẩm văn học. Cảm nhận tác phẩm chính là cảm nhận cái nhìn của tác giả về
con người thể hiện trong tác phẩm. Đồng thời, quan niệm nghệ thuật về con người còn
được xem là nhân tố cơ bản, là xuất phát điểm cho mọi sáng tạo của nhà văn; các
phương tiện, thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong tác phẩm, từ xây dựng
nhân vật, tổ chức kết cấu cốt truyện hay giọng điệu trần thuật,… đều chịu sự chi phối
và góp phần thể hiện con người theo quan niệm của tác giả. Do vậy, xuất phát từ quan
niệm nghệ thuật về con người để tìm hiểu tác phẩm văn học nên được xem là một
trong những biện pháp tối ưu để có cái nhìn toàn diện về sự nghiệp sáng tác của mỗi
nhà văn cũng như về một giai đoạn văn học.
Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật,
thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Sự vận động của thực tế làm nảy sinh
những con người mới, và miêu tả những con người ấy sẽ làm văn học đổi mới. Nhưng
còn một khía khác là đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người cũng làm cho văn
học thay đổi căn bản. trong lịch sử văn học sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật
truyền thống là rất phổ biến. Vẫn là con người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở
một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới.
Quan niệm nghệ thuật về con người không phải bất cứ cách cắt nghĩa, lý giải
nào về con người, mà là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học,
nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều
sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn
có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những
tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật
về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành
tựu của họ.
Quan niệm nghệ thuật về con người không nhất thành bất biến, mà biến đổi
theo lịch sử và quy luật phát triển nội tại của văn học. Do đó, nghiên cứu quan niệm

nghệ thuật về con người qua các thời kì văn học sẽ góp phần làm sáng rõ những biến
đổi của nền văn học cũng như tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ của nhà văn và
thị hiếu của công chúng. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam
từ Cách mạng tháng 8/1945 đến nay cũng nằm trong quy luật phát triển và biến đổi ấy.

9


CHƯƠNG HAI
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT
NAM 1945 - 1975
I. ĐÔI NÉT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
Sau cách mạng tháng 8/1945, đất nước ta giành độc lập nhưng lại phải bước
vào 2 cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ. Thoát khỏi ách đô hộ kìm
kẹp của thực dân Pháp và phong kiến, xã hội Việt Nam bước sang thời kì mới, con
người mới trong chế độ mới, tiến lên CNXH.
Một kỉ nguyên mới mở ra cho dân tộc ta. Từ đây nền văn học mới gắn liền với
lí tưởng độc lập tự do và CNXH được khai sinh. Hoàn cảnh đặc biệt như vậy đó tác
động trực tiếp tới sự vận động, phát triển của văn học 1945 – 1975.
Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8/1945 đến đầu năm 1975 phát triển
qua 3 giai đoạn với rất nhiều thành tựu.
Giai đoạn đầu tiên 1945 – 1954 được chia làm 2 giai đoạn nhỏ.
Từ tháng 8/1945 đến 19/12/1946 đất nước ta hân hoan trong niềm vui giành độc
lập, văn học giai đoạn này cũng thể hiện niềm say mê háo hức trước chiến thắng lịch
sử của cách mạng tháng 8, sự “say mê trước sự thay đổi màu nhiệm” ( Hoài Thanh ).
Thành tựu giai đoạn này phải kể đến “Ngọn quốc kì” (Xuân Diệu ), “Huế Tháng Tám”
và “Vui bất tuyệt” ( Tố Hữu )…
Văn học giai đoạn 1946 – 1954 là văn học chống Pháp với nhiều thành tựu.
Truyện và kí có “Đôi mắt”, “Nhật kí ở rừng” ( Nam Cao ), “Làng” ( im Lân ), “Tây
Bắc” ( Tô Hoài ). Thơ ca có các bài thơ của Hồ Chí Minh như “Cảnh khuya”, “Rằm

tháng riêng”; “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm , “Tây Tiến” ( Quang Dũng ). Kịch
có “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng.
Giai đoạn thứ hai 1955 – 1964, văn học phản ánh công cuộc xây dựng CNXH ở
miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Thành tựu giai đoạn này có tùy bút “Sông
Đà” (Nguyễn Tuân), tập truyện ngắn “Mùa lạc” ( Nguyễn Khải), truyện ngắn “Cửa
biển” (Nguyên Hồng ); các tập thơ “Gió lộng” (Tố Hữu), “Ánh sáng và phù sa” (Chế
Lan Viên), “Riêng chung” (Xuân Diệu )…; các vở kịch “Nổi gió” ( Đào Hồng Cẩm ),
“Một Đảng viên” (Học Phi )…
Giai đoạn thứ ba 1965 -1975 là giai đoạn văn học đạt được nhiều thành tựu xuất
sắc nhất, phản ánh đời sống lao động và chiến đấu, khắc họa thành công hình ảnh con
người Việt Nam anh hùng, kiên cường, bất khuất. Truyện kí giai đoạn này nổi bật với
các tác phẩm “Chiếc lược ngà” ( Nguyễn Quang Sáng ), “Hòn đất” ( Anh Đức ),
“Người mẹ cầm súng”, “Những đứa con trong gia đình” ( Nguyễn Thi ), “Rừng xà nu”
(Nguyễn Trung Thành)... Thơ ca giai đoạn này phát triển vô cùng mạnh mẽ và đạt

10


những thành tựu xuất sắc, thực sự là bước tiến của thơ ca hiện đại Việt Nam. Xuất
hiện một lớp nhà thơ trẻ chống Mĩ cứu nước, những người trực tiếp cầm súng và cầm
bút phản ánh cuộc kháng chiến một cách thực, sống động, phong phú và sôi nổi. Các
tác phẩm tiêu biểu là “Mặt đường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm ), “Ra trận”, “Máu
và hoa” của Tố Hữu…Kịch đạt thành tựu với “Quê hương Việt Nam” của Xuân Trình,
“Đại đội trưởng của tôi” ( Đào Hồng Cẩm ).
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 nổi lên 3 đặc điểm cơ bản.
Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận
mệnh chung của đất nước. Văn học vận động theo hướng phát triển của lịch sử với
tinh thần : “Văn học nghệ thuật là một mặt trận” ( Hồ Chí Minh ) cùng với kiểu nhà
văn mới : Nhà văn – chiến sĩ. Với vũ khí là ngòi bút, các nhà văn đó tái hiện hiện thực
cách mạng – nguồn cảm hứng lớn tạo phẩm chất mới cho văn học. Gắn bó sâu sắc với

vận mệnh chung của đất nước nên quá trình vận động phát triển của nền văn học mới
bắt nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát nhiệm vụ chính trị của đất
nước. Vì thế mới có các tên gọi : Văn học chống Pháp ( 1945 – 1954 ), văn học xây
dựng chủ nghĩa xã hội ( 1955 – 1964 ), văn học chống Mĩ ( 1965 – 1975 ). Tổ quốc và
CNXH là hai đề tài bao quát toàn bộ giai đoạn văn học này với những tiểu thuyết của
các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Khải, Đào Vũ, Chu An…, những bài thơ của Tố
Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Xuân Diệu…
Văn học 1945 – 1975 là nền văn học hướng về đại chúng. Quần chúng nhân dân
vừa là đối tượng phục vụ vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn
học. Quan niệm : “Đất nước của nhân dân, tạo cảm hứng chủ đạo và là chủ đề của
nhiều tác phẩm viết về đất nước trong văn học giai đoạn này. Văn học quan tâm đến
đời sống nhân dân lao động với bất hạnh cùng cực cũng như niềm vui, niềm tự hào;
cùng họ vùng lên với khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng. Hình tượng quần
chúng cách mạng, hình tượng người nông dân, người mẹ, chị phụ nữ, em bé…được
tập trung xây dựng; thể hiện vẻ đẹp tâm hồn cao cả với hình thức nghệ thuật quen
thuộc. Đó là một nền văn học có tính nhân dân sâu sắc và nội dung nhân đạo mới.
Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Khuynh hướng sử thi thể hiện ở đề tài các tác phẩm: Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội, những
đề tài lớn lao liên quan đến vận mệnh dân tộc như chiến tranh, nhân dân. Nhân vật
trong các tác phẩm giai đoạn này là những người anh hùng mang phẩm chất được đánh
giá chung cho thời đại bấy giờ, mang tính chất lớn lao cao cả, tiêu biểu cho lí tưởng
cộng đồng. Đó là chị Út Tịch trong “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, là chị Trần
Thị Lý trong “Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu, là những người anh hùng trong
“Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành... Lời văn giọng điệu
ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở
cỏi “tụi” cảm xúc hướng tới lí tưởng, khẳng định cuộc sống mới, con người mới, ngợi

11



ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Cảm hứng lóng mạn nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua mọi gian khổ, thử thách ác
liệt của chiến tranh, làm nên chiến thắng lịch sử, chấn động năm châu. Cho nên những
cuộc chia li cũng “chói ngời sắc đỏ” (Nguyễn Mỹ ), ra trận mà lòng vui như mở hội
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai!” ( Tố Hữu ).
Tất cả những đặc điểm trên hòa nhịp vào với nhau tạo nên đặc điểm cơ bản về
khuynh hướng thẩm mĩ của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
II. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
Cách mạng tháng Tám là một bước ngoặt lịch sử, mở ra một trang mới đối với
đất nước và con người Việt Nam, chấm dứt ngàn năm chế độ phong kiến, hơn tám
mươi năm đô hộ của thực dân Pháp, để bắt đầu một thời đại mới - thời đại độc lập, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Sau Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam cũng phải trải qua
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì gian khổ nhưng cũng rất hào
hùng. Mọi đổi thay ấy đã đem đến cho văn học Việt Nam những sắc diện mới, luồng
sinh khí mới ở nhiều khía cạnh, trong đó có quan niệm nghệ thuật về con người.
Nếu con người trong văn học Việt Nam chặng 1945 - 1954 là “con người tập
thể”, “thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng”, “tham dự vào các biến cố lịch sử, gánh
vác cuộc kháng chiến qua các tổ chức, các đoàn thể của mình”, “ít có những dằn vặt,
suy tư, giằng xé nội tâm”, “dứt khoát, toàn tâm vì sự nghiệp chung, hòa mình trong tập
thể”; nếu con người trong văn học Việt Nam chặng 1955 - 1964 là “con người trong sự
thống nhất riêng - chung”, “nhìn nhận giải pháp duy nhất để giải quyết các số phận cá
nhân và khát vọng hạnh phúc của con người là sự hòa nhập với tập thể, cách mạng và
cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa”; thì con người trong văn học Việt Nam chặng 1965 1975 là mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta tuy vô cùng ác liệt, dữ dội nhưng
đã khơi dậy được sức sống tiềm tàng, ý chí đấu tranh, tinh thần đoàn kết của con người
Việt Nam. Tất cả kề vai, sát cánh để phục vụ tiền tuyến, hướng đến chiến thắng. Văn
học chặng này đã nhanh chóng “nhập cuộc”, khai thác và thể hiện con người “trên
phương diện con người chính trị, con người công dân, nhưng mỗi cá nhân như là biểu
hiện tập trung của ý chí, khát vọng và sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, thậm chí

của thời đại, của nhân loại”. Những nét chính trong quan niệm về con người của toàn
bộ giai đoạn văn học cách mạng 1945 – 1975 có thể được khái quát ở các phương diện
cơ bản như sau:
1. Quan niệm con người tập thể, đại chúng
Trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giới văn
nghệ sĩ cách mạng, ý thức: “Viết cho ai? – Viết cho đại đa số; công nông binh. Viết để

12


làm gì? – Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng” đã trở
thành ý thức bao trùm trong toàn bộ sáng tác của văn học 45-75.
Điều này có cơ sở lí luận và thực tiễn rõ ràng. Cách mạng và kháng chiến phải
dựa hẳn vào công nông và trước hết nhằm giải phóng công nông. Cho nên văn học
phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu tất phải hướng về công nông binh. Đây là đối tượng
phản ánh, là công chúng văn học, là lực lượng sáng tác. Đó là phương hướng cơ bản
xác định nội dung và hình thức của văn học giai đoạn 1945-1975.
Quan điểm văn nghệ này của Đảng cũng được các nhà văn chấp nhận một cách
tự giác. Bởi vì họ là những trí thức yêu nước. Họ không thể không cảm phục nhân dân
lao động là lực lượng chủ yếu làm nên cuộc Cánh mạng tháng Tám và sau đó gánh cả
cuộc kháng chiến trên đôi vai lực lưỡng của mình. Trong truyện ngắn Đôi mắt của
Nam Cao, văn sĩ Độ đã “ngã ngửa người ra” trước vai trò vĩ đại của người nông dân
như thế, không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này đã được coi là bản tuyên ngôn nghệ
thuật chung của cả một thế hệ nhà văn đi theo cách mạng và kháng chiến. Có thể nói,
giác ngộ về vai trò vĩ đại của quần chúng nhân dân lao động, “qui phục” công nông
một cách - hoàn toàn tự giác và đầy vui sướng là đặc điểm tâm lý chung của giới trí
thức văn nghệ sĩ yêu nước sau Cách mạng tháng Tám và trong chiến tranh giải phóng
dân tộc, đặc biệt là những năm tháng chống Pháp. Trước sự nghiệp to lớn của Cách
mạng, trước vai trò vĩ đại của nhân dân lao động, họ cảm thấy chính trị, phục vụ công
nông binh, dù chỉ làm “anh tuyên truyền nhãi nhép” (Nam Cao) nhưng có ích cho

kháng chiến, đấy là niềm vinh dự lớn cho những Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Hoài
Thanh, Nam Cao v.v… họ sẵn sàng từ bỏ nghiệp văn chương cũ như những “đứa con
hoang”, thậm chí những “đứa con tội lỗi” để “lột xác” và làm lại cuộc đời nghệ thuật
mới của mình vì kháng chiến, vì đại chúng công nông. Họ hăng hái đi tực tế sản xuất
và chiến đấu sát cách với công nông binh để “Cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng
hoá sinh hoạt”. Đến khi phong trào giảm tô và cải cách ruộng đất được phát động thì
tinh thần hướng về công nông lại càng sôi nổi hơn nữa. Tình giai cấp giữa những
người nghèo khổ là tình cảm đẹp nhất, cao cả nhất. Con người trong sạch nhất, đang
tin cậy nhất và vì thế cũng đáng tự nào nhất là con người xuất thân từ bần cố nông và
giai cấp vô sản.
Trên cơ sở tư tưởng hướng về quần chúng, văn học đã hình thành quan niệm
nghệ thuật về con người tập thể, con người cộng đồng, theo GS Nguyễn Đăng Mạnh,
quan niệm này được thể hiện với hai dạng chủ yếu:
Một là, phê phán cách nhìn có định kiến sai trái đối với quần chúng bằng cách,
hoặc đối lập những nhân vật có quan điểm khác nhau và đề cao quan điểm đúng (Đôi
mắt của Nam Cao), hoặc mô tả sự chuyển biến của một nhân vật nào đấy từ chỗ hiểu
sai mà xem thường quần chúng, đến chỗ hiểu đúng và khâm phục (nhiều truyện ngắn

13


của Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Thường, Hoa và thép của Bùi Hiển, Mẫn và
tôi của Phan Tứ, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu v.v…)
Hai là, trực tiếp ca ngợi quần chúng, hoặc bằng cách xây dựng hình tượng đám
đông sôi động của công nhân, nông dân, bộ đội, dân công… đầy khí thế và sức mạnh
(Kí sự của Trần Đăng, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Đuốc dân công tiếp
vận của Nguyễn Tuân, Xung kích, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Con trâu của Nguyễn
Văn Bổng, Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Cửa biển của Nguyên Hồng, Bão biển của Chu
Văn, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Đêm liên hoan của Hoàng Cầm,
Ta đi tới, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn

Khoa Điềm, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Đường ra mặt trận của Chính Hữu
v.v…); hoặc xây dựng những nhân vật anh hùng kết tinh những phẩm chất cao đẹp của
giai cấp, của nhân dân, của dân tộc (Đất nước đứng lên, Rừng xà nu của Nguyên
Ngọc; Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi; Hòn đất
của Anh Đức; Sống như Anh của Trần Đình Văn…; Hồ Chí Minh, Sáng tháng năm,
Bác ơi!, Theo chân Bác, Người con gái Việt Nam, Mẹ Tơm, Mẹ Suốt v.v… của Tố Hữu
v.v…).
Nhìn vào các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện nay, quan
niệm con người tập thể, con người cộng đồng đã tạo nên kiểu nhân vật điển hình cho
tập thể: điển hình trong lao động sản xuất (anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long, ông lái đò Lai Châu trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn
Tuân...) và điển hình trong chiến đấu hi sinh (người lính Tây Tiến trong Tây Tiến của
Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu; nhân vật trữ tình mình và ta trong Việt Bắc
của Tố Hữu, anh và em trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm; Việt và Chiến trong
Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi; Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành; Nho, Thao, Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh
Khuê...). Những nhân vật này đều mang những phẩm chất đại diện cho tập thể, cộng
đồng; mang tiếng nói yêu nước, ngợi ca cách mạng, Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội chung
của thời đại. Những tâm trạng của con người cũng được điển hình hóa: “yêu, căm,
chiến, lạc” là những cảm xúc phổ biến mà hầu hết các tác phẩm văn học cách mạng
đều thể hiện trong giai đoạn này.
Chịu sự chi phối của quan niệm con người tập thể, con người cộng đồng, văn
học cách mạng viết về quần chúng không thể không gắn với công lao của Cách mạng.
Một chủ đề phổ biến khác của văn học 1945-1975 là khẳng định sự đổi đời của nhân
dân nhờ Cách mạng. Ấy là sự đổi đời từ thân phận nô lệ cực khổ trở thành người làm
chủ, người tự do. Cũng là sự phục sinh về tinh thần, từ chỗ mê muội, thậm chí lạc
đường (do xã hội cũ hoặc tác động của địch) đến chỗ được giải phóng về tư tưởng,
được thanh thoát về tâm hồn (Làng, Vợ nhặt của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô

14



Hoài, Đứa con nuôi, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Xoè của Nguyễn Tuân, Anh Keng của
Nguyễn Kiên, Bão biển của Chu Văn v.v…).
Văn học chân chính không thể tạo ra được bằng sự áp đặt từ bên ngoài của
một đường lối văn nghệ nào, cũng không thể được tao ra bằng sự gắng sức của lý trí
đơn thuần. Đó là vấn đề tình cảm, cảm xúc, vấn đề cảm hứng nghệ thuật. Đường lối
văn nghệ phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu hướng về công nông binh, do phù hợp với
yêu cầu khách quan của lịch sử, phù hợp với bản chất yêu nước của văn nghệ sĩ, phù
hợp với trình độ ý thức và tâm lý của họ trong hoàn cảnh đặc biệt của hai cuộc kháng
chiến, nên đã tạo được nguồn cảm hứng nghệ thuật thực sự của những người cầm bút
trong sáng tác.
Đại chúng công nông binh, như đã nói không phải chỉ là đối tượng phản ánh,
ngợi ca của văn học mà còn là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho nó. Đảng rất
chú ý phát động phong trào văn nghệ quần chúng để từ đấy phát hiện và bồi dưỡng
những cây bút nổi lên từ các phong trào ấy, đặc biệt là trong quân đội.
Văn học viết cho đại chúng tất nhiên phải dễ hiểu và được quần chúng đông
đảo ưa thích. Lối viết gọi là “biểu tượng hai mặt” có ẩn dấu nhiều nghĩa hoặc nghĩa
không rõ ràng thường bị “uốn nắn”, thậm chí bị coi là thiếu tính Đảng (tác phẩm có
tính Đảng chủ đề phải rõ ràng). Tiểu thuyết chỉ viết về hiện thực dưới hình thức của
bản thân hiện thực. Truyện người thật việc thật chép theo lời tự thuật của các anh hùng
chiến sĩ thi đua, có một thời rất được khuyến khích và đánh giá cao. Thơ không vần
của Nguyễn Đình Thi bị phê phán. Lối văn Nguyễn Tuân bị coi là thiếu trong sáng.
Hoài Thanh phê phán hàng loạt những thứ gọi là “rơi rớt tiểu tư sản” trong văn học
kháng chiến: buồn rớt một rớt, ngắm rớt, nhắm rớt, “Yêng hùng” “rớt…”[2]. Nhiều
nhà thơ tìm về kho tàng văn học dân gian. Lưu Trọng Lư, Trần Hữu Thung tìm đến thể
hát dặm Nghệ Tĩnh, Thanh Tịnh soạn những bài độc tấu phát huy điệu nói lối vui nhộn
của hề chèo. Tố Hữu chú ý phát huy các thể điệu dân ca và những thủ pháp nghệ thuật
của ca dao truyền thống… Xuân Diệu ra sức học tập cao dao, dân ca, đề cao thơ của
bần cố nông phát hiện trong cải cách ruộng đất, thơ “báng súng” của binh nhất, binh

nhì… Ông viết: “Muốn làm được thơ khá, thiết tưởng nên bắt đầu làm được ca dao
khá. Vì thơ của ta phải hay trên cơ sở quần chúng”. (Phê bình giới thiệu thơ v.v…).
2. Quan niệm con người sử thi
2.1. Kiểu con người anh hùng
Cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt đã đặt mỗi người Việt Nam bình thường ở vào
tình huống không thể không trở thành anh hùng - “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt –
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”. Đồng thời, mỗi con người, một cách tự
nhiên đều cảm thấy hết sức gắn bó với cộng đồng và có ý thức nhân danh cộng đồng
mà suy nghĩ và hành động. Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ, ngục tù?

15


Câu hỏi ấy khiến mỗi người Việt Nam chân chính tự nguyện dẹp đi tất cả mọi lợi ích
cá nhân, cá thể, hy sinh tất cả, kể cả tính mệnh của mình:
Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
(Chế Lan Viên)
Ra đời và phát triển trong không khí lịch sử đó, văn học giai đoạn 1945 – 1975
là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng.
Nhân vật trung tâm của nó là những con người đại diện cho giai cấp dân tộc, thời đại
và kết tinh một cách chói lọi những phẩm chất cai quý của cộng đồng.
Tố Hữu nhìn chị Trần Thị Lý không phải là một cá nhân mà là một con người
của dân tộc và nhân loại, với “trái tím vĩ đại không phải “đập cho em” mà cho “lẽ phải
trên đời, cho quê hương em, cho Tổ quốc, loài người”. Nhà thơ không gọi nhân vật
của mình là Trần Thị Lý mà là “Người con gái Việt Nam”. Những mẹ Tơm, mẹ Suốt,
bà bầm, bà bủ trong thơ Tố Hữu đều là những bà mẹ Việt Nam anh hùng, trung hậu,
bất khuất, đảm đang. Những em bé liên lạc như Lượm “Vụt qua mặt trận – Đạn bay

vèo vèo – Thư đề thượng khẩn – Sợ chi hiểm nghèo”, như em Hòa: “Tuổi mười bốn
những ước ao – Buổi đầu cầm súng biết bao là mừng – Mẹ ơi súng đẹp quá chừng –
Con đi đánh giặc mẹ đừng lo chi” cũng là những anh hùng thiếu niên, như nhà thơ đã
khẳng định:
“Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hóa những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí”.
(Ê-mi-ly, con)
Đặc biệt là các anh chiến sĩ, người lính trong thơ Tố Hữu:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa đạn
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không lún
Chí không mòn”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

16


Trong quan niệm về con người sử thi, cái cá nhân, cái riêng tư cơ hồ mất vị trí
trong cảm quan thẩm mỹ - cái thời mà Chế Lan Viên gọi là “Những năm toàn đất
nước có một tâm hồn, có chung khuôn mặt”, nhà thơ cũng nhìn Tổ quốc mình không
phải bằng con mắt cá nhân mà bằng con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa”, nghĩa là
con mắt của lịch sử dân tộc. Lê Anh Xuân thì hình dung anh giải phóng quân hy sinh
trên sân bay Tân Sơn Nhất như một tượng đài hùng vĩ hiện lên trên cái nền bát ngát
của không gian Tổ quốc và thời gian những thế kỷ. Người chiến sĩ ấy là ai? Không cần
biết. Anh không để lại tên tuổi địa chỉ gì hết. Vì anh là biểu tượng của giải phóng

quân, hơn nữa là “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ” để cho “Tổ Quốc bay lên bát
ngát màu xanh” (Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân). Những anh Núp của Nguyên
Ngọc, chị Út Tịch của Nguyễn Thi, ông Tám Xẻo Đước của Anh Đức, bà mẹ đào hầm
của Dương Hương Ly… đâu phải chỉ là những cá nhân. Đó là Đất nước đứng lên, là
những Người mẹ cầm súng, là Cô gái mở đường, là sự vùng dậy của Đất, là sức mạnh
vô tận của Đất quê ta mênh mông…
Các nhà lý luận thường nói đến khoảng cách sử thi giữa nhà văn và nhân vật
anh hùng. Do khoảng cách ấy, giọng văn sử thi thường trang nghiêm và thiên về ngợi
ca với thái độ chiêm ngưỡng đầy cảm phục và hình ảnh sử thi thì thiên về vẻ đẹp tráng
lệ, hào hùng. Những hình ảnh như “Áo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên
khúc độc hành” (Tây Tiến – Quang Dũng), hình ảnh “lửa cháy khắp rừng, cả rừng Xô
Man ào ào rung động” (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành), ... đều là những hình ảnh
mang đậm màu sắc sử thi. Hình ảnh những chàng trai rời thủ đô lên chiến khu Việt
Bắc được Chính Hữu miêu tả trong Ngày về thật lớn lao, đẹp đẽ:
Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm.
(Chính Hữu)
“Chào anh du kích đất Cam
Đẹp như pho tượng Đam San thuở nào
Ngực anh đỏ tựa đồng thau
Vui tình đồng chí, trắng phau răng cười
AK nòng thép xanh ngời
Hôn anh một cái hỡi người bạn thân.
(Tố Hữu)
Kiểu con người anh hùng trở thành hình tượng chính trong quan niệm con
người sử thi của văn học 45-75. Hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang

17



Dũng, tập thể buôn làng Xô Man trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình
hình tượng tiêu biểu. Hình tượng người lính Tây Tiến đã được xây dựng với những
phẩm chất của người anh hùng thời đại chống Pháp: vượt lên mọi khó khăn gian khổ
của những chặng đường hành quân với đủ mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ, với
những thiếu thốn, bệnh tật hoành hành. Tất cả đều hướng về chiến trường, với ý
nguyện: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, chấp nhận những hi sinh mất mát, coi
cái chết nhẹ tựa lông hồng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở trước. Hình tượng
tập thể anh hùng được xây dựng tròn Rừng xà nu lại là hình tượng tiêu biểu của con
người sử thi thời đại chống Mĩ cứu nước. Đó là những thế hệ già trẻ nối tiếp nhau,
người trước ngã xuống, người sau tiếp tục đứng lên chống Mĩ bảo vệ buôn làng. Từ cụ
Mết, đến anh Xút, bà Nhan, đến Tnú, Mai, Dít, đến bé Heng, ... tất cả đã tạo nên một
dòng suối cách mạng không ngừng. Thế hệ sau cứng cáp, bản lĩnh và đi xa hơn thế hệ
trước. Lời đúc kết cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” là chân lí
cách mạng của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên và của cả dân tộc ta thời
chống Mĩ.
Những truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu giai đoạn trước 1975
đã phản ánh rất rõ hình tượng con người sử thi. Với quan niệm con người mang vẻ đẹp
của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, ở thời kì
trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên những hình mẫu nhân vật mang đậm
cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu
trước hết là con người có lí tưởng sống cao đẹp, ý thức được tầm vóc lịch sử và ý
nghĩa thời đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cô giáo Thùy trong Cửa sông (1966)
đã “dành một phần nhỏ thì giờ biên thư cho các học sinh của mình hiện đang ở các
đơn vị bộ đội” vì đã tự coi mình như “một người con gái ở hậu phương có nhiệm vụ
đem đến cho họ những lời động viên, có nhiệm vụ săn sóc các chiến sĩ ngoài mặt
trận”. Thùy luôn cố gắng “tìm cách không tách mình ra khỏi cái guồng máy sinh hoạt
chung của nhân dân đang hối hả chuyển sang thời chiến” bởi như thế là ích kỉ, là coi
trọng hạnh phúc cá nhân. Những người lính trong Dấu chân người lính (1972) đều xác

định được trách nhiệm cao cả của thế hệ mình trước tiếng gọi thiêng liêng của non
sông. Khuê, chiến sĩ cần vụ của chính ủy trung đoàn 5, rất quen thuộc, gắn bó với
những khu rừng ngày đêm dội vang những trận bom, những cuộc chuyển quân trong
tầm súng của địch. Khung cảnh bề bộn, dựng lửa của chiến trường “trước đây vài
tháng, khi anh còn mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi
Trường Sơn, anh như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và
đồng đội của anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được”.
Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu thường được đặt trong những hoàn cảnh
thử thách ngặt nghèo, trước những tình huống phải lựa chọn giữa sống và chết để
“càng làm kiên định ý chí cách mạng và bộc lộ sáng chói chủ nghĩa anh hùng”

18


(Nguyễn Văn Long). Nguyệt, cô gái đi nhờ xe trong Mảnh trăng cuối rừng (1970), đã
để cả quần áo “nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bờ giúp tôi cột dây tời vào một gốc
cây”, đã nấp ở mé ngoài để che chở cho Lãm vì “Anh bị thương thì xe cũng mất, anh
cứ nấp đó!”, đã bình tĩnh, rành rọt chỉ đường cho Lãm và khi bị thương vẫn tươi tỉnh,
xinh đẹp. Nhận được lệnh xuất kích, từ chính ủy Kinh đến những người lính thuộc
Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 5 (Dấu chân người lính) đều náo nức xen lẫn hồi hộp. Họ
mang súng và một số cơ đạn, dây lưng to thắt rất chặt, mặt nghiêm trang, chuyện trò ít
đi, ai nấy đều nghĩ đến cuộc chiến đấu mở màn sắp tới với quyết tâm “làm sao cho đơn
vị mình đánh thắng trận đầu, nhất thiết phải đánh thắng giòn giã trận đầu”.
Là con người của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn, nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975 đã kết tinh
được phẩm chất của con người Việt Nam, tiêu biểu cho vẻ đẹp cộng đồng. Trong tiểu
thuyết Cửa sông, người đọc cảm phục Bân có tình đồng chí gắn bó, keo sơn - anh
thầm hứa với lòng mình, nhất định sẽ trả thù cho Ái, sẽ sống xứng đáng với sự hi sinh
của Ái; thương mến sự lạc quan, vui tươi của Tốt - cô hát nhiều, cười nhiều trước hôm
đi dân công mở đường đợt sáu tháng tận miền tây khu Bốn. Chính Thùy cũng đã từng

nghĩ: “mỗi tấc đất làng Kiều, mỗi con người quen biết mà mình từng chung sống, từng
dạy dỗ con cái họ đều có một cuộc đời gắn liền với lịch sử đất nước đầy thử thách, mỗi
người đều mang trong lòng bao điều tốt đẹp mà mình có thể học hỏi, có thể khám phá
suốt đời”. Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), như mọi cô gái Việt Nam khác, có một tình
yêu thủy chung, một niềm tin mãnh liệt. Sống giữa sự tàn phá của chiến tranh, bao
năm cô vẫn chờ đợi người con trai chưa hề gặp mặt, chưa hứa hẹn một điều gì, bởi vì
trong lòng cô “cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn vẫn
không phai nhạt, không hề đứt”. Chỉ là câu nói đùa nhưng người đọc thấy được cách
Nguyệt hành xử rất phù hợp với truyền thống đạo lí của dân tộc, sống có trước có sau,
trọn vẹn nghĩa tình: “Anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư”.
Trong giai đoạn văn học này, khuynh hướng sử thi không chỉ thể hiện ở những
thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, ký sự, truyện ký hay những bản trường ca. Nó chi
phối đến cả những bài thơ trữ tình ngắn, thậm chí nhiều bài thơ tứ tuyệt:
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.
(Hồ Chí Minh)
O du kích nhỏ giương cao súng
Thắng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế! To gan hơn béo bụng

19


Anh hùng đâu cứ phải mày râu.
(Tố Hữu)
Nói như thế không có nghĩa là văn học giai đoạn 1945 – 1975 hoàn toàn không
có giọng văn nào khác. Đôi lúc cũng thấy có xen vào một vài giọng điệu khác như
giọng đùa cợt, suồng sã hay châm biếm mỉa mai… Nhưng những giọng điệu ấy nếu

không ném vào những nhân vật phản diện thì không bao giờ chiếm ưu thế và bị phê
bình uốn nắn…
2.2. Kiểu con người lạc quan, lãng mạn
Quan niệm con người sử thi đi liền với cảm hứng lãng mạn. Hai đặc điểm này
hòa quyện với nhau tạo nên kiểu con người lạc quan.
Ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc hướng về lý tưởng độc lập tự do
và chủ nghĩa xã hội, cả dân tộc chủ yếu sống với tâm lý lãng mạn – một chủ nghĩa lãng
mạn thấm nhuần tinh thần chiến thắng và chủ nghĩa anh hùng. Không có lòng yêu
nước thiết tha và lòng tin chắc chắn ở tương lai đầy ánh sáng của chiến thắng và cuộc
sống ấm no hạnh phúc thì làm sao có đủ sức mạnh tinh thần vượt qua mọi thiếu thốn
gian khổ, mọi thử thách nặng nền của chiến tranh:
Củ khoai củ sắn thay cơm,
Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng
Hớp ngụm nước suối trong đỡ khát,
Trông trời cao mà mát tâm can…
(Tố Hữu)
Đấy là những năm tháng con người tuy đứng trong gian khổ tột cùng nhưng
tâm hồn chủ yếu sống với niềm tin vui ấm áp của tình đồng chí, của tình dân nghĩa
Đảng và trong ánh sáng rực rỡ của lý tưởng, của tương lai.
Chủ nghĩa lạc quan ấy không phải không có cơ sở thực tế. Bởi dân tộc ta vừa
phải trải qua một quá khứ vô cùng khủng khiếp: chế độ thuộc địa Pháp và Phát xít
Nhật hết sức tàn bạo đã dẫn tới nạn đói khủng khiếp giết chết hơn hai triệu người trong
vài ba tháng. Cách mạng tháng Tám đã cứu dân tộc ta ra khỏi những ngày khủng khiếp
đó mà nói như Nam Cao “có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho
nhau nghe để rùng mình” (Đôi Mắt).
Sau chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng, công cuộc
khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội bước đầu, nhờ sự giúp đỡ của các
nước xã hội chủ nghĩa, quả có làm cho đất nước thay da đổi thịt.
Ngày xưa nhà tranh vách đất là đặc trưng của làng quê ta:
Mái tranh ơi hỡi mái tranh

Trải bao mưa nắng mà thành quê hương.

20


(Trần Đăng Khoa)
Ngày nay khắp nơi mọc lên nhà gạch, mái ngói (gọi là phong trào “ngói hoá”)
tạo nên tứ thơ đầy tinh thần lãng mạn của Xuân Diệu: bài Ngói mới. Còn Huy Cận,
vốn xưa là một hồn thơ ảo não nhất trong phong trào Thơ mới, nay nhìn đâu cũng thấy
Trời mỗi ngày lại sáng và Đất nở hoa. Ở Chế Lan Viên, Ánh sáng và phù sa là hình
ảnh đất nước mà cũng là hình ảnh tâm hồn nhà thơ được hồi sinh và thanh xuân hoá.
Nhìn sang các nước bạn thì Liên Xô, Trung Quốc v.v… là những thiên đường đối với
một đất nước còn quá đỗi nghèo nàn và lạc hậu như nước ta. Đó là chủ nghĩa xã hội,
tương lai chắc chắn sẽ thành hiện thực trên đất nước mình (Với Lênin, Đường sang
nước bạn của Tố Hữu, Lại thấy thần tiên đất nở hoa của Huy Cận, Năm mơi năm Liên
bang Xô Viết của Xuân Diệu v.v…)
Nhìn thực tế dưới ánh sáng của một tương lai như thế, tự nhiên thấy thực tế đẹp
hơn, sáng hơn gấp ngàn lần:
Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều…
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấp áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn
Màu áo mới nâu non nắng chói
Mái trường tươi roi rói ngói son
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao

Núi rừng có điện thay sao
Nông thôn có máy làm trâu cho người…
Phải nói rằng, những điều Tố Hữu diễn tả đều là sự thật cả. Có điều sự thật ấy
đã được nhân lên với kích thước cao rộng bát ngát của tương lai mà nhà thơ gọi là “gió
ngày mai” và “hồn thời đại”. Và chủ nghĩa lạc quan cũng được nhân lên với kích
thước ấy:
Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội
(Tố Hữu)
Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh

21


Có lẽ lòng tôi cũng hoá thành
Ngói mới
(Xuân Diệu)
Cảm hứng lãng mạn không chỉ sôi nổi trong thơ mà cả trong văn xuôi. Từ tiểu
thuyết, truyện ngắn đến bút ký, tuỳ bút (và cả kịch bản sân khấu) đều rất giàu chất thơ.
Và hướng vận động của cốt truyên, của số phận nhân vật, của dòng cảm nghĩ của tác
giả hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ hiện đại tới
tương lai đầy hứa hẹn.
Niềm tin ở tương lai là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn khiến dân tộc ta có thể
vượt lên trên mọi thử thách, tạo nên những chiến công phi thường:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!
(Tố Hữu)
Tin chắc ở tương lai và sống với tương lai, con người đã đi vào chiến trường, đi
vào bom đạn vui như trẩy hội:
Những buổi vui sao cả nước lên đường

Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục
Sung sướng bao nhiêu, tôi là đồng đội
Của những người đi, vô tận, hôm nay
(Chính Hữu)
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây
(Phạm Tiến Duật)
Ta qua sông qua suối
Ta qua núi qua đèo
Lòng ta vui như hội
Như cờ bay gió reo
(Tố Hữu)
Những cuộc chia li tiễn người thân ra chiến trường không mang màu sắc ảm
đạm, mà ngược lại, mang màu hồng của ánh sáng tương lai:
Đó là cuộc chia li chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
(Nguyễn Mỹ)

22


Để thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của thời đại cũng như của cá
nhân mình, trong các tác phẩm văn xuôi thời kì này, Nguyễn Minh Châu thường sử
dụng bút pháp lí tưởng hóa, lãng mạn hóa. Các nhân vật Kinh, Lữ, Khuê, Cận, Lượng
v.v... (Dấu chân người lính) đều là những viên ngọc, sáng đẹp, không có tì vết. Khó có
thể tìm thấy một khiếm khuyết trong phẩm chất của họ. Đúng như nhà phê bình
N.I.Niculin đã từng nhận xét về Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông, đại ý: niềm
tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp, cái thiện được khúc xạ ở chỗ Nguyễn
Minh Châu đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc

trong một bầu không khí vô trùng. Có những lúc, Lãm (Mảnh trăng cuối rừng) cảm
thấy xe mình chạy trên lớp sương bồng bềnh, trong nền không gian có mảnh trăng
khuyết phía cuối trời sáng trong như mảnh bạc và bên cạnh là người con gái có mái tóc
dày, thơm ngát, có khuôn mặt tươi mát, xinh đẹp. Lãm đã tưởng như mình trông thấy
ảo ảnh và trong lòng anh từng dấy lên một tình yêu mê muội xen lẫn cảm phục người
bạn đường. Mặt khác, nhiều trang văn của Nguyễn Minh Châu đều được viết bằng
giọng điệu ngợi ca với chất trữ tình ấm áp. Giọng điệu này, theo nhà nghiên cứu Tôn
Phương Lan, được quy định do cảm hứng của tác giả, một phần là từ nỗi xúc động
thực sự trước những chiến công anh hùng của quân và dân ta, một phần là do tác giả
cổ vũ động viên nhân dân tham gia chiến đấu. Đoạn miêu tả tâm trạng của Thùy (Cửa
sông) khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng được nhà văn viết bằng sự hứng khởi,
say mê: “Từ bên này ngưỡng cửa của cuộc đời, Thùy thấy mọi vật đều đổi khác. Ba
gian nhà trở nên ấm áp hơn, một mối tình đồng chí trong trẻo, chất phác tỏa lên từ
khuôn mặt các đồng chí ngồi chung quanh. Thùy cảm thấy mình đang được bao bọc
trong mối tình lớn ấy”. Giữa cảnh những ngôi nhà bị bom tàn phá, những hàng dừa
mọc sát mép nước chỉ còn thân cây cháy sém, những người lính của Nguyễn Minh
Châu không giấu nổi sự ngỡ ngàng trước cảnh “xung quanh bản hoa dong riềng vẫn nở
đó, vẫn trông thấy những cô gái Lào vùng bãi sông đẹp yêu kiều mặc váy xanh màu lá
mạ đi vác nước… từng đàn voi nhà bước đủng đỉnh trong đám tàn tranh” và “náo nức
hẳn lên trong niềm mong đợi” khi nghe tin có đoàn văn công phục vụ mặt trận sắp tới.
Tóm lại, cảm hứng lãng mạn là đặc trưng mỹ học của giai đoạn văn học 1945 –
1975 xét trên nét chủ đạo của nó. Trong giai đoạn văn học này, cảm hứng lãng mạn kết
hợp với khuynh hướng sử thi, tạo nên một chủ nghĩa lãng mạn anh hùng.
3. Quan niệm con người lí trí, đơn trị
Cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm gian khổ, trường kì, ác liệt. Chỉ có tinh thần
thép, ý chí thép mới bền gan theo đuổi đi đến thắng lợi cuối cùng. Ý thức “dù có phải
đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập” là quyết tâm, là ý chí,
là nghị lực chung của cả dân tộc. Bởi vậy, Hồ Chủ Tịch cũng đã nêu gương: “Nay ở
trong thơ nên có thép – Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Cảm tưởng đọc thiên gia


23


thi). Tư tưởng ấy đã chi phối toàn bộ nền văn học, đã hình thành quan niệm con người
lí trí trong văn học 1945 – 1975.
Con người trong văn học 45-75 là những con người có ý thức chính trị cao, con
người quên cái tôi, cái riêng, nhất là những hạnh phúc và nỗi đau riêng tư để hy sinh
cho sự nghiệp cách mạng chung một cách thanh thản, nhẹ nhõm. Niềm tin sắt đá vào lí
tưởng đã cho họ một ý chí vững vàng. Câu nói của Tnú khi còn là một cậu bé liên lạc
cho anh Quyết đã bộc lộ rõ niềm tin tuyệt đối ấy: “Cụ Mết nói: Đảng còn, núi nước
này còn”. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân cũng tự nhủ mình
khi nghe tin làng Chợ Dầu mà ông yêu hơn cả mạng sống của mình rằng: “Làng thì
yêu thật! Nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù!”, tâm tình thủ thỉ với đứa con: “Con
ủng hộ ai” – “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh” để giãi bày lòng mình...
Ý chí mạnh mẽ đã tạo nên kiểu con người khao khát được hi sinh và cống hiến,
trong cả lao động sản xuất và chiến đấu. Anh thanh niên làm công tác khí tượng trong
Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đơn độc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m vẫn tự
hào: “Mình với công việc là đôi, sao gọi là cô đơn được” và tìm thấy niềm hạnh phúc
trong niềm vui của đồng bào khi phát hiện đám mây khô giúp đơn vị bộ đội dưới xuôi
lập chiến công lớn. Họ sống và cống hiến, không đòi hỏi gì riêng cho mình. Đó là mẫu
hình lí tưởng trong văn học thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Những
nhân vật như anh Nhẫn (Cỏ non), Biền (Tầm nhìn xa), Nam (Hãy đi xa hơn nữa), anh
Trỗi (Sống như Anh), anh Thuận (Bất khuất),... đều là những nhân vật mang ý chí
mạnh mẽ và khát vọng cống hiến hết mình. Trên tinh thần “Tổ quốc hay là chết?”,
người ta tán thưởng chân lí mà chị Út Tịch phát biểu: “Đánh Tây sướng bằng tiên chớ
cực gì!”, người ta không ngạc nhiên trước quyết định dứt khoát của anh Tịch: “Còn gà
mái thì còn gà giò. Cứ đánh!” (Nguyễn Thị Bình - ). Người mẹ cắp rổ đi suốt từ nhà ra
chợ tỉnh để đòi đầu chồng, theo sau chân là mấy đứa con líu ríu vẫn bình tình không
gục ngã cho đến hai đứa con của chị là Việt và Chiến tự hứa với vong linh má trước
ban thờ: “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập,

con lại đưa má về” đều là những điển hình của con người lí trí.
Quan niệm về con người lí trí trong văn học 45-75 còn được thể hiện ở con
đường giác ngộ cách mạng, trưởng thành trong ý thức chính trị của công dân trong lao
động và chiến đấu. Con đường giác ngộ của những nhân vật như Mị và A Phủ trong
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân, Lượng trong Thư
nhà của Hồ Phương, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Chấm và
Trọng trong Cái sân gạch của Đào Vũ, Mẫn trong Mẫn và tôi của Phan Tứ, ... đều
được lường trước, đoán trước. Đó là xu hướng tất yếu của con người và lịch sử được
phản ánh trong văn học. Ngay cả nhà văn Nam Cao vốn là cây bút có biệt tài về miêu
tả tâm lí con người cũng tự uốn chỉnh ngòi bút của mình theo cách nghĩ, cách viết của
những vệ quốc quân: “Những người viết cũng như những nhân vật họ tả đều là những

24


con người hành động. Họ hi sinh và đoàn kết, chiến đấu và kỉ luật. Tâm lí họ không
phiền phức và rắc rối. Họ giản dị”. Nguyễn Huy Tưởng giác ngộ về con người thời
đại: “Sự biến đổi của tất cả những người khác nhau tr
Quan niệm con người lí trí cũng được thể hiện rất rõ qua thơ ca cách mạng.
Người lính gốc nông dân khi đi theo tiếng gọi của lí tưởng, của cách mạng đã kiên
quyết:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
(Đồng chí – Chính Hữu)
Người lính Tây Tiến trong thơ Quang Dũng cũng dấn thân nơi sa trường với ý
chí quyết tâm coi cái chết nhẹ tựa lông hồng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Hai chữ “mặc kệ”, “chẳng tiếc” nghe sao nhẹ nhàng mà dứt khoát, mạnh mẽ,
đầy ý chí. Con người thời đại cách mạng coi cái mất còn của Tổ quốc mới là điều quan

trọng:
Chúng tôi ra đi không tiếc tuổi hai mươi
(Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc?)
Nhưng nếu ai cũng tiếc tuổi hai mươi
Thì còn chi đất nước!
(Hữu Thỉnh)
Tố Hữu là nhà thơ thể hiện đa dạng hình tượng con người lí trí trong văn học
cách mạng. Ông từng tâm sự:
Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu
Em cười: thế cũng nhiều, anh nhỉ!
Rồi hai đứa nắm tay nhau: hai người đồng chí
(Tố Hữu)
Với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, cả dân tộc phải gồng mình cho những nhiệm vụ
lớn lao, hi sinh, đổ máu. Người ta không thể sống với những tình cảm ủy mị, sướt
mướt hay những đòi hỏi riêng tư. Con người lí trí là sản phẩm đặc thù của văn học giai
đoạn này.

25


×